Ngay đầu năm 2017, nữ ca sĩ Mai Khôi từ trong nước tới Thủ Đô Hoa Kỳ trình diễn theo lời mời của nhà văn Nguyễn thị Thanh Bình, nhưng lại không chấp nhận đứng cạnh và chào Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà, đã cùng «Ban Tổ Chức»[sic] chương trình văn nghệ “Trói Vào Tự Do”[1] tạo ra một màn bi hài kịch vừa lủng củng, vừa bẽ bàng, nên bị dư luận Hải Ngoại phản đối mạnh. Nhân vụ «náo loạn» nhỏ mọn này, một số câu hỏi, tuy giản dị, nhưng dễ bị hiểu lầm cần được nêu lên: Chào Cờ hay Không Chào Cờ? Bắt Buộc hay Cần Thiết?
I. CĂN BẢN LỊCH SỬ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ
1. Lá cờ “chạy loạn” nhiều lần trong buổi sinh hoạt “Trói Vào Tự Do” là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, một lá cờ có tính cách truyền thống nối liền lịch sử, lễ nghi và bản thể đất nước, từ Bắc chí Nam. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bắt nguồn từ các lá cờ xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỷ 19.
Đại Nam Kỳ 1890 đến 1920 Cờ vàng ba sọc đỏ [1948-1975]
Năm 1890, Vua Thành Thái đã thông qua một nghị định cho sử dụng Lá cờ vàng ba sọc đỏ thành cờ quốc gia (Đại Nam Quốc kỳ 1890-1920) gọi ngắn là Cờ Vàng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực sự có một lá “quốc kỳ” của người dân, mà không phải chỉ là lá cờ của các hoàng đế.
Sau những thời gian tiếp nối, lá cờ Việt Nam đổi tên thành cờ Long Tinh, nền vàng và một sọc đỏ lớn [1920-1945], thời vua Khải Định, rồi đổi thành cờ Quẻ Ly, dưới Chính Phủ Trần Trọng Kim: nền vàng, ở chính giữa có Quẻ Ly màu đỏ, gồm một vạch liền phía trên, một vạch đứt ở giữa và một vạch liền phía dưới.
Cờ Long Tinh Cờ Quẻ Ly, Chính Phủ Trần Trọng Kim
[1920 đến 9 tháng 3 năm 1945] [9 tháng 3 1945 – 22 tháng 8 1945]
Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chính phủ lâm thời của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ – nền vàng tượng trưng cho da vàng dân tộc và Ba Sọc Đỏ tiêu biểu cho dòng máu ba miền Bắc, Trung, Nam, tiếp tục là quốc kỳ chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
Vậy cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, vốn là lá Cờ Di Sản, Tự Do, Độc Lập của toàn thể dân tộc Việt Nam, xuất xứ từ thế kỷ 19, đáng được công nhận là quốc kỳ chính thống, vì tiêu biểu đúng mức quốc hồn, quốc túy của cả dân tộc Việt Nam, trước và sau đại nạn cộng sản.
2. Trong khi đó, Cờ Đỏ Sao Vàng chỉ là cái dấu ấn ý thức hệ tiêu biểu giáo điều của đảng cộng sản quốc tế. Cờ CSVN, cờ đỏ “1 sao”, thực sự là cái “sao ảnh” thô thiển của lá cờ đỏ “5 sao” Trung Cộng.
CSVN Trung Cộng Nga Xô
Từ lúc hình thành, Cờ Đỏ Sao Vàng chỉ tiêu biểu ý thức hệ Cộng Sản Quốc Tế [Communist International, viết tắt Comintern, còn gọi là CS Quốc Tế Đệ Tam/Third International] chủ trương phân chia giai cấp, hủy hoại đoàn kết quốc gia và những giá trị căn bản của dân tộc Việt Nam.
Rõ rệt, cờ Đỏ Sao Vàng là cờ Máu của đảng phiệt CS (từ đâu đâu rơi xuống mù loà), không có chính nghĩa dân tộc, sẵn sàng phản dân, bán nước.
II. CĂN BẢN PHÁP ĐỊNH VÀ HIẾN ĐỊNH BẢO VỆ LÁ CỜ BIỂU TƯỢNG TỰ DO TẠI HOA KỲ
Trong tinh thần cởi mở và tự trọng, mọi công dân Hoa Kỳ chân chính, kể cả công dân gốc Việt, đều tự hào về ý nghĩa thượng tôn luật pháp và sự bảo vệ dân quyền hiến định, căn cứ vào sự chuẩn chấp của 10 Tu Chính Án Hiến Pháp đầu tiên thông qua vào năm 1791, dưới danh xứng “Đạo Luật Quyền Hành” hay “Bill of Rights”.
Trong tinh thần hiến định trên, tự do ngôn luận vốn được quy định và bảo vệ bởi Tu Chính Án Đầu Tiên của Hiến Pháp Hoa Kỳ [First Amendment][2]được coi là một quyền cơ bản [fundamental right], có tính cách chủ yếu, mẫu mực, và là điều kiện tất yếu của mọi hình thức tự do khác. Hơn nữa, Tự Do Ngôn Luận cũng đã được thi hành tại cấp Tiểu Bang bởi Tu Chính Án XIV của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Như vậy mọi công dân Hoa Kỳ, kể cả công dân gốc Việt, đều được bảo vệ khi ứng dụng quyền tự do ngôn luận của mình ở bất cứ địa danh nào.
Đối với Ngôn Luận Biểu Tượng [Symbolic Speech] như treo cờ, chào cờ, mặc quần áo, đồ lót có hình cờ Hiệp Chúng Quốc, cắm hoa vào mũi súng, hô hào hay treo biểu ngữ “Làm Tình, Không Gây Chiến”/”Make Love, Not War“, đeo huy hiệu phản chiến, và cả việc đốt cờ [flag burning/flag desecration] đều có tính cách thuần biểu tượng và thuần ngôn luận [pure speech], nên phải được bảo vệ [protected speech].
Dưới áp lực của quan niệm bảo thủ, nhiều Tiểu Bang đã có đạo luật trừng trị hành vi “xúc phạm/làm ô nhục lá cờ/flag desecration], nhưng khi phúc thẩm tới Tối Cao Pháp Viện, những án lệnh toà dưới đều bị bác, vì coi là bất hợp hiến. Điển hình, trong án lệnh Texas v. Johnson, 491 U.S. 397 (1989), được xác định bởi U.S. v. Eichman, 496 U.S. 310 (1990), Tối Cao Pháp Viện Liên Bang tuyên bố: “Đốt Cờ thuộc quyền tự do ngôn luận được hiến pháp bảo vệ.”[3]
Do đó, vì đạo luật cấp Tiểu Bang “Cấm Xúc Phạm Lá Cờ/Flag Desecration” không có hiệu lực bị coi là bất hợp hiến, nên từ năm 1995 tới năm 2005, Quốc Hội đã nhiều lẫn thảo luận Tu Chính Hiến Pháp “Cấm Xúc Phạm Lá Cờ”/“Flag Desecration Amendment” hay “Flag-Burning Amendment” mà vẫn không được chuẩn chấp, sau khi Tu Chính Hiến Pháp trên, tuy được Hạ Nghị Viện thông qua, nhưng lại bị Thượng Nghị Viện bác bỏ vào ngày 27 June 2006.[4]
Tự do biểu thuận và tự do phản kháng là những nguyên tắc căn bản về trưng và chào cờ. Tinh thần Tu Chính Án Một phải được bảo vệ nhiều nhất trong các trường hợp có sự phát ngôn hay biểu lộ khác ngược với ý đại chúng [unpopular speech][5]
III. CĂN BẢN VĂN HOÁ VÀ DÂN SỰ CỦA LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ TẠI HOA KỲ VÀ TRÊN THẾ GIỚI TỰ DO
1. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ngày nay đã được đa số các Tiểu Bang Hoa Kỳ và chính quyền trên thế giới tự do [Canada, Australia, France, Germany] công nhận là lá Cờ Di Sản [Heritage Flag] của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản. Như vậy tại các địa danh đó, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã có hiệu lực pháp định và tập tục vững chắc.
Tuy nhiên luật pháp và tập tục công nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Hoa Kỳ phải được đem thi hành một cách hợp hiến. Căn cứ vào Tú Chính Án Một Hiến Pháp [First Amendment] không ai bị tước đoạt quyền tự do ngôn luận (kể cả tự do ngôn luận biểu tượng/trưng, chào cơ), quyền tư do hội họp. Tất nhiên cũng phải tôn trọng quyền tư do ngôn luận đối kháng của người khác, cũng như tôn trọng quyền không hội nhập, hội họp liên hệ.
Chào Cờ Hay Không Chào Cờ? Bắt Buộc hay Cần Thiết?
Tại Hoa Kỳ, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng là biểu tượng của tư tưởng dân chủ tự do nên về mặt hiến định, sự tụ họp nơi tư gia hay công cộng có trưng và chào cờ cần được thi hành một cách tự do, với sự chọn lựa tự nguyện hay chuẩn nhận sáng suốt [free & informed consent], không bị ép buộc, không bị trói buộc. Như vậy, tại Hoa Kỳ, hội họp để trưng và chào Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là một hành vi cá nhân và tập thể, tự nguyện, tự quyết và cần thiết trong tập tục nghi lễ, giao hảo thân thiện, chứ không thể bị ép buộc, sắp xếp một cách độc đoán, cưỡng đoạt quyền tự do chọn lựa của người khác, nếu họ không đồng tâm ý hợp. Ý nghĩa căn bản của nền dân chủ tự do là ở chỗ tôn trọng quyền tự quyết của con người tự trọng, một cách minh bạch, hài hoà.
Vậy tại tư gia và nơi công cộng, Người Việt Tự Do tại Hoa Kỳ không bó buộc phải tăm tắp trưng hay chào Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ một cách máy móc, vô tri vô giác, dưới áp lực độc đoán, như trói cờ vào cổ, kể cả áp bức “trói vào tự do“.
Ngược lại, Người Việt Tự Do có quyền trưng hay chào Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ như một hành động tự do chọn lựa, tự do tôn vinh lá cờ; như một quyết tâm cần thiết vì liêm sỉ cá nhân, vì nghĩa khí tập thể của người Việt Tự Do có căn cước pháp định là Tỵ nạn Cộng Sản [legal immigrants as political refugees]. Con người có liêm sỉ khi biết xấu hổ nếu từ bỏ căn cước bản thân; phản bội nguồn gốc; khước từ chí nguyện của chính mình.
Và người Việt trong nước nếu thực sự tìm kiếm, nhìn nhận tôn vinh lá Cờ Vàng Ba Sọc là do lòng tự nguyện “tiến hoá” [self evolution], tự giác hội nhập [self determination for integration]với biểu tượng cao đẹp của lá cờ đó.
Còn nếu người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nào không còn thiết tha với lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thì không nên dối lòng ép mình đón nhận, trưng diện lá cờ đó; miễn cưỡng làm như vậy là giả dối, luộm thuộm, bỉ mặt nhau.
Cũng như người Việt trong nước nếu vẫn ngần ngại tôn trọng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, là vì họ vẫn còn xa cách với ý niệm dân chủ tự do, hay thực sự chưa đủ bản lãnh hội nhập xã hội dân chủ tự do một cách minh mẫn, tự nguyện. Riêng nữ quái sĩ “Gaga” (sic) Mai Khôi bôi mặt nhuộm tóc cốt để “nhái” ngoại tạng Lady Gaga của sân khấu Hoa Kỳ, mà chưa chắc đã rõ nghĩa “gaga” là điên khùng, dở hơi “thứ thiệc”, nên cũng chỉ đủ khả năng diễu tạo màn dở hơi dởm, tranh đấu cuội, dưới trướng đảng sự.
Còn nếu quả thật nữ quái sĩ Mai Khôi trá hình “tự do xuất ngoại” để trình diễn “với điều kiện ba-không”: không cờ vàng; không hội họp cộng đồng; không Việt Tân”, và nếu “Ban Tổ Chức” [sic] đã biết rõ ý đồ của đối tác mà lại tự tiện tổ chức ngược lại thì đó là một hình thức bội ước [breach of contract] bất chính, hứa hẹn lung tung, không mấy đáng ca ngợi hay mất công bào chữa, sửa sai chữa lửa bằng cách chạy cờ, rồi tiếp tục xua đuổi cờ như vậy.
“Ban Tổ Chức”[sic], nếu có khí phách, khi đương đầu với hoàn cảnh trái ngược, tréo cẳng ngỗng “em chả, em không” đó, ắt phải có hành động cụ thể là dứt khoát nhận trách nhiệm (nếu ý thức) tự động đứng lên”dẹp tiệm”, dẹp chương trình quái đản này, mà bỏ ra về, chứ không thể lúng túng đổ thừa cho hoàn cảnh này nọ, nào “thương hại…không nỡ”, nào “…không quen trình diễn”, nào “chả ai chịu về, nên đành ở lại tới cùng”, v,v. Thật không suôi tai, không hợp lý.
Đáng tiếc là Ban Tổ Chức «Trói Vào Tự Do» đều là các bậc “nổi tiếng” [sic] trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Thủ Đo Hoa Kỳ mà lại cống hiến một chương trình văn nghệ với một đề tài ngược ngạo, tối nghĩa — «Trói Vào Tự Do», rồi sau đó lúng túng như bày nai tơ, khổng đủ dũng khí và trách nhiệm đứng lên tức khắc dẹp tuồng «trốn chạy cờ» vô duyên, sỉ nhục này…cốt để nghe nốt vài bài ca-hét vô nghĩa, hạng 3, 4, “ma-dze in Việt Nam”.
2. Có vài vị điều hành trong lãnh vực «xã hội dân sự» tại Hoa Kỳ lại dè dặt cho rằng luật pháp chỉ thị các tổ chức bất vụ lợi [non-profit organizations] «không được tham gia sinh hoạt chính trị», do đó và điển hình không được trưng/chào cờ.
Xin Giải Thích:
Căn cứ vào Luật Thuế Vụ Liên Bang Hoa Kỳ chỉ thị các tổ chức bất vụ lợi như hiệp hôi giáo khoa, chuyên nghiệp, văn hoá, tôn giáo, từ thiện, v.v. ghi danh dưới dạng IRS 501(c)(3) không được làm chính trị [as a non-profit organization whose activities are regulated in part by Section 501(c)(3) of the Internal Revenue Code (IRS), the organization is prohibited from participating in political actions] thì «tham gia sinh hoạt chính trị», có nghĩa liên hệ điển hình như:
- tham gia tổ chức tranh cử chính quyền [campaigning for candidates]; vận động hành lang thuộc nhóm lợi ích [conducting lobbying activities];
- tham gia hay đại diện một tổ chức chính trị với tư cách thành viên, chính thức trợ lực sinh hoạt đảng v.v.
Còn giảng dạy về chính trị học, khai triển công trình chính trị, phát biểu, quảng bá ý kiến tranh luận về ý thức hệ, tranh đấu cho dân chủ tự do với tư cách công dân, hay thi hành nghi lễ trưng cờ, chào cờ, v.v. hoàn toàn có tính cách thông dụng về quyền tự do ngôn luận, tự do truyền thông, tự do hội họp [kể cả tự do thuận hành và tự do chống đối; tự do gia nhập hay tự do từ chối gia nhập].
Nhưng khi công khai, minh mẫn chọn lựa cử hành nghi lễ trưng cờ, chào cờ, thì phải thi hành nghiêm chỉnh, đúng thủ tục nghi lễ, đúng cung cách thận trọng để tôn kính lá cờ và tôn trọng công chúng, như những HÀNH VI CẦN THIẾT.
Hai lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ [Cờ VNCH] và Cờ 50 Sao 13 Sọc [Stars & Stripres, Cờ Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ] đều được thêu dệt và dựng lên bởi dòng lịch sử của hai nước. Khởi đầu những lá cờ này gắn liền với sự hình thành của chính thể, nên thường được treo trên cơ sở chính quyền, các cơ quan nhà nước, trại lính, toà đại sứ. Chỉ gần đây, hai lá cờ này mới thu hẹp về kích thước, linh động về hình thức và vật liệu sản xuất, nên mỗi lúc gần gũi với dân, được dân chúng yêu chuộng trưng bày tại tư gia, trước cổng nhà, trên thương xá; trên mặt hàng hoá, quần áo, li tách, đồ thường dùng hằng ngày. Lá cờ đó cũng từng được phủ lên quan tài người quá cố, mà không phân biệt là quân hay dân, khi họ có công với tổ quốc, có nghĩa với dân.[6]
Cả hai chính thể đều có những điều lệ thành văn[7] và bất thành văn về cách trưng cờ, chào cờ, tồn giữ cờ, kể cả những điều cấm kỵ; mục đích là để tỏ lòng kính cẩn với “biểu tượng quốc gia” và tập tục đó; tránh những trường hợp lá cờ đích thực bị xúc phạm, hạ nhục, phá hoại.
Tuy nhiên, lá cơ dù cao quý tới mấy, không thể đòi hỏi được tôn vinh bằng cách hy sinh quyền lựa chọn tự quyết của người dân một cách mù quáng, một chiều. Chúng ta đã thấy hình ảnh ngột ngạt của lá cờ máu phủ chùm những thành phố, những con đường không người tại Moscow, Bắc Kinh, Hà Nội, biểu lộ sự đe doạ qua nghi lễ hống hách, vô nhân đạo, mà con người không hề được tự do lựa chọn yêu thích, sở hữu, hưởng dụng. Những lá cờ máu này chỉ có thể biểu hiện uy thế của các nhà cầm quyền sát nhân, diệt chủng; hay tiêu biểu những nét sợ hãi, kinh hoàng của người dân câm nín, tăm tắp kính cẩn tôn thờ, như qua câu thơ của Trần Dần:
Tôi bước đi không thấy phố
không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
Người Việt Tự Do hãy quyết tâm chọn lựa và thuận nhận lá Cờ Vàng, vì biểu tượng chính nghĩa tự do và nhân quyền, chứ không vì mù quáng hay sợ hãi cúi nhận một biểu tượng áp đặt kinh hoàng, bất nhân, bất nghĩa, như thứ “Cờ Máu”.
KẾT LUẬN
Đối mặt với lá cờ biểu tượng và tự do ngôn luận là cơ hội để chúng ta lượng giá hai ý niệm căn bản trong đời sống tân tiến: quyền hành và trách nhiệm. Trong hiện vụ, đó là quyền bảo trọng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ở vị thế biểu tượng danh dự quốc gia và lòng yêu nước của đa số người Việt Tự Do; đồng thời cũng là thách đố và trách nhiệm tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do hội họp và tự do tín ngưỡng của mình và tha nhân, của mọi công dân trong cộng đồng Người Việt khi đối mặt Lá Cờ Biểu Tượng.
Chúng ta muốn kính trọng, yêu mến Lá Cờ Vàng gần gũi với lòng người, lòng dân; nhưng nhất quyết, chúng ta không thể áp đặt hay thần phục “Biểu Tượng” này đến độ bị mù quáng, khiếp sợ như người dân trong nước cúi rạp trước ánh Cờ Đỏ Sao Vàng ngang tàng, khát máu, một cách vô ý thức và bất hạnh.
Vậy kể cả khi ứng dụng ý niệm pháp trị trong Tư Tưởng Việt hài hoà của chúng ta, thuần luật pháp cần được bổ sung bởi luân lý và lẽ phải để đạt tới quân bình [equity] của công lý [justice]. Thượng tôn luật pháp không cho phép lạm dụng hay lợi dụng luật pháp một cách sai lệch, vị kỷ, vô lương tâm. Chỉ khi thực thi quyền hành và trách nhiệm trong quan hệ tương xứng, sòng phẳng, người dân mới thực sự vẹn toàn phẩm giá và bản năng của chính mình.
Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản chúng ta nên chọn một quan niệm sống tử tế, có tự do, có lẽ phải để thực hiện hạnh phúc con người chân chính. Không vô cảm. Không hèn. Không quá khích.
Trong hiện vụ, người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản và người Việt Tranh Đấu Cộng Sản tới nay, nếu thực sự muốn yêu chuộng lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, thì nên thực tâm, thực lòng cởi mở “vỗ về”, chứ không nên “trói buộc” dù với một biểu tượng đáng trọng, đáng quý.
Không ai buộc tình, trói cờ, trói tự do. Hãy để tình nghĩa, tự do, cờ hiệu tự động kết sinh một cách chân chính, minh bạch. Đó mới là đại tình, đại nghĩa, mà dân tộc chúng ta thực sự cần đến.
Trong trường hợp nghi vấn, chưa xác định, nếu [?] nữ quái Mai Khôi được triệu sang Hoa Kỳ lại thuộc đội ngũ khích-động viên (agents provocateurs),[8] luôn luôn rình mò phá hoại khí phách và phẩm giá của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, thì đó là cơ hội chúng ta cần sáng suốt để khỏi lầm lẫn, cần cảnh giác trước áp lực ngoại xâm, thứ “nghị quyết 36” của tà quyền Hà Nội, để tránh xa mọi âm mưu chia rẽ, sa đoạ, phản trác, hủy hoại ngay trong tâm não người Việt Tự Do.
Trân trọng,
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
www.vietthuc.org
CHÚ THÍCH
[1] Chiều nhạc thính phòng “Trói Vào Tự Do”
[2]Tu Chính Án Một: Nhà làm luật không được biệt đãi một tôn giáo, lẫn cấm đoán tự do tín ngưỡng liên hệ; không được cản trở quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền hội họp ôn hoà và thỉnh cầu chính quyền sửa sai («Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances.” [Amendment I, (1791)].
The First Amendment (Amendment I) to the United States Constitution prohibits the making of any law respecting an establishment of religion, impeding the free exercise of religion, abridging the freedom of speech, infringing on the freedom of the press, interfering with the right to peaceably assemble or prohibiting the petitioning for a governmental redress of grievances. It was adopted on December 15, 1791, as one of the ten amendments that comprise the Bill of Rights.
[3] The flag of the United States is sometimes symbolically burned, often in protest of the policies of the American government, both within the country and abroad. The United States Supreme Court in Texas v. Johnson, 491 U.S. 397 (1989), and reaffirmed in U.S. v. Eichman, 496 U.S. 310 (1990), has ruled that due to the First Amendment to the United States Constitution, it is unconstitutional for a government (whether federal, state, or municipality) to prohibit the desecration of a flag, due to its status as “symbolic speech.”
[4] The most recent attempt to adopt a flag desecration amendment failed in the United States Senate by one vote on June 27, 2006. The vote was 66 to 34. To pass, the measure needed 67 votes.
[5] “Free expression and the right to dissent are among the core principles which the American flag represents. The First Amendment must be protected most when it comes to unpopular speech. Failure to do so fails the very notion of freedom of expression.”
[6] Most people are familiar with a flag-draped coffin at a military funeral and assume it can be done only by the military. While it is a widely held opinion, but it’s not supported by the regulation. The U.S. flag code is from our government, not the military. Just like any citizen can display the flag at his or her home, any citizen can have the U.S. flag on their casket – as long as the flag is displayed correctly. When the flag is used to cover a casket, it should be so placed that the top left of the flag is at the head and over the left shoulder. The flag should not be lowered into the grave or allowed to touch the ground.
[7] The code prohibits certain uses of the flag, enumerated under 4 U.S.C. § 8
[8] “agent provocateur” (French for “inciting agent”) is an undercover agent who acts to entice another person to commit an illegal or rash act or falsely implicate them in partaking in an illegal act.
DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC
KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]
Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, tập thể, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation]. Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.
Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo. Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.