Bài học Nghĩa Vụ Và Tự Hào Dân Tộc 2
Người Do Thái và Những Vượt Biên Di Tản: Từ Sách Exodus – Kinh Thánh Kể Chuyện.
Người Do Thái Vượt Biên Di Tản Đi Tìm Đất Hứa. Đến Thuyền Exodus 1947 Đưa Người Tỵ Nạn Do Thái Vượt Biển Hồi Hương Về Lại Đất Hứa
Đầu tháng 5, chúng tôi đã gởi đến quý vị bài học thứ nhứt do các người Mỹ gốc Nhựt-Nisei làm tròn Nghĩa Vụ công dân Mỹ với quê hương trú ngụ, với cái tự hào dân tộc và truyền thống văn hóa đặc biệt dân tộc Nhựt.
Hôm nay, xin cống hiến quý vị bài học thứ hai của dân tộc Do Thái.
Nhựt cùng Do Thái và Đức hay Đại Hàn là những quốc gia mà chúng tôi, người viết, có giấc mơ rằng người Việt chúng ta lấy, rút tỉa những bài học, những tấm gương xây dựng một quốc gia, một xứ sở và những con người tương đương như vậy.
Nhựt Bổn, Đại Hàn, Do Thái là những quốc gia không được thiên nhiên ưu đải. Đất ít người đông, tài nguyên thiếu kém, thiên tai rình rập, chưa kể như Đức, như Do Thái không được tình hình chánh trị thế giới ưu đãi. Đức bị chia cắt (như Việt Nam, như Đại Hàn). Chương trình thống nhứt đã làm tê liệt kinh tế một thời gian. Do Thái ngày nay vẫn tiếp tục sống trong thế bị bao vây. Cuộc sống của các đất nước ấy luôn luôn trong thế Dân Tộc Sinh Tồn.
Thế nhưng, họ không nói Dân Tộc Sinh Tồn. Họ áp dụng Dân Tộc Sinh Tộc, hằng ngày, hằng giờ, hằng phút. Mỗi mỗi hành động, mỗi mỗi chương trình, chánh trị, kinh tế, hay xã hội đều hướng đến Dân Tộc Sinh Tồn. Sức mạnh của các dân tộc nầy là con người: những con người được giáo dục, huấn luyện, thấm nhuần bởi các nền văn hóa cổ kính, đạo đức, từ các tổ tiên để lại biến thành truyền thống, biến thành nếp sống, Đạo lý, biến thành Tôn giáo và quan trọng hơn cả biến thành những cái Đạo Dân tộc là Con Đường Đi, Nếp Suy Nghĩ, Nếp Sống của Dân Tộc. Nhựt, Hàn, Á đông, dựa trên Phật Giáo và Thần Giáo hay các Đức Tin, Thờ Cúng Tổ Tiên cổ truyền, Đức dựa trên Thiên Chúa Giáo và Đạo Lý Tin Lành Cải Cách Luther và Do Thái với tất cả truyền thông Kinh Torah Do Thái Giáo.
Tôn Giáo – Truyền Thống, Đức Tin – Giáo Dục Gia Đình, Tổ Quốc – Dân Tộc, tất cả tạo nên Con Người. Tất cả tạo nên Văn Hóa Dân Tộc và Văn Minh Dân tộc.
Mong rằng Người Việt Nam với 4 ngàn năm Văn Hiến, với 4 ngàn năm Văn Hóa Đại Việt hãy vì cái Tự Hào Dân Tộc, hãy vì cái Truyền Thống Dân tộc mà dựng lại Con Người Việt Nam Truyền Thống Dân tộc Đại Việt !
Hãy dựng lại dân tộc Đại Việt, hào hùng, đạo đức, tử tế bảo vệ trọn vẹn giang sơn biển hải, bảo vệ chủ quyền độc lập giống nòi.
Mong lắm !
1. Sách Exodus: Cuộc Di Tản Của Dân Do Thái Vượt Thoát Ê-Ghíp-Ai Cập Đi Tìm Đất Hứa
Exodus gốc từ ngữ hy lạp cổ ex (ἐξ), « ở ngoài » và hodos (ὁδός), « con đường ». Từ hy lạp cổ dùng trong cuốn thánh kinh thiên chúa giáo nguyên thủy Septante là « ΕΞΟΔΟΣ » (Ἔξοδος). Từ Exodus – Exode tiếng Pháp, chỉ được dùng trong tiếng Pháp (cuốn Bible của người viết) chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ 18. Người viết xin tạm dịch là Di Tản hay Tản Cư (Tản Cư khi có đất dung thân, ngày nay nếu chưa có chổ ở nhứt định có thể gọi là Di Tản ?)
Theo sách dẫn trên, tình hình người Do Thái – Hébreux tại ÊGhíp – Ai Cập ngày nay, thay đổi rất nhiều từ thời của GiôDếp, con trai của GiaCốp (Sách Sáng Thế Ký 37-50). Một vị Vua Ai Cập – PhaRaÔng mới, “mà GiôDếp không nói đến” (Sách Exode 1,8) đã lên trị vì và buộc các con cái Do Thái sống trong vòng nô lệ.
MôSê, một người con của giòng họ thuộc bộ lạc LêVi, là con trẻ bị bỏ rơi, được tìm thấy, nằm trong một cái giỏ, trôi trên giòng sông Nil, bởi cô công chúa, con gái Vua PhaRaÔng. MôSê được giáo dục và nuôi lớn trong triều đình Ai Cập. Vì giết một người dân Ai Cập, nên MôSê phải bỏ trốn khỏi Ai Cập. Tỵ nạn chánh trị tại xứ MađiĂn, ông cưới SêPhôRa con gái của Thầy Tu GiêthơRô, sanh hạ được hai trai là GiêHôm và ÊliêDzê. MôSê sống cùng với dân bêđuyên – bédouins, du mục chuyên nghề chăn nuôi trừu. Một hôm, MôSê gặp một bụi cây tự nhiên chiếu sáng và ông nghe Lời Chúa gọi bảo Ông phải trở về Ai Cập cứu dân Do Thái khỏi nạn nô lệ và dắt dân Do Thái di tản thoát khỏi ÊGhíp-Ai Cập và nạn làm nô lệ.
MôSê trở về Ai Cập. Cùng với, em, ARông- Aaron, ông đến gặp Vua PhaRaÔng để xin cho dân Do Thái được ngưng việc để dự một buổi lễ ngoài sa mạc. Vua PhaRaÔng chẳng những từ chối mà còn buộc tất cả dân Do Thái phải làm việc ngày lễ ấy, phải đi cắt rơm để làm gạch.
MôSê được Chúa giúp để tạo mười thiên tai và tại họa khủng khiếp trên xứ Ai Cập và dân Ai Cập. PhaRaÔng bèn đuổi (hay cho phép, tùy Kinh Thánh) ra đi khỏi Ai Cập. Ngày lễ Phục Sinh Do Thái Pessa’h và bánh mì không men cũng phát sinh để tưởng niệm ngày Dân Do Thái được thoát khỏi 400 năm nô lệ ở Ai Cập.
Sau một tuần hành trình, dân Do Thái đến bờ Biển Hồng Hải. Chúa mở biển, tạo con đường cho dân tỵ nạn vượt qua biển. Nhưng khi quân Ai Cập rượt theo để giết dân Do Thái, thì nước biển dâng lên cuốn trôi quân của PhaRaÔng. Sau phép mầu nhiệm Chúa ban cho ấy, dân Do Thái bắt đầu một cuộc hành trình dài để đi tìm vùng Đất Hứa, trên xứ CaNaăng-Canaan, vượt qua sa mạc SiNai. Trên đỉnh núi SiNai Mô Sê nhận từ Chúa 10 Điều Răn (10 Điều Luật)-Decalogue.
Exodus của Dân Do Thái -ÍxRaÊn –Israël di tản thoát khỏi ÊGhíp (do thái : יציאת מצרים Yetsi’at Mitzrayim, « thoát Êghíp »), là một huyền thoại dựng nước của người Do Thái, cũng như những huyền thoại dựng nước của các quốc dân trên thế giới. Như Việt Nam với chuyện trăm trứng, đồng bào, dạy dân tộc ta, đa nguyên, (50 con theo cha Rồng, Lạc Long xuống biển, 50 con theo mẹ Tiên, Âu Cơ lên núi nhưng cùng chung một bọc-cùng được nuôi một nhao) đồng nhứt – E Pluribus Unum– Đa nguyên nhưng Đồng nhứt. Hay chuyện Phù Đổng Thiên Vương, hay Sơn tinh Thủy tinh,…
Exodus chỉ là một huyện thoại ghi vào quốc sử dân Do Thái, nhưng tổ tiên dân Do Thái đưa thành Sách Kinh Thánh, kể chuyện rằng hồi xưa dân Do Thái bị dân ÊGhíp giữ làm nô lệ trong vòng 400 năm. (Dân Nam Việt ta nô lệ quân Hán trong vòng 1000 năm). Nhờ MôSê, và em là ARông dẫn đường đã dắt dân vượt biên Éghíp, vượt biển Hồng Hải, lang thang 40 năm đi tìm vùng đất hứa trên xứ CaNaăng-Canaan. Huyền thoại, di tản, lang thang 40 năm để tìm căn cước, chia đất thành 12 bộ lạc. Minh quân do Thiên Chúa chỉ định thủ lãnh là MôSê, Chúa cho 10 Điều Răn để làm Đạo Sống.
Huyền Thoại Exodus là bản văn căn bản, là nguyên thủy, là gốc của dân Do Thái, và gốc của Đạo Do Thái. Đạo Do Thái – Dân tộc Do Thái hòa đồng vào một. Bốn Sách dẫn nhập Kinh Thánh Torah Do Thái và Kinh Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo giống nhau: Sách Sáng Thế ký-Génèse, Xuất Ê Ghíp Tô ký –Exode, Lê Vi ký-Lévitiques, Dân Số ký-Nombres, Phục Truyền Luật lệ ký- Deutéronomes. (xin mạn phép dùng tên sách bằng tên Pháp ngữ).
Cũng như mọi huyền sử, câu chuyện Exodus chỉ có dụng đích là chứng minh, chánh thống hóa sự có mặt của một dân tộc trên giang sơn, biển hải quốc tổ. Ở đây, dân Do Thái muốn chứng mình đất Israël, đất Palestine là đất tổ. Và sự có mặt của dân Israël trên đất Palestine là do Chúa Cho, là Vùng Đất Hứa. Câu chào muôn thuở, của những năm tháng tỵ nạn trước ngày trở về vùng Đất Hứa Palestine là ” Năm tới gặp nhau ở Jê ru xa lêm – L’année prochaine à Jérusalem– Next year, see you in Jerusalem ! “.
Ngày nay, mặc dù Độc lập, mặc dù Phát triển cao, mặc dù Tự Do, mặc dù, đủ đất đủ đai, dân tộc Do Thái vẫn tiếp tục giữ một bộ phận Hải ngoại – diaspora, vẫn xem là những người tỵ nạn – migrants, dù họ là những công dân ba bốn đời ở quê hương hải ngoại, họ vẫn Do Thái. Qua Tôn giáo Do Thái đã đành, nhưng qua truyền thống gia đình, qua tập tục, lễ lạc, vẫn hướng về hổ trợ Israël-Quốc gia Do Thái.
Ở đây xin mở dấu ngoặc, hướng về Việt Nam. Việt Nam ngày nay, đất nước vẫn còn trong vòng nô lệ, các quan Thái Thú Việt nhận lệnh của các Hoàng Đế La mã tân thời là Tàu Cộng, như thuở xưa dưới thời Jésus, Vua Hérode vua xứ CaNaăng dưới đời Hoàng Đế La mã vậy. Nay dân Việt Nam ta không lao động nô lệ ngay trong đất nước, cũng bị bán, nam thành nô lệ xuất khẩu lao động, nữ đỉ điếm bán trôn, du học sanh ta cũng xuất khẩu, “dủa móng tay làm neo” lao động nô lệ. Hay trong nước, Việt Nam nô lệ mong chờ một MôSê dẫn dắt thoát Cộng, thoát Trung ?
Tất cả là những biểu tượng, vượt biên, vượt biển một phần dân chúng miền Nam đã làm rồi. Lang thang nay đã 40 năm trên những vùng Đất Hứa. Trên 3 triệu người tỵ nạn cùng hậu duệ sống trên đất người, nhưng thật sự có phải là Đất Hứa không ?
Cũng như dân Do Thái suốt bao thế kỷ sống rãi rác trên các lãnh thổ Âu Châu và Phi Châu, ty nạn và công dân xứ Bắc Âu Châu Trung Âu và Đông Âu Ashkénaze, hay Sépharade, tỵ nạn và công dân các xứ miền nam Âu Châu như Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha sau tràn qua Bắc Phi. Dân ashkhénaze dùng thổ ngữ yiddish, một tổng hợp Đức ngữ, Ba lan ngữ, hay Nga ngữ trộng với hébreux cổ). Trái lại dân Sépharade dùng một thổ ngữ giống tiếng Castillan – Tây Ba Nha cổ.
Cộng đồng Hải ngoại Người Việt Nam Tự Do Tỵ nạn Cộng Sản, ngày nay cũng vậy, sống rãi rác trên khắp các quốc gia tiên triến trên khắp thế giới. Với thời gian, ít nhiều gì ngôn ngữ, tập tục, mai nầy sẽ có ít nhiều khác biệt.
Nhóm các cộng đồng gốc miền Nam Việt Nam, cùng phát xuất một tập tục, một văn hóa xã hội Tự Do, Dân Chủ có từ thời Việt Nam Quốc Gia, từ thời Việt Nam Cộng Hòa, nay sống phần lớn, có tổ chức ở các quốc gia có truyền thống tiên tiến HuêKỳ, Canada, Pháp, Anh Đức Bắc Âu, đồng nhứt giữ văn hóa, ngôn ngữ, tập tục miền Nam Việt Nam Cộng Hòa.
Nhóm các cộng đồng gốc miền Bắc Cộng sản Chủ Nghĩa quen sống trong kềm kẹp, giả tạo rình rập, canh me nhau, dòm ngó nhau, ngày nay ra đây hoặc bỏ trốn, vượt biên, hoặc du học sanh trốn ở lại, hoặc xuất khẩu lao động phần đông, không thật sự tỵ nạn chánh trị chống Cộng sản, nhưng Tỵ nạn kinh tế Tỵ Nạn Tránh Cộng sản, né Cộng sản, ngày nay thường gặp ở các quốc gia Đông Âu, cựu Cộng sản, từ Đông Đức, Ba Lan, Tiệp, Hung, Roumanie, Bulgarie …giống nhau từ cách xài từ, ngôn ngữ, tập tục, cả cách sống và giao thiệp nhau.
Ngay cả các quốc gia hiện nay có hai loại cộng đồng Việt Nam, gốc hai miền khác nhau, sanh hoạt cũng khác nhau, và hai cộng đồng tuy có vài trường hợp có giao lưu lẻ tẻ cũng không hạp nhau lắm !
Vì 20 năm chia cắt hai miền, nên hai nguồn văn hóa hoàn toàn khác biệt, khác biệt cả nền văn minh. Nguồn gốc Việt còn đấy, nhưng vì cuộc sống, môi trường sống, tập tục, cách đối xử giữa những con người khác nhau, nên ngày nay người trong nước trên lý thuyết nói là thống nhứt nhưng thật sự vẫn hoàn toàn khác biệt. Vì vậy miệng nói Hòa Hợp, nhưng nhà cầm quyền Việt Cộng vẫn còn áp dụng chánh sách apartheid – kỳ thị chia rẽ hai loại công dân Nam Bắc hai miền (miền của thời chiến trước 75), và kỳ thị lý lịch gốc cán bộ và gốc thường dân cựu “ngụy quân ngụy quyền miền Nam”)
Người Việt Nam nói chung, ở Hải Ngoại, còn giữ vài tập tục cổ truyền, ngày Tết, ngày Giổ Quốc Tổ. Nhưng những Ngày Khác ? Những Tưởng Niệm Khác ? Miền Nam rất quý hóa, rất trân trọng Ngày Quốc Hận, Ngày Quân Lực…Miền Nam với những Hội Ái Hữu các Trường Trung Học, các hội Ái Hữu các Binh chủng Quân nhơn..; đầy đủ những ngày kỷ niệm tưởng niệm…dư dã, giàu có, dư đầy kỷ niệm, dư tình thương…bạn bè, chiến hữu, đồng môn, đồng sàn, đồng mộng …
Vì vậy đừng ai bày đặt xóa bỏ những Ngày Tưởng Niệm chung của toàn dân Việt Nam Tự Do Tỵ Nạn Cộng Sản gốc Miền Nam Việt Nam ở Hải Ngoại !
Dân Do Thái ngày nay làm lễ Pessa’h để nhớ ngày Di Tản, Vượt Thoát khỏi Ai Cập, đi không kịp ủ bột để làm bánh mì, nên ăn bánh mì không men lạt lẻo. Ăn khô khan lạt lẻo để nhớ các Ngày Vượt Biên đi tìm Đất Hứa ấy
Người Do Thái chọn ngày thứ năm 16/04/2015 vừa qua làm ngày tưởng niệm Shoah Holocaust Day vì dân tộc họ là nạn nhơn diệt chủng của chế độ Quốc Xã Na Zi Đức.
Shoah Quốc Hận Do Thái ngày 16 tháng Tư, Quốc Hận Arménia ngày 24 tháng 4 và Quốc Hận Việt Nam 30 tháng Tư.
Cùng chia sẻ với dân Do Thái và cả với dân Arménia tháng Tư Đen buồn hận !
Vì với Armenia, ngày 24 / 04 / 1915 được quốc tế nhìn nhận, ghi nhớ thành Ngày Tưởng niệm Diệt chủng Dân tộc Armenia Armenia Genocide Remembrance Day. Vì vào ngày đó tại thủ đô Istambul, Thổ Nhĩ Kỳ, Chế độ Quân phiệt Dân Tộc Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh giết 600 nhơn sĩ Armenia, khởi đầu một cuộc diệt chủng trên 1.200.000 người arméniens sau đó.
Nước bạn láng giềng, Campuchia ngày nay, lấy ngày 20 / 05 làm ngày Day of Maintaining Rage, Day of Tying Anger, Day of Hatred against the genocidal Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Samphan clique and the Sihanouk-Son Saan reactionary groups.
Riêng về Việt Nam Quốc Gia chúng ta, các đảng viên Quốc Dân Đảng Việt Nam vẫn tiếp tục giữ Ngày Tang Yên Báy, các đảng viên Đại Việt không quên trong tháng 12 / 1945 là tháng Đảng Trưởng Trương Tử Anh bị Cộng Sản sát hại cùng với các nhà ái quốc khác.
Vì vậy, Ngày Quốc Hận, cũng phải mãi mãi là Ngày Quốc Hận, đau buồn đới với dân Việt Tự Do Tỵ Nạn Cộng sản ở khung trời Việt Nam Hải Ngoại chúng ta.
Không bao giờ, trên thế giới, trên lịch sử cận đại các quốc gia nói trên, có chuyện thay thế tên gọi những ngày tang tóc đau buồn kể trên. Vì vậy chớ dùng những luận điệu không giống ai để chạy tội, đưa banh cho người khác, kiểu tuyên bố láo lếu rằng người Canada tránh dùng những từ, những tên tiêu cực như Black April Days chẳng hạn.
2. Thuyền Exodus 47 Chở Dân Tỵ Nạn Do Thái Trở Vể Quê Hương Đất Hứa
Exodus (19) 47 (tiếng Do Thái Hébreux, Yetzi’at Eiropa Tashaz – Tản Cư Ậu Châu 5707 – Exode d’Europe 5707 chiếu lịch Do Thái) là một chiếc thương thuyền, năm 1947 chở dân Do Thái di cư không được phép từ Âu Châu đến đất Palestine, lúc bấy giờ do Anh Quốc quản trị. Thuyền rời bến Sète (Trung Nam Pháp bên bờ Địa Trung Hải) ngày 11 tháng 7 năm 1947.
Tất cả các dân tỵ nạn ấy đều là dân tỵ nạn sống sót sau cuộc tàn sát Shoah, Holocaust, trở về từ các trại tập trung Nazi Đức Quốc Xã. Các người tỵ nạn nầy không có giấy tờ nhập cư vào đất Palestine (Vùng Đất Hứa- CaNăang cũ), lúc bấy giờ do Anh Quốc chủ nhiệm quản trị và kiểm soát và muốn hạn chế sự du nhập của dân Do Thái để giữ thăng bằng với dân bản xứ Hồi Giáo.
Hải quân hoàng gia Anh quốc chận bắt thương thuyền Exodus 47, và đưa tất cả dân tỵ nạn Do Thái về tập trung ở một trại nằm trong vùng kiểm soát Anh Quốc ở Đức.
Một cuộc đấu tranh gay go bắt đầu. Vài dân tỵ nạn bắt đầu một buổi tuyệt thực. Quân đội Anh đàn áp. Kết quả của sự đàn áp gay go nầy tạo một ảnh hưởng khá thuận tiện cho sự ra đời của Quốc Gia Israël tương lai.
Câu chuyên như vầy:
Ngày 11 tháng 7 năm 1947, một chiếc tàu mang cờ xứ Panama, tên President Warfield rời bến Sète (Pháp) để đi Colombie ( Trung Mỹ). Tàu là một thương thuyền cũ, của hảng chuyên chở hàng hải Baltimore Steam Packet Compagny mua lại năm 1928, bị trưng dụng năm 1942 cho các chiền dịch vận chuyển tiếp vận Âu Châu trong Thế chiến 2. Tàu chở 4 500 hành Khách, theo lý thuyết là các người tỵ nạn vào Colombie. Trên lý thuyết tất cả giấy tờ đều hợp lệ, thông hành, chiếu khán – visas đều OK. Sự thật, tất cả là giả. Đúng vậy, ngày 22 tháng 7, Toà Lãnh sự Colombie tại Paris cho biết là những chiếu khán các di dân trình cho cơ quan thẩm quyền Pháp là giả vì không được Bộ Ngoại Giao chánh quyền Bogota, thủ phủ Colombie cho phép. Nhưng vào giờ phút nầy, mọi thủ tục đều quá trễ, tàu đang vượt sóng trùng dương.
Nhựt báo Le Monde, tờ báo hàng đầu đầy uy tín của Pháp đăng tin cho biết rằng các thuyền nhơn đã thủ tiêu tất cả giấy tờ căn cược ngay từ lúc khởi hành, ngay từ khi tàu rời cảng.
Ike Aronowicz là Thuyền Trưởng chiếc Exodus ; Yossi Harel, tên thiệt là Yossef Hamburger làm “Chánh Ủy”.
Lý Do của Chương Trình Exodus 47, hồi hương về Đất Hứa:
Từ sau Thế Chiến 2 chấm dứt đến đầu những năm 1950, hằng trăm ngàn người Do Thái bị đưa đi tập trung ở những trại tỵ nạn tạm cư, chờ nơi ổn định cư trú. Các trại tạm cư nầy được tổ chức ở Đức, ở Áo, ở Ý Đại Lợi.
Trong những người tỵ nạn ấy, có một số là dân sống sót của chương trình tàn sát Do Thái Shoah Holocauste của NaZi Đức.
Họ, ngày nay không muốn, hoặc không có thể, hồi hương cố quận, trở về nơi cư ngụ cũ trước Thế Chiến nữa. Hoặc giả họ không còn thân nhơn sống sót và những nơi ấy gây cho họ nhiều kỷ niệm quá đau buồn, hoặc giả là trước khi bị đi đày, gia đình bị phân tán, tàn sát, họ cũng là nạn nhơn của chánh sách chống Do Thái, họ bị láng giềng, làng xóm xem họ đối đải với họ như những kẻ thù. Ngày nay trở về sống trong môi trường đã có nhiều hận thú ấy cũng chẳng lấy chi là thú vị cho lắm. Vì lẽ ấy rất nhiều người Do Thái, muốn rời bỏ Âu Châu nơi họ đã nhận quá nhiều đòn thù.
Những trại tập Trung người di cư nầy do Quân đội Đồng Minh và Liên Hiệp Quốc đồng quản trị. Hiệp Hôi Do Thái Mỹ American Jewish Joint Distributionj Committee tiếp vận lương thực và quần áo cho dân di cư Do Thái chờ ngày định cư. Năm 1945, khoảng từ 1 rưởi đến 2 Triệu dân Do Thái từ chồi trở về nơi trú quán trước Chiến Tranh. Họ đã mất sạch với Shoah, gia đình, của cải, nhà cửa. Những người sống sót từ nay phải tập sống lại đời sống “bình thường” trong một xã hội đã nguyền rủa họ, khinh bỉ họ.
Thật là Hoà Giải đã khó Hòa Hợp càng khó hơn !
Cũng như trường hợp người Việt Tự Do Tỵ Nạn Cộng sản ở Hải Ngọại. Chúng ta không thể trở về nơi trú quán lúc trước Ngày Quốc Hận. Làm sao, chúng ta những quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa ngày nay, trở về nơi khu phố xưa, mà nhìn thấy căn nhà người khác ở ? Đồ đạc, kỷ niệm khác hẳn, chưa kể những người láng giềng cách đây vài năm đã tố cáo, phỉ nhổ chúng ta ?
Việt Cộng vừa kêu gọi người Việt Tự Do Hải ngoại không nên mặc cảm.
Ai mặc cảm ? Việc gì người Hải ngoại ta mặc cảm ? Ta Hận thù, ta Uất hận không có chi là mặc cảm ? Hà nôi có trả lại bốn năm lao động khổ sai ở Phan Đăng Lưu của tôi không ? Hà nội có trả lại cho cá nhơn tôi những mất mát của thằng cu 6 tuổi của tôi khi tôi quẳng nó cho một người bạn Âu Châu đem đi nói hắn là con họ không ? Hà nội có trả bao nhiêu ngày tù đày cho hằng triệu quân dân cán chánh của chế độ Việt Nam Cộng Hòa không ?
Đánh nhau giết nhau, nhưng khi đã ngã ngựa, quân thua trận, tù đày phải được đối đải tử tế, như những hiệp sĩ. Cón đâu tinh thần hiệp sĩ ? Còn đâu hào khí của dân quân Đại Việt ? Khi quân Lê Lợi thắng trân, Vua Lê cho lương thực cho quân Tàu trở về quê. Vua Quang Trung cũng vậy.
Hà Nội nhắn người Hải Ngoại không nên có Định Kiến.
Làm gì người Việt Tự Do có định kiến với người Cộng Sản ? Bao lần giao lưu Quốc Cộng là bấy nhiêu dân Quốc gia bị Cộng sản lường gạt. Nào lường gạt các đồng minh Quốc Dân Đảng trong kháng chiến chống Pháp. Nào phản bôi Cụ Phan Bôi Châu. Nào lường gạt Cụ Trần Trọng Kim, lường gạt Vua Bảo Đại… Ấy là trước Chiến thắng 75, sau chiến thắng 75, lường gạt dân Mặt trận Giài Phóng đồng minh Việt Cộng … Lường gạt dân Nam bộ Kháng Chiến. Và cái hình ảnh biểu tượng nhứt lường gạt bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm, người mẹ nuôi kháng chiến, bằng cách đấu tố Bà trong Vụ Cải Cách Ruông Đất để chứng minh với Ông Thầy Tàu rằng mình không có biết tử tế thương tình ai cả vì đó là những vướng víu tình nghĩa tiểu tư sản.
Và nói dối lường gạt quân cán chánh phe Thua Trận, bảo đi học tập 15 ngày, và sau đó đày đi khổ sai lao động tù đày nơi rừng sâu nước độc cả chục năm trời !… Và lường người dân thành phố bảo đi vùng Kinh tế Mới khai Hoang khẩn ấp, thực sự, đày người đi để cướp nhà !
Vì vậy, chúng tôi, những người Việt Tự Do Tỵ nạn Hải ngoại chúng tôi không có Định Kiến nào cả. Vì chúng tôi chắc chắn, khẳng định không chơi, không nói chuyện, không hòa hợp, giao lưu hay hòa giải với người Cộng Sản được vì họ là những người NÓI LÁO. Họ không biết Chữ Tín, họ không giữ chữ Nghĩa, với họ không có chữ Bạn.
Hãy trở về chuyện chiếc thuyền Exodus (19) 47.
Sau 5 ngày hải hành, sau khi rời hải phận Pháp, chiếc thuyền President Warfield trương bảng Exodus 47 (tiếng Do Thái : Yetziath Europa 5707), cờ Do Thái được kéo lên thay thế cờ Panama. Tàu Exodus 47 đánh điện tín đến Tổ Chức Haganah, Tổ Chức Kháng Chiến Vũ Trang Thành lập Quốc Gia Do Thái ở Tel-Aviv : ” Chúng tôi 4515 hành khách, 36 thủy thủ đoàn, 4 ghe cứu cấp 37 người mỗi chiếc, 3 chiếc bè cấp cứu lớn, 43 xà lúp cấp cứu 25 người, 10 thuyền cao su cấp cứu 10 người. Tất cả đều hoàn hảo. Chúng tôi sẽ cặp bến ngày thứ năm 10 giờ, Sẽ xuồng bến, mặc quân đội Hoàng gia Anh Quốc !”
Ngày thứ tư 15 tháng bảy, 5 chiến thuyền pháo hạm Anh Quốc cặp sát chiếc Exodus. Lệnh rất rõ ràng: “Hãy quay lái về trước khi vào hải phận Palestine”.
Vào nửa đêm, một trong những pháo hạm cặp sát nách chiếc Exodus, ra lệnh cuối cùng : ” Các bạn chỉ còn thởi giờ quay trở lui. Chúng tôi không muốn đánh nhau với dân tỵ nạn …”.
Tàu Exodus không còn cách nào hơn phải thương thuyết. Thuyền Trưởng Yossi đành ngưng máy. Ông thương thuyết cho tàu đến cảng Haïfa, thuộc đất Palestine.
Sáu giờ sáng, một ghe lớn – chaloupe của Hội Hồng Thập Tự cặp vào hông Exodus.
16 giờ 30, Exodus cặp bến Haïfa, đất Palestine. Những người tử vong và thương tích được đưa xuống bến. Những người còn lại chuyển tàu và chở đi đến đảo Chypre. Tất cả trong trật tự và ôn hoà, sáng thứ bảy 5 giờ 30, mọi di chuyển sang tàu hoàn tất. Tất cả mọi người đều ở trên chiến hạm Runnymede Park. 4493 hành khách được chở đến Đảo Chypre. Tàu khởi hành đúng 6 giờ. Mọi người đều bị nhốt ở dưới hầm tàu.
Giấc mơ hồi hương tan vỡ.
Dân Do Thái phải trở nơi trú quán trước Thế Chiến.
3. Kết Luận
Exodus Hồi Hương Đất Hứa Tuy Thất bại
Nhưng Thành Công: Quốc Gia Do Thái Ra Đời:
Câu chuyện thương thuyền Exodus 47 làm rúng động dư luận thế giới. Một làn sóng phẫn nộ, và phản đối tràn đầy các trang nhứt các nhựt báo thế giới.
Nhờ vậy rất nhiều dân Do Thái được quyền nhập cư vào Palestine, và nhập vào Israël, sau khi Quốc Gia Israël ra đời ngày 14 tháng 5 1948, sau khi Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu chia đất Palestine, và rút quyền quản trị của Anh Quốc.
Vụ Thương thuyền Exodus 47 ảnh hưởng rất lớn cho sự ra đời của Quốc Gia Do Thái.
Vài tháng sau ngày Thành lập Quốc Gia, tất cả các hành khách Thương Thuyền Exodus 47 đều đến Israël.
Tuần tới : Exodus Và Việt Nam
Dư Âm Exodus 47 người Do Thái 30 năm sau cho Thuyền Hải Hồng 1978, và Phong Trào Cứu Vớt Thuyền Nhơn – Boat People Việt Nam.
Lòng Quyết Tâm, sự Uất Hận của dân Do Thái xây dựng Nước.
Mong sự Uất hận của dân Việt Nam cũng xây dựng phục hồi lại Nước .
Hồi Nhơn Sơn, Kỷ niệm ngày 6 tháng 6,
6 tháng 6 1972: Đồn Điền Xa Mát, Tiểu Đoàn 8 Dù Bắt Tay với Tiểu đoàn 6 Dù vào Giải tỏa An Lộc
6 tháng 6 1980 :Ngày đặt chưn về lại Paris sau 4 năm tù Việt Cộng.
Phan Văn Song