Có một điều họ đều đồng ý. Một con số kỷ lục người Mỹ -75 phần trăm- bây giờ tin rằng chiến tranh Iraq là một sai lầm. Không ai biết điều đó rõ hơn Obama.
TT Mỹ Barack Obama (January 29, 2010). Nguồn: AFP PHOTO/Saul LOEB/Getty Images
Nay thế giới mới biết cái giá phải trả khi Mỹ không can hệ
Một buổi chiều thứ bảy tháng 7 năm 2012, ngoại trưởng Mỹ lúc đó Hillary Clinton mời giám đốc CIA David Petraeus đến nhà bà ở Washington. Vị tướng bốn sao đã dẫn đầu quân đội Mỹ thời của Tổng thống George W. Bush tại Iraq và thời Tổng thống Barack Obama tại Afghanistan. Clinton hỏi ông đã có thể thẩm định, huấn luyện và trang bị cho nhóm đối lập ôn hòa ở Syria, nơi quân của Tổng thống Bashar al-Assad đã bắt đầu giết hàng ngàn thường dân.
“Ông ấy đã suy nghĩ cẩn thận về việc này, và ngay cả đã bắt đầu phác thảo những chi tiết cụ thể và chuẩn bị để đề nghị một kế hoạch,” Clinton nhắc lại trong cuốn hồi ký mới “Những chọn lựa khó khăn” của bà. Tháng Tám sau đó, bà Clinton đã bay tới Thổ Nhĩ Kỳ, nước bên cạnh Syria, để thảo luận về kế hoạch tạo một vùng cấm bay trên Syria và hỗ trợ cho phe đối lập. Clinton và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi điện đến bộ trưởng ngoại giao của Anh, Pháp và Đức để xây dựng một liên minh quốc tế. Bà trở về Washington “khá tự tin” rằng các đồng minh đã cùng đứng về một phía.
Nhưng khi Petraeus trình bày kế hoạch lên Tổng thống, Obama ngần ngại. Ông vừa kết thúc cuộc chiến Iraq và không muốn sa vào một cuộc xung đột mới. Ông đã hứa với người Mỹ đang mệt mỏi vì chiến tranh là ông sẽ làm “nhiều hơn việc xây dựng quốc gia ở Mỹ”. Ngoài ra, vũ khí có thể rơi vào tay kẻ xấu. Saudi Arabia đã trang bị cho quân nổi dậy, ông không nghĩ rằng có thêm vũ khí của Mỹ sẽ là thay đổi quyết định khiến Assad từ bỏ quyền lực. Clinton lập luận rằng Hoa Kỳ có thể huấn luyện cho quân đối lập, và mục tiêu là để làm Assad suy yếu đủ để khiến ông ta phải ngồi vào bàn đàm phán với phe đối lập.
Tuy nhiên, Obama vẫn nói không. Clinton quay sang giúp gởi thực phẩm và thuốc men cho nạn nhân ở Syria, gởi và điện thoại di động cho nhóm đối lập để hoạt động chống Assad. Nhưng, bà viết, “tất cả chỉ là những bước tạm bợ.”
Clinton không phải là tiếng nói duy nhất mà Obama bác bỏ khi ông tìm cách giữ Mỹ không can thiệp vào Syria. Tháng hai năm ngoái, khi số người chết đã quá 130.000 người và Assad chống lại các cuộc đàm phán hòa bình của Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu, đại sứ Mỹ Robert Ford, đã trở nên quá thất vọng với nguyên tắc không dính tay của Tổng thống Mỹ khiến ông đã từ chức. Mới đây đại sứ Ford nói với đài PBS, “Khi tôi không còn có thể bảo vệ chính sách trước công luận, đó là lúc để tôi rút lui.”
Ba năm sau khi bắt đầu, cuộc khủng hoảng Syria nay đã lan sang Iraq. Một phần phía bắc Syria đã bị một nhánh của al-Qaeda, được gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIS), chiếm đóng, và trong tuần này, đã tuyên bố đã thành lập một nhà nước thần quyền. Washington đã giật mình khi vì cơn ác mộng khi thấy ISIS đã chiếm đóng thành phố này sang thành phố khác ở một khu vực rộng lớn phía bắc và phía tây của Iraq, phần lớn của người Suni, và cướp bóc ở các ngân hàng và nhà máy lọc dầu. Quân đội Iraq, được Mỹ huấn luyện và vũ trang, trong một số trường hợp đã buông vũ khí bỏ chạy. Hành quyết bằng cách chặt đầu của ISIS đã phân chia rõ rệt giữa người Sunni, Kurd và chính phủ do người Shia lãnh đạo ở Baghdad.
Không sẵn lòng hỗ trợ quân đối lập ôn hòa của Syria có thể không phải sai lầm duy nhất của Obama. Quyết định của Obama không muốn để một lực lượng nhỏ vài ngàn quân Mỹ ở Iraq, theo lời cố vấn của những tướng lĩnh và các thành viên nội các của ông, đang hiện rõ dưới ánh đèn sân khấu. Trong khi đó, viến kiến khiêm tốn của Tổng thống Obama về sức mạnh của Mỹ đang bị thách đố, không những cuộc chiến phe phái tại Iraq đang tệ hơn, mà sự bành trướng của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang làm mất ổn định ở châu Âu.
Vị Tổng thống có mục đích rút hết quân Mỹ ở nước ngoài đột ngột phải trả giá cho bài học không liên kết. Tổng thống Mỹ ở giữa nhiệm kỳ thứ hai thường dùng những chính sách đối ngoại để quần chúng quên đi những bế tắc trong nước. Nhưng Obama có thể đang phải đối phó với những thách thức lớn nhất về chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Và, khi một siêu cường lùi bước, thế giới có thể sẽ kinh hoàng khi thấy người bước vào để lấp vào chỗ trống là ai.
Tiềm năng của mối đe dọa ISIS đặt ra cho Mỹ quả là lạnh xương sống. ISIS rất tinh vi và được giới tài phiệt yểm trợ, trong các hoạt động trộm cắp, bắt cóc và tống tiền. ISIS tịch thu xe tăng và thiết bị nặng dành cho quân đội Iraq để chống lại quân nổi dậy giống như ISIS. Các quan chức Mỹ ước tính rằng ISIS hiện có khoảng 10.000 người, trong đó có 3.000 đến 5.000 từ các quốc gia bên ngoài Iraq. Một số trong số họ có sổ thông hành châu Âu hay passport Mỹ cho phép họ vào Mỹ mà không cần chiếu khán.
Với một tổ chức khủng bố tàn bạo đang kiểm soát một khu vực có diện tích của một số quốc gia, gồm cả các trạm canh ở biên giới Iraq, Syria và Jordan, giới phê bình đổ lỗi cho sự bỏ trống Syria và Iraq của Obama làm mất sự ổn định đã đạt được bằng mười năm quân Mỹ có mặt trong khu vực, và mất gần 4.500 mạng người Mỹ, với hơn 1,7 nghìn tỷ đô la tiền thuế của dân chúng.
Giới phê bình chỉ ra một số quyết định quan trọng của Tổng thống Obama nhằm tránh xung đột có thể đã giúp gây ra các cuộc khủng hoảng hiện tại: quyết định không để quân ở Iraq sau năm 2011; quyết định không vũ trang cho quân đối lập ở Syria trong những ngày đầu của cuộc xung đột; và tuyên bố của ông “lằn ranh đỏ” nếu Assad sử dụng vũ khí hóa học và sau đó không bắt Assad nhận hậu quả, khi Assad đã dùng vũ khí hóa học, bằng sự can thiệp quân sự của Mỹ.
Họ nói rằng Tổng thống Obama đã lầm khi cho rằng mối đe dọa có thể được khống chế, hơn là phải đối đầu: “Chúng tôi thấy điều này xảy ra, và thật là điều rất bực bội. Chúng tôi nhìn họ tập hợp ở miền đông Syria một cách mà chúng ta chưa bao giờ thấy trước đây, hàng ngàn và hàng ngàn quân có liên hệ với al-Qaeda,” dân biểu Cộng hòa Chủ tịch ủy ban tình báo Hạ viện, Mike Rogers, nói với CBS tuần trước. Đối với các phần tử cực đoan có sổ thông hành của phương Tây: “Đó là sự nguy hiểm tột cùng.”
Tất nhiên, cuộc xâm lược của Tổng thống Bush vào Iraq đã mở màn cho các vụ bạo loạn sắc tộc ở nước này. Hillary Clinton đã bỏ phiếu thuận cho chính sách đó. Và nhiều tiếng nói hiện nay đang kêu gọi Mỹ phải có vai trò mạnh hơn trong khu vực cũng đã ủng hộ cuộc chiến đó.
Ứng xử dè dặt của Obama ở khu vực phần lớn là một phản ứng đối với sự nhiệt thành của Bush. Nhưng cuộc tranh luận ở Washington hiện nay là liệu Obama có quá thụ động khi Bush thì lại quá hung hăng không. Ngày 28 tháng 5, trong một bài phát biểu tại học viện quân sự West Point ở New York, Tổng thống Obama đã đưa ra viễn kiến của ông về vai trò khiêm tốn hơn của Mỹ trên thế giới. Obama nói với các sĩ quan tốt nghiệp rằng ông sẽ phản bội nhiệm vụ của mình nếu “gửi các anh vào nơi nguy hiểm chỉ đơn giản vì tôi thấy một vấn đề ở đâu đó trên thế giới mà cần phải được chỉnh sửa, hoặc vì tôi đã quan tâm đến giới phê bình, những người nghĩ rằng can thiệp quân sự là cách duy nhất để nước Mỹ để tránh không bị xem là suy yếu.”
Obama cho biết ông bảo lưu quyền đơn phương sử dụng vũ lực khi “lợi ích cốt lõi của chúng ta khi đòi hỏi điều đó, khi nhân dân Mỹ đang bị đe dọa, khi đời sống của chúng ta đang bị đe dọa, khi an ninh của các đồng minh của chúng ta đang gặp nguy hiểm.” Trong hoàn cảnh khác, ông nói, Mỹ sẽ hành động bằng ngả ngoại giao, phát triển và hợp tác với các đồng minh. “Hành động quân sự không thể là phương pháp duy nhất hay phương pháp chính yếu của chúng ta trong mọi trường hợp. Chúng ta có cái búa tốt nhất không có nghĩa là tất cả mọi vấn đề đều là những cái đinh,” ông nói.
Một số nhà phê bình thấy cách ứng xử của Obama là một ngã rẽ đáng báo động so với vai trò truyền thống của Mỹ sau chiến tranh là nước bảo đảm cho một trật tự thế giới ổn định. Họ sợ rằng sự rút lui của Mỹ sẽ để lại một khoảng trống quyền lực mà những tổ chức như ISIS sẽ nhảy vào. Có người cho rằng nó đã làm những người lãnh đạo như Vladimir Putin của Nga gan lì hơn, vì đã thấy Obama vẽ “lằn ranh đỏ” về việc sử dụng vũ khí hóa học của Assad, nhưng sau đó đã không có hành động quân sự để ngăn chặn nó. Hơn nữa, khi Nga xâm chiếm bán đảo Crimea và ủng hộ quân nổi dậy ở miền đông Ukraine, phản ứng của Mỹ cũng yếu hơn nhiều so với những gì nhiều người đã hy vọng, và điều này đã gây lo ngại cho các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Một tờ báo Ba Lan vừa công bố một bản ghi âm, bị lọt ra ngoài, của bộ trưởng ngoại giao của nước này mô tả liên minh với Mỹ là “vô giá trị” và có hại, vì nó dẫn đến một “cảm giác an toàn không có thật.”
Cuộc khủng hoảng Iraq cũng là một thách đố đối với chính sách chống khủng bố của Obama. Nếu Bush xâm chiếm Afghanistan để nhổ tận gốc Taliban, nước đã cho al-Qaeda nơi trú ẩn thì Obama cho biết ông sẽ không đuổi theo các nhóm khủng bố khác. “Một chiến lược mà phải xâm lược tất cả các nước nuôi dưỡng mạng lưới khủng bố là ngây thơ và không bền vững,” Obama nói tại West Point. (Tất nhiên, Mỹ đã xây dựng những nỗ lực chống khủng bố kể từ năm 2001, gồm có cả tình báo và một chương trình máy bay không người lái gây chết người, vì thế có nhiều lựa chọn hơn.) Tại cuộc họp báo tháng này, Obama nhấn mạnh ông sẽ không chơi trò“đập con chồn” bằng cách chạy đuổi theo từng nhóm như ISIS. Thay vào đó, ông sẽ “liên minh” đối tác với các quốc gia mà quân khủng bố đang tìm chỗ đứng.
Giới phê bình cho rằng thất bại của Obama – không đạt được thỏa thuận để lại một lực lượng quân sự Mỹ tại Iraq 2011 vừa qua – làm cho nước này dễ bị xâm lược (vì ISIS). Giới lãnh đạo quân sự đã khuyên Obama để lại khoảng 20.000 quân ở Iraq. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, muốn có từ 10.000 đến 15.000 quân ở lại trong một giai đoạn chuyển tiếp 3-5 năm. Obama cuối cùng để lại Iraq một lực lượng nhỏ, 3000 quân, nhưng không đạt được thỏa thuận với các nhà lãnh đạo Iraq rằng cho binh sĩ Mỹ quyền bất khả xâm phạm. Obama đã rút tất cả lính Mỹ về vào cuối năm 2011. Trong cuộc tái tranh cử, Obama tuyên bố những đã thành công kết thúc cuộc chiến tranh Iraq, nay ông cho rằng vì thủ tướng Iraq, Nouri al-Maliki, mà quân đội Mỹ không có mặt ở Iraq: “đó không phải là quyết định của tôi; đó là quyết định của chính phủ Iraq,” Obama nói tại một cuộc họp báo tháng này.
Tuy nhiên, nhất định đòi để lại một con số nhỏ binh lính có thể đã làm khó cho việc đi đến thỏa thuận. Kenneth Pollock, một chuyên gia Trung Đông tại Trung tâm Saban cho chính sách Trung Đông tại Viện Brookings, Washington, biện luận,
“Rất ít chính trị gia Iraq sẵn sàng chấp nhận một sự hiện diện vô nghĩa như vậy. Có những cách khác mà Washington cũng có thể xử lý các vấn đề pháp lý, nhưng Nhà Trắng đã nói rõ là họ không quan tâm.”
Nhưng Steve Simon, người từng là giám đốc cao cấp về Trung Đông và các vấn đề Bắc Phi tại Nhà Trắng từ năm 2011 đến năm 2012, lập luận Washington không có nhiều lựa chọn. “Tôi còn nhớ rằng chính quyền đã hết sức cố gắng. Họ đã đặt rất nhiều áp lực lên Maliki và họ đã hết sức tìm hỗ trợ ở các nghị để đi đến thỏa thuận,” Simon nói với các phóng viên.
Đến mùa hè năm ngoái, sau khi chính phủ Hoa Kỳ kết luận rằng Assad đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân Syria, Obama mới chấp thuận gửi vũ khí hạng nhẹ cho quân nổi dậy, không phải là nhóm cực đoan ISIS, đang chiến đấu chống lại chế độ. Đây là động thái mà Ford, cựu đại sứ Mỹ, và các nhà phê bình khác nói là quá ít và quá chậm.
Ford đang kêu gọi viện trợ thiết bị quân sự nhiều hơn và nặng hơn, gồm cả súng cối và tên lửa đất-đối-không để giúp Quân đội Tự do Syria. “Càng do dự nhiều và không muốn cam kết cho phép quân đối lập ôn hòa chiến đấu hiệu quả hơn với cả chiến binh thánh chiến và chế độ Assad chỉ đẩy nhanh thêm ngày mà quân đội Mỹ sẽ phải can thiệp chống lại al-Qaeda ở Syria,”Ford đã viết như thế trên tờ New York Times trong tháng này.
Khi cuộc khủng hoảng leo thang Obama mới phản ứng. Hôm 20 tháng 6, ông ra lệnh cho 300 quan nhân của lực lượng đặc biệt Mỹ “đánh giá” tình hình trên mặt đất và để “tham mưu, giúp” quân đội Iraq. On June 26, Obama chính thức yêu cầu Quốc hội chấp chi 500 triệu đô-la để huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy Syria; đây bước lớn nhất cho đến nay của chính quyền. Tiền là một phần của yêu cầu trị giá 1,5 tỷ USD cho quỹ ổn định tình hình gồm cả sự hợp tác với các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Lebanon và Iraq. Cùng ngày, Liên Hiệp Quốc cho biết tình hình đã xấu đến mức có khoảng 10,8 triệu người Syria – một nửa dân số – hiện nay đang cần viện trợ nhân đạo.
Obama đang bị áp lực phải làm nhiều hơn, chẳng hạn như các cuộc không kích chống lại quân ISIS, một chiến thuật mà Obama không loại trừ. “Chúng tôi chuẩn bị để có hành động quân sự chính xác và có mục tiêu, nếu và khi chúng tôi xác định rằng tình hình trên mặt đất đòi hỏi phải làm điều đó.” Tuy nhiên, việc gửi quân đội Mỹ vào chiến đấu là vẫn đề miễn bàn. “Quân đội Mỹ sẽ không trở lại chiến đấu ở Iraq.”
Cả trong bài phát biểu của ông Obama và trong hành động đối với vấn đề ở Syria và Iraq, một số người nhìn thấy một sự thay đổi đáng lo ngại với một nước Mỹ thận trọng hơn trên sân khấu thế giới. “Siêu cường không được quyền nghỉ hưu” là tiêu đề của một bài tiểu luận gần đây của nhà sử học Robert Kagan đăng trên tờ The New Republic. Kagan cho rằng cuộc khủng hoảng Syria và Ukraine “báo hiệu một quá trình chuyển đổi sang một trật tự thế giới khác, hoặc đi vào một loại thế giới rối loạn như chưa từng thấy kể từ năm 1930.” Ông nghĩ rằng với ngân sách quân đội lớn hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại, Mỹ đã có sức mạnh để giữ trật tự thế giới tự do và phát huy dân chủ. Nếu Mỹ kiềm chế việc sử dụng sức mạnh của mình, các diễn viên khác, chẳng hạn như Putin, sẽ nhảy vào lấp đầy khoảng trống. “Thế giới sẽ thay đổi nhanh hơn nhiều hơn người ta tưởng. Và không có siêu cường dân chủ nào khác đang đợi bên cánh gà để cứu thế giới nếu siêu cường dân chủ này – Hoa Kỳ – do dự,” Kagan đã viết.
Hiện tại, có rất ít sự đồng thuận giữa người Mỹ về vai trò của họ tại một thời điểm mà họ nghĩ rằng họ đã kết thúc với Iraq và đã chặt đầu được al-Qaeda. Nhưng họ đang lo ngại về cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Một cuộc thăm dò New York Times / CBS gần đây cho thấy 58% không chấp nhận cách ứng xử của Obama về chính sách đối ngoại, tăng 10% trong tháng vừa qua lên mức cao nhất kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2009. (Đánh giá phê duyệt tổng thể về Obama giảm xuống 40%, và tỉ số 54 phần trăm không chấp thuận việc làm của ông trong vai trò Tổng thống. Đó cũng là là tỉ số cho Tổng thống Bush tại cùng một điểm trong nhiệm kỳ thứ hai của ông).
Dân Mỹ cũng không thống nhất về việc liệu Obama có nên gửi 300 quân nhân lực lượng đặc biệt sang Iraq, hoặc ông có nên để lại một lực lượng quân sự tại đó sau năm 2011. Cuộc thăm dò tìm thấy độ giảm tín nhiệm lớn nhất ở trong nhóm những đảng viên đảng Dân chủ, nhiều người phản đối ngay cả việc gửi một số nhỏ quân đội ra nước ngoài.
Có một điều họ đều đồng ý. Một con số kỷ lục người Mỹ -75 phần trăm- bây giờ tin rằng chiến tranh Iraq là một sai lầm. Không ai biết ddiiefu đó rõ hơn Obama.
Luiza Ch. Savage Trà Mi lược dịch
Tác giả, tốt nghiệp khoa Kinh Tế ở ĐH Harvard và Luật tại trường Luật ĐH Yale, là trưởng phòng của Tạp Chí MacLean’s tại Washington, D.C.
Nguồn: America surrenders in Iraq, Syria and Ukraine. Now the world is learning the high price of American detachment. Luiza Ch. Savage MacLean’s, số July 14, 2014, trang 26-29.
SAUL LOEB/AFP/Getty Images
America surrenders in Iraq, Syria and Ukraine
Now the world is learning the high price of American detachment
“He had already given careful thought to the idea, and had even started sketching out the specifics and was preparing to present a plan,” Clinton recalled in her new memoir,Hard Choices. The next month, Clinton flew to neighbouring Turkey to discuss plans for a no-fly zone over Syria and support for the opposition. Clinton and the Turkish foreign minister made calls to foreign ministers of Britain, France and Germany to build an international coalition. She returned to Washington “reasonably confident” that allies were on side.
But when Petraeus presented the plan to the President, Obama balked. He had just ended the Iraq war and did not want to get mired in a new conflict. He had promised war-weary Americans he would do “more nation-building at home.” Besides, the weapons could fall into the wrong hands. Given Saudi Arabia was already arming rebels, he didn’t think American arms would make a decisive difference in driving Assad from power. Clinton argued that the U.S. could train fighters responsibly, and that the goal was to weaken Assad enough to get him to the negotiating table with the opposition.
Still, Obama said no. Clinton turned her efforts to getting food and medicine to suffering Syrians, and cellphones to anti-Assad activists. But, she wrote, “all of these steps were Band-Aids.”
Clinton’s was not the only voice Obama overruled as he sought to keep the U.S. out of Syria. Last February, as the death toll surpassed 130,000 and Assad resisted UN-led peace talks, the U.S. ambassador, Robert Ford, became so frustrated with the President’s hands-off approach that he quit his job in disgust. “When I can no longer defend the policy in public, it is time for me to go,” Ford told PBS this month.
Three years after it began, the Syrian crisis has now spread to Iraq. A portion of northern Syria has been taken over by an offshoot of al-Qaeda, known as the Islamic State of Iraq and the Levant (ISIS), which, this week, declared it has established a theocratic caliphate. Washington has been jolted by the nightmarish sight of ISIS sweeping through a large swath of Iraq—the largely Sunni north and west—seizing city after city, and looting banks and oil refineries. Iraqi forces, trained and equipped by the U.S., have in some instances dropped their weapons and run away. Executions and beheadings by ISIS are hardening sectarian divisions between Sunnis, Kurds and the Shia-led government in Baghdad.
Reluctance to aid Syria’s moderate rebels may not have been Obama’s only mistake. His failure to leave behind a residual force of several thousand troops in Iraq, as counselled by his generals and cabinet members, is now in the spotlight. Meanwhile, the President’s modest vision for American power is being tested, not only as the sectarian war in Iraq worsens, but as Russian President Vladimir Putin’s expansionism destabilizes Europe.
The President who aimed to extract America from its entanglements abroad is suddenly learning the price of detachment. Halfway through their second terms, presidents often turn to foreign affairs as a constructive diversion from gridlock at home. But Obama is facing what could be the biggest foreign policy challenge of his presidency. And, as the superpower steps back, it may be horrified to see who steps in to fill the breach.
The potential threat ISIS poses to America is chilling. It is technologically sophisticated and well-funded by wealthy donors, theft, kidnappings and extortion. It is seizing tanks and heavy equipment intended for the Iraqi army to defend against insurgents just like ISIS. U.S. officials estimate that ISIS now numbers 10,000 fighters, of which 3,000 to 5,000 are from outside countries. Some of them have European or American passports allowing them to travel to the U.S. without visas.
With a brutal terrorist organization now controlling an area the size of some countries, including border crossings in Iraq, Syria and Jordan, critics blame Obama’s neglect of Syria and Iraq for forsaking what stability had been achieved by a decade of U.S. military effort, at a cost of nearly 4,500 American lives, and more than $1.7 trillion in taxpayer dollars.
Critics point to several key decisions in which Obama’s desire to keep out of the conflicts may have helped enable the current crisis: his decision not to leave troops behind in Iraq after 2011; his decision not to arm the Syrian rebels in the early days of the conflict; and his declaration of a “red line” against Assad’s use of chemical weapons that was not followed up with military consequences.
They say the President was wrong to assume the threat could be contained, rather than confronted: “We saw this happening, and that was what’s so frustrating. We watched them pool in eastern Syria in a way we have never seen before, thousands and thousands of al-Qaeda-affiliated individuals,” the Republican chairman of the House intelligence committee, Mike Rogers, told CBS last week. As for the extremists with Western passports: “That is as dangerous as it gets.”
Of course, it was Bush’s invasion of Iraq that opened the Pandora’s box of sectarian violence in that country. Hillary Clinton had voted for it. And many of the voices now calling for a stronger U.S. role in the region had also supported the ill-fated war.
Obama’s reticent approach to the region is largely a reaction to Bush’s zeal. But the debate in Washington is whether he is being too passive where Bush was too aggressive. On May 28, in a major speech at the West Point military academy in New York, Obama laid out his vision for a more modest American role in the world. He told graduating cadets he would be betraying his duty if he ever “sent you into harm’s way simply because I saw a problem somewhere in the world that needed to be fixed, or because I was worried about critics who think military intervention is the only way for America to avoid looking weak.”
Obama said he reserved the right to use unilateral force “when our core interests demand it—when our people are threatened, when our livelihoods are at stake, when the security of our allies is in danger.” In other situations, he said, the U.S. will act through diplomacy, development and in co-operation with allies. “U.S. military action cannot be the only—or even primary—component of our leadership in every instance. Just because we have the best hammer does not mean that every problem is a nail,” he said.
Some critics see Obama’s approach as an alarming departure from America’s traditional postwar role as the guarantor of a stable world order. They fear that U.S. withdrawal will leave a power vacuum filled by the likes of ISIS. Some have argued that it emboldens leaders such as Russia’s Vladimir Putin, who witnessed Obama drawing a “red line” on the use of chemical weapons by Assad, but then took no military action to stop it. Moreover, when Russia invaded Crimea and backed rebels in eastern Ukraine, the U.S. response was much softer than what many had hoped for, and rattled allies in the region. A Polish newspaper recently published a leaked recording of the country’s foreign minister describing the alliance with the U.S. as “worthless” and harmful, because it leads to a “false sense of security.”
The Iraq crisis is also a challenge to Obama’s stated approach to counterterrorism. Where Bush invaded Afghanistan to root out the Taliban, who were giving sanctuary to al-Qaeda, Obama has said he will not follow suit to pursue other terrorist groups. “A strategy that involves invading every country that harbours terrorist networks is naive and unsustainable,” Obama said at West Point. (Of course, the U.S. has built up its counterterrorism efforts since 2001, including intelligence and a lethal drone program, which give it more options.) At a press conference this month, Obama emphasized he would not “play whack-a-mole” by going after individual groups such as ISIS. Instead, he would “partner” with countries where terrorists seek a foothold.
Yet Obama’s failure to reach an agreement to leave a U.S. military force in Iraq past 2011 made the country vulnerable to the invasion by ISIS, critics argue. Military commanders had counselled him to leave 20,000 troops behind. His defence secretary, Robert Gates, argued for 10,000 to 15,000 troops to be left for a transition period of three to five years. Obama ultimately offered the Iraqis a small force of 3,000, but could not strike a deal with Iraqi leaders that would give legal immunity for the troops. Obama withdrew all of them at the end of 2011. While on the re-election campaign trail Obama claimed credit for ending the Iraq war, now, he blames Iraq’s prime minister, Nouri al-Maliki, for the absence of U.S. forces there: “That wasn’t a decision made by me; that was a decision made by the Iraqi government,” he said at a press conference this month.
Insisting on a small number of troops, however, may have made a deal less likely. “Few Iraqi politicians were willing to fight for such a meaningless presence,” argues Kenneth Pollock, a Middle East specialist at the Saban Center for Middle East Policy at the Brookings Institution, a Washington think tank. “There were other ways that Washington might have handled the legal issues as well, but the White House made clear it was uninterested.”
But Steve Simon, who served as senior director for Middle Eastern and North African affairs at the White House from 2011 through 2012, argues there was little Washington could do. “My recollection is that the administration tried very hard. They put a lot of pressure on Maliki and they worked parliamentarians pretty hard to make the case,” he told reporters.
Only last summer, after the U.S. government concluded that Assad had used chemical weapons against his own people, did Obama approve sending small arms to the rebels who are fighting against the regime but are not ISIS extremists—a move that Ford, the former U.S. ambassador, and other critics say was too little and too slow.
Ford is urging for more and heavier military hardware, including mortars and surface-to-air missiles to help the Free Syrian Army. “More hesitation and unwillingness to commit to enabling the moderate opposition fighters to fight more effectively both the jihadists and the regime simply hasten the day when American forces will have to intervene against al-Qaeda in Syria,” Ford wrote this month in the New York Times.
As the crisis has worsened, Obama has responded. On June 20, he ordered 300 members of the U.S. special forces to “assess” the situation on the ground and to “advise and assist” the Iraqi military. On June 26, Obama formally requested $500 million from Congress to train and arm the Syrian rebels, the biggest single step taken so far by the administration. The money was part of a request for $1.5 billion for a stabilization fund that would also include partnering with neighbours such as Turkey, Jordan, Lebanon and Iraq. The same day, the United Nations said conditions have deteriorated to the point that 10.8 million Syrians—half the population —now require humanitarian assistance.
Obama is under pressure to do more, such as launch air strikes against ISIS, a step he did not rule out. “We will be prepared to take targeted and precise military action, if and when we determine that the situation on the ground requires it.” However, sending U.S. troops into combat is off the table. “American forces will not be returning to combat in Iraq.”
Both in Obama’s speeches and in his actions in Syria and Iraq, some see a troubling shift to a more circumspect America on the world stage. “Superpowers don’t get to retire” is the title of a recent essay by historian Robert Kagan in The New Republic. Kagan argues that the Syria and Ukraine crises “signal a transition into a different world order, or into a world disorder of a kind not seen since the 1930s.” He thinks that with military spending larger than all other nations combined, the U.S. had the power to enforce a liberal world order and promote democracy. If America refrains from using its own power, other actors, such as Putin, will fill the void. “The world will change much more quickly than they imagine. And there is no democratic superpower waiting in the wings to save the world if this democratic superpower falters,” Kagan wrote.
For now, there is little consensus among Americans about their role at a time when they thought they were finished with Iraq and had decapitated al-Qaeda. But they are worried about the unfolding crisis. A recent New York Times/CBS poll suggests 58 per cent disapprove of the way Obama is handling foreign policy, a jump of 10 points in the last month to the highest level since he took office in 2009. (Obama’s overall approval rating is down to 40 per cent, with 54 per cent disapproving of his job as President. That is where Bush was at the same point in his second term.)
They are evenly divided about whether Obama should send 300 people from the special forces to Iraq, or whether he should have left a residual force behind in 2011. The poll found the biggest decline in support for Obama was among Democrats, many of whom oppose sending even a small number of troops.
There is one thing they do agree on. A record number of Americans—75 per cent—now believe the Iraq War was a mistake. No one knows that better than Obama.