Nhạo Báng Putin Và Tập Cận Bình, Obama Đưa Ra Thông Điệp Cứng Rắn
“Chế độ độc tài không ổn định. Một gã hùng hôm nay sẽ đẩy đến cuộc cách mạng nay mai. Anh có thể cầm tù đối phương, nhưng không thể cầm tù tư tưởng,” Obama nhấn mạnh. “Không ai có thể đổi trắng thành đen. Hoa Kỳ không ủng hộ những tổ chức tham nhũng, nhưng nâng cao nhận thức, và kỳ vọng của đồng bào trên thế giới. Khoa học kỹ thuật, phương tiện truyền thông xã hội, và nhu cầu tối thiểu của con người ở khắp mọi nơi muốn tự mình đưa ra quyết định về cách thức cai trị, điều hành trong quốc gia của họ.”
Tổng Thống Obama đưa ra thông điệp mạnh mẽ đối Nga và Trung Quốc tại Đại hội đồng LHQ lần thứ 70 diễn ra tại New York – Photo Courtesy: Washington Times
Trong khi khẳng định Hoa Kỳ là quốc gia gìn giữ trật tự thế giới, cho rằng thời đại độc tài đã qua trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Barack Obama cũng nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẵn sàng bắt tay với các quốc gia như Iran, Nga và Trung Quốc mà không mang hận thù với những kẻ thù cũ.
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra tại thành phố New York ngày 28 tháng 9, ông Obama cho biết chính quyền do ông lãnh đạo chấp nhận sự thật Hoa Kỳ phải hợp tác với các quốc gia trên thế giới, thậm chí với cả những quốc gia thường xuyên vi phạm các chuẩn mực quốc tế hay nhân quyền. Sự hợp tác như vậy, theo vị Tổng Thống, thực sự cần thiết trong thế kỷ 21.
“Nếu chúng ta không thể cùng làm việc với nhau hiệu quả hơn, tất cả sẽ gánh chịu hậu quả. Ngay cả với Hoa Kỳ cũng vậy, cho dù chúng tôi có sức mạnh quân sự tới đâu … Chúng tôi hiểu rằng, Hoa Kỳ không thể đơn phương giải quyết các vấn đề quốc tế. Hoa Kỳ học được một bài học đắt giá từ Iraq, rằng chúng tôi không thể hành động đơn độc,” Ông Obama phát biểu. Hoa Kỳ không muốn tranh cãi với Trung Quốc và Nga, nhưng sẽ tiếp tục bảo vệ những quy tắc ứng xử quốc tế căn bản.
Obama nhấn mạnh, “Tôi đứng đầu một quân đội mạnh nhất trên thế giới từng được biết đến. Tôi sẽ không bao giờ ngần ngại đơn phương bảo vệ đất nước và các đồng minh thân cận, và dùng vũ lực khi cần thiết.”
Lệnh trừng phạt kinh tế là hậu quả của những hành động gây hấn quân sự liên tục đối với Ukraine mà Nga phải lãnh. Đây không chỉ đơn thuần là việc trừng phạt Nga, hay thổi bùng căng thẳng giữa hai bên sau chiến tranh lạnh, mà để duy trì trật tự thế giới.
“Hoa Kỳ có lợi ích kinh tế ở Ukraine. Chúng tôi hiểu và tôn trọng mối quan hệ lịch sử sâu đậm và phức tạp giữa Nga và Ukraine, nhưng không thể đứng yên làm ngơ khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia ngang nhiên bị xâm phạm thô bạo,” Ông Obama nói. “Chúng tôi mong muốn một nước Nga mạnh mẽ, cùng bắt tay hành động để tăng cường, thắt chặt cộng đồng quốc tế nói chung.”
Đây cũng là điều Hoa Kỳ đặt ra trong mối quan hệ Mỹ-Trung, Tổng Thống nói, nhấn mạnh việc Trung Quốc hung hăng trên biển Đông không phải là mối quan tâm đặc biệt của Hoa Kỳ, ngoại trừ vấn đề liên quan quyền tự do toàn cầu cơ bản.
“Hoa Kỳ không tuyên bố chủ quyền ở biển Đông … Nhưng cũng giống như các quốc gia khác nhóm họp ở đây, chúng tôi có mối quan tâm trong việc duy trì các nguyên tắc cơ bản về tự do hàng hải,” Obama nói.
Rộng hơn, Tổng Thống cho rằng, thời kỳ độc tài đã bị đặt dấu chấm hết, nhưng ông cũng công nhận, Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo thế giới khác phải hành động hơn nữa để bảo đảm một quốc gia không rơi vào tình trạng hỗn loạn khi một kẻ mạnh ngã xuống.
Tổng thống thừa nhận, liên minh do Mỹ dẫn đầu lẽ ra phải hành động hơn nữa để duy trì trật tự ở Libya sau khi chính quyền ông Moamamar Gadhafi bị sụp đổ. Ông cũng tuyên bố thế giới phải có trách nhiệm giúp Syria tái thiết sau khi Tổng Thống Bahar Assad không thể tránh khỏi bị lật đổ khỏi quyền lực. Sự sụp đổ của các nhà độc tài trên thế giới, theo Tổng Thống Obama, là một xu hướng vẫn tiếp diễn không ngừng.
“Chế độ độc tài không ổn định. Một gã hùng hôm nay sẽ đẩy đến cuộc cách mạng nay mai. Anh có thể cầm tù đối phương, nhưng không thể cầm tù tư tưởng,” Obama nhấn mạnh. “Không ai có thể đổi trắng thành đen. Hoa Kỳ không ủng hộ những tổ chức tham nhũng, nhưng nâng cao nhận thức, và kỳ vọng của đồng bào trên thế giới. Khoa học kỹ thuật, phương tiện truyền thông xã hội, và nhu cầu tối thiểu của con người ở khắp mọi nơi muốn tự mình đưa ra quyết định về cách thức cai trị, điều hành trong quốc gia của họ.”
Hương Giang
Theo The Washington Times