Vào ngày 20 tháng ba, Bộ trưởng Tài Chánh Nhật Bản, ông Taro Aso nói vớí các ký giả rằng trong hoàn cảnh thích hợp, nước Nhật có thể sẽ trở thành một thành viên của Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu. Tên đầy đủ của định chế tài chánh này là Asian Infrastructures Investment Bank, hay AIIB. Ở Hoa Thịnh Đốn, người ta ngậm đắng nuốt cay trước quyết định của Nhật, bởi vì từ bấy lâu nay Hoa Kỳ muốn các nước đồng minh của Mỹ hãy tránh xa, đừng tham gia vào ngân hàng AIIB. Giờ đây, Tokyo, đồng minh cật ruột của Hoa Thịnh Đốn ở Á châu bất kể những quan ngại của Mỹ, chịu tham gia vào ngân hàng đầu tư do Trung quốc lãnh đạo, đối thủ hàng đầu của Nhật.
Nhưng việc tham gia vào Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu không chỉ đơn giản như vừa kể ở trên. Hiện nay đa số quân đội Mỹ ở Iraq, và Afghanistan đã được rút về nước, Tổng thống Obama biết rằng tâm tình dân chúng Mỹ không ủng hộ việc gửi quân tham chiến ở nước ngoài, hay những cam kết quân sự dài hạn tốn kém. Chính vì vậy, ông chủ trương dùng đường lối khác để thực hiện chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, chẳng hạn như biện pháp trừng phạt tài chánh, dùng kỹ thuật để theo dõi, dò xét, dùng máy bay không người lái để tấn công tiêu diệt kẻ thù, cũng như dựa vào những định chế quốc tế, và ý chí, khả năng của những đồng minh với Hoa Kỳ.
Nhưng người ta thấy rằng tất cả các biện pháp kể trên hầu như không thể giúp gỉải quyết được những vấn đề an ninh bức thiết nhất cho Hoa Thịnh Đốn hiện nay. Trừng phạt về tài chánh, kết hợp với sự sụt giá của dầu hoả khiến nước Nga lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng, nhưng vẫn không làm cho Tổng thống Vladimir Putin bớt ngang bướng, ngưng xiết cổ nước Ukraine. Biện pháp trừng phạt kinh tế có thể khiến cho Iran phải ngồi vào bàn hội nghị, nhưng vẫn không buộc đuợc nước này từ bỏ chưong trình chế tạo vũ khí nguyên tử.
Việc theo dõi, dò xét giống như là một thanh gươm hai lưỡi. Đồng minh của Mỹ muốn lấy được tin tức do Hoa Thịnh Đốn thu lượm, nhưng việc tiết lộ Cơ quan An Ninh Quốc Gia –NSA- nghe lén bà Thủ tướng Đức, và các nhà lãnh đạo khác, khiến cho đồng minh có cái nhìn không mấy thiện cảm đối với Mỹ. Sử dụng máy bay không người lái (drones) có thể bắn chết, hay hạ sát những phần tử xấu, nguy hiểm, song không thể đánh bại mối đe doạ to lớn như tổ chức ISIS. Nhiều khi máy bay không người lái lại bắn chết người dân vô tội.
Bây giờ nói đến chuyện Ngân Hàng Đầu Tư Á châu AIIB. Trong nhiều thập niên trước đây, Hoa Thịnh Đốn có ảnh hưởng trội yếu đối với các định chế tài chánh quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới ( World Bank), Qũi Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân Hàng Phát Triển Á châu (ADB) trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với các đối tác châu Âu và châu Á, đồng thời hướng dẫn các nước đang phát triển cùng hướng đến những giá trị tinh thần đạo đức kiểu Tây Phương. Mỹ đứng sau những khoản viện trợ to lớn, và những cải cách quan trọng để các nước đó đi theo con đường của Mỹ. Những quốc gia này không có chọn lựa nào khác ngoài việc tuân thủ với hệ thống do Mỹ lãnh đạo.
Nhưng tình trạng tuân theo hệ thống lãnh đạo của Mỹ đã thay đổi. Hồi tháng Mười vừa qua, Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình tung ra chương trình thành lập ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở Á châu- AIIB- với số vốn $50 tỉ đô la. Trong đó Trung quốc giữ trên 50% vốn. Qua việc cấp tiền cho vay để thực hiện các dự án phát triển ở nhiều nước Á châu, ngân hàng đầu tư AIIB sẽ giúp Trung quốc giao thương với nhiều nước, và tạo ảnh hưởng mạnh đốí với những nước này, đồng thời làm suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Chính vì lý do đó, chính phủ của ông Obama bắt đầu lo ngại.
Ngày 13 tháng Ba, Anh quốc tuyên bố sẽ trở thành một hội viên của ngân hàng mới. Trong một hoàn cảnh hiếm có, không kiềm chế nổi sự tức giận, Bạch Cung cáo buộc Luân Đôn trở thành “kẻ theo đuôi” Trung quốc. Sau đó, các nước Pháp, Đức, Ý và Thụy Sĩ cũng tuyên bố họ sẽ đi theo đường lối do nước Anh dẫn đầu. Nước Ả Rập Sê U cũng tham gia vào ngân hàng của Trung quốc. Các nước khác như Úc, Nam Hàn, và nhiều đồng minh thân cận của Mỹ, trước đây chê bai ngân hàng của Trung Hoa, nay đang định cứu xét xin gia nhập. Qũi Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới mới đây tuyên bố rằng họ sẽ hợp tác với ngân hàng đầu tư Trung quốc AIIB. Từ bấy lâu nay, chưa bao giờ Hoa Thịnh Đốn lâm vào hoàn cảnh bị cô lập, ghẻ lạnh như hiện nay.
Một số người trách chính phủ Obama có lỗi, nhưng quyết định của nước Anh gia nhập ngân hàng Trung quốc phản ảnh nhu cầu lôi cuốn số đầu tư mới của Trung Hoa.Nước Úc từ bấy lâu nay vẫn coi Trung quốc là đối tác hàng đầu của họ. Nam Hàn có mối quan hệ mậu dịch rất lớn đối với Trung quốc, khối lượng mậu dịch của họ đối với Trung quốc bằng tổng số hàng mậu dịch với Mỹ và Nhật gộp lại. Nước Ả Rập Sê U hiểu rõ rằng rồi đây Hoa Kỳ sẽ gỉam bớt sự lệ thuộc vào dầu hỏa của Ả Rập. Thậm chí Nhật Bản cũng phải nghĩ đến việc bảo vệ quan hệ mậu dịch giữa họ với cả Mỹ và Trung Hoa.
Những nước đồng minh của Hoa Kỳ không xa lánh Hoa Thịnh Đốn. Nhưng họ phải tìm cách bảo vệ tránh những rủi ro có thể xảy ra, và tìm cách thích ứng với tình hình thế giới mới, trong đó sức mạnh kinh tế được phân phối rộng rãi hơn trước. Vấn đề chia sẻ những gía trị đạo đức, tinh thần vẫn còn đóng vai trò quan trọng, và đồng minh của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tin tưởng vào quan hệ chặt chẽ với cường quốc số một của thế giới. Nhưng Tổng thống Obama và những người kế nhiệm ông sẽ phải đối đầu với một câu hỏi rất khó: Câu hỏi đó là trong một thế giới người ta ít còn cần đến nước Mỹ, làm sao Hoa Thịnh Đốn còn có thể duy trì, và bảo vệ ảnh hưởng trội yếu của mình đối với những nước khác?
Bài phân tích của Ian Bremmer trên báo TIME ngày 6/4/2015
Nguyễn Minh Tâm dịch
Asian Infrastructure Investment Bank
Membership
As of 2 April 2015, there are 33 Prospective Founding Members (PFM)[22][23] and 21 countries and regions applying for PFM. As one of the countries and regions currently applying for PFM, Hong Kong joins the delegation of China in the negotiations.[24]
Ukraine is considering joining the AIIB. The United States , Japan, and Canada has no immediate intention to participate.[25]
Prospective Founding Members[edit]
There are 26 PFMs in the Asian region, 7 PFMs not in the Asian region.
Asia regional members |
Non-regional members |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Applicant Countries
Country/Region | Date of application |
---|---|
Australia | 29 March 2015[28] |
Austria | 27 March 2015[29] |
Brazil | 28 March 2015[30] |
Denmark | 28 March 2015[31] |
Egypt | 30 March 2015 |
Finland | 30 March 2015[32] |
Georgia | 28 March 2015[30] |
Hong Kong | December 2014[24] |
Hungary | 31 March 2015[33] |
Iceland | 31 March 2015[34] |
Israel | 31 March 2015[35] |
Kyrgyzstan | 31 March 2015 |
Netherlands | 28 March 2015[30] |
Norway | 31 March 2015[36] |
Portugal | 31 March 2015[37] |
Russia | 30 March 2015[38] |
South Korea | 26 March 2015[39] |
Spain | 27 March 2015[40] |
Sweden | 31 March 2015[41] |
Chinese Taipei | 31 March 2015 |
Turkey | 26 March 2015[42] |
- Notes of the Country/Region
- * Memorandum (MOU) signatory PFM
- Chinese Taipei (Taiwan) – China’s Foreign Ministry spokeswoman Hua Chunying said that Taiwan should avoid “two Chinas” or “one China, one Taiwan” situation.[43]Taiwan applied to join the AIIB via Taiwan Affairs Office, possibly under the name “Chinese Taipei” or other names.[44][45]
Countries with no intention or refused[edit]
- United States – No intention
- Canada – No intention
The United States’ officials have expressed concerns about whether the AIIB would have high standards of governance, and whether it would have environmental and social safeguards.[46] The United States is reported to have used diplomatic pressure to try and prevent key allies, such as Australia, from joining the bank,[47] and expressed disappointment when others, such as Britain, joined.[46][25]
- North Korea – Refused
A senior representative from North Korea had his request for North Korea to join the AIIB immediately rejected by the alliance’s inaugural president, Jin Liqun. He stated that North Korea had failed to obey a necessary principle: provide detailed information on the economic and financial market conditions of their country.[48]
- Japan – Declined
Masato Kitera, Tokyo’s envoy in Beijing, stated previously that Japan might join the AIIB.[49] Japanese Finance Minister Taro Aso previously indicated interest in joining the AIIB, but later switched his stance. Yoshihide Suga, Japan’s Cabinet Secretary, told to the public that Japan was still seeking China’s full explanation of the AIIB as he stated, “As of today, Japan will not join AIIB and a clear explanation has not been received from China” and “Japan is dubious about whether (the AIIB) would be properly governed or whether it would damage other creditors”. He also stated that Japan is no longer considering whether or not to join the bank. The Japanese Government Spokesman also announced that Japan would not join the AIIB. Japanese prime minister Shinzo Abe also added that Japan does not need to join the bank.[50]