Nghị quyết được thông qua tại quốc hội Nga ngày thứ Năm, 25/11/2010, với 342 phiếu thuận, 57 chống, không ai bỏ phiếu trắng, công nhận vụ giết hại gần 22 ngàn sĩ quan Ba Lan vào mùa xuân năm 1940 là tội ác của chế độ Stalin và Liên Xô, là một nhà nước độc tài toàn trị, phải được xem là một thay đổi có tính đột phá.
Muộn còn hơn không! Quốc hội Liên bang Nga (Duma) đã thông qua một nghị quyết về vụ thảm sát Katyn.
“Mục tiêu của chúng tôi là loại bỏ sự dối trá về Katyn” – Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại của Duma, Konstantin Kosachov, cho biết.
Vụ thảm sát tại rừng Katyn vào tháng 3 năm 1940 là trang sử đen tối giữa Ba Lan và Nga. Vào năm 1940, theo sắc lệnh của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô do Stalin đứng đầu, an ninh Nga đã bắn bỏ tập thể gần 22 ngàn sĩ quan quân đội cảnh sát của Ba Lan tại rừng Katyn. Theo dư luận, Stalin bằng cách này muốn trả thù cho sự thất bại của Hồng quân Liên Xô trong cuộc xâm lược Ba Lan vào năm 1920 và hủy diệt những thành phần ưu tú của quân đội quốc gia Ba Lan.
Toàn bộ tài liệu tuyệt mật về Katyn được giữ trong “Hồ Sơ Số 1” mà chỉ người lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước Nga mới có quyền tiếp cận. Đến thời kỳ “Perestroika”, Michail Gorbaczev quyết định cho mở hồ sơ nghiên cứu và tháng 4/1990 nhân chuyến thăm của Tổng thống Ba Lan Jaruzelski, lần đầu tiên lãnh đạo cao nhất của nhà nước Nga xác nhận tội ác được thực hiện bởi an ninh Liên Xô. Năm 1992, thừa lệnh Tổng thống Nga Boris Jeltsin,Tổng giám đốc Viện lưu trữ Nga trao cho Ba Lan copy một phần bộ hồ sơ Katyn, trong đó có sắc lệnh xử bắn tập thể do Stalin và các thành viên khác của Bộ Chính trị Liên Xô ký ngày 5/3/1940. Ngày 7/4/2010, Thủ tướng Nga Putin đã đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân của tội ác Stalin tại khu nghĩa trang Katyn. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã từng phát biểu vài lần trước báo chí rằng, vụ thảm sát Katyn là tội ác của chủ nghĩa Stalin và chế độ ở Liên Xô là chế độ toàn trị và nước Nga hiện nay không phải là Liên Xô.
Tuy nhiên tất cả những động tác trên đây đều xuất phát từ thiện chí nhìn nhận sự thật mang tính cá nhân của các nhà lãnh đạo Nga hơn. Đề tài Katyn vẫn rất nhạy cảm và chưa bao giờ nhất quán, đạt được đồng thuận rộng rãi ở Nga. Thậm chí trong năm 2005, Viện công tố Nga đã tuyên bố đóng hồ sơ Katyn sau nhiều năm điều tra với sự cộng tác của phía Ba Lan.
Nghị quyết được thông qua tại quốc hội Nga, với 342 phiếu thuận, 57 chống, không ai bỏ phiếu trắng, công nhận vụ giết hại gần 22 ngàn sĩ quan Ba Lan vào mùa xuân năm 1940 là tội ác của chế độ Stalin và Liên Xô là một nhà nước độc tài toàn trị, phải được xem là một thay đổi có tính đột phá.
Trình bày tại quốc hội với dự thảo nghị quyết mang tên “Bi kịch của cuộc thảm sát và các nạn nhân của nó“, Konstantin Kosachov nói rằng, nghị quyết được thông qua sẽ là một bước tiến tới hòa giải với người Ba Lan và “ý đồ tẩy rửa tội ác của Stalin là không thể chấp nhận”. – “Đây không phải là một quyết định dễ dàng. Đây là một khoảnh khắc của sự thật đối với tất cả chúng ta” – ông nói.
Và nước Nga sẽ tiến hành một cuộc điều tra mới về hồ sơ Katyn.
Theo Kosachov, trong Thế chiến II, tại châu Âu dân tộc Ba Lan đã chịu đựng nhiều đau thương và tổn thất nhất, nhưng sự hòa giải giữa Ba Lan với Đức đã trở thành hiện thực. Cũng như sự hoà giải của Ba Lan với Ucraina, mà một trong những biểu hiện là hai nước đồng tổ chức vòng chung kết bóng đá Âu châu vào năm 2012.
Kosachov nhấn mạnh rằng nghị quyết của quốc hội Nga có ý nghĩa to lớn đối với dân chúng Nga và các đại biểu đã thay mặt họ trả món nợ đạo đức cho cha ông.
Phía Ba Lan đã đánh giá rất cao quyết định khó khăn của quốc hội Nga. Dư luận báo chí cho rằng, thêm cử chỉ thiện chí khác của Nga trước chuyến thăm Ba Lan chính thức của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vào ngày 6/12 tới
Lê Diễn Đức
***
Về nhân vật Stalin, nhà thơ Tố Hữu, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có những vần thơ sau :
“Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
…Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!”
They cut off the head of Stalin’s statue, leaving only his boots
Josef Stalin statue removed from hometown in Georgia
A giant statue of Josef Stalin that stood in his hometown for almost six decades has been toppled as Georgia finally disowned its most infamous son.
The statue depicted “Uncle Joe” standing up with one hand tucked into his great coat as he stared across the Caucasus Mountains.
It is thought to have been one of the most imposing likenesses of the tyrant in the world.
Erected in the Georgian town of Gori in 1952, a year before Stalin died, the 20ft bronze statue stood on a soaring granite plinth and had survived a 1960s Kremlin campaign to banish Stalin’s memory as well as a Russian military bombardment in 2008.
But Mikheil Saakashvili, Georgia’s pro-Western president, said he wanted the statue moved into a local museum that devoted to the Soviet dictator.
He argued that the late dictator was too closely associated with what he called the “Soviet occupation of Georgia”.
“A memorial to Stalin has no place in the Georgia of the 21st century,” he said.
A statue commemorating the victims of Georgia’s short and disastrous war with Russia in 2008 would take the Stalin statue’s place, he added.
Giorgy Baramidze, Georgia’s minister for European integration, explained that calls for the Stalin statue’s removal had multiplied since the war against Russia.
“The presence of that monument in the centre of Gori was especially shameful after the Russian aggression… by a state that is a legal successor to the Empire once created by Stalin,” he said.
“Our historical ideals should be people who tried to build a normal civilised country rather than bloodthirsty hangmen.”
Officials in Gori, where Stalin was born on 18 December 1878, had the statue removed in the dead of night to avoid protests.
Stalin, born Josef Dzhugashvili, remains a popular figure with many older Georgians and the authorities did not want trouble.
Police set up a barrier to keep curious onlookers at bay and workers loaded the statue onto the back of a flatbed truck before driving off to an unknown destination.
Baffled Gori residents said they awoke on Friday morning to find the likeness of their most famous son oddly absent.
Some of them, particularly older people who grew up in the Soviet Union, were angry, while the Georgian Communist party said it was “in shock”.
“This signifies the downfall of our nation,” said senior Communist party official Soso Gagoshvili. “The authority of the Georgian nation could sharply fall around the world as a result of this. How could they treat the memory of a person who saved the planet in this way?”
The son of a cobbler and a serf, Stalin grew up in grinding poverty in Gori and almost died there from a bout of smallpox he contracted at the age of seven. The illness permanently scarred his face
It was in Gori that he learnt to speak Russian at a strict church-run school before he went on to study to be a priest at a Georgian Orthodox seminary in the capital, then known as Tiflis.
In the Soviet era, an unapologetically hagiographic museum devoted to his life drew tens of thousands of visitors every month. It is still open today and it is there that the toppled statue is expected to find a home. The museum contains his personal effects and the modest hut where he grew up but makes scant mention of the purges, the Gulag, and the man-made famines he oversaw that killed millions. That too is to change, however, with the museum being overhauled to present a more balanced view of his legacy.