Những thành quả và diễn tiến khả quan của cao trào cách mạng tại Tunisia, Ai Cập và Libya là cơ hội bằng vàng để các dân tộc bị ngược đãi, bóc lộc, yếm thế tại các nước khác có dịp thức tỉnh và học hỏi cách thức gây vốn cách mạng.
Tại Á Châu và nhất là tại Đông Nam Á đã có triệu chứng khởi phát những cuộc nổi dậy tương tự. Vấn đề đặt ra là “Cần làm gì để thực hiện cuộc cách mạng dân chủ tại Việt Nam ?”
Các tổ chức và lực lượng nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước có thể so sánh những đặc tính của cuộc cách mạng hoa nhài tại Bắc Phi và Trung Đông để ứng dụng vào việc tổ chức một cuộc khởi nghĩa tương tự tại Việt Nam.
1. Đặc tính khởi đầu: quảng bá ý thức về sự thống khổ, tuyệt vọng của quần chúng trong nước
Thật vậy, cuộc cách mạng này được châm lửa bởi vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi ở Sidi Bouzid, một thành phố cách thủ đô Tunis 265 cây số. Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, có bằng cấp đại học, nhưng không tìm ra việc làm, anh phải đi bán trái cây dạo và bị công an tịch thu xe bán trái cây vì anh không có giấy phép hành nghề và không có tiền để hối lộ. Mohamed Bouazizi tự thiêu ngày 17 tháng 12 năm 2010. Anh hét to khi ngọn lửa đang bốc cháy “Chấm dứt nghèo đói, chấm dứt thất nghiệp !” Cũng tại thành phố Sidi Bouzid, ngày 8 tháng 1, một người bán hàng rong khác là ông Moncef Ben, 56 tuổi cũng đã tự thiêu.[1]
Tại Việt Nam, cũng đã xẩy ra những vụ dân oan mất nhà mất đất, bị hà hiếp, đánh chết vô cớ, những cảnh tự thiêu, cố sát, sách nhiễu đủ điều. Nhưng ngọn đuốc Phạm Thành Sơn vẫn chỉ đơn độc, im lìm. Thái độ lánh xa, vô cảm cố hữu của quần chúng phần đông là do tình trạng thiếu ý thức của người dân khi giới truyền thông phò Đảng bưng bít, gian lận tin tức, và nhất là vì chính quyền luôn luôn doạ nạt, bịt miệng nạn nhân và những người biết tới nội vụ.
Ngoài tình trạng chính quyền tham nhũng, bất công; ngoài tình trạng xã hội nhiễu nhương, giầu nghèo chênh lệch, kinh tế mánh mung, vật giá leo thang, thất nghiệp, cưỡng bách vô sản, toàn dân còn sống trong sự đầy đoạ tinh thần, thiếu công lý, thiếu tự do ngôn luận, sách nhiễu tôn giáo.
Giải pháp đối tác tức thì và dài hạn là nâng cao sinh hoạt và hiệu lực truyền thông độc lập, chân chính. Các cơ sở liên mạng, các diễn đàn, bloggers, thuộc mọi giới già trẻ, trong và ngoài nước cần gia tăng nỗ lực phổ biến rộng rãi tin tức đúng đắn, đa diện, nhằm trau dồi ý thức người dân, đồng thời đánh thức lương tâm của những thành phẩn chủ chốt có thiện chí và khả năng bênh vực người dân thất thế, lâm nạn.
Vậy dưới đây là sự thật, là thực trạng trong nước.
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund), Việt Nam là một trong những dân tộc nghèo nhất thế giới:
• trong cả năm 2010 mỗi người Việt Nam làm ra bình quân được 1.155 Mỹ kim (GDP đầu người),
• thu nhập bình quân trong năm 2009 của mỗi người nông dân là 275 USD, mỗi ngày 75,3 Cents Mỹ kim. [2]
• Người nông dân đó phải nhịn đói đúng 53 ngày rưỡi [75 cents X 53.5] mới gom góp đủ 40 Mỹ kim để ăn một bát phở nhà giầu tại Hà Nội.
Sự chênh lệch phi thường giữa thiểu số xã hội đại gia tư bản đỏ với đa số dân oan bị bóc lột, cộng thêm với mức độ lạm phát không ngừng trong nước, là một hiện tượng kinh tế xã hội nguy ngập, bất kỳ lúc nào cũng có thể “nổ tung”.
Nếu đem so sánh khu vực Đông Nam Á với khu vực Trung Đông, Bắc Phi, thì Việt Nam còn thua xa Tunisia và Ai Cập về mọi mặt:
• thu nhập bình quân của Việt Nam chỉ bằng một phần tư GDP của Tunisia và một phần ba của Ai Cập;
• Việt Nam tham nhũng hơn gần gấp đôi Tunisia và Ai Cập;
• Việt Nam còn đứng thấp hơn Tunisia và Ai Cập về mặt phát triển nhân sự và tự do ngôn luận, báo chí. [3]
Vậy nếu “được biết” rõ cuộc cách mạng hoa nhài đã thành hình tại Tunisia, Ai Cập và nay tại Libya vì chính phủ họ độc tài, tham nhũng, vì kinh tế xã hội nơi đó sa đoạ bế tắc, thì người dân Việt Nam cũng cần so sánh và thấy rằng tình trạng trong nước còn trầm trọng, tệ hại gấp bội, quá đủ lý do để họ nổi dậy đòi hỏi một cuộc thay đổi cải tiến toàn diện.
Vậy người dân cần biết rõ thân phận mình và thực trạng trong nước để từ đó xác định nhu cầu khai trừ chế độ cộng sản, nguyên nhân của mọi tệ đoan, bất công, sa đoạ và thay thế bằng một nền dân chủ tự do chân chính, tiến bộ, công bằng, thịnh vượng. Đó là mục tiêu căn bản mà cuộc cách mạng cần đạt tới mới được coi là thành công.
2. Đặc tính thứ hai: hiện tượng chuyển lực lây biến của cảm nhận và lương tâm cách mạng
Sự tự thiêu của Moncef Ben, rồi sau đó của Mohamed Bouazizi đã nói lên nỗi thất vọng cùng cực của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội Tunisia và đó cũng là ngọn đuốc đốt lên ngọn lửa phẫn nộ của dân chúng. Khắp nơi, sinh viên, học sinh, luật sư, ký giả, công đoàn đã biểu tình chống lại nạn thất nghiệp, tham nhũng tràn lan và đời sống đắt đỏ trong suốt 23 năm qua dưới bàn tay sắt của Ben Ali.[4]
Hành động hy sinh tự phát của hai công dân tuyệt vọng bỗng dưng lây truyền và đánh thức lương tâm của cả trăm ngàn, cả triệu người dân, của đồng bào cùng hoàn cảnh, cùng uất hận, cùng tham vọng quật khởi. Vụ tự thiêu cuối cùng của Mohamed Bouazizi trở thành cơ hội bộc lộ phẫn uất và hy vọng tập thể.
Rồi khi cuộc cạch mạng thành công tại Tunisia, tụ điểm tổng nổi dậy này trở thành một trạm biến điện cao thế có khả năng phóng toả những luồng nhân điện đánh thức lương tâm, khát vọng và những cảm giác đau đớn tiềm tàng của những nạn nhân đồng cảnh sát ranh. Trước đó, họ tưởng yên phận trong nhẫn nại, quên lãng, trong kiềm chế, phỉnh gạt, hay sa đoạ. Bỗng dưng họ thấy rõ thân phận họ khi so sánh vị thế xã hội, nhu cầu kinh tế, và những điều kiện sinh tồn thấp kém mà người dân Tunisia đã vượt thắng khi ý thức họ được sáng tỏ. Do ở cái thế đồng cảnh, sát cạnh, mà các dân tộc Bắc Phi đã khởi phát và chuyển lực nhanh chóng như vậy.
Trong hiện tượng toàn cầu hoá và theo diến tiến của cuộc tổng khởi nghĩa dây chuyền này, cần thấy rõ thời cơ không có tính cách cô lập, đặc định từng đơn vị phát xuất [riêng rẽ cho từng xã hội, từng quốc gia liên hệ], mà trái lại là một hiện tượng trùng khởi của mẫu số chung và hoàn cảnh tương tự. Tất cả những dân tộc nổi dậy đều thống khổ, đều bị tước đoạt nhân quyền, nhân phẩm, đều bị khước từ mọi giá trị xã hội, kinh tế, công lý tới độ thất thế cùng cực như nhau.
Vấy chỉ cần có cuộc khởi nghĩa bộc phát ở một tụ điểm khả ứng, tức khắc truyền lửa tới những không gian tương tự, cùng hoàn cảnh, cùng sức công phá.
3. Đặc tính thứ ba: hiện tượng gây vốn cách mạng theo đúng mục tiêu và thể thức tranh đấu chân chính
Lập vốn và điều hành cuộc cách mạng không khác gì đầu tư vào một thương nghiệp. Khi sáng lập, cần có vốn khởi đầu [starting money] để tổ chức nội bộ, trang bị cơ sở, rồi từ đó mượn vốn đầu tư, hùn hạp hay lập hội cổ phần, khi có một dự án làm ăn vứng chắc.
Cuộc cách mạng hoa nhài là một dự án đầu tư lớn, đem lợi lộc cho dân tộc. Do đó, vốn cách mạng chính đáng dễ có người tiếp tay nối vốn khi sứ mạng được nêu cao theo nhu cầu và niềm tin của quần chúng.
Sự tự thiêu của Moncef Ben, sau đó của Mohamed Bouazizi tại Tunisia, cũng như trường hợp Khaled Said, 28 tuổi, một chuyên viên về computer, bị cảnh sát Ai Cập bắt và đánh chết khi anh tìm cách tung lên mạng hình ảnh một số cảnh sát ăn cắp cần sa là cái “vốn khởi đầu” cho cuộc cách mạng hoa nhài.
Bạn bè anh và nhất là Wael Ghonim, 31 tuổi, kỹ sư vi tính, trưởng phòng tiếp thị của Google ở Trung Đông và Bắc Phi đã tiếp tay hùn vốn cách mạng . Xúc động trước cái chết thảm thương của Khaled Said, Ghomin đã lập trang Facebook “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said”. Rất đông thanh niên và sinh viên theo dõi và tiếp tục chuyền tin và định ngày giờ tụ tập nổi dậy kết tụ thành lực lượng đoàn kết, thống nhất, của số đông sát cánh trong cảnh “kết sinh đồng phận”.
Sự thành công của cuộc cách mạng nằm ở khả năng “tiếp tay, nối vốn” cách mạng, nằm ở khả năng hội nhập đông đảo của số “cổ đông xã hội” khi quần chúng gom góp sức lực và niềm tin vào sự hình thành của cuộc cạch mạng. Mỗi một người dân, cá nhân hay tập thể khi nhập cuộc đều có cơ hội hùn vốn cách mạng, hùn sức, hùn công như nhau, nên đều có quyền lợi và trách nhiệm tùy theo khả năng và niềm tin của họ.
Cuộc cách mạng dễ bề thành công khi mục tiêu, thế lực và hình thức tranh đấu được minh định rõ rệt.
[a] Mục tiêu của cuộc cách mạng hoa nhài là bác bỏ chế độ độc tài, tham nhũng, bất tài, bất xứng một cách toàn diện. Vậy cuộc “cách mạng hoa sen” cho Việt Nam phải nhằm giải thể chính quyền và hủy bỏ toàn bộ chế độ cộng sản tại Việt Nam và thay thế bằng một chính thể dân chủ tự do nhân bản chân chính, phục vụ dân tộc Việt Nam, bảo vệ đất nước, và hội nhập đà tiến hoá quân bình, chuẩn mực của nhân loại, trong khu vực và trên toàn cầu.
[b] Về thế lực đấu tranh, cuộc cách mạng hoa nhài hoàn toàn do dân thực hiện. Không phải là sự nổi dậy của cá nhân, của đảng phải, đoàn thể, mà là của đại chúng dân tộc Tunisia, Ai Cập, Libya.[5]
Vậy, cuộc cách mạng dân chủ nếu xẩy ra tại Việt Nam cũng không vì yêu sách, chỉ thị cá nhân, đảng phái, tập đoàn riêng rẽ, mà phải đặt trên căn bản quyền lợi và quyết định chung của toàn dân, chứ không thể “vì đảng có ta” hoặc “lãnh tụ bảo gì, dân nghe tăm tắp”.
Cá nhân, nhóm, đảng, tôn giáo nếu có, khi nhập cuộc chỉ có tính cách khởi xướng và sau đó luân phiên hợp lực, đưa đẩy cuộc cách mạng tới thành công. Quyền sở hữu của cuộc cách mạng cũng như của đất nước đều thuộc về dân, bất cứ ở đâu, trong nước, ngoài nước, không phân biệt giới tính, tuổi tác, tư tưởng, tín ngưỡng, thế lực xã hội. Những thành phần phối hợp, quản trị, lãnh đạo cuộc cách mạng chỉ hành động đúng khi hành động vì quyền lợi và ý muốn của toàn dân.
[c] Về hình thức đấu tranh, cuộc cách mạng dân chủ tuyệt nhiên phải bất bạo động, tay không tạo kết áp lực quần chúng. Người dân khi tụ tập đông đảo tự dưng hội nhập thành một môi trường kích thích tập thể, kẻ sợ hết sợ, kẻ nhút nhát, do dự bỗng trở nên năng động, hào khởi. Sức mạnh của đám đông sát cánh, đoàn kết là một sức mạnh vượt khởi, vì chính nghĩa, vì tin tưởng đại đồng hỗ trợ. Sức mạnh tinh thần đó dễ được kính trọng, nên trở thành một thực lực đáng nể, kể cả trước vũ khí chống đỡ của nhà cầm quyền thất sủng. Đặc biệt trước lực lượng quần chúng nổi dậy tại Tunisia và Ai Cập, quân đội không can thiệp, có lúc con theo lực lượng cách mạng.
Đó cũng là hy vọng của lực lượng nổi dậy tại Việt Nam với viễn tượng được quân đội và một số cán bộ trân trọng, hỗ trợ, hợp tác, và họ sẽ không theo Đảng mà theo dân, khi ý thức rằng thân phận và tương lai họ gắn liền với thân phận và tương lai của đại chúng, của dân tõc.
Đặc biệt đối với môi trường đa diện, phân tán của người Việt trong và ngoài nước, sự tiến hoá của cao trào cách mạng có thể gắp khăn lực lúc ban đầu. Mọi mưu đồ sở hữu riêng rẽ, phân ranh cuộc cách mạng là tiếm quyền, là bội phản dân tộc.
Ngay lập tức, phải thanh lọc thành phần nội gián, nội phản, nhập cuộc với vốn liếng giả, tiền giả, tiền bẩn. Mọi đóng góp nhân lực, tài chính, mưu kế với mục đích chia rẽ, man trá đều không thuận lợi cho vận mệnh cuộc cách mạng, cần cảnh giác, gạt bỏ.
Vậy muốn gây vốn cách mạng, cần thi hành mục tiêu cách mạng một cách chính xác, đầy đủ, toàn diện, toàn năng.
4. Đặc tính thứ tư: yếu tố địa thế chính trị của tụ điểm cách mạng
Sau giai đoạn thức tỉnh, lây biến, người dân nhập cuộc phải chuyển sang thế tụ tập biểu dương lực lượng.
Việc đầu tiên là quyết định về tụ điểm. Chọn những thành phố lớn trước, nhiều dân cư cấp tiến, nhiều ảnh hưởng về mặt địa lý chính trị [geopolitics], dễ thu hút dân chúng từ nơi khác, dễ thu hút sự quan tâm của các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế. Phương tiện và cơ hội truyền thông cao nối liền với địa điểm tụ tập.
Riêng nhóm người nổi dậy tại Libya ngoài việc gây áp lực tại thủ đô Tripoli còn chiếm giữ các thị trấn Ras Lanuf và Zawiyah sát các trung tâm lọc dầu cặn để vừa bảo vệ tài sản quốc gia, vừa tựa lưng vào cơ sở đó để có “bia đỡ đạn”, mong không quân và quân đội trung thành với chính phủ Gaddafi sẽ không oan kích phá hủy kho dầu, và lực lượng ngoại quốc có quyền lợi liên hệ [buôn bán, tiêu thụ dầu, xăng nhớt] sẽ bảo vệ cả kho dầu lẫn tính mạng của phe nổi dậy.
Nhờ vào tụ điểm trên mà CNN và các đài TV trên thế giới đã dành nhiều thì giờ truyền hình các tin nóng bỏng làm tăng thế chiến lược của phe cách mạng tại Libya.
Trong thành phố, địa điểm tụ họp thường là những quảng trường, những khu đất trống, mở rộng trong thành phố, dễ bề tiến thoái.
Do đó khi khởi động cuộc nổi dậy tại Việt Nam, cần đặt ưu tiên tụ tập tại Hà Nội, Saigon, Huế, Đà Nặng. Nếu đủ lực lượng, nên phát động vài tụ điểm cùng một lúc để xuất hiện bất ngờ và chia thế lực chống đối của công an địa phương. Cũng phải chọn kỹ những thời khoá biểu có lợi cho đám biểu tình, những giờ giấc dễ gây áp lực, tiếng vang. Do đó đình công, bãi thị, nghỉ học bãi khoá trong tuần rất cần thiết. Những cuộc xuống đường nổi dậy phải có tính cách liên tục, hối thúc tới cao điểm mong muốn.
5. Đặc tính thứ năm: biết tận dụng Sức mạnh chính trị của truyền thông xã hội
Đây là giai đoạn phối hợp tự quản mà thành phần trí thức, trẻ, có đầu óc, có kỹ thuật tổ chức quân chúng, có phương tiện móc nối, tụ tập là lực lượng chủ động, hướng dẫn cuộc cách mạng tới thành công.
Theo Clay Shirky, “truyền thông xã hội đã trở thành công cụ điều phối gần như cho tất cả các phong trào chính trị của thế giới.” [6] Việc sử dụng những tiện ích truyền thông xã hội gồm có tin nhắn, email, chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội v.v.
Wael Ghonim và bạn bè tổ chức cuộc cách mạng bằng cách thông báo trên Facebook,[7] gửi và nhận những tin nhắn vắn tắt, những lời triệu tập hành động, những tin tức cập nhật bằng Twitter [8] và qua điện thoại di động.
Họ lấy danh xưng cách mạng là “Admin 1”, “Admin2” [quản trị viên 1-2] để liên lạc với nhau và điều động cuộc nổi dậy như quản trị các hệ thống truyền thông liên mạng.
Họ dùng mạng lưới và nhất là hệ thống truyền thông xã hội [youtube, facebook, twitter] để đặt kế hoạch chuẩn bị, móc nối, phân khu, phân canh giờ giấc tiếp diễn cuộc nổi dậy, phân công trách nhiệm cho các phối hợp viên và hoạt náo viên một cách kỹ lưỡng, nhanh chóng.
Nhờ những kỹ thuật và phương thức truyền thông trên mà kế hoạch tụ tập, tới lui, phân tán, hỗ trợ đã được phổ biến và cập nhật hằng ngày, hằng giờ để tránh mọi trường hợp bó tay, cô lập trước cảnh thế thay đổi bất ngờ.
Giới trẻ Việt Nam trong nước cũng là một “thế hệ nhắn tin” [9] rất thông thạo về kỹ thuật và phương thức truyền thông xã hội trên. Điện thoai di động hầu như là phương tiện liên lạc duy nhất của giới trẻ, trí thức, chuyên gia trong nước. Vậy về điều kiện kỹ thuật tổ chức, giới trẻ và trí thức Việt Nam cần xác định rõ mình đã sẵn sàng và đang được chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc cách mạng tân kỳ.
Nên liên kết ngay từ bây giờ trong và ngoài nước với những hội đoàn dân sự bất vụ lợi quốc tế, những tổ chức bảo vệ nhân quyền hoặc các cơ sở hiện đang tranh đấu cho vận mệnh các dân tộc nổi dậy tại Trung Đông và Bắc Phi. Hợp tác và giúp họ ngày hôm nay, khi họ cần thêm trợ lực, thêm vây cánh quốc tế, để khi tới lượt mình, được hưởng những ân tình, hỗ trợ tương tự.
6. Đặc tính thứ sáu: sự hỗ trợ của thế giới bênh vực chính nghĩa của cuộc cách mạng
Trong những cuộc nổi dậy quần chúng tại Tunisia, Egypt và Libya, thế giới chính trị và truyền thông thường dành nhiều cảm tình và sẵn sàng hỗ trợ, bênh vực những phe nổi dậy.
Về mặt trực cảm, thế giới dễ có cảm tình với chính nghĩa của cuộc cách mạng hoa nhài:
[a] những cuộc nổi dậy trên đều do dân thực hiện, trong trật tự, và luôn luôn theo đường lối bất bạo động;
[b] yêu sách giải trừ các chính thể độc tài, tham nhũng để bảo trọng quyền lợi và nhân phẩm người dân rất phù hợp với căn bản tổ chức của các nước dân chủ tự do Âu-Mỹ sẵn sàng bênh họ.
Về mặt quốc tế công pháp, giao tế khu vực và tổ chức mậu dịch toàn cầu, một quốc gia tham nhũng, nhiều tệ đoan xã hội dễ trở thành một đơn vị chính quyền bất ổn, gây trở ngại chung trong các sinh hoạt đa phương quốc tế. Những quốc gia có liên hệ sách lược về mặt chính trị và kinh tế với khu vực giao động đều muốn chấm dứt càng sơm càng tốt tình trạng bất ổn này.
Chính nghĩa của cuộc cách mạng dễ trở thành cái cớ cuối cùng để loại trừ một nguyên thủ quốc gia mỗi lúc trở nên bất lợi trong việc giao tế toàn cầu. Trước đồng minh, nay trở thành trở ngại sách lược cần gỡ bỏ. Đó là trường hợp của cưu TT Mubarack, khi TT Obama tuyên bố như ngôn từ một tối hậu thư: “TT Mubarack phải ra đi tức khắc”.[10]
Riêng về cuộc nổi dậy tại Libya, ĐT Moammar Gaddafi đã trở thành một nguyên thủ quốc gia bất xứng mà hầu như cả thế giới tự do đều muốn khai trừ. Liên minh do Anh, Pháp và Hoa Kỳ dẫn đầu vận động để Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết cho phép tiến hành các cuộc không kích nhằm ngăn chặn quân đội của tổng thống Libya trấn áp phe nổi dậy. Nghị quyết nói trên cho phép thiết lập vùng cấm bay trên không phận Libya, áp dụng “tất cả các biện pháp cần thiết” để bảo vệ thường dân và áp đặt lệnh ngừng bắn đối với quân đội của Libya Moammar Gaddafi.
Mục đích của hành động quân sự này là “bảo vệ dân chúng Libya và giúp họ trên con đường giành tự do, điều đó có nghĩa là lật đổ chế độ Tổng thống Moammar Gaddafi.”[11]
Nhờ vào sự can thiệp tích cực của các nước liên minh Âu-Mỹ, dân chúng nổi dậy tại Libya sẽ có cơ may truất phế một tên bạo chúa hại nước, hại dân.
Việt Nam dù đang được Hoa Kỳ một lần nữa sử dụng trong thế “be bờ” ngăn chặn sự bành trướng thế lực của Trung Quốc, vẫn có thể “bị thay chủ”, nếu Hoa Kỳ thấy rằng sự nổi dậy của dân chúng trong nước có triển vọng, một mặt đem lại tự do dân chủ cho người dân trong nước, mặt khác cũng sẽ đưa lên một chính thể hữu hiệu, tân tiến phù hợp với đường lối sinh hoạt hài hoà, trong sáng của mậu dịch toàn cầu.
Vậy việc phỏng đoán cảnh tượng “tắm máu” dành cho người dân Việt nổi dậy chống chế độ CSVN là một cách suy luận sai lầm, không mấy tường tận về tình hình quốc tế hiện tại, hay vỏn vẹn chỉ là cách doạ dẫm, gây thêm khiếp đảm và cốt làm thối chí người dân trong giai đoạn khởi phát cuộc cách mạng, khó khăn lúc ban đầu.
Cần nhớ rằng:
Dè dăt, thận trọng là một thái độ khôn ngoan.
Nhưng nếu vì lý do gì không tiếp nối hào khí và thành quả của cuộc cách mạng hoa nhai từ Bắc Phi-Trung Đông hoặc không kịp chuyển lực thành một cuộc nổi dậy có chính nghĩa, có trợ lực quốc tế tại khu vực Đông Nam Á, thỉ quả thật là một lần “lỡ tầu” đáng tiếc cho nhiều dân tộc trong vùng.
Chuyến tầu cách mạng chưa chắc sẽ quay trở lại ngay.
TS. LS. LƯU NGUYỄN ĐẠT
www.Vietthuc.org
[1] & [4] theo chi tiết trong “Cuộc cách mạng hoa lài tại Tunisia”, Tường An, thông tín viên RFA, 2011-01-18 http://www.guardian.co.uk/world/video/2011/feb/09/wael-ghonim-tahrir-square-video.
[2] & [3] căn cứ vào tài liệu của International Monetary Fund, và bản so sánh tóm lược trong bài “Thời cơ cho cuộc cách mạng dân chủ tại Việt Nam đã đến?” Nguyễn Hội , Diễn Dàn Việt Thức , March 15, 2011
[5] On 9 February, Ghonim addressed the crowds in Tahrir Square, telling the protesters: “This is not the time for individuals, or parties, or movements. It’s a time for all of us to say just one thing: Egypt above all”. “Wael Ghonim addresses thousands in Tahrir Square (video)”. The Guardian. February 9, 2011.
[6] Clay Shirky, “Sức mạnh chính trị của truyền thông xã hội”, Foreign Affairs (neofob, X-Cafe chuyển ngữ).
[7] “The Facebook Freedom Fighter”: Wael Ghonim’s day job was at Google. But at night he was organizing a revolution.
[8] Twitter is a rich source of instantly updated information. It’s easy to stay updated.
[9] “thế hệ nhắn tin”, Clay Shirky, The Political Power of Social Media,| Foreign Affairs www.foreignaffairs.com/…/clay-shirky/the-political-power-of-social-media–
[10] Barack Obama: “Hosni Mubarak Must Resign Now”
Washington, USA, February 5, 2011 /WNCNews/ – U.S. President Barack Obama on Friday local time, conveyed a clear indication that the Egyptian President Hosni Mubarak should resign now. He said a “patriot” with big hearts must listen to his people and make “right decision”. Obama did not explicitly ask for Hosni Mubarak to resign, but said that Mubarak has made the leap…
[11] “Liên Hiệp Quốc cho phép quốc tế can thiệp quân sự vào Libya” Anh Vũ / Trọng Thành [Nguồn REUTERS/Suhaib Salem]
2 Comments
Trần Việt
Đó là nhãn quan nhìn từ góc độ trên cao, đứng từ vị trí lãnh đạo,một theory hoàn hảo mà tác giả bài viết này đã dày công sưu tầm và nhận định. Người đọc coi đây là một tài liệu quý giá, nửa kinh điển, nửa thực tế.
Đã nhìn xuôi, cũng không nên thiếu cái nhìn ngược chiều trong vấn đề này, tôi muốn nói đến cái trạng thái trong quần chúng, và bối cảnh xung quanh họ.Người viết chỉ muốn chia xẻ vài nét khác biệt trong từng đặc tính mà tác giả đã diễn đạt đầy đủ trong bài viết cho dễ nhớ.
1. Quảng bá ý thức tiêu cực trong quần chúng ? Xã hội VN không giống Tunisie, Ai Cập và Libya, những dân này đã bị ách thống trị của bạo chúa quá lâu . VN cũng có đàn áp, có bất công, có thống khổ,nhưng chỉ đàn áp tại một số địa phương lẻ tẻ và cách biệt, chỉ bất công với những người đòi công lý, và chỉ thống khổ với dân vùng thôn quê, thành thị thì ít thấy đói khổ. Đã có thống kê cho rằng dân VN lạc quan và bằng lòng hay sao, nhất là, dân VN có niềm tự hào dân tộc, ” Tây phải cút, Mỹ phải nhào”.
2. Đặc tính thứ 2, còn gọi là biến cố khai hỏa, thì tại VN, công an trị, không để cho dân xuống đường, lấy đâu mà có chuyển lực lây biến ?
3. Đặc tính thứ 3, cũng ví như công trình tổ chức và đầu tư. Với dân VN, trong và ngoài nước, (như đã nói nhiều lần trước đây), chỉ có chính khác salon, lãnh đạo chuyên trị lý thuyết “lộng giả thành chân”, thì làm sao có cán bộ hành động khi cơ hội đến ?
4. Đặc tính thứ 4, cần một “địa lợi”, VN, công an địa phương đánh tan khối người muốn quy tụ ngay từ phút đầu, làm sao mà có điểm xuất phát hùng mạnh ?
5. Điểm thứ 5, truyền thông, tại VN, đâu đâu cũng có báo chí của chính quyền, khống chế công luận, đánh lạc dư luận, làm sao có truyền thông trung thực để cho dân biết sự thực ?
6. Đặc tính thứ 6, yểm trợ của thế giới,dân VN vẫn còn biết sợ, không dám đứng ra đường, thì đồng minh làm sao mà giúp ?
Đó là câu trả lời tại sao VN chưa có cuộc Cách Mạng Dân Chủ.
Vũ Kiếm Minh
Thưa Quý Vị:
Nếu tôi không nhầm, bài tham luận “Cần Làm Gì Để Thực Hiện Cuộc Cách Mạng Dân Chủ cho Việt Nam ?” chỉ rút tỉa từ lịch trình tiến hoá và kinh nghiệm của cuộc cách mạng hoa nhài — đã thực sự xảy ra và thành công tại Bắc Phi và Trung Đông. Không có gì là “lý thuyết”, là “tư tưởng”, là “kinh điền” gì cả.
Còn việc có ứng dụng những bài học, những kinh nghiệm đó được hay không, ứng dụng như thế nào tại Dông Nam Á, tại Việt Nam [đúng:] là do “lãnh đạo”, là “tổ chức” , là thời cơ … nhưng CỦA DÂN. Thứ Thật.
Trong Bài tham luận “Cần Làm Gì Để Thực Hiện Cuộc Cách Mạng Dân Chủ cho Việt Nam ?” tác giả TS. LS. Lưu Nguyễn Đạt chắc chỉ muốn vạch rõ trường hợp những đứa “con nít” [les petits poucets] có đầu óc, có tấm lòng, có hoàn cảnh, có kỹ thuật tân tiến hơn xưa, nên đã BƯỚC/VƯỢT qua những trở ngại mà Cha Chú chúng không dám thực sự mơ tưởng bước qua. Nên khi xong chuyện, chỉ biết “lấy làm ngạc nhiên”, thế thôi.
Việt Nam cần những “con nít” biết thời cơ, biết kỹ thuật tổ chức, biết muốn gì [quyết định tối hậu] hay lại cần mấy Ông Bố Già nhiều kinh nghiệm … tổ chức lúng túng, lỗi thời.
Tổ chức cũng là nhập cuộc, bắt tay vào việc, đúng cỡ, đúng mẫu mực, theo nhu cầu và giải pháp của từng giai đoạn.
Trân trọng, Vũ Kiếm Minh