Ba mươi lăm năm trước, khi vừa mất nước vào tay Cộng sản, không ít nhiều gì các trí thức, kẹt giỏ ở quốc nội đi tù Việt Cộng, hay ra tỵ nạn ở Hải ngoại đều chán nãn, khi nhìn thấy cái bất lực của thân phận làm công dân một nước nhược tiểu, không có quyền tự chủ, định đoạt gì cho vận mệnh hay tương lai của đất nước mình. Tất cà thấy rõ trong cuộc chiến tranh vừa qua, dân tộc Việt Nam đã một bên cầm súng bảo vệ một quan niệm sống và bờ cỏi non sông cho một chủ thuyết “be bờ” làm tiền đồn chống một chủ nghĩa bành trướng quốc tế; một bên, làm cán bộ cho Komintern, Công sản quốc tế, làm tay đánh mướn, nhuộm đỏ thế giới theo lịnh quan thầy bành trướng, gây nên cuộc chiến ý thức hệ dài nhứt của thế kỷ vừa qua. Cho nên, các thầy đều mơ đến một Việt Nam ngày mai, nếu có một Việt Nam ngày mai, Việt nam phải Trung lập, nghĩa là ở giữa không theo phe nào cả.
Cũng trong những năm tháng gần đây, sao 35 năm tỵ nạn ở hải ngoại, tuy có “tranh đấu chống cộng”, tuy có tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhơn quyền, đa nguyên, đa đảng,tuy là ngày nay sống trong các quốc gia dân chủ đa đảng, đa nguyên, với những hoạt động sanh hoạt đầy những Nghiệp, đoàn, những xã hội dân sự, ồn ào, tranh cãi , … nhưng vẫn không bỏ được cái nhìn độc đoán của thời lưỡng cực, chỉ biết hai khối, Tự do và Cộng sản, Âu Mỹ Tư bản và Nga Tàu Việt Nam cộng sản chủ nghĩa, hận thù, mặc dù ngày nay cộng sản đã phá sản từ cuối năm 1989. Và chủ thuyết Trung lập xa xưa tuy đã được các thầy trí thức thời ấy đem ra nói nhiểu cho cái thể chế ngày mai của Việt Nam, ngày nay cũng được các thầy trí thức thời nay đem ra nói lại. Và nhơn cơ hồi Tàu cộng đang xâm chiếm đất nước, nhơn cơ hội Việt Cộng đang dâng nước bán biển cho Tàu cộng các thầy đem luôn chủ thuyết Dân Tộc sanh tồn ra ghép với thể chế trung lập làm thành một con đường cho dân tộc Việt Nam .
Phải, chúng ta hơn bao giờ hết phải trở về với dân tộc, đó là con đương duy nhứt để chúng ta, dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến sống còn trước hiểm họa bành trướng của dân tộc Hán-Tàu, đối đầu lại. Dân tộc Việt phải đấu tranh để Sanh tồn, bằng tự ái dân tộc, bằng lòng yêu nước, chúng ta không để nhục vì mất nước, quyết tâm không để mất một tấc đất do tiền nhơn để lại.vì nếu không còn đất chúng ta không còn không gian sanh tồn của chúng ta.
Nhưng cái Sanh tồn của chúng ta phải cùng liên hợp với cái sanh tồn của các dân tộc bạn, không gian sanh tồn của mỗi dân tộc phải được liên hợp để sống với nhau.
Chúng ta phải biết Kết Sanh, phải biết Cộng Sanh, Kết sanh với láng giềng, Cộng sanh với láng giềng với khu vực, với dân tộc bạn. Chúng ta có tôn trọng không gian sanh tồn bạn, bạn sẽ tôn trọng không gian sanh tồn ta.
Và như vậy vì Cộng Sanh, vì Kết sanh chúng ta không thể Trung lập được. Chúng ta phải Liên Lập. Thế giới ngày nay không còn lưởng cực nữa chúng ta phải theo đà thế giới. Toàn cầu hóa chúng ta phải liên lập. Chúng ta bạn với Đông, bạn với Tây, bạn với Nam bạn với Bắc, bạn với tất cả mọi người, nhưng mọi liênn hệ bằng hữu phải được tôn trọng bình đẳng, ngôn ngữ Luật gọi là synallagmatique, ngôn ngữ ngày nay gọi là Win-Win.
Chúng tôi xin nhắc lại một giấc mơ của các quốc vừa thoát ra khỏi chế độ thuộc địa và mơ được tổ chức sống một mình. Xin nhắc lại Hội Nghị Bandung và Chủ thuyết trung lập của quý thủ tướng Nehru, Nasser và Tổng thống Sukarno đã một thời làm đảo điên các vị trí thức các nước chậm tiến.
Nên Chú Ý Việt Nam Cộng Sản và Trung Hoa Cộng sản đều tham dự Hội Nghi Bandung, đều cam kết ký bàn tuyên cáo chung là không xâm phạm và tôn trọng lãnh thổ của các quốc gia bạn, thế nhưng ngày nay, Hoàng Sa Trường Sa bị Xâm chiếm kêu vào đâu?
Thế Giới thứ ba – Le Tiers Monde:
Một Hội nghị được mệnh danh là Bandung diễn từ ngày 18 đến 24 tháng 4 năm 1955 trên đảo Java , thành phố Bandung (Inđônêsia) đánh dấu cuộc “dấn thân” vào chánh trường quốc tế của các quốc gia vừa lấy lại độc lập khỏi bàn tay của các đế quốc thuộc địa. Kinh tế gia người Pháp Alfred Sauvy, trong một bài viết trên tuần báo “Người Quan sát -L’Observateur” ngày 14 tháng 8 năm 1952 đặt tên các quốc gia thành viên khối nầy là các quốc gia thuộc là “Thế Giới thứ Ba – Le Tiers Monde” nhại theo tên gọi “Giai Cấp Thứ Ba – Le Tiers Etat” trước Cách Mạng Pháp 1789.
“Nơi nguồn gốc của một tiếng sấm – Aux sources d’un coup de tonnerre” [Léopold Sédar Senghor].
Tiếng sấm ấy không phải tự nhiên mà có. Nó đã nổ vào thời điểm giao thời của một quy trình, sau ngay lúc Đệ nhị Thế Chiến vừa chấm dứt. Quyết tâm biến sự Tự Do, Độc lập trên hình thức sang một sự Thực sự Phát triển trong tự túc và tự cường của các quốc gia vừa giành lấy lại Độc lập bằng cùng nhau liên kết lại thành một khối.
Ngay vào đầu mùa xuân năm 1947, Ấn Độ đã tổ chức một Hội nghị các nước Á châu, gồm 25 quốc gia tại New Delhi với chủ đề là tổ chức sanh hoạt và quản trị phát triển trong tình trạng hậu thuộc địa và kém phát triển. Các diễn giả đều chỉ trích, tố cáo vai trò của Tây phương, và đồng nhận thức cảnh giác cái nguy hiểm của các Viện trợ có thể biến thành võ khí của Tân Thuộc địa. Qua tháng giêng năm 1949, cũng tại New Delhi, nhóm quốc gia Á châu của Hội nghị New Delhi hai năm trước, được mở rông thêm với Úc châu, Ai Cập và Ethiopie. Đây là nhóm Á-Phi đầu tiến được thành lập để đòi Hòa Lan phải nhìn nhận nền Độc lập của Inđônêsia (Tổng thống Sukarno tuyên bố Độc lập ngày 17/8/1945, nhưng Hòa Lan chỉ nhìn nhận trả Độc lập cho Inđônếsia ngày 27/12/1949).
Trung Lập:
Thủ tướng Ấn độ Nehru tuyên bố khai mạc Hội nghị nầy với câu nói đầy biểu tượng: “ .. đây là Tinh thần tự do đối đầu với tinh thần hiếu chiến của Tây phương”. Các quốc gia tham dự cũng bày tỏ sự lo lắng trước sự bành trướng của “Chiến tranh lạnh” đến châu Á. Cùng lúc ấy, một nhóm mệnh danh là “Ảrập-Áchâu” gồm 12 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, đang phổ biến qua những sanh hoạt tại Liên Hiệp Quốc, một thế đứng trung lập, là đứng giữa hai khối cường quốc (của chiến tranh lạnh). Với sự tham dự cùa Ethiopie và Libéria thời gian sau đó, nhóm ấy tự mệnh danh thành nhóm “Á-Phi”. Tất cả đồng ý chống Tây phương đặc biệt khi cần có thái độ chống các cuộc Chiến tranh như ở Triều Tiên, Việt Nam hay các cuộc đánh dẹp các nổi dậy ở Bắc Phi thuộc Pháp. Họ cũng chống các cuộc thí nghiệm Bom Nguyên tử. Nói tóm lại, hai hướng đấu tranh chánh của nhóm Á-Phi là: chống chế độ Thuộc địa và đòi hỏi cùng củng cố một nền Hòa bình cho thế giới.
Đề nghị của Thủ tướng inđônêsia Ali Sastroamidjojo và của Tổng thống Sukarno (Inđônêsia): “ … làm một Đại Hội nghị của chủ nghĩa Chống thuộc địa” trong hội nghị Colombo ngày 28/04/1954, của năm quốc gia Ấn độ, Ceylan (Sri Lanka), Inđônêsia, Miến Điện và Pakistan, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đi đến Hội nghị Bandung. Mặc dù ý kiến “một đại hội nghị các quốc gia Á phi Chống Thực dân” được Thủ tướng Pakistan là Mohammed Ali Jinnah ủng hộ mạnh mẽ, nhưng trái lại không được Thủ tướng Nehru (Ấn độ) đồng ý. Vì Thủ tướng Nehru chỉ chấp nhận, sau khi chờ thương thuyết xong với Trung Hoa Cộng sản về tranh chấp biên giới Ấn–Hoa vùng Tây Tạng (Hiệp Ước Panschsheel Accord ký ngày 29/04/1954 tại Beijing). Và cũng vì Nehru muốn Trung Hoa Cộng sản được mời tham dự trong cái Đại Hội nghị nầy – Nehru muốn Trung Hoa Cộng sản tham gia chánh trường quốc tế (Trung Hoa Cộng sản không được vào Liên Hiệp Quốc bởi quyền phủ quyết của Mỹ). – nên phải chờ đến tháng 12/ 1954, năm quốc gia của Hội nghị Colombo mới họp lại ở Bogor, Indônêsia để làm danh sách mời các quốc gia tham dự.
Hội Nghị Bandung (18 -24 / 04 / 1955) :
29 quốc gia.
23 châu Á: 5 quốc gia tổ chức : Ấn độ, Ceylan, Inđônêsia, Miến Điện và Pakistan. 18 tham dự : Aghanistan, Ảrập XêÚt, Cambốt, Irak, Iran, Jordan, Lào, Libăng, Nêpal, Nhựt bổn, PhiluậtTân, Syrie, Tháilan, Thổ nhỉ Kỳ, TrungHoa Cộng sản, ViệtNam Dân chủ Cộng hòa, ViệtNam Cộng hòa và Yêmen.
6 quốc gia châu Phi : Ai Cập, Ethiopie, Ghana, Libéria, Lybie và Soudan.
Một quốc gia thứ 30 cũng được mời tham dự đó là Liên Hiệp Trung Phi (Fédération d’Afrique Centrale) gồm Nyassaland và hai Rhodésies-Nam và Bắc (ngày nay là Malawi, Zambia và Zimbabwé), nhưng không nhận lời, vì sợ sự chống đối bởi lý do chế độ kỳ thị chủng tộc apartheid vẫn còn trị vì.
Một quốc gia được đề nghị nhưng hoàn toàn bị toàn thể tẩy chay: Israêl.
Tại sao chỉ có 6 quốc gia Châu Phi thôi ? Quy trình dẹp Chế độ Thuộc địa ở Đông Nam Á và ở Trung Đông đã gần như hoàn tất, ở Châu Phi chỉ mới bắt đầu.
Nhà báo và sử gia Arthur Conte (1920 – ) lúc ấy theo dõi cuộc Hội nghi nầy, nhận xét :
“ Đây là lần đầu tiên một cuộc Hội nghị Quốc tế không có người da trắng tham dự. Không có những người Anh, người Pháp, Bỉ hay Hòa lan là những công dân các quốc gia thuộc địa, mà không có cả người Mỹ hay người Nga. Hội nghị nầy chỉ muốn do người Á Phi cho người Á Phi”.
(première grande confèrence internationale qui se tienne sans la participation d’un seul homme blanc: non seulement Anglais et Français, Belges et Hollandais, mais aussi Américains et Russes ont été laissés à la porte. Elle se veut le rassemblement des peuples d’Asie et d’Afrique).
29 quốc gia đại diện 57% nhơn số thế giới, nhưng chỉ có 8% tổng sản lượng hoàn cầu. Chỉ có 17 quốc gia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, đại diện cho 28% tổng số các quốc gia hội viên (17/60).
Hội nghị, do Tổng thống Sukarno làm Chủ tịch, được chia thành ba Ủy ban: Chánh trị, Hợp tác Kinh tế và Hợp tác Văn hóa. Không khí làm việc đã được Tổng thống Sukarno tuyên bố ngay trong bài diễnn văn khai mạc “ Chúng ta họp nhau ở đây vì do chúng ta quyết chống Chủ nghĩa Thuộc địa dưới bất cứ hình thức nào; chúng ta cũng gặp nhau tại đây do một lòng Hận thù kỳ thị chủng tộc và cũng do quyết tâm của tất cả chúng ta gìn giữ nền Hòa bình trên thế giới”. Hội luận về Chủ nghĩa Thuộc địa biến thành một cuộc tranh luận say sưa giữa hai nhóm lớn, khi Thủ tướng Ceylan và phe thân Tây phương, nhắm thẳng vào Liên Xô, ra một đề nghị rằng “ Hội nghị sẽ quyết tâm chống tất cả mọi hình thức thuộc địa, kể cả các loại lý thuyết quốc tế dùng hình thức sức mạnh quân sự, tuyên truyền, len lỏi hay phá hoại”.
Thông cáo của Hội nghị:
Bản thông cáo, do Nehru hướng dẫn, nói nhiều về thể chế trung lập và nguyên lý Chung sống hoà bình nhưng trái lại rất mơ hồ về nhận định vai trò và thế đứng của các quốc gia giữa hai Khối của hai Đại cường quốc. Các quốc gia phi-liên kết (non-engagés) như là Ai Cập, Ấn độ và Inđônêsia gặp khó khăn và sự chống đối của một bên gồm các nhóm “thân Tây phương”, các quốc gia của “Hiệp Ước Bagdad”, của “Hiệp Ước liên phòng Đông Nam Á – OTASE/SEATO”: như Irak,Iran, Pakistan, Nhựt Bổn, PhiluậtTân; của “ Hiệp Ước liên phòng Đại Tây Dương – OTAN/NATO : Thổ nhỉ Kỳ; và một bên là nhóm “các quốc gia cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt”.
Sự đồng thuận, nhờ vào tài ngoại giao của Chu Ân Lai, cuối cùng cũng tìm được, qua một tuyên bố chung chung kết án chế độ thuộc địa.
Chế độ thuộc địa bị tố cáo về mặt chánh trị và kinh tế là “một chế độ đàn áp và khai thác nhơn dân địa phương bởi người ngoại quốc” và về mặt văn hóa là một “ chế độ hà hiếp” cưởng bức những quyền căn bản của con người và làm mất lý lịch quốc gia của nhơn dân các nước bị trị. Cáo trạng chế độ thuộc địa được đặt căn bản trên nền tảng của những nguyên tắc căn bản về Nhơn quyền, dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Mọi quốc gia đều có quyền lựa chọn thể chế chánh trị và kinh tế và cách sống của mình phù hợp với nguyên tắc và nguyện vọng của Liên Hiệp Quốc. Một số tài liệu liên quan đến chế độ hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia, đến quyền con người, đến nguyên tắc chống nạn kỳ thị chủng tộc, đến sự bảo vệ nến hòa bình, …. là những phụ lục cho bản cáo trạng.
Từ nay, các quốc gia sẽ không còn e ngại lẫn nhau, không còn sợ sệt lẫn nhau, sẳn sàng đối thoại, tín cẩn lẫn nhau, sẽ chung sống ôn hòa, hòa bình với nhau, như những láng giềng lương thiện và cùng nhau phát triển một tinh thần hợp tác trên những nguyên tắc sau đây:
1/ Tôn trọng những quyền căn bản của con người đúng với tinh thần và nguyên tắc của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
2/ Tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
3/ Công nhận sự bình đẳng giữa tất cả mọi chủng tộc, sự binh đẳng giữa tất cả mọi quốc gia.
4/ Không xâm phạm , không can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác.
5/ Tôn trọng quyền quyết định tự vệ cá thể hay tập thể hay của mỗi quốc gia theo đúng tinh thần của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
6/ Không chấp nhận những thương thuyết về Quốc phòng, thường do các cường quốc đề nghị theo những quyền lợi riêng, và không chấp nhận một sự ép buộc do một thế lực cường quốc nào.
7/ Cấm mọi hành động hay lời hăm dọa có tánh cách quân sự xâm phạm vào sự toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập một quốc gia khác.
8/ Giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng đường lối ôn hòa, như thương thuyết, hòa giải, giải quyết qua các tòa hòa giải…
Kết quả và ảnh hưởng:
Hãy nhường lời cho nhà thơ Pháp người da đen Aimé Césaire trong một bài viết đăng ở Tập Les Temps Modernes số tháng 3/tháng 4 năm 1956: “ Cái gì đã xảy ra ở Bandung ? Một việc phải nhớ : Đó là một tỷ năm trăm triệu con người đã họp lại trong cái thành phố nhỏ nầy ở Á châu chỉ để tuyên bố quyết định rằng từ nay Âu châu không còn độc quyền điều khiển thế giới nữa… Cái gì đã bị xử án ở Bandung ? Không phải nền Văn hóa âu châu, mà là cái hình thức không lương thiện và không thể dung thứ được của cái mượn danh nghĩa Âu châu của một số người tự cho mình cái quyền bóp méo những liên hệ giữa Âu Châu và các quốc gia ngoài Âu châu. Vì vậy, tôi cho đây là một sự kiện lịch sử. Tôi mong quý đọc giả nhớ cho tôi hai con số lịch sử nầy: 1885, tại Berlin, Âu châu họp nhau để chia nhau ngự trị thế giới; 1955, 70 năm sau, tại Bandung thế giới họp nhau để nói với Âu châu là từ nay Đế quốc Âu châu không còn nữa…”.
Đối với nhiều tác giả khác Bandung chỉ là một tổ chức của một nhóm quốc gia tuy chống thuộc địa thực đấy, nhưng đồng sàn dị mộng. Raymond Aron, nhà báo và triết lý gia Pháp nổi tiếng trong một trang của nhựt báo Le Figaro năm 1955 mô tả Bandung như là một cuộc họp để biểu diễn.
“… Tất cả dân Á châu và Phi châu phần đông đều “chống” thuộc địa, và chống chế độ thuộc địa Pháp ở Bắc Phi. Ngoài mẫu số chung ấy họ rất chia rẽ và không đồng thuận với nhau. Nehru muốn “bình định” thế giới, nhưng Nehru không “bình định” nổi cái liên hệ ngoại giao với Pakistan, và giải quyết tranh chấp về Cachemire … Hôi nghị phối họp các thành phần tham dự khác nhau từ những quốc gia Cộng sản, đến những quốc gia đồng minh với những thế lực phương Tây và qua những quốc gia “trung lập”. Ngay từ đầu người ta đã chấp nhận không thể có những văn tự thỏa thuận trên những vấn đề căn bản rồi. Cuối cùng đây chỉ là một cuộc sắp xếp những vai trò cho những diễn viên với những bài nói chuyện hùng biện, với những bài viết đầy chữ nghĩa…”
Bandung là một sự thành công lớn của Sukarno, của Nasser và đặc biệt của Nehru, mặc dù chủ thuyết trung lập của ông không được hoàn toàn nhìn nhận. :“ Chúng tôi là những quốc gia có chủ quyền, chúng ta muốn sống tự do và độc lập không nghe lệnh một ai cả. Chúng tôi rất quý những tình cảm bạn bè hữu nghị của các cường quốc, nhưng chúng tôi mong rằng từ nay chúng tôi giao tế một cách bình đẳng với họ. … Chúng tôi muốn làm bạn với Đông, với Tây, với Nam với Bắc, với tất cả mọi người. Con đường duy nhứt để gặp nhau qua linh hồn và tấm lòng là lòng vị tha, tình hữu nghị và sự hợp tác …”
và Chu Ân Lai, tay Thủ tướng Trung Cộng kết luận:
“Chúng ta thành công chống thuộc địa, chúng ta thành công giữ hòa bình, và thành công trong hợp tác chánh trị, kinh tế và văn hóa bởi vì chúng ta, nhơn dân các quốc gia Á châu và Phi châu chúng ta chia sẻ chung một số phận và chung một giấc mơ ….”
Kết luận:
Hội nghị Bandung có tác dụng chánh là làm cho chế độ thuộc địa tàn rụng nhanh hơn, và cho ra đời một nhóm quốc gia gọi là nhóm Đệ tam thế giới, có mặt, tham gia vào chánh trường quốc tế với một quyết tâm nói tiếng nói của nhóm “quốc tế người nghèo” theo định nghĩa của Nasser, chủ yếu đóng một vai trò “ đứng giữa hai nhóm” (trong Chiến tranh lạnh), giữa hai anh Cường quốc: Nga Mỹ.
Còn “Con đường thứ ba” Con đường Trung lập, giấc mơ của Nehru (và của Nasser), con đường của những quốc gia “phi liên kết-non alignés”, con đường mà Nehru và Nasser mong các “Thếgiới thứ ba sẽ đi con đường thứ ba” cho đến ngày hôm nay vẫn còn là một giấc mơ .
Phan Văn Song
30 Tháng tư 2010