Hà Nội Chơi Trò Dấu Nguời Chống Đối
Biện pháp mới nhất để quét những nhà phê bình trong nưóc vào duới tấm thảm
The Wall Street Journal
12 Tháng Một 2012
Ban Biên Tập Việt Thức Chuyển Ngữ
Hà Nội nói rằng họ muốn có những quan hệ chặt chẽ hơn với Washington để đối lại việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán tại Biển Đông. Washington nói họ muốn Hà Nội cải thiện các thành tích nhân quyền. Có nghĩa là cả hai đang đối diện một trắc nghiệm mới về việc nhà chống đối Bùi Thị Minh Hằng.
Gần đây, bà Hằng đã được cho đi “cải tạo” hai năm tại một trại lao động vì các hoạt động chống đối bất bạo động. Các hoạt động này đáng lý là hợp pháp nếu bà sống tại một nước bình thường. Nhiều lần trong năm qua, bà đã kêu gọi người Việt đoàn kết lại nhằm phản đối sự hung hăng hiếu chiến của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong các cuộc tranh cải về lãnh hải.
Đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với người Việt bình thường, và các cuộc biểu tình chống đối đó là những trở ngại lớn trong quan hệ giửa Hà Nội và các đồng chí láng giềng tại Bắc Kinh. Trong hai năm qua, nhiều nhà hoạt động và bloggers đã bị bắt vì họ đã phê phán các phản ứng yếu ớt của Hà Nội khi Trung Quốc có những hành động khiêu khích.
Trường hợp bà Hằng là một diển tiến đáng lo ngại trong sách lược Hà Nội nhằm đối trị những người trong nước dám phê phán họ. Thay vì áp dụng quy trình bình thường là xử án làm gương và kháng cáo, bà Hằng đã bị lên án nhanh gọn qua một quy trình hành chánh thường chỉ được dùng cho các người nghiện ma túy và các tội phạm hình sự khác.
Bà Bùi Thị Minh Hằng đang hô khẩu hiệu chống Trung Quốc tại một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trung tâm thành phố Hà Nội vào tháng Bảy 2011. AFP/Getty Images
Tuy rằng không ai biết rõ tại sao nhà nước đã thay đổi phương pháp xử lý, một dự đoán có thể tin được là Hà Nội không muốn việc xử án bà Hằng trở thành một màn kịch. Nhiều nhà chống đối khác đã dùng việc họ ra toà án như là một điển đàn để phê bình nhà nước – các nhà chức trách đã bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý với băng keo dán ống khi xét xử ông về các hoạt động dân chủ của ông vào năm 2007 – và các bực thềm trước toà án là những địa điểm hấp dẩn đối với những người chống đối muốn bày tỏ lòng tương trợ của họ với người đang bị xét xử.
Và như thế thì bà Hằng đã được kín đáo chuyển về một trại cải tạo, trong khi gia đình bà không có tin tức gì cả. Khi biết được số phận bà Hằng, một người con trai của bà đã bị bắt giữ một ngày khi cậu ấy tìm cách chống đối qua việc phân phát các “giấy tìm người thất lạc” dành cho mẹ anh ta.
Điều đáng lo là Hà Nội sẽ dùng cách đối phó với bà Hằng như là một mẩu mực theo đó các người phê bình nhà nước cũng sẻ được đối trị. Thế giời bên ngoài phải lên án Hà Nội vì họ đã tìm cách quét các hành vi lạm quyền của họ vào dưới thảm.
Trong tuần qua, Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phê phán việc giam giữ bà Hằng và kêu gọi nhà nước Việt Nam phóng thích tất cã các tù nhân chính trị. Trong lúc đó, vào ngày hôm nay, một phái bộ Liên Hiệp Âu Châu khai mạc một hoạt động được quảng cáo là cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền với nhà nước Việt Nam. Trong chương trình nghị sự của các đối thoại này, ưu tiên thảo luận phải dành cho bà Hằng.
Bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, đã tìm cách nhích lại gần Hà Nội hơn, nhưng bà cũng đã nhấn mạnh Việt Nam còn phải làm nhiều hơn nửa để cải thiện hồ sơ nhân quyền. Hà Nội cũng biết là tăng gia hợp tác chiến lược với Tây Phương rất phù hợp với quyền lợi của nước Việt Nam. Điều này cho các nhà lảnh đạo nước ngoài thế mạnh để nêu lên trường hợp của bà Hằng và nhiều người khác.
Hanoi Plays Hide the Dissident
The latest tactic for sweeping domestic critics under the carpet
The Wall Street Journal
January 12, 2012
Hanoi purports to want closer relations with Washington as a counterbalance to Beijing’s rising assertiveness in the South China Sea. Washington says it wants Hanoi to improve its human-rights record. Which means both sides face a new test in dissident Bui Thi Minh Hang.
Ms. Hang was dispatched recently for a two-year stint of “re-education” in a labor camp for peaceful protests that would not be illegal in a normal country. On several occasions last year, she rallied her fellow Vietnamese to protest China’s growing aggression in maritime territorial disputes.
It’s a hot-button issue for ordinary Vietnamese, and such protests are a major irritant in Hanoi’s relationship with its comrade neighbors in Beijing. Several other activists and bloggers have been arrested over the past two years for criticizing Hanoi’s sometimes limp response to Chinese provocations.
Ms. Hang’s case represents a worrying development in Hanoi’s strategy against its internal critics. Rather than going through the normal show trial and appeals process, Ms. Hang was summarily sentenced via an administrative process more often used for drug offenders and other criminals.
Bui Thi Minh Hang shouts anti-China slogans during an anti-China protest in downtown Hanoi in July 2011. AFP/Getty Images
While the precise reason for the change in procedural tack is unknown, a plausible guess is that Hanoi feared Ms. Hang’s trial becoming a spectacle. Other dissidents have used their court hearings as platforms to criticize the government—authorities gagged Roman Catholic priest Nguyen Van Ly with duct tape during his trial for pro-democracy activism in 2007—and courthouse steps are tempting locations for sympathy protests.
So Ms. Hang was quietly trundled off to a labor camp, her family left in the dark. Once her fate became known, her son was detained for a day when he tried to protest by distributing “missing person”-style flyers about his mother.
The worry now is that Hanoi will turn Ms. Hang’s case into a new template for handling other critics. The outside world should score Hanoi for this attempt to brush its abuses under the carpet.
The U.S. Embassy in Hanoi last week criticized Ms. Hang’s detention and called for the release of all political prisoners. Meanwhile, a European Union delegation today will inaugurate what’s billed as an annual human-rights dialogue with the Vietnamese government. Ms. Hang should feature prominently on the agenda.
U.S. Secretary of State Hillary Clinton has sought closer ties with Hanoi to bolster stability in the South China Sea, but she has also emphasized that Vietnam must do more to improve its human-rights record. Hanoi knows that greater strategic cooperation with the West is in Vietnam’s best interest. That gives foreign leaders leverage to raise Ms. Hang’s case and others.