LÒNG DŨNG CẢM CHƯA ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG
Thưa Quý vị Quan Khách,
Thưa Quý vị Tham luận viên,
Thưa Quý vị,
Thật là một niềm vui lớn lao cho tôi được có mặt ngày hôm nay với Quý vị để được chia xẻ một quan điểm về chủ đề nhìn lại Việt Nam sau 35 năm. Bất cứ một sự hồi tưởng quá khứ nào cũng có thể có khuynh hướng tự bào chữa hoặc gói ghém lại những thành kiến trước đây, hay là nhắc lại những cảm nhận hay quan điểm được cổ võ từ lâu.
Đã từ lâu vấn đề Việt Nam được đa số chính giới, truyền thông, học giả và chuyên gia quốc tế, đặc biệt là của Hoa Kỳ, bố cục và mổ xẻ trong bối cảnh quân sự và chánh trị. Nhưng, tệ hơn nữa, vấn đề Việt Nam được phổ thông hóa theo lăng kính Hoa Kỳ phản ảnh những thành kiến và tự bào chữa của họ tại sao Cộng Sản thắng, Quốc gia bại.
Tuy nhiên, như chúng ta đã được nghe trong ngày hôm nay, các tham luận viên, từ các cựu quân nhân đến các giới chức dân sự Việt Nam và Mỹ, đã nhắc lại sự chiến đấu anh dũng của chiến sĩ trong Quân Lực, Cảnh sát và những đơn vị Bán Quân Sự của Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta đã sống lại các trận chiến quyết định, chúng ta đã làm rực lên lại niềm hãnh diện đối với những chiến công của các nam nữ chiến binh của ta. Chúng ta cũng đồng thời duyệt xét lại những bài học của cuộc chiến cũng như hệ lụy của giải pháp chính trị tiếp theo sau.
Chúng ta cảm thấy niềm hãnh diện và niềm hân hoan dâng tràn trước những thành quả của các thế hệ tiếp nối người Mỹ gốc Việt trong nỗ lực phục vụ quê hương thứ hai của họ, trong quân ngũ cũng như trong vị thế những chuyên gia, nhà quản lý, kinh doanh, hay đại tư bản trong giới tư doanh.
Qua tất cả những sự việc đó, chúng ta đã phân biệt được những điều gì là cảm nhận cũng như những sự kiện nào là thực tế.
Tuy nhiên còn có một khía cạnh khác của cuộc chiến Việt Nam, hay là cuộc xung đột Việt Nam, một khía cạnh mà ít người chú ý đến, kể cả những những chiến lược-chiến thuật gia, học giả, tác giả quân sự, hay những người theo dõi tình hình có chủ đích đã nhắc đến, hoặc để công nghiên cứu. Đó là một khía cạnh mà tôi muốn điễn đạt như là khía cạnh dân sự của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Thưa Quý vị,
Trong khi miền Nam Việt Nam đang phải chiến đấu chống lại kẻ xâm lược miền Bắc Việt để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và ngăn chận cảnh máu chảy thịt rơi, quốc gia chúng tôi còn phải chạy đua trong nỗ lực xây dựng đất nước, kiến tạo một xã hội dân chủ, với đầy đủ định chế dân chủ như một lưỡng viện Quốc hội và một Tối Cao Pháp Viện, kiến tạo một xã hội dựa trên pháp quyền, một nền kinh tế dựa trên thị trường, một xã hội tôn trọng quyền tư hữu – tất cả nhằm mục đích cải thiện đời sống của 20 triệu người miền Nam vào thời đó, hầu đưa phần lớn số người này thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói.
Công cuộc dựng nước nói trên đã thực hiện được nhờ vào lòng quả cảm và sự hy sinh của nam nữ chiến binh trong Quân Lực, Cảnh sát và lực lượng Bán Quân Sự. Họ đã tạo được tình trạng an ninh và ổn định tương đối để cho chính quyền có điều kiện xây dựng và thi hành một sách lược thật sự đầy tham vọng, tuy cũng rất thực tiễn, với những kế hoạch thi hành hữu lý, nhằm xúc tiến công cuộc xây dựng xã hội trong mục đích chuyển biến xã hội chúng tôi thời đó.
Các chiến sĩ đó đã đem lại sự phấn khởi và tạo động lực cho biết bao nhân viên chính quyền đã được đào tạo tại các đại học và học viện trong nước, kể cả một số người đã được đạo luyện tại những đại học ưu tú nhất của Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và Úc Châu vv…, cũng đã xông pha vào lửa đạn để thực hiện những chương trình phát triển kinh tế do chính phủ chủ trương trong khi phải chiến đấu chống lại sự xâm lăng của một Bắc Việt ngày càng thêm hiếu chiến, ngay cả sau khi các hiệp ước đã được hai bên thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình.
Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, trong khi phải đồng thời đương đầu với chiến cuộc, với sự tàn phá các mục tiêu chiến lược dân sự, và đặc biệt là trước niềm lo âu về mức độ viện trợ của Hoa Kỳ, cũng đã đặt được nền móng cho một sách lược nhắm ba hướng phát triển dựa trên nỗ lực phát triển nông nghiệp, khuếch trương các ngành kỹ nghệ thâu nhận nhiều nhân công, và nỗ lực khai thác các tài nguyên thiên nhiên.
Hẳn Quý vị cũng còn nhớ, trong mùa hè năm 1974, chúng ta đã tìm thấy dầu khí tại vùng khơi miền Nam Việt Nam.
Quý vị cũng nhớ rằng ngay trong thời chiến, chính quyền miền Nam cũng đã nới lỏng giá cả của các nhu yếu phẩm căn bản như gạo và xăng dầu hầu tránh trường hợp giới đầu cơ tích trữ bắt chẹt người tiêu thụ. Chính phủ cũng đã cho thả nổi hối xuất tiền tệ để phản ảnh được thực trạng của thị trường, đồng thời cũng đã xây dựng hạ tầng cơ sở và các định chế cần thiết để tạo thêm việc làm trong các khu vực bị thiệt hại nhiều nhất bởi cuộc chiến, đồng thời vẫn nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kỹ nghệ biến chế, kỹ nghệ nhẹ, và các dịch vụ du lịch vv…
Những thành quả đó không đem lại cho chính quyền miền Nam sự nhìn nhận chính đáng nào. Quả thật, những thành quả đó đã không được tuyên dương.
Tuy nhiên, cũng không có sự dũng cảm không được tuyện dương nào sánh bằng những việc chính quyền đã thực hiện được trong lãnh vực các chương trình phát triển nông thôn. Những chương trình này rất quy mô và đã được thực hiện trong một thời gian kỷ lục, và đạt được những thành quả vượt quá mong muốn. Trọng yếu của các công trình này là chương trình Người Cày Có Ruộng, đã được phát động vào năm 1969.
Trong cương vị một người theo dõi vấn đề kinh tế chính trị, tôi không thấy có một nước đang phát triển nào lại có thể thâu đạt được những thành quả tương tự như miền Nam Việt Nam trong nỗ lực cải cách điền địa. Chương trình Người Cày Có Ruộng của miền Nam Việt Nam quy mô gấp hai lần chương trình tương tự được phát động bởi Tổng Thống Tưởng Giới Thạch tại Đài Loan; tuy vậy, chương trình cải cách điền địa của miền Nam Việt Nam đã được kết thúc nhanh chóng gấp 20 lần chương trình được thực hiện tại Đài Loan. Về căn bản, Chương trình Người Cày Có Ruộng của miền Nam Việt Nam đã hủy bỏ chế độ tá canh, một chính sách đã tồn tại ở Việt Nam trong 4000 năm. Chúng tôi đã thực hiện được điều đó mà không làm đổ máu – quả thật đó là một thành công vượt bực, tuy không được tuyên dương. Và chúng tôi đã thực hiện được thành quả đó trong khi vẫn phải đương đầu với một cuộc chiến tranh xâm lược tàn độc.
Công trình có tính cách làm biến dạng xã hội này đã cho phép người nông dân canh tác các thửa ruộng đất trước đây thuộc về điền chủ, vốn là những người vắng mặt vì thường sinh sống nơi thành thị ở Sàigòn hay ở Paris, và cho phép những người nông dân này trở thành chủ sở hữu của những phần đất đó. Chương trình này cũng cho phép người điền chủ được giữ lại 100 hectares đất, tương đương với khoảng 250 mẫu, để làm phần hương hỏa hay để chia cho con cháu sau này. Do đó, đã có khoảng trên 10 triệu người nông dân cùng gia đình của họ, tương đương với khoảng phân nửa dân số miền Nam Việt Nam vào thời đó, đã có thể hưởng dụng được thành quả của chương trình này trong một sớm một chiều.
Chương trình Người Cày Có Ruộng này cũng đặt được nền móng vũng chắc cho một công cuộc phát triển nông nghiệp đầy tham vọng và quy mô không kém, nhằm mục tiêu thay đổi căn bản của một xã hội nông nghiệp tại Việt Nam. Lợi ích của chương trình này thật vĩ đại và đã tác động mạnh vào dân chúng tại nông thôn cũng như tại vùng thành thị miền Nam Việt Nam.
Cuộc cách mang xã hội đó đã giúp gia tăng năng xuất nông nghiệp, gia tăng chất đạm trong chế độ dinh dưỡng qua việc cải tiến kỹ thuật chăn nuôi gia súc và nuôi hải sản, và như vậy, đã tăng lợi nhuận cho người nông dân, để họ có cơ hội cho con em, đặc biệt là con gái, được đi học, và từ đó xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho lớp trẻ, và trước hết là nâng cao được mức sống của người nông dân.
Những người bạn Mỹ của chúng ta hiện diện nơi đây đã có dịp làm việc ở miền Nam Việt Nam trước đây, cũng có thể nhớ lại hình ảnh những ngôi làng có mái nhà tranh đã được thay thế bằng những căn nhà gạch với nóc ngói, với những cây antenne truyền hình mọc lên ở nhiều nơi, với ít nhất một, nếu không phải là vài, chiếc xe máy dầu hiệu Honda hay Suzuki đậu trước sân nhà, và những chiếc ghe gắn máy đuôi tôm đậu tại bến đò trên các kinh rạch. Họ cũng có thể nhớ lại đã nhìn thấy những bếp than được thay thế bằng những bếp dầu hay những bếp điện.
Từ lâu trước khi chế độ tín dụng vi mô hoặc các phương án tài trợ vi mô cho ngành tiểu thương trở thành phương thức tín dụng phổ thông tại các nước đang phát triển, hệ thống ngân hàng phát triển nông thôn và hợp tác xã tín dụng nông thôn của chúng tôi đã trợ giúp người nông dân các phương tiện để gia tăng năng xuất lúa gạo, cho đến mức miền Nam tồn trữ được phần sản xuất nông nghiệp phụ trội ngoài những kho dự trữ lúa gạo chiến lược tại bốn quân khu – và nếu không gặp định mệnh tai ác, thì miền Nam đã có thể bắt đầu xuất cảng gạo sau vụ mùa 1975.
Điều trớ trêu là những thành quả đó đã đem lợi ích lại cho người Cộng Sản khi họ chiếm được miền Nam, vì họ đã dùng được khối lượng nông phẩm, cây ăn trái và gia súc được sản xuất tại miền Nam để nuôi dân trong vòng ba năm kế tiếp, cho đến khi hậu quả của chính sách tập trung sản xuất tồi tệ của họ đã làm đình trệ mọi hoạt động sản xuất, và chặn đứng động lực kinh doanh sẵn có của người nông dân. Và vì đó họ đã ép buộc người nông dân vào trong tình trạng sản xuất để sống còn, vì người nông dân không còn ý chí sản xuất dư thừa để rồi không được hưởng công lao của những nỗ lực sản xuất đó, do hậu quả của chính sách đặt chỉ tiêu quá đáng và sưu cao thuế nặng của chế độ.
Noi gương theo một vài quá trình cởi mở trong lãnh vực nông nghiệp do Đặng Tiểu Bình khởi xướng bên Trung Quốc, chế độ Cộng Sản Việt Nam đã bãi bỏ chính sách tập trung sản xuất và nới lỏng khu vực nông nghiệp, và do đó, đã khuyến khích được khả năng kinh doanh của người nông dân để họ gia tăng sản xuất trở lại, và từ đó, đã biến được Việt Nam thành một nước xuất cảng nông phẩm như ngày nay, đặc biệt là trong ngành lúa gạo.
Người ta có thể biện luận rằng hạ tầng cơ sở do miền Nam xây dựng trước đây, cũng như những sáng kiến do miền Nam phát động từ thời trước, đã tạo được nền móng cho sự hồi phục xã hội nông nghiệp hiện thời tại Việt Nam.
Thưa Quý vị,
Những bài học về Việt Nam đã vượt quá phạm vi của những chiến thắng hay thất bại quân sự, hơn cả tiến trình và mức thành quả trong nỗ lực xây dựng một xã hội dân chủ và pháp trị, hay là cả đến những quan điểm phát sinh từ cảm nhận đôi khi đầy luận cứ ác ý muốn chứng minh rằng Quân Lực miền Nam Việt Nam thiếu động lực chiến thắng, hay giới chính quyền dân sự thiếu nghị lực để tự bảo vệ và phát triển đất nước.
Những bài học cần phải được nhấn mạnh và ghi nhận ở đây là, miền Nam Việt Nam đã cố gắng xây dựng một xã hội dân chủ, và đã nỗ lực phát triển một nền kinh tế năng động và lành mạnh trong khi phải đương đầu với một cuộc chiến chống xâm lược.
Những bài học đó cũng là Quân Lực VNCH đã chiến đấu cho đến khi họ bị tràn ngập, và phải bơ vơ chứng kiến sự xụp đổ của một xã hội và một nền kinh tế mà họ đã góp công sức xây dựng, và để thấy rằng những công trình đó đã không đem lại được phúc lợi nào cho đồng bào của mình.
Và đó chính là điều tôi muốn gửi đến Quý vị, vì đó là lòng dũng cảm không được tuyên dương của mỗi người trong chúng ta, là những người đã có cơ hội và vinh dự để cống hiến cho đất mẹ.
Xin cám ơn Quý vị.
Cảm Nghĩ Của Ông Hoàng Đức Nhã
Cựu Tổng trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi, VNCH
tại Hội luận “35 Năm Sau, Nhìn Lại Việt Nam”
Câu Lạc Bộ Lục Quân – Hải Quân Hoa Kỳ
Hoa Thịnh Đốn – Ngày 9 tháng 4 năm 2010
UNSUNG VALOR
Distinguished guests,
Dear Participants,
Ladies and Gentlemen,
It is a great pleasure for me to be with all of you today to share a viewpoint on this, the 35-year retrospective look on Viet Nam. Retrospective assessments tend to be either self serving or repackaging of old biases, or rehashing of long held views and perceptions.
For too long the Viet Nam issue has been framed and dissected in a politico military context by the majority of politicians, media, scholars and international experts, especially those from the United States of America. Worse is that the Viet Nam issue has been popularized through the American prism that reflected the biases and self justifications why the Communists won and the Nationalists lost.
However, as we have heard today, all the panel participants, former combatants and non combatants alike, have recalled the valiant fight of our armed forces, police and para military units. We have relived the defining battles, we’ve rekindled our pride at the achievements of our fighting men and women. We’ve also reviewed the lessons of the war and those of the ensuing political solution.
We were beaming with pride and joy at the accomplishments of the new generation of Vietnamese Americans who have served and are currently serving their new homeland, whether as military men and women or as technocrats, managers, entrepreneurs or tycoons in the private sector.
Throughout all this we have realized what were the perceptions and what were the realities.
However, there is another aspect of the Viet Nam War, or the Viet Nam Conflict, an aspect that very few people, military strategists and tacticians, scholars, authors and interested observers have mentioned or researched. This is what I would like to describe as the civilian side of the Viet Nam war.
Ladies and gentlemen,
As South Viet Nam was racing to fight off an invading North Viet Nam to safeguard its national sovereignty and prevent further bloodshed, our country was also racing to build a nation, a democratic society, complete with such democratic institutions as a bi cameral Legislature and a Supreme Court, a society based on the rule of law, a market-based economy, an ownership society, with the aim to improving the livelihood of the 20 odd millions South Vietnamese at the time and lifting the majority of them out of poverty.
This nation building was made possible by the valiant efforts and the sacrifices of our men and women in the Armed Forces, Police and para military units. They made possible the relative internal security and stability for our government to develop and implement a truly ambitious and yet practical strategy and sensible plans to wage that social war with the aim to transforming our society.
They provided the encouragement and drive for the countless government employees trained at our universities and institutes, including some who were trained at the best universities in the US, Canada, Australia, etc., who also put their lives in harm’s way to carry out the many economic development programs our government launched as it fought off an ever aggressive invading North Viet Nam, even after the accords that should have ended the war and restored peace.
The government of the Republic of Viet Nam, in the face of continued warfare, destruction of strategic civilian targets, and especially the uncertainty of the level of US foreign aid, had laid the cornerstone for a three-pronged growth strategy driven by agricultural development, labor intensive industry, and exploitation of natural resources.
You all remember that in the summer of 1974 oil was found off the coast of South Viet Nam.
You all will also remember that in the midst of war the South Vietnamese government liberalized prices of basic commodities such as rice and petroleum products to prevent the consumers from being squeezed by speculators and hoarders, floated the exchange rate to reflect market conditions, and developed the infrastructure and the institutions to create more jobs in the areas most affected by the fighting, as well as attracting foreign investment in processing industries, light industries, tourism, etc…
For all these achievements the government and its cadres got scant recognition. A truly unsung accomplishment indeed.
However, there is no greater unsung valor than what the government had achieved in its rural development programs that were massive in scope, that were carried out in record time and were successful beyond expectation. The core of these undertakings was the Land To The Tiller program launched in 1969.
As a student of political economy I do not know of any developing nation that had a better success in implementing land reform than South Viet Nam did. Our Land To The Tiller program was roughly twice as big as the program launched by President Chiang Kai-shek in Taiwan, yet it was completed some 20 times faster. The program basically abolished land tenancy that had prevailed in Viet Nam for 4,000 years, and done it without bloodshed – a truly momentous accomplishment, though unsung. And we did all that in the midst of a vicious war of invasion.
This truly transformational undertaking allowed farmers who had been tilling land that belonged to land owners, most often absent and living in Saigon or Paris, to become owners of their land, while keeping 100 hectares, equivalent to 250 acres, for the landowners for their use, for what was known as ancestor worship, and legacy to their children. As a result, almost 10 million farmers and their immediate families, close to half of the South Vietnamese population at the time, benefited from this program almost overnight.
The Land to the Tiller program also laid a solid foundation for an ambitious and no less massive agricultural development of our basically agrarian society. The benefits of this program were huge, both for the rural and the urban population.
This social revolution helped increase greatly crop yield, protein production through better animal husbandry and fish farming, thus earning more income for farmers who in turn could afford to let their children, especially girls, go to school and thus prepare them for a better life, but above all, increase their standard of living.
Those of our American friends in the audience today who had served in South Viet Nam will recall seeing villages where mud houses with thatch roofs were replaced by brick houses with tile roofs, where TV antennas were sprouting helter skelter, where at least one, if not many Honda or Suzuki motorbikes were parked in the courtyard and where motorized sampans were docked along the canals and waterways. They will also remember seeing charcoal ovens replaced by kerosene-fueled or electric furnaces
Long before micro credit or micro financing schemes were the norm for most developing nations, the network of agricultural development banks and rural cooperatives in South Viet Nam helped farmers increase rice production, so much so that the country was able to stockpile a surplus in addition to the strategic rice reserves in each of the four military regions, and, had it not been for our bad fate, South Viet Nam would have started exporting rice after the 1975 harvest.
Ironically those successes benefited the Communists when they took over the South because they were able to still use the crop, fruit, and livestock surplus for about three years until the disastrous collectivization program they had launched brought the agricultural production to an almost standstill, and forced the previously entrepreneurial farmers to go into subsistence farming as they did not want to produce more and not get much in return due to the ridiculous production targets and heavy tax levied by the regime.
Taking a few pages out of the opening of the agricultural sector initiated by Deng Xiao-ping in China, the Communist regime in Viet Nam dropped the collectivization program and started to liberalize the agricultural sector, thus encouraging our entrepreneurial farmers to produce again and turn Viet Nam now into an agricultural exporter, especially in rice.
One can argue that the infrastructure that was established and the initiatives that were launched by South Viet Nam are the foundation for the re birth of the agrarian society now in Viet Nam.
Ladies and Gentlemen,
The lessons of the Viet Nam war are more than the military victories and set backs, more than the process and progress in the building of the democratic society and rule of law, or the perceived and often malicious claim of lack of motivation from the South Vietnamese armed forces and civilian bureaucracy to defend and develop their country.
The lessons that should be highlighted and noted are that South Viet Nam was building a democratic society and was developing a healthy and vibrant economy at the same time as it fought a war of invasion.
The lessons are also that the South Vietnamese armed forces fought a war until they were overrun and watched helplessly as the society and economy they helped create and develop could not benefit their fellow countrymen.
This, I submit to you, Ladies and Gentlemen, is the real Unsung Valor of all of us who had the opportunity and pride to serve our Motherland.
Thank you
Remarks by Hoang Duc Nha
Former Minister of Information & Open Arms, Republic of Viet Nam
At the “35-Year Retrospective Look on Viet Nam” Conference
April 9, 2010 – Army Navy Club, Washington DC