Trong bất cứ một cuộc bầu cử nào, dĩ nhiên là mọi ứng cử viên đều vận dụng mọi nổ lực để thuyết phục cử tri dồn phiếu cho mình. Rất tiếc, phương tiện được coi như hữu hiệu nhất để tranh và đắc cử trên hí trường chính trị hiện nay là tuyên truyền, hứa hẹn những gì quần chúng thích nghe dù không thể thực hiện được hoặc không có lợi chung cho đất nước. Cũng rất tiếc là một số khá đông quần chúng chỉ chú trọng đến những gì ứng cử viên NÓI mà không quan tâm tìm hiểu sự thật về những gì ứng cử viên đã, đang và sẽ LÀM cho quốc gia dân tộc. Bài viết nầy nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nóng bỏng đang được dùng trong cuộc tranh cử Tổng Thống (TT) Hoa Kỳ (HK) cho nhiệm kỳ sắp tới. Đó là thuế lợi tức và chiến thuật đấu tranh giai cấp.
Để thu hút quần chúng dồn phiếu cho mình, liên danh TT đương nhiệm Obama/ Biden khẳng định rằng liên danh đối lập Romney/Ryan, nếu đắc cử, sẽ là “chính phủ của nhà giàu”. Lý do là vì Romney/Ryan chủ trưong giảm thuế, trong khi đó Obama hứa hẹn là sẽ tăng thuế “nhà giàu” (với lợi tức cá nhân hằng năm là $200,000, và lợi tức gia đình là $250,000). Nói một cách chính xác hơn, Romney/Ryan chủ trương giảm 20% thuế cho mọi tầng lớp (across the board). Trong khi đó Obama đề nghị tăng thuế lợi tức và lợi nhuận tư bản (capital gain) của “nhà giàu” lên 39.5%. Đây là sự khác biệt giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Sự khác biệt nầy hoàn toàn dựa vào sự tin tưởng của hai phía về hệ quả kinh tế của chính sách thuế vụ. Đảng Cộng Hoà quan niệm rằng giảm thuế là một yếu tố quan trọng để khuyến khích đầu tư, đưa đến sự gia tăng sản xuất và giúp nền kinh tế tăng trưởng (khuyến cung). Trong khi đó, đảng Dân Chủ tin tưởng rằng tăng thuế để chính phủ có thêm tiền tài trợ cho các chương trình công cộng (giao thông, giáo dục, an sinh xã hội …), đồng thời khuyến khích tiêu thụ (khuyến cầu).
Thay vì giải thích và biện minh chính sách của mình, liên danh Obama/Biden thực hiện chiến thuật tấn công bằng cách dồn hết nổ lực tuyên truyền nhằm biến đối thủ thành nạn nhân của mặt trận đấu tranh giai cấp: Nghèo chống giàu. Thật vậy, liên danh Obama/Biden không ngừng tuyên truyền rằng liên danh Romney/Ryan chỉ phục vụ cho “nhà giàu”. Trong khi đó họ tự cho mình là chính phủ bênh vực nhà nghèo, hứa hẹn sẽ “tái lập” công bằng xã hội bằng cách tăng thuế “nhà giàu”. Trên thực tế, trong suốt gần 4 năm tại chức, TT Obama chẳng những không tăng thuế “nhà giàu” mà còn gia hạn chương trình giảm thuế của TT George W. Bush (the Bush Tax Cuts). Hơn nữa, nếu được tái cử chưa chắc gì Obama có thể thay đổi thuế biểu vì mọi thay đổi thuế má đều phải được Quốc Hội chuẩn nhận.
Trên bình diện lý thuyết, người bênh và kẻ chống Obama/Biden có thể tranh luận một cách bất tận. Để làm sáng tỏ vấn đề, tốt nhất là nhìn thẳng vào cơ cấu của thuế lợi tức HK và tìm hiểu sự đóng góp vào tổng số thuế mà chính phủ HK thu được của các tầng lớp lợi tức (income classes), từ “nghèo” cho đến “giàu”. Những con số được trình bày dưới đây sẽ giúp đọc giả khách quan nhận chân được vấn đề.
1. Thuế Suất Theo Tầng Lớp Lợi Tức
Bảng #1 cho thấy rõ là HK theo hệ thống lũy tiến (progressive): Người giàu đóng thuế cao, người nghèo đóng thuế thấp hoặc được hoàn toàn miễn giảm. Thật vậy, theo thuế biểu hiện nay (2012), đã được áp dụng từ nhiều năm trước đây, giới giàu có lợi tức $388,351 trở lên, phải đóng 35% thuế lợi tức. Trong khi đó, người nghèo (cá nhân có lợi tức hằng năm tối đa là $8,700 và gia đình có lợi tức hằng năm tối đa là $17,400) chỉ đóng 10% hoặc 0% nếu hội đủ điều kiện luật định. Rõ ràng, đây là một hệ thống thuế khá công bình (fair): Người có lợi tức cao, đóng góp nhiều, kẻ có lợi tức thấp đóng góp ít hoặc được hoàn toàn miễn thuế.
Bảng # 1. 2012 tax rates (Thuế suất, 2012)
Tax rate | Single filers | Married filing jointly or qualifying widow/widower | Married filing separately | Head of household |
10% | Up to $8,700 | Up to $17,400 | Up to $8,700 | Up to $12,400 |
15% | $8,701 – $35,350 | $17,401 – $70,700 | $8,701- $35,350 | $12,401 – $47,350 |
25% | $35,351 – $85,650 | $70,701 – $142,700 | $35,351 – $71,350 | $47,351 – $122,300 |
28% | $85,651 – $178,650 | $142,701 – $217,450 | $71,351 – $108,725 | $122,301 – $198,050 |
33% | $178,651 – $388,350 | $217,451 – $388,350 | $108,726 – $194,175 | $198,051 – $388,350 |
35% | $388,351 or more | $388,351 or more | $194,176 or more | $388,351 or more |
Read more: 2012 Tax Bracket Rates | Bankrate.comhttp://www.bankrate.com/finance/taxes/2012-tax-bracket-rates.aspx#ixzz27y0cNg37
Bảng # 2 trình bày những dữ kiện về thuế lợi tức trong năm 2009. Điểm đáng chú ý nhất là:
(1) Tầng lớp 1% có lợi tức cao nhất đóng với thuế suất trung bình là 24.01% và phần đóng góp của họ vào tổng số thuế lợi tức mà chính phủ thu được lên đến 36.7%.
(2) Tầng lớp 50% có lợi tức cao phải đóng với thuế suất trung bình là 12.5% và số đóng góp của họ vào tổng số thuế mà chính phủ thu được lên đến 97.7%.
(3) Tầng lớp 50% có lợi tức thấp chỉ đóng với thuế suất trung bình là 1.85% và số đóng góp của họ vào tổng số thuế mà chính phủ thu được chỉ có 2.3%.
Theo một ước tính gần đây, có đến 47% đơn vị (cá nhân hoặc gia đình) đóng thuế được hoàn toàn miễn thuế. Một điểm nên lưu ý là các thuế suất trình bày trong Bảng # 2 là số trung bình. Thí dụ, thuế suất trung bình của tầng lớp 1% là 24.1%. Dĩ nhiên, có người đóng tối đa 35%, cũng có người đóng thấp hơn, chẳng hạn như 14%, tùy theo lợi tức của họ là do tiền lương (salaries and wages) hoặc lợi nhuận tư bản (capital gain). Như trình bày đưới đây, lợi nhuận tư bản dài hạn (long term capital gain) chỉ bị đánh với thuế suất là 15%.
Những con số vừa trình bày cho thấy rằng người giàu (1%) đã đóng góp một phần lớn (36.7%) vào tổng số thuế lợi tức mà chính phủ HK thu được. Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng thuế suất và tỷ số đóng góp của các tầng lớp lợi tức vừa trình bày dưới nhiệm kỳ TT Obama (Dân Chủ) cũng tượng tự với những con số dưới thời TT George W, Bush (Cộng Hoà).
Bảng # 2. Summary of Federal Income Tax Data, 2009
(Bảng Tóm Tắt Thuế Lợi Tức Liên Bang, 2009)
|
Number of Returns with Positive AGI1 |
AGI ($ millions)2 |
Income Taxes Paid ($ millions)3 |
Group’s Share of Income Taxes4 |
Income Split Point5 |
Average Tax Rate6 |
All Taxpayers | 137,982,203 | $7,825,389 | $865,863 | 100.0% | – | 11.06% |
Top 1% | 1,379,822 | $1,324,572 | $318,043 | 36.7% | $343,927.00 | 24.01% |
1-5% | 5,519,288 | $1,157,918 | $189,864 | 22.0% | 16.40% | |
Top 5% | 6,899,110 | $2,482,490 | $507,907 | 58.7% | $154,643.00 | 20.46% |
5-10% | 6,899,110 | $897,241 | $102,249 | 11.8% | 11.40% | |
Top 10% | 13,798,220 | $3,379,731 | $610,156 | 70.5% | $112,124.00 | 18.05% |
10-25% | 20,697,331 | $1,770,140 | $145,747 | 17.0% | 8.23% | |
Top 25% | 34,495,551 | $5,149,871 | $755,903 | 87.3% | $ 66,193.00 | 14.68% |
25-50% | 34,495,551 | $1,620,303 | $90,449 | 11.0% | 5.58% | |
Top 50% | 68,991,102 | $6,770,174 | $846,352 | 97.7% | > $32,396 | 12.50% |
Bottom 50% | 68,991,102 | $1,055,215 | $19,511 | 2.3% | < $32,396 | 1.85% |
Source: Internal Revenue Service
Ghi Chú: 1 Tổng số đơn vị khai thuế; 2 AGI ( Adjusted Gross Income) = Tổng lợi tức điều chỉnh (triệu đồng); 3 Tổng số thuế lợi tức
(triệu đồng); 4Phần thuế của nhóm; 5 Số trung điểm; 6 Thuế suất trung bình
Bảng # 3 trình bày thuế biểu cho lợi nhuận tư bản. Lợi nhuận nầy được chia ra làm 2 loại: (1) lợi nhuận ngắn hạn (short term capital gain) và (2) lợi nhuận dài hạn (long term capital gain). Lợi nhuận ngắn hạn là lợi tức thu được từ các đầu tư dưới 1 năm, lợi nhuận dài hạn là lợi tức thu được từ các dầu tư lâu hơn 1 năm. Lợi nhuận tư bản ngắn hạn được đánh thuế như lợi tức thường (regular income), nghĩa là phải đóng thuế theo tầng lớp lợi tức (income brackets), từ 10% đến 35%. Trong khi đó lợi nhuận tư bản dài hạn được đóng với thuế suất tương đối thấp là 15%. Lý do là chính phủ muốn khuyến khích đầu tư dài hạn nhằm gia tăng sản xuất để nền kinh tế ngày càng tăng trưởng.
Bảng #3 có thể được dùng để giải thích tại sao một người có lợi tức cao có thể đóng thuế lợi tức với một số thuế suất thấp, trong khi đó người có lợi tức thấp hơn có thể đóng với một thuế suất cao hơn. Thí dụ, ông Romney chỉ đóng 15.4% thuế lợi tức trong năm 2011, trong khi đó một người độc thân có lợi tức là $40,000 phải đóng 25%. Hai người áp dụng 2 thuế suất khác nhau vì hầu hết lợi tức của ông Romney là lợi nhuận tư bản dài hạn, trong khi lợi tức của anh độc thân là số lương hằng năm của anh ta.Tuy nhiên, tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng điều nầy không có nghĩa là nhà triệu phú Romney đóng thuế ít hơn anh độc thân “nghèo”. Thật vậy, với số lợi tức là $20,000,000, triệu phú Romney phải đóng 15.4%, tức là $3,080,000 (=200,000,000x .154), trong khi đó anh độc thân “nghèo” đóng $10,000 (= 40,000 x .25). Rõ ràng triệu phú Romney đóng thuế 308 lần nhiều hơn anh độc thân.
Khi nói rằng anh nhà nghèo phải đóng 25% thuế lợi tức và nhà triệu phú chỉ đóng 15.4%, mọi người công chính đều cảm thấy bất công. Tuy nhiên, nếu nói rằng ông triệu phú đóng thuế nhiều gấp 308 lần anh nhà nghèo thì mọi người đều thấy hài lòng và công nhận rằng hệ thống thuế lợi tức HK khá công bằng. Rõ ràng, con số không biết nói láo, nhưng người ta có thể lựa con số để tuyên truyền, tạo nên sự hiểu lầm nghiêm trọng cho khán, thính và độc giả. Do đó, cho rằng “nhà giàu” đóng thuế ít hơn “nhà nghèo” là không thành thật, nếu không nói là một lừa mị to lớn, tạo nên một mối chia rẻ trầm trọng giữ hai giới “nghèo” và “giàu” trong nước, đặc biệt là “nghèo” và “giàu” là hai ý niệm rất tương đối.
Bảng # 3. Thuế Suất Đánh Trên Lợi Nhuận Tư Bản (Capital Gain Tax Rate)
|
Source: http://www.moneychimp.
2. So Sánh Thuế Lợi Tức Của Obama Và Romney
Theo hồ sơ thuế vụ liên bang, trong năm 2011, tổng số lợi tức của TT Obama là $789,074 (gồm lương TT là $394,821 và lợi tức thương mại là $441,369). Số thuế lợi tức mà TT Obama phải đóng trong năm 2011 là $162,074. Do đó thuế suất của Obama tính ra là 20.54%. Trong khi đó. tổng lợi tức của ông Romney trong năm 2011 là $20,901,075, và ông đã đóng $3,226,623 với thuế suất là 15.44%. Thuế suất nầy thấp hơn thuế suất của TT Obama vì hầu hết lơi tức của ông Romney là lợi nhuận tư bản dài hạn. [Nếu cần, đọc giả có thể vào links sau đây để quan sát kỷ hồ sơ thuế vụ của cả hai.
Link để đọc hồ sơ thuế của TT Obama: http://www.whitehouse.gov/
Link để đọc hồ sơ thuế vụ của ông Romney: http://www.nytimes.com/
So sánh thuế lợi tức giữ TT Obama và ông Romney, hai điểm cần được lưu ý:
(1) Thuế suất của Romney chỉ có 15.44%, trong khi đó thuế suất của TT Obama là 20.54%. Cả hai đều đóng thuế theo luật định (không khai gian). Sự khác biệt nầy phát xuất từ sự khác biệt của lợi tức: Hầu hết lợi tức của ông Romney là lợi nhuận tư bản dài hạn nên thuế suất tối đa theo luật định là 15%. Ttrong khi đó TT Obama phải đóng 20% vì hầu hết lợi tức của ông không phải là lợi nhuận tư bản dài hạn.
(2) Mặc dầu ông Romney đóng thuế với một thuế suất thấp hơn, nhưng tổng số thuế của ông ấy 20 lần lớn hơn số thuế của TT Obama.
3. Chiến Thuật Đấu Tranh Giai Cấp Của Liên Danh Obama/Biden
Những thách thức và cáo buộc trên đây của Obama đối với ứng cử viên TT Romey rõ ràng không dựa trên căn bản kinh tế hoặc pháp lý mà là một chiến thuật tranh cử đơn giản nhưng bén nhọn: Dùng các con số thật, nhưng không đầy đủ, nhằm nạn nhân hoá đối thủ qua mặt trận đấu tranh giai cấp.
Mặc dù những con số trình bày trên đây cho thấy rõ rằng (1) cả hai ứng cử viên TT đều là “nhà giàu” và (2) cả hai đều đóng thuế theo luật định, TT Obama vẫn thường xuyên thách thức và đòi hỏi ông Romney phải tiết lộ hồ sơ thuế vụ, đồng thời minh thị hoặc mặc thị cáo buộc Romney không đóng thuế một cách thích đáng, chống tăng thuế người “giàu” để bảo vệ quyền lợi riêng tư của chính mình, nói riêng, và của giới “nhà giàu”, nói chung.
Gán cho đối thủ nhản hiệu “bênh vực và bảo vệ quyền lợi của nhà giàu” để gây cảm tình với dân “nghèo” là một chiến thuật có tính toán và không thành thật. Thật vậy, mặc dù biết rõ, nhưng TT Obama ít khi nhắc đến sự kiện là 50% của tổng số đơn vị đóng thuế chỉ đóng góp 2.3% tổng số thuế thu được, trong khi đó tầng lớp 1% có lợi tức cao nhất đóng góp đến 36.7% tổng số thuế thu được. Cũng thế, TT Obama ít khi đề cập đến sự kiện là tầng lớp 50% có lợi tức cao đóng góp 97.7% vào tổng số thu. Hơn nữa, Obama chưa bao giờ cho rằng mình thuộc thành phần giàu, mặc dù ông ấy là một triệu phú với lợi tức hằng năm (trong những năm gần đây) trên dưới một triệu Mỹ kim. Đặc biệt, TT Obama tuyệt nhiên không đề cập đến sự kiện là ông Romney đã đóng thuế nhiều hơn mình gấp 20 lần.
Trong các bài diễn thuyết vận động tranh cử, TT Obama luôn nhấn mạnh “công bằng thuế vụ” , khích động dân “nghèo” chống lại người “giàu”, và hứa hẹn sẽ tăng thuế người “giàu” nếu ông được tái đắc cử. Tuy nhiên, nếu những gì TT Obama tuyên bố trở thành sự thật, ta sẽ thấy người không đóng thuế (47% có lợi tức thấp) sẽ tiếp tục được miễn thuế, trong khi những người đóng thuế nhiều (top 1%, 5% ..) sẽ đóng nhiều hơn. Nếu sự kiện nầy được gọi là “công bằng” thì người ta thể nói rằng đây là “công bằng thuế vụ theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
4. Lời Cuối
Bài viết nầy không nhằm mục tiêu chống lại đề nghị tăng thuế của TT Obama, hay ủng hộ đề nghị giảm thuế của ứng cử viên TT Romney, hoặc cổ võ cho đảng Cộng Hoà, mà chỉ chú trọng đến vấn đề thuế vụ. Tăng hoặc giảm thuế phải được cứu xét cẩn thận với mục tiêu đẩy mạnh sức phục hồi của nền kinh tế sau cuộc suy thoái vừa qua. Tuy nhiên, dùng vấn đề thuế vụ để tạo nên cuộc đấu tranh giai cấp, chia rẻ người nghèo và người giàu là một điều bất hạnh cho đất nước.
Trong một quốc gia tự do dân chủ và tôn trọng công bằng xã hội, người giàu nên đóng góp nhiều và người nghèo đóng góp ít. Tại Hoa Kỳ, điều nầy đã và đang được thực hiện chính xác như thế: Tầng lớp 1% giàu nhất đóng góp 36.7%, tầng lớp 50% có lợi tức cao đóng góp 97.7%. và tầng lớp 50% có lợi tức thấp chỉ đóng góp 2.3% vào qũy thuế lợi tức liên bang.
Người công dân Hoa Kỳ cần được nhắc nhở rằng chính nền kinh tế thị trường tự do, tài năng và sự chuyên cần của người dân đã giúp cho cho Hoa Kỳ trở thành một quốc gia phú cường nhất thế giới. Chính sự trọng đãi tài năng đã tạo nên sáng kiến và tiến bộ. Cũng chính vì trọng đãi tài năng mà Hoa Kỳ đã hấp dẫn được nhiều nhân tài từ các quốc gia trên thế giới để xây dựng một quốc gia vô địch về nhiều phương diện. Chính vì có cơ hội đồng đều (equal opportunities) mà dân di cư cũng như người tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ được tự do thi thố tài năng để thăng tiến và theo đuổi giấc mơ riêng của mình.
Chính sách chống lại sự thành công do tài năng cá nhân bằng cách áp đặt sưu cao thuế nặng là một chính sách phản xây dựng, tạo ra nguy cơ làm giảm tiềm năng của quốc gia dân tộc. Chính vì thế, mọi âm mưu gây chia rẽ để tiến thân cần phải được vạch rõ và mặt trận đấu tranh giai cấp cần phải bị triệt tiêu càng sớm càng tốt.
Hương Saigon
(29/09/2012)