1- Nguyên tác
游 趙 村 杏 花
趙村紅杏每年開,
十五年來看几回。
七十三人難再到,
今春來是別花來
2-Phiên âm
Du Triệu thôn hạnh hoa
Triệu thôn hồng hạnh mỗi niên khai,
Thập ngũ niên trung khán kỷ hồi.
Thất thập tam nhân nan tái đáo,
Kim xuân lai thị biệt hoa lai.
3-Dich thơ quốc âm
Du Triệu thôn hạnh hoa [1]
Hạnh thôn Triệu thường năm nở thắm,
Mười lăm năm đứng ngắm tà tà
Khó quay lại! … tuổi bảy ba…
Xuân nay là dịp… “nhìn” hoa giả từ”.
laiquangnam
4-Lời bình
Xin Khách thơ nay sem sém 70 đừng đọc bài thơ này với sự “hoài niệm” ngậm ngùi như Bạch cư Dị than thầm một cách kín đáo. Vì sao vậy?. Này nhé hãy nghe Bạch cư Dị than thở “thị biệt hoa lai” => … “nhìn hoa giã từ”. Ông ta chỉ còn đủ sức để xác nhận(thị,thị thực) => “nhìn” qua,chẳng xơ múi gì, mà không được như xưa “?” …ô là là! chỉ có Chúa mới hiểu được ý ông. Hoa Hạnh (từ rất ẩn dụ trong ngôn ngữ Việt)thì không cho ông Khán=> “ngắm”, bởi ngắm thì cần thời gian ngừng trôi để khách ngắm còn săm soi mọi ngóc ngách. Người Tàu, dân chơi trống bổi cở Bạch cư Dị ngày ấy thì lắm hầu non. Hãy nhắm mắt, đọc thầm câu trước “Mười lăm năm đứng ngắm tà tà”, lúc í ông đang tuổi năm mươi tám, dạo í Ông hẳn còn sung nên được phép “ngắm“ và ông đủ gân đễ ngắm để săm soi, nay thì “nhìn” hoa MÀ… giả từ. Tiếc hùi hụi,giá chi mà được chửi thề,con ác quỷ Thời Gian!. Mi ác chi rứa!, ta nay vác tấm thân của chính ta còn không nổi,dở tay không lên, nói gì còn sáng,còn suốt để lo cho tương lai bầy trẻ!,làm gì còn sức khỏe mà có “ý kiến ý cò” với đời sống xã hôi quanh ta. Sức cùng lực cạn!
Riêng quý bạn tôi,nay sống thọ hơn, phải đọc nó với tinh thần “SUNG “hơn, bởi đó mới là “lời chúc đầu xuân“ được gởi đến các bạn từ nơi đất khách. laiquangnam giới thiệu với các bạn, một người Trung hoa, người không gây gì tổn hại đến đất nước Đại Việt ta như nhà thơ lớn Bạch cư Dị, một nhà thơ lớn rất khác xa với anh chàng baTàu Đổ Phủ,láu cá, một Đại Hán thứ thiệt qua bài Chư tướng. Nguyễn Du của chúng ta cũng lầm thay khi ca tụng ông ta trong bài thơ chữ Hán Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ[2]
Đừng nghĩ rằng Hoa là Hoa,Bạch cư Dị, người Trung Hoa tài hoa này còn chơi chữ, hoa và phihoa[3]. “phi”là một prefixe trong ngôn ngữ Việt. Hoa và phiHoa tạo thành“vũ trụ“ trong thế giới nhân sinh của ông. Đó là một tập hợp gồm hai tập hợp con là “HOA” và “ phiHoa”; tuy vậy Vũ trụ quan trong lối chơi chữ của Bạch cư Dị không mấy tài hoa như Nguyễn Du nhà mình. Nguyễn Du nhìn thế giới từ trãi nghiệm qua bài Long Thành cầm giả ca[4] trước đó để viết nên tác phẩm lừng danh Đoạn Trường Tân Thanh sau này. Thế giới quan qua cái nhìn của ông cũng được gom về hai tiểu tập hợp. Một tập hợp con thứ nhất là “Tài“ và một tập hợp con thứ hai là “Mệnh”. Cà hai tập con đều là phần tử của một tập hợp mẹ là “Cõingườita”. “Cõingườita” chính “vũ trụ“ trong thế giới nhân sinh được thể hiện rõ trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh. Nguyễn Du, thi hào đất Việt đã viết
Trăm năm trong “cõi người ta”
Chữ “Tài”,chữ “mệnh” khéo là ghét nhau .
Chính chữ cõi này khiến những người Tàu khác khi dịch sang tiếng Trung quốc cũng không sao dịch thoát. Ở đó mà người Trung quốc hiện nay kỳ vọng rằng họ sẽ tập hợp được các con người lại, kể cả người Tàu và các chú Ba trên đất nước này, đủ sức chuyển tải thơ của Nguyễn Du sang thơ Tàu; Họ mong sao Họ sẽ có một tác phẩm dịch tạm gọi là được được. Chuyện này,laiquangnam xin hẹn với các bạn trong một bài khác.
Lại nói về bài này, Hạnh là hoa hay là người đẹp đây?. Trước vẻ đẹp của các cô gái trẻ má hồng khi tuổi đời mười lăm mười sáu, ông đã cho mình được phép tà tà “ngắm” các sợi gân máu nhỏ li ti chạy dài trên đôi má trắng hồng của họ,trông nào khác chi những gân lá nuôi hoa hạnh.Đẹp ôi là đẹp!. Bạch cư Dị hơn hẳn chúng ta ngày nay, bởi ngay khi vào tuổi năm mươi tám tuổi ông đã bắt đầu lên kế hoạch NGẮM!. Ngày ấy ngũ thập tri thiên mệnh rùi. Mười lăm năm đứng ngắm tà tà, ông này ghê thật!, những mười lăm năm, cho thấy rằng ông đã rất sung, để nghía,để ngắm và để “?” chỉ có Chúa mới biết được dấu “?” này. Lòng mình (Bạch cư Dị )đã có 15 năm reo vui với “Hạnh ..nở.. thắm!” . Ngắm,là nhìn kỹ,theo laiquangnam, ông đã quá đủ!. Còn đòi thêm nữa làm chi ông ui.
Buồn quá há!, Giá mà!, nhớ xưa mình đã từng quậy tưng lên, mà nay mình tuổi tác như ri!. Giá mình nay mình trẻ và sung như xưa!.Than ui,”thời oanh liệt nay còn đâu!”
Nếu Khách thơ mà ngày xưa đã từng ghi dấu trong tim mình một tên người con gái tên là “Hạnh” thì coi như trúng số khi đọc bản dịch này của laiquangnam. Bạn hiền gặp lại “nàng Hạnh ”có dịp mà nói chuyện cà kê,dê ngỗng. Chuyện “tình đôi ta vời vợi,có nói cũng không cùng”. Que sera sera [5].
Ngày cuối năm nơi đất khách.
laiquangnam
Chú thích
[1] Tạm dịch tiêu đề, Chơi thôn Triệu ngắm hoa Hạnh, tuy nhiên theo laiquangnam “tiêu đề”của một bài thơ từ chữ nước ngoài là tên một “thương hiệu” của nhà thơ ấý. Ngay cả dòng cổ văn bằng chữ Hán của các cụ ta,tôi nghĩ cũng nên như vậy.
[2] Xin đọc nguyên tác trên mạng, hay đọc Tố như thi của Quách Tấn bài số 9 trong phần “Bắc hành” của Quách Tấn,trong bài thất ngôn bát cú luật thi này có hai câu cuối. Nguyễn Du viết hai câu cuối rất thâm, tạm dich sang thơ quốc âm,
Bệnh cũ lắc đầu nay đã bớt?
Suối vàng còn nhiếc lũ thi nô!
Bệnh lắc đầu là di chứng của Đỗ Phủ. Khi ông về già,không làm chủ được thân thể mình, ông thường hay lắc lắc cái đầu một cách thường xuyên. Đỗ Phủ ,một anh baTàu rất, rất là Đại Hán phải trả giá cho thói “bưng bô”của ông!. Ông kêu gọi tướng lãnh Đại Đường hãy vét ngọc Nam hải thuộc đất Giao Châu mang về dâng cho vua Đường. Theo tôi ông ta,trong một cách gián tiếp,ông đã chịu trách nhiệm một phần nào khi nước Tàu của ông,sau khi ông chết không bao lâu,đã bị cắt nát ra thành năm mảnh vì thói ngông cuồng của triều đại Đại Đường xâm lược. Chính nhờ vậy mà vương quốc Đại Việt đã có cơ hội xây dựng lại từ đống tro tàn sau một ngàn năm vong quốc. Và một hơn một trăm năm sau, 1075 danh tướng Lý thường Kiệt đã dần cho Tống một trận tận hang ổ của mình.
[3] Xin đọc bài Hoa phi Hoa của Bạch cư Dị, đúng ra phải viết là Hoa phiHoa,viết như thế nó mới làm rõ sức mạnh của ký tự alphabet mà tiền nhân ta đã khôn ngoan chụp lấy cơ hội và tiền nhân ta đã từ bỏ thứ chữ tượng hình kém cõi không hề tiếc, mà cụm “Hoa phiHoa” trên chỉ là một ví dụ minh họa. Xin khách thơ đọc một tiểu luận trong Tiền vệ, loạt bài của Giáo sư Đại học tại HOA KỲ, giáo sư Nguyễn Quỳnh viết về thứ chữ tượng hình, thay vì ký tự phiên âm , thế giới người ta đã lần lượt bỏ đi vì sự kém cõi của nó.
[4] một danh tác bằng thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
[5] link này có lyric http://www.youtube.com/watch?v=CcWbZUgymkw