Cánh đồng bất tận The Floating Lives |
|
---|---|
Cánh đồng bất tận là một phim điện ảnh của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình khởi quay 23/11/2009, khởi chiếu 22/10/2010 trên toàn quốc, dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư.
PHIM FLOATING LIVES
Dựa trên truyện ngắn Cánh Đồng Bất tận của nhà văn nữ đang lên ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Tư, các nhà sản xuất cuốn phim đã đổi tên ra tiếng Anh thành The Floating Lives.
Chuyện phim thuật lại cuộc đời của ông Võ, một nông dân cần cù lam lũ, uất hận vì vợ bỏ nhà đi theo một phú thương giàu có, nên đã đốt nhà và dẫn 2 đứa con nhỏ sống cuộc đời bềnh bồng theo sóng nước sông lạch Cà Mau trên một chiếc thuyền nhỏ.
Ông Võ và vợ trong những ngày còn hạnh phúc bên nhau
Cậu con trai Điền trầm mặc về thân phận
Nhưng định mệnh lại khiến cho cuộc đời của ba cha con không được yên ổn khi họ cứu thoát một cô gái giang hồ thoát một cảnh đánh ghen tập thể.
Cô gái giang hồ Sương
Bốn mãnh đời từ đó như gắn liền nhau qua bao nỗi thăng trầm, tuy đơn giản nhưng vẫn chứa nhiều u uẩn.
Dù không muốn viết thêm về chuyện phim vì e ngại sẽ tiết lộ những tình tiết làm giảm đi sự thưởng ngoạn của những ai muốn xem, tôi không thể không đề cập đến sự lôi cuốn của nó. Ngay từ việc đặt tên cho các nhân vật chính. Còn gi thích hợp hơn Nương và Điền cho hai người con gái và trai của một nông dân sống với đồng ruộng như ông Võ ? Và có chi gợi ý hơn tên Sương dành cho một cô gái làng chơi?
Nhưng chính sự diễn xuất của bốn tài tử chính mới đích thị là nét xuất sắc của cuốn phim này. Đặc biệt là của nữ tài tử trẻ tuổi Lan Ngọc trong vai Nương, nhân vật được đạo diễn mượn lời để thuật lại câu chuyện. Phải xem mới thấy được sự diễn xuất tài tình của cô.
Cô con gái Nương
Tuy nhiên, điều khiến tôi ngạc nhiên nhứt chính là thông điệp tiềm ẩn trong đó.
Không một câu hay một lời tuyên truyền. Hay nếu có thì phải nói là ngược lại, những thảm cảnh, những bi kịch xảy ra khiến người xem chua xót nhận thức rằng cuộc sống người dân bần hèn ở Việt Nam vẫn đang bị áp bức, bóc lột bởi các thành phần trưởng giả và quan chức dưới chế độ hiện nay.
Như vậy thì các tay kiểm duyệt của Hội Văn Học Nghệ Thuật đâu? Sở Thông Tin và Văn Hóa đâu? Không lẽ đã sơ sót để thoát một tác phẩm “bôi bác chế độ” như thế?
Cho nên tôi đã cố gắng đi tìm bản văn của “Cánh Đồng Bất Tận” để biết thêm.
Và sự thật đã khiến tôi phải bàng hoàng … !!!
Bởi vì Văn khác với Phim ! Xem thì như vậy mà đọc thì lại khác, không phải vậy!