2.000 đồng là số tiền mà tại nhiều nơi ở TP.HCM người dân không đủ để gửi xe, không đủ mua một ly trà đá. Nhưng với 2.000 đồng, đó là số tiền mà dân nghèo, sinh viên khó khăn có thể mua được cơm và thức ăn với đầy đủ dinh dưỡng.
Người nghèo có được bữa cơm ấm bụng giữa một Sài Gòn náo nhiệt, quay cuồng, có lúc cứ ngỡ là câu chuyện thần tiên… Trên địa bàn TP.HCM, những quán cơm với giá chỉ 2.000 đồng đang ngày được nhân rộng để phục vụ dân nghèo.
Quán cơm 2.000 đồng tại hẻm 14/1 trên đường Ngô Quyền hoạt động vào các buổi trưa thứ 3, 5, 7 hàng tuần. Tại đây, mỗi phần cơm có: cơm, thức ăn (thịt, cá, rau, canh), chuối tráng miệng… Đặc biệt, thực khách đều được ăn cơm thêm và canh miễn phí.
Mỗi buổi, quán phục vụ hơn 500 suất ăn, ngoài sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn còn có cả trăm dân nghèo làm nghề bán vé số, lượm ve chai, đạp xích lô… tới ăn. Vào giờ cao điểm, khi các bàn ăn trong nhà đã chật ních người, khách phải ngồi tràn ra cả con hẻm.
Người Sài Gòn chia sẻ với người nghèo đang hằng ngày vật lộn với bộn bề lo toan
Bạn Huỳnh Vũ Thuận, sinh viên một trường cao đẳng trên địa bàn quận 10 cho biết: “Quán cơm 2.000 đồng này tuy rẻ nhưng nấu ngon không kém gì những quán cơm bình dân giá từ 18.000 – 20.000 đồng khác. Trưa thứ 3, 5, 7 nào em cũng tới đây ăn”. Bác Nguyễn Tám Nam làm nghề lượm ve chai nói: “Từ khi biết quán cơm 2.000 đồng này, tôi tới ăn và hàng tháng tiết kiệm để gửi tiền về quê cho vợ ở Quảng Ngãi chữa bệnh”. Tại quán cơm Nụ Cười 3 (quận 7), thực khách được ăn cơm, canh không hạn chế, 3 món mặn, trà đá miễn phí. Bên cạnh đó, một quầy sách đồng giá 2.000 đồng và quầy báo miễn phí cũng được bày trong khuôn viên quán cơm để phục vụ thực khách. Chủ quán cho biết, ban đầu, quán cung cấp 300 phần cơm/ngày. Khi đủ điều kiện sẽ nâng dần số lượng. Tại TPHCM còn có một số tuyến đường được mệnh danh là “phố bán cơm ký”. Chị Nguyễn Thu Hương, người bán cơm ký (kg) trắng, cơm không cho biết: “Đa phần những người tới mua cơm đều là dân nghèo và sinh viên. Với 4.000 đồng, họ có thể mua cơm ký để ăn được hai bữa trưa và tối. Mỗi ký cơm tôi lãi khoảng 500 đến 1.000 đồng, chủ yếu bỏ công làm lời”. Những quán cơm 2.000 đồng, cơm trắng bình dân là một cách người dân Sài Gòn chia sẻ với người nghèo đang hằng ngày vật lộn với những bộn bề lo toan… Bố và con cùng ăn cơm với giá 2.000 đồng Quán chật hẹp nên ai cũng cố ăn nhanh để nhường chỗ cho người khác Xếp hàng đợi đến lượt mình vào ăn cơm 2.000 đồng Những bữa cơm giá chỉ 2.000 đồng nhưng làm ấm bụng bao người Khay cơm với đầy đủ cơm, canh, thức ăn, đồ tráng miệng Phân chia từng khay cơm phù hợp với người ăn Dù chỉ bán với giá tượng trưng, nhưng gian bếp của tiệm cơm nấu ăn rất sạch sẽ, nhân viên phục vụ phải đeo khẩu trang khi chế biến thức ăn và đưa cơm cho khách Ăn cơm trưa xong, người phụ nữ tiếp tục hành trành bán vé số dạo Cụ ông này cũng vậy, ăn cơm no, ngon, cụ ông được tiếp năng lượng để rong ruổi mưu sinh bằng nghề lượm ve chai. Sau bữa cơm ấm bụng, các cụ ông, cụ bà được hớt tóc miễn phí Cơm không, cơm trắng bán ký trên đường Nguyễn Thông (quận 3) Xin có một ý kiến nho nhỏ.. Nếu quý vị về VN, không cần làm việc thiện nguyện hàng ngàn, hàng chục ngàn dollars, chỉ cần 100usd đổi ra được hơn 2 triệu $ VN, giúp được hơn 1000 người dân nghèo có 1 bữa cơm no, không thất thoát qua trung gian ai cả, tự mình đến những quán cơm đó phát 2000đ cho từng người đang xếp hàng mua vé ăn, chuyện nhỏ nhưng công đức vô lượng. Vũ Xuân Tráng
Bạn Huỳnh Vũ Thuận, sinh viên một trường cao đẳng trên địa bàn quận 10 cho biết: “Quán cơm 2.000 đồng này tuy rẻ nhưng nấu ngon không kém gì những quán cơm bình dân giá từ 18.000 – 20.000 đồng khác. Trưa thứ 3, 5, 7 nào em cũng tới đây ăn”. Bác Nguyễn Tám Nam làm nghề lượm ve chai nói: “Từ khi biết quán cơm 2.000 đồng này, tôi tới ăn và hàng tháng tiết kiệm để gửi tiền về quê cho vợ ở Quảng Ngãi chữa bệnh”. Tại quán cơm Nụ Cười 3 (quận 7), thực khách được ăn cơm, canh không hạn chế, 3 món mặn, trà đá miễn phí. Bên cạnh đó, một quầy sách đồng giá 2.000 đồng và quầy báo miễn phí cũng được bày trong khuôn viên quán cơm để phục vụ thực khách. Chủ quán cho biết, ban đầu, quán cung cấp 300 phần cơm/ngày. Khi đủ điều kiện sẽ nâng dần số lượng. Tại TPHCM còn có một số tuyến đường được mệnh danh là “phố bán cơm ký”. Chị Nguyễn Thu Hương, người bán cơm ký (kg) trắng, cơm không cho biết: “Đa phần những người tới mua cơm đều là dân nghèo và sinh viên. Với 4.000 đồng, họ có thể mua cơm ký để ăn được hai bữa trưa và tối. Mỗi ký cơm tôi lãi khoảng 500 đến 1.000 đồng, chủ yếu bỏ công làm lời”. Những quán cơm 2.000 đồng, cơm trắng bình dân là một cách người dân Sài Gòn chia sẻ với người nghèo đang hằng ngày vật lộn với những bộn bề lo toan… Bố và con cùng ăn cơm với giá 2.000 đồng Quán chật hẹp nên ai cũng cố ăn nhanh để nhường chỗ cho người khác Xếp hàng đợi đến lượt mình vào ăn cơm 2.000 đồng Những bữa cơm giá chỉ 2.000 đồng nhưng làm ấm bụng bao người Khay cơm với đầy đủ cơm, canh, thức ăn, đồ tráng miệng Phân chia từng khay cơm phù hợp với người ăn Dù chỉ bán với giá tượng trưng, nhưng gian bếp của tiệm cơm nấu ăn rất sạch sẽ, nhân viên phục vụ phải đeo khẩu trang khi chế biến thức ăn và đưa cơm cho khách Ăn cơm trưa xong, người phụ nữ tiếp tục hành trành bán vé số dạo Cụ ông này cũng vậy, ăn cơm no, ngon, cụ ông được tiếp năng lượng để rong ruổi mưu sinh bằng nghề lượm ve chai. Sau bữa cơm ấm bụng, các cụ ông, cụ bà được hớt tóc miễn phí Cơm không, cơm trắng bán ký trên đường Nguyễn Thông (quận 3) Xin có một ý kiến nho nhỏ.. Nếu quý vị về VN, không cần làm việc thiện nguyện hàng ngàn, hàng chục ngàn dollars, chỉ cần 100usd đổi ra được hơn 2 triệu $ VN, giúp được hơn 1000 người dân nghèo có 1 bữa cơm no, không thất thoát qua trung gian ai cả, tự mình đến những quán cơm đó phát 2000đ cho từng người đang xếp hàng mua vé ăn, chuyện nhỏ nhưng công đức vô lượng. Vũ Xuân Tráng
5 Comments
Đỗ Anh
Một điều khó hiểu: khi cá nhân đứng ra tổ chức những dịch vụ tương trợ đều thành công. Nhưng khi họp lại để tổ chức quy mô hơn sẽ thất bại. Nếu người Việt tránh được những tỵ hiềm có lẽ sẽ nhận được thêm tài trợ của đồng hương và việc phúc thiện sẽ còn giúp được nhiều đồng bào ở hoàn cảnh khó khăn nhiều hơn nữa!
Hùng Đạt
Cám ơn anh Vũ Xuân Tráng đã đăng một bài rất hữu ích cho mọi người. Anh có thể cho biết thêm vài chi tiết như địa chỉ đầy đủ của các quán cơm (phường, quận)và họ có nhận người tình nguyện giúp công hay của không?
Cám ơn Anh Tráng lần nửa.
Hùng Đạt
trac
Xin đọc giả lưu ý rằng “người Sài gòn chia sẻ……” cũng thấy người trong nước đủ sức gánh vát.Đâu cần bà con ở ngoài.Trừ khi muốn góp dollars cho VC để có “công đức”.
tj
neu toi muong phu giup thi lam sao lien lac ? xin cho toi biet
vi toi doc song nhung thong tin tren, toi mong lam viec co huu ich cho nguoi ngheo va xa hoi.
hungthi2003
Viet Thuc
[1] Nếu thân hữu ở hải ngoại có thể gửi tiền nhờ người quen trong nước tới địa điểm/quán cơm xã hội đó mua một số phần cơm mỗi ngày [hay trong tuần] để biếu người túng thiếu đang xếp hàng tìm ăn;
[2] còn nếu thân hữu ở trong nước và ở tại Sàigòn, thì hãy tới địa điểm mà mua cơm và phụ giúp người nghèo;
[3] nếu cần thêm tài chính, chúng tôi sẽ tìm cách phụ giúp và nhờ thân hữu tiếp tay giúp đỡ tại chỗ.
Đa Tạ, Việt Thức