Biếm hoạ Babui — Nguồn DCVOnline
Bạo quyền VC đã có gần như đầy đủ tất cả nhu liệu (software) cho Computer/Mobile Forensic. Dù rằng chuyên viên của họ chưa sánh kịp với chuyên viên trung bình thuộc ở cấp tiểu bang của HK – huống chi là số đã được tuyển chọn để học ngành này từ U.S. Secret Service – bạo quyền VC cũng đủ khả năng để tìm kiếm tin tức trên các máy vi tính, cell phone mà người chống đối chúng đã xử dụng.
Cách hay nhất cho những ai chống đối chúng muốn xoá tàn tích trên các máy vi tính vẫn là:
a. Dùng máy vi tính ảo (virtual system) mà máy vi tính này được “cài đặt” vào những Memory USB – có nghĩa là muốn xài máy vi tính ảo đó thì người dùng chỉ cần gắn memory stick vào USP port của máy vi tính thật rồi xài. Xài xong gở Memory USB ra. Memory USB này không lưu trữ những hoạt động trên máy, chỉ giữ máy vi tính ảo mà thôi. Thêm nữa, để báo mật tối đa, mở virtual keyboard (còn được gọi là onscreen keyboard) trên máy vi tính ảo mà dùng. Virtual keyboard đòi hỏi chúng ta dùng mouse thay vì keyboard thật để gõ mà những software về key-logger (ghi lại từng phiếm gõ) không thể thu hình từ virtual keyboard được. Dùng xong rồi thì tắt luôn máy vi tính thật cho dữ kiện trên RAM bị biến mất
b. Chẳng những phải tắt webcam mà còn disable webcam cũng như audio service nữa trước khi dùng. Những loại hack bây giờ có thể mở webcam lên và audio để thâu hình và tiếng mà người xử dụng khó lòng mà để ý. Nếu không biết cách tắt và disable webcam service và tắt audio thì dùng giấy dầy dán lại lỗ trên webcam và giữ im lặng.
c. 2 bên l/l với nhau nên đổi đ/c email mỗi ngày một lần theo dạng “thoi đưa”:
Thí dụ có 2 người A và B. A ở VN và B ở HK. Trước hết cả 2 không nên xử dụng tên thật hay tên của nhóm. Sau đó, thí dụ như người A đang có đ/c email là A10@gmail.com và người B đang có đ/c email là B10@gmailcom. 2 người A và B nên lấy một cái phrase nào đó, say, Quê Hương Hùng Vĩ, chẳng hạn. Trong lần l/l tới người A lấy chữ Q; vì trong bảng mẫu tự ASCII thì Q là 51, cho nên người A lập email mới, lấy nick là A1051@gmail.comgởi cho người B qua đ/c email B10@gmailcom. Sau khi người B nhận email của người A qua đ/c email A1051@gmail.com thì người B liền lập email mới, dựa vào chữ “u” (u đứng sau mẫu tự Q trong chữ Quê). Vì u (không viết hoa) dưới bảng mẫu tự ASCII là 75, email mới của người B làB1075@gmail.com.
Trên đây chỉ là thí dụ. Dù vậy, ngay cả VC biết được phương pháp thoi đưa nhưng nếu như họ không biết 2 người A và B đang dùng phrase gì, và đối chiếu với bảng mẫu tự nào, ASCII hay khác, dùng ASCII qua Hex hay Octal, v.v…thì họ khó mà đoán ra được đ/c email của 2 người. Chưa kể, chúng ta đang nói chuyện về email nhưng qua phương pháp này thì chúng ta có thể xử dụng qua Facebook, Twitter, Skype hay IM.
Cách hay nhất cho những ai chống đối chúng muốn xoá tàn tích trên các máy cell phone vẫn là:
a. Xài nhiều SIMM và xài nhiều đ/t, xài xong thì đổi.
b Nếu chỉ dùng cell phone để gởi email thì không cần mua dịch vụ qua các hãng đ/t. Thêm nữa, viết email trước, xong save rồi tắt cell phone trên đường di chuyển để cell phone mình không phát tín hiệu mà bạo quyền có thể theo dõi. Tới chỗ nào có WI-FI mình tin, mở cell phone của mình lên, cell phone sẽ tự động mượn IP từ WI-FI đó mà dùng. Dùng xong thì xoá dữ kiện của WIFI đó trong cell phone của mình, tắt cell phone, gở SIMM, rồi đổi cell phone cũng như SIMM, cũng như giựt dây điện gắn vào WI-FI ra. Khổ chủ sẽ cảm thấy có vấn đề với cái WI-FI của họ, rồi họ sẽ tìm ra là giây điện bị sút ra; sút ra thì gắn lại, không sao hết.