Võ Sĩ Mỹ Gốc Việt Lê Cung Hạ Võ Sĩ Na Shun Của Trung Cộng
Từ xưa cho tới nay, đại đa số dân “sồn sồn” đều thích xem phim chưởng với những kiếm sĩ, võ sĩ Trung Hoa bay lượn như chim, tung hoành ngang dọc, phóng lên ngọn cây cao tít, múa kiếm trên những cành tre ẻo lả, và đánh “chưởng” vù vù. Giới trẻ ham võ nghệ cũng mê mải với chưởng pháp của người Tầu, và hăng say luyện tập võ nghệ cũng vì ảnh hưởng phim võ thuật Đài Loan hay Trung Hoa Lục Địa.
Mọi người mê say phim chưởng nên quên mất rằng, những kiếm sĩ, võ sĩ ấy, ngày xưa sang Việt Nam bị đánh tơi bời hoa lá, trận nào trận ấy kinh hoàng, đến Thái Tử Thoát Hoan, từng chỉ huy một đạo quân vô địch thiên hạ mà phải chui trong ống đồng, chạy thục mạng về nước. Có người muốn bênh vực võ sĩ Tầu nên nói là tại quân Nhà Thanh, quân Tống, quân Nguyên, Mông Cổ bị trúng gió An Nam nên thua trận, chứ không phải vì võ sĩ ta giởi cung kiếm.
Họ đã quên những trận Liễu Thăng bị chém rơi đầu ở ải Chi Lăng, Mộc Thạch bị tướng sĩ An Nam rượt chạy đến chết, rồi các trận công phá thành, sau khi binh sĩ tràn lên, thì tướng tá đánh nhầu, ai giỏi người ấy thắng. Những anh hùng Yết Kiêu, Dã Tượng là những hung thần sông, rạch mà kẻ địch cứ nghe tên là hoảng hốt. Phạm Ngũ Lão, người bị dáo đâm vào đùi mà ngồi tỉnh bơ, cũng là một tên tuổi kinh hãi cho giặc Tầu.
Những danh tướng đời Trần như Trần Quốc Toản, Trần Nguyên Hãn, đời Quang Trung như Đô Đốc Bùi Thị Xuân, hai tay hai kiếm đánh Nam dẹp Bắc như chỗ không người. Ngay cả Hai bà Trưng, Bà Triệu, từ hồi Âu Châu còn ăn lông ở lỗ, đã xung phong, giết không biết bao nhiêu danh tướng của Tầu. Các trận như thế, thì không có phim chưởng nào chiếu lại. Làm cho nhiều người An Nam ta lúc nào cũng mặc cảm: “Võ Ta thua Võ Tầu!”
Bây giờ, thực tế lại chứng minh người Việt ta đánh võ hay hơn Tầu, qua sự kiện Võ Sĩ Lê Cung ở San Jose lại một lần nữa dành ngôi vị vô địch Thế giới về “Kick Boxing” hay “Mixed Martial Arts”, nghĩa là phối hợp vừa đánh “bốc” với “đá” và “vật”, dùng tất cả mọi chiêu, miễn sao thắng được thì thôi. Loại đánh này mới gay cấn, dữ dằn hơn “bốc” vì “bốc” chỉ có đấm, không có đá; lại ác liệt hơn “Kick Boxing” cổ điển vì thêm “vật” và “đè.”
Lê Cung sinh năm 1972, đến nay đã giành được 17 trận thắng quốc tế, không thua trận nào, trong đó có 12 trận đã hạ địch thủ “KO” nghĩa là “knock out” làm địch thủ lăn xuống, không dậy được. Anh đã 3 lần Vô Địch Thế Giới về hạng Trung, không kể những lần Vô địch hạng Nhẹ.
Trận gần đây nhất và độc đáo nhất là anh đại diện đội Hoa Kỳ đấu với đội Trung Hoa, đại diện là Võ Sĩ Na Sun, người nhiều lần thắng giải vô địch ở nơi khác.
Trong trận đấu với Na Shun, những người mê phim chưởng đã đinh ninh Lê Cung sẽ thua vì làm sao mà võ sĩ Việt hạ được võ sĩ Tầu! Thắng các đối thủ quốc gia khác thì dễ, chứ thắng Tầu là cả một vấn đề, nhất là Na Shun lại cao hơn Lê Cung rất nhiều.
Ngay hiệp đầu tiên, chỉ trong vòng một phút, sau khi đánh dứ với nhau vài đòn, đá qua đá lại, thử bắp thịt xem ai rắn chắc hơn ai, Lê Cung đã bất ngờ ôm lấy hông địch thủ, rùn người xuống, vất ngược địch thủ bay qua đầu mình, Na Shun ngã dập ra sau lưng của Lê Cung, choáng váng. (Đòn này trông hơi giống đòn Ura Nage của Nhu đạo.) Sau khi Na Sun lập cập đứng dậy, mới giao đòn, lại bị Lê Cung đè gập chân quỵ xuống góc đài. Chừng 30 giây sau khi gượng dậy, Lê Cung áp dụng một đòn hơi giống như Utsuri Goshi của Nhu Đạo, hai tay ôm bụng đối phương, vật ngã ngang sang một bên. Đợi cho Na Shun đứng dậy, lấy hơi xong, đá dứ vài cú, đấm dứ vài lần, Lê Cung lại dùng lừa thế, nhập nội, áp dụng đòn đầu tiên (Ura Nage) quật Na Shun lộn vòng qua đầu mình lần nữa. Qua 3 lần quật được một địch thủ cao lớn hơn mình, có lẽ Lê Cung thấy không cần đứng tấn vững như trước nên khoảng nửa phút sau, anh bất ngờ bị Na Shun đẩy mất đà, loạng choạng ngã vào góc đài. Lúc đó, cũng vừa hết hiệp một.
Sang hiệp hai, Na Shun có vẻ đã gờm Lê Cung nên chỉ có đá ngang được vài cái, còn lại là thủ thế ở góc đài, hoặc ôm Lê Cung để nhờ trọng tài gỡ ra. Lê Cung chỉ chờ có thế là xông tới, lần đầu tiên vật Na Shun ngã ngay tại góc, lần thứ hai vật anh ta vất vào giây. Na Shu đã tỏ vẻ lúng túng thấy rõ, cố tình ôm lấy vai Lê Cung để tránh đòn, thì lại bị Lê Cung xoay lưng vào bụng địch thủ, áp dụng đòn chân, tương tự như Uchi Mata, đánh chân mình vào bắp chân trong địch thủ cho bung chân lên. May cho Na Shun, là một võ sĩ danh tiếng, nên dù cho bị bung chân phải lên, cũng cố đứng vững bằng chân trái. Dầu sao, đòn đánh vào chân này cũng làm cho Na Shun mất bình tĩnh, anh ta chỉ dám đứng ngay tại góc, giơ chân ra trước huơ huơ, cản không cho Lê Cung tiến vào. Vì không nhập nội được nữa, Lê Cung bực bội giơ hai tay lên trời, khiếu nại với trọng tài. Ông này ra hiệu cho Na Shun rời khỏi góc đài để tiếp cận với Lê Cung. Vừa mới bước ra, Na Shun bị Lê Cung đá cú vòng cầu, ngã ngay trở lại vào góc. Mới đứng dậy được, và trả đòn tay chừng một hai cú, lại bị Lê Cung dọng đầu gối trái vào mặt, Na Shun không còn tự chủ được nữa, phải lùi vào góc đài thủ thế nữa.
Hiệp thứ ba, mới 30 giây đầu, Lê Cung đã ôm bụng đối phương quật ngã sang một bên. Na Shun chưa tỉnh hồn, bị Lê Cung bồi thêm một cú đá vất bàn chân lên cổ, đau điếng. Từ đó, võ sĩ Trung Hoa này, có lẽ thấy mình không phải là địch thủ của anh võ sĩ Việt Nam nữa, nên càng lúc càng giơ thân ra chịu đòn. Khi bị Lê Cung ném ngược ra sau đầu lần thứ ba, Na Shun tỏ ra mất thăng bằng, đi đứng lạng quạng, bị Lê Cung tặng thêm vài cú đấm cả trăm “pao” vào mặt, anh ta phải xin nghỉ, đứng vào góc đài, quay lưng lại đối thủ, hai tay cầm lấy hai sợi giây chăng bao quanh võ đài, cúi đầu xuống thở một lúc. Với tinh thần võ sĩ đạo, Lê Cung đứng chờ cho Na Shun thở dốc xong, thì mới tiến tới. Để chấm dứt cuộc đấu giữa Mèo và Chuột, Lê Cung bất ngờ bay lên, hai chân phóng thẳng tới, kẹp ngang đối thủ, chân phải phía sau, chân trái phía trước như cái kéo, quật đối thủ ngã ra sau giống như đòn Kani Hashami của Nhu Đạo. Lúc này Na Shun chỉ còn chịu trận, không thủ được nữa, cố đứng dậy để Lê Cung bay lên kẹp tiếp lần thứ hai, rồi đầu hàng.
Khi được trọng tài thông báo ý định chấm dứt cuộc đấu với phần thắng về Lê Cung, anh đã nhẩy ngược lên, hai tay giơ lên trời, phấn khích, nhưng không quên vội quỳ xuống, làm dấu Thánh Giá, cám ơn Chúa, sau đó, thì hai người săn sóc viên cũng nhẩy vào và cùng quỳ cúi đầu với Lê Cung, người thắng trận trong khiêm cung, lúc nào cũng biết tạ ơn Thượng Đế.
Xem qua nhiều trận đấu của Lê Cung, người xem nhận xét thấy Lê Cung đã phối hợp nhiều khía cạnh độc đáo của võ thuật để hạ địch thủ. Ngón đòn chân của Lê Cung với thế đạp vào bụng, hay đá vòng cầu vào cổ địch thủ làm cho đối phương khiếp hãi. Có trận anh chỉ dùng có một cú đá vòng cầu này làm cho đối thủ từ từ gục xuống như thân chuối bị đốn. Không cổ người nào chịu nổi sức mạnh và sự chính xác của bàn chân này. Ngón đòn chân thứ hai là kẹp ngang hông địch thủ như chiếc kéo, hai chân xéo nhau, một chân kẹp trước, một chân kẹp sau, rồi bẻ theo chiều thuận bình thường của đôi chân, là đối thủ ngã bật ngửa ra sau, cái lưng muốn gẫy đôi, giống như đòn Kani Hashami của Nhu đạo. Đòn chân thứ ba anh hay dùng là đá móc chân địch thủ, mục đích làm cho bắp chuối kẻ địch bị đau, đứng không vững. Đối thủ nào yếu bàn tọa, thì lập tức ngã nhào về phía trước, có thể lãnh luôn một cú đầu gối vào mặt. Một đòn nữa là quay lưng mình lại áp vào bụng địch thủ, dùng chân phải đánh vào bắp chân trong địch thủ cho địch thủ bốc lên cao.
Đòn tay của Lê Cung cũng như một cái búa dáng vào mặt địch thủ hai ba cái là địch thủ không còn biết mình đang đứng hay ngồi nữa. Nếu xem Lê Cung tập luyện, mới biết những bắp thịt tay của anh như búa sắt cả trăm “pao”. Nhưng thế mà anh hay dùng để hạ đo ván đối phương là đòn vật, vật đối phương lộn qua đầu mình về phía sau (như Ura Nage của Nhu Đạo) hoặc ôm bụng đối phương vật ngã ngang sang một bên, (Utsuri Goshi), giật chân địch thủ hỏng lên (Sukui Nage).
Bao tiếng hô “Việt Nam! Việt Nam!” đã làm cho không khí võ đài sôi động. Nhiều báo chí Mỹ đã viết hàng tựa về anh như “Viet-American Wins Again!”, hay “Viet-American Champion!” Cả chục tờ báo võ thuật quốc tế in hình anh ngay trang đầu. Hàng chữ “Cung Le” đem lại vinh dự lớn cho Việt Nam. Hiện nay, một hãng phim lớn đang bàn thảo với anh để làm một cuốn phim về võ thuật, trong đó, anh đóng vai chính.
CHU TẤT TIẾN
Cung Le
Cung Le (Vietnamese: Lê Cung; born May 25, 1972) is an American mixed martial artist, actor, and former Sanshou kickboxer currently competing as a Middleweight in the Ultimate Fighting Championship, holding a record of 2-1 with the organization. In Sanshou (Sanda), he is a formerInternational Kickboxing Federation Light Heavyweight World Champion, having a professional Sanshou record of 16-0 before moving to mixed martial arts (Le also held an undefeated kickboxing record of 17-0). He defeated Frank Shamrock to become the second Strikeforce Middleweight Championbefore vacating the title to further pursue his acting career. Le is perhaps best known in mixed martial arts for competing in Strikeforce, holding a record of 7-1 with the organization before it’s demise. In mixed martial arts, 8 of his 9 wins have come by way of knockout.
Early life and education
Le was born in Saigon, South Vietnam. In 1975, three days before the Fall of Saigon, Cung Le and his mother Anne left Vietnam by helicopter under heavy gunfire. He ended up in San Jose, California, where early discrimination and bullying inspired him to learnmartial arts. His mother enrolled him in Taekwondo classes at the age of 10. Le has disciplines in a variety of martial arts like kuntao, sambo, and was undefeated as a professional kickboxer with a record of 17 wins and 0 losses. He is a three time world champion in kickboxing and also coaches his own team, which is now 11–0 in team competition.
Le began wrestling competitively at age 14 after being inspired by Sylvester Stallone´s Rocky and earned All-American Honors in his junior year of high school. He went on to wrestle for West Valley College in Saratoga, CA and won the California Junior College State Championship in the 158 lb weight class in 1990.
Sanda career
Le is undefeated in his Sanda career (17–0). He has won three US Open International Martial Arts Championships (1994, 1995, 1996). In 1998 he won the Shidokan tournament championship. He has also won 4 US National Championships (Orlando, Florida 1994, Dallas, TX, 1995, Baltimore, MD, 1997). He earned three bronze medals in his amateur Sanshou world competition compiling an overall amateur record of 18–3. He has been a three-time captain of the United States teams that competed and was the U.S. team captain at the World Wushu Championships in 1997 (Italy) and 1999 (Hong Kong). On December 15, 2001 he defeated Shonie Carter by unanimous decision in San Jose, California to win the IKF International Kickboxing Federation Pro Light Heavyweight Sanda World Title. In May 2003, Le entered into K-1 competitions where he garnered a 3–0 career record, including 1 knockout.
Mixed martial arts career
Strikeforce
Le made his mixed martial arts debut at Strikeforce: Shamrock vs. Gracie on March 10, 2006, at the HP Pavilion at San Jose, knocking out kickboxing rival Mike Altman at 3:51 of the first round. Le first met Altman in San Jose, 1999 in a kickboxing bout where he defeated Altman via a body shot in the third round. Three months later he faced KOTC veteran Brian Warren, knocking him out at 4:19 of the first round. Le had also faced Warren in a K-1 Sanshou bout where he won by decision. At Strikeforce: Triple Threat on December 8, 2006, Le defeated UFC veteran Jason Von Fluein 0:43 of round 1 when the fight had to be stopped due to a cut from a kick strike. Le went on to fight Tony Fryklund who had just suffered a spectacular loss to Anderson Silva. Like Silva, Le beat Fryklund via TKO due to strikes late in the third round. Soon after Le fought Sammy Morgan at Strikeforce: Four Men Enter, One Man Survives where he won the bout via TKO.
On March 29, 2008, Le defeated a long time MMA veteran Frank Shamrock in a fight co-promoted by Strikeforce and EliteXC at the HP Pavilion in San Jose. Le won via TKO when Frank Shamrocks’ right arm was broken after a series of kicks (ulna broken), making him the new Strikeforce Middleweight champion.On September 17, 2009, Strikeforce CEO Scott Coker announced that Le had relinquished his belt after securing a major motion picture deal.
After 21 months since his last fight Le returned to Strikeforce to face Scott Smith at Strikeforce: Evolution on December 19, 2009. Le suffered his first MMA defeat, losing via TKO at 3:25 of round 3. After the match, Le expressed interest in an immediate rematch with Smith. His wish was granted on June 26, Strikeforce: Fedor vs. Werdum in which Le defeated Smith via TKO into the second round to avenge his only MMA loss at the time.
Ultimate Fighting Championship
Le has said that it’s basically the UFC or bust for him at this point in his fighting career. “I know for a fact that if I do fight again, it’s going to be in the UFC. I’ve never fought in the UFC, but I would love to fight in the UFC. But right now because of my contract with Showtime and Stikeforce, hopefully things can work out because there is a show in San Jose that Cain Velasquez is the main event. I would love to fight in San Jose for the UFC ….” said Le.
Le was briefly linked to a matchup with Vitor Belfort on November 19, 2011 at UFC 139. However, Belfort was removed from the bout and replaced by former Pride FC Middleweight ChampionWanderlei Silva. Le managed to confuse Silva with his unorthodox kicks, and landed a spinning backfist that dropped Silva. During the second round, Silva managed to shake Le with huge punches and knees that completely broke Le’s nose. Le was stunned, bloody and fell to the ground, and the fight was stopped by the referee. Afterwards in the press conference, Dana White commented that it was a good stoppage and that Cung was taken to the hospital.
Le was scheduled to face former UFC Middleweight Champion Rich Franklin on July 7, 2012 at UFC 148. However, due to an injury to headliner Vitor Belfort, Franklin instead faced Wanderlei Silva in a 190 lb catchweight rematch on June 23, 2012 at UFC 147. Le instead faced former title contender Patrick Côté. He earned his first UFC win via unanimous decision (30-27, 30-27, 30-27).
Le faced Rich Franklin in the main event on November 10, 2012 at UFC: Macao. Cung Le won the fight via KO with a powerful hook punch at Franklin’s head at 2:17 in the first round.
Acting career
Le co-starred in the live-action Tekken film, based upon the popular martial arts fighting game, as Marshall Law, released November 5, 2009 for the American film market. Le had supporting roles in the science fiction film Pandorum with Dennis Quaid and Ben Foster, and Fighting, released in 2009 alongside Channing Tatum. He also starred in a Hong Kong martial art film Bodyguards and Assassins, which was released on December 18, 2009; his film was the first time he worked with and had a fight scene with Hong Kong martial arts superstar Donnie Yen.
He also appeared in a Vietnamese music show Paris By Night 99 – Tôi Là Người Việt Nam where he was interviewed by Nguyen Cao Ky Duyen; this show also marked one of the few times Le has spoken Vietnamese on camera.
Le had a lead role in the 2012 action film Dragon Eyes, costarring Jean-Claude Van Damme and produced by Joel Silver. The movie is based on the Akira Kurosawa classic Yojimbo and is “MMA-themed”. Also in 2012, Le played Bronze Lion in The Man with the Iron Fists, a film directed by RZA.
He recently starred in the explosive action movie Certain Justice, a film directed by Giorgio Serafini and co directed and written by James Coyne. In this fast paced, action revenge tale, he stars alongside Dolph Lundgren, Vinnie Jones, Gianni Capaldi and Briana Evigan.
From Wikipedia, the free encyclopedia
4 Comments
Minh Đức
Đó là trận đấu giao hữu giữa đội Mỹ và đội Trung Quốc về môn võ Sa Shou, võ vừa đấm đá, vừa vật. Hai bên đấu ba trận với ba võ sĩ khác nhau. Trận giữa Cung Le và Na Shun thì Cung Le thắng, nghĩa là Mỹ thắng. Hai trận kia thì Mỹ thua nên trận đó coi như là đội Trung Quốc thắng. Bên phía Trung Quốc cũng có quay phim trận Cung Le – Na Shun và đăng lên Youtube nhưng bỏ đi phần Na Shun bị đánh túi bụi, thê thảm. Sau này phim đó được gỡ xuống.
Na Shun là người gốc Mông Cổ và chắc là một trong những cao thủ võ Sa Shou của Trung Quốc. Trận đụng độ giữa Cung Le và Na Shun là sự đụng độ bằng sức lực khiến chúng ta không khỏi liên tưởng đến thời xưa các binh sĩ Việt Nam phải chống lại quân Tàu với những người to, cao khỏe hơn. Nhìn người Hoa phương Bắc thấy họ có chiều cao hơn hẳn người Hoa ở phía Nam.
Trần Thiên Tướng
Tôi rất khâm phục tính cách và tinh thần võ sĩ đạo của anh Lê Cung. Xem đi xem lại các trận anh đấu ngoài những thế võ quá đẹp, quá nhanh chính xác và hiệu quả mà còn tinh thần võ sĩ đạo thực thụ của anh.
Xem trận anh đánh với nhà vô địch middle weight ShamRock mới thấy tinh thần thượng võ khi 2 lần anh dễ dàng quật ngã Shamrock nhưng không tiếp tục tấn công. Chứng tỏ lòng tôn trọng thượng võ của anh với đương kim vô địch.
Anh lại là người luôn biết cám ơn Thượng Đế, Đấng ban sức mạnh cho anh và không bao giờ quên bạn bè, huấn luyện viên và cộng đồng người Việt.
Mổi lần khi anh thi đấu mang theo cờ Việt Nam thân yêu lòng tôi lại dâng trào cảm xúc kính mến anh.
Lê Cung ( CUNG LE ) ANH MÃI LÀ HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC.
4000 NĂM LỊCH SỬ ANH LÀ NGƯỜI ĐỂ LẠI DẤU ẤN TO LỚN CHO VÕ THUẬT CỦA NGƯỜI VIỆT
Niềm hãnh diện cho dân Việt trên đấu trường thế giới !
Huyền thoại Cung Le sẽ luôn khắc ghi trong lòng mọi người Việt Nam.
Rát mong anh về sau có thời gian đào tạo training thêm nhiều thế hệ thanh niên VN sẻ làm nên những kỳ tích lừng lẫy như anh.
Xin Chúa luôn chúc phúc cho anh và gia đình anh !