Quyền Trợ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ:
Việt Nam Phải Tiến Bộ Về Nhân Quyền Để Tăng Cường Quan Hệ Với Hoa Kỳ
US Official Says Vietnam Must Progress on Rights to Deepen US Ties
Michael Lipin
Voice of America, November 06, 2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
Một nhà ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam phải thực hiện “tiến bộ có thể chứng minh được” (demonstrable progress) về nhân quyền trong những tháng tới, nếu nước này muốn tăng cường quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ, một nước cựu thù trong thời chiến.
Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt với VOA, quyền Trợ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động Scott Busby đã nói rằng ông nhấn mạnh về sự quan trọng của nhân quyền với những viên chức Việt Nam trong một chuyến đi Việt Nam vào tuần vừa qua.
Ông Busby thăm Việt Nam từ 29-10 đến 2-11. Ông đến Hà Nội và thành phố HCM để gặp các đại diện chính phủ và những nhóm xã hội dân sự Việt Nam.
Hoa Kỳ đòi hỏi hành động
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày Thứ Tư, Ông Busby đã nói rằng Hoa Kỳ cần Việt Nam chứng tỏ những dấu hiệu của sự tiến bộ về nhân quyền trong “tương lai gần” (“near term”).
Ông Busby nói “Những dấu hiệu như thế bao gồm trả tự do cho một số người đã bị bắt giữ hay tù đầy vì thực thi quyền tự do phát biểu một cách ôn hòa; ký, thông qua và thi hành quy ước chống tra tấn, bãi bỏ bất cứ và tất cả những giới hạn về Internet, cải thiện tình trạng tự do tôn giáo, và cho phép xả hội dân sự được hoạt động tự do.”
Ông Busby đã nói ông cũng “khuyến khích mạnh mẽ” Việt Nam bắt đầu làm việc với bốn điều tra viên quốc tế về nhân quyền được bổ nhiệm bởi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Geneva.
Tòa Đại Sứ tại Washington của chính phủ Việt Nam đã không bình luận gì về những buổi nói chuyện với Ông Busby khi được VOA tiếp súc.
Lập trường của CS Việt Nam
Chủ Tịch Việt Nam Trương Tấn Sang mới đây đã nói rằng chính quyền của ông đã thực hiện những “cố gắng bền bỉ để bảo vệ và thăng tiến nhân quyền.” Ông Sang đã bình luận như vậy tại một buổi họp lịch sử với Tổng Thống Hoa Kỳ tại Nhà Trắng vào ngày 25-7.
Buổi họp này đã tạo cho Ông Sang cái vinh dự làm nhà lãnh đạo thứ hai của Việt Nam đã thảo luận với một tổng thống Hoa Kỳ tại Washington kể từ khi hai quốc gia cựu thù bình thường hóa ngoại giao vào năm 1995.
Ông Sang nói Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn có những khác biệt về nhân quyền và đã có những “thảo luận thẳng thắn và cởi mở” (“straightforward, open discussions”) về vấn đề này.
Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ và nhóm nhân quyền kết án chính phủ Việt Nam đã gia tăng sự đàn áp những người bất đồng chính kiến và những nhà lãnh đạo tôn giáo trong những năm vừa qua.
Chú trọng về những cuộc bắt giữ
Ông Busby đã nói rằng những vụ bắt giữ và quấy rỗi những người hoạt động xã hội Việt Nam là một “chủ đề chính” trong những buổi họp của ông với các viên chức chính phủ Việt Nam.
Ông Busby nói “Họ không chia sẻ những tin tức về ai đã bị bắt giữ và ai đã bị giam cầm và tại sao những người này lại bị giam cầm. Tôi có thể nói rằng, những viên chức Việt Nam mô tả tổng quát những hành động của họ là những cố gắng để thi hành luật pháp và bảo vệ an ninh quốc gia của họ.”
Ông Busby nói rằng bảo vệ việc làm của những nhóm xã hội dân sự là một ưu tiên cao đối với Washington.
Ông Busby tuyên bố “Chúng tôi nhấn mạnh với chính quyền [Việt Nam] về sự quan trọng của những hoạt động xã hội dân sự, bao gồm việc hành đạo, thực thi quyền tự do ngôn luận, vận dộng nhân quyền, hoặc tổ chức những công tác nhân đạo. Chúng tôi đã biểu lộ rõ ràng sự quý trọng đối với những hoạt động này. Chúng tôi cũng hỗ trợ xã hội dân sự như chương trình đã hoạch định mặc dầu tôi không thể đi vào chi tiết.”
Thu hút những nhà hoạt động Việt Nam
Ông Busby nói rằng ông đã gặp nhiều thành viên xã hội dân sự khác nhau và cảm kích về những điều mà ông gọi là “nghị lực, lạc quan và can đảm” của họ trước những ngăn cấm của chính phủ.
Ông Busby nói những ngăn cấm này ảnh hưởng đến việc tổ chức những buổi họp của ông.
Ông Busby tuyên bố “Người ta phải cẩn thận. Chính quyền [Việt Nam] không cho phép xã hội dân sự làm tất cả những gì mà xã hội dân sự muốn. Và quả thật như vậy, có những cá nhân không thể gặp tôi vì những ngăn cấm này. Chúng tôi không cho chính phủ biết những ai chúng tôi gặp. Chúng tôi cứ cố gắng gặp bất cứ ai muốn gặp chúng tôi.”
Một “blogger” Việt Nam đã gặp viên chức Hoa Kỳ tại thành phố HCM vào ngày Thứ Sáu là Phạm Chí Dũng. Nói với VOA bẳng điện thoại, Ông Phạm cho biết ông đã cố gắng giúp Ông Busby hiểu ông và những nhà hoạt động khác muốn hoàn thành được những gì.
Mục tiêu của phong trào nhân quyền
Ông Phạm nói “Mục tiêu chính của xã hội dân sự ở Việt Nam là giúp giải quyết những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Xã hội dân sự giúp nói lên điều người dân quan tâm liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền căn bản của con người, quyền đất đai của nông dân, và quyền lợi chính đáng của công nhân, cũng như vấn đề tham nhũng.”
Ông Phạm nói rằng những người muốn giúp những nhà hoạt động Việt Nam nên cẩn thận về thứ trợ giúp mà họ có thể cung cấp.”
Ông Phạm nói “Xã hội dân sự của Việt Nam không muốn trợ giúp về tài chánh từ Hoa Kỳ hay của bất cứ một chánh phủ ngoại quốc nào, nhưng cần sự hỗ trợ về tinh thần cho những hoạt động liên quan đến xã hội dân sự như thiết lập văn hóa dân sự hay diễn đàn dân sự trực tuyến hay độc lập với Internet. Nếu chúng tôi được hỗ trợ tài chánh, chúng tôi sẽ bị kết tội là nhận tiền của chánh phủ ngoại quốc để lật đổ chính quyền [Việt Nam].”
Gương mẫu của Miến Điện
Ông Phạm nói với Ông Busby rằng Miến Điện là mô hình địa phương tốt đẹp nhất cho Việt Nam noi theo về phương diện phát triển dân chủ. Chính phủ dân sự Miến Điện lên cầm quyền vào năm 2011, chấm dứt chế độ quân phiệt trong nhiều thập niên và đề xướng những cải tổ chính trị ngày càng được Phương Tây hỗ trợ.
Ông Busby nói ông xem Miến Điện là một mô hình để chuyển hóa một xã hội độc tài sang một xã hội tự do.
Ông Busby tuyên bố “Tôi không nhớ đã xem Miến Điện là một mô hình tốt nhất, bởi vì có những mô hình khác như Nam Dương mà tôi nghĩ có thể được phác họa theo. Chúng tôi có thảo luận về những phát triển tích cực tại Miến Điện và những gì có thể học hỏi về cách làm thế nào để điều này có thể được áp dụng tại Việt Nam.”
Sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc
Ông Busby nói rằng những viên chức Việt Nam cũng hứa chấp nhận một cuộc viếng thăm của một trong những điều tra viên của Liên Hiệp Quốc mà ông khuyến khích họ phối hợp: Phúc trình Viên Đặc Biệt trong lãnh vực quyền văn hóa Farida Shaheed của Pakistan.
Ba điều tra viên khác bao gồm Phúc Trình Viên Đặc Biệt về quyền tự do phát biểu Frank La Rue của Guatemala, Phúc Trình Viên Đặc Biệt về quyền tự do tập hợp ôn hòa và lập hội Maina Kiai của Kenya, và Phúc Trình Viên Đặc Biệt về sự độc lập của thẩm phán và luật sư Gabriela Knaul của Brazil.
Việt Nam đang muốn trở thành một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền gồm 47 người trong một cuộc bỏ phiếu của Đại Hội Đồng LHQ vào ngày 12-11.
Nhà ngoại giao Hoa Kỳ nói chính phủ Việt Nam bảo ông rằng Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ sự ứng cử của quốc gia này. Nhưng ông nói Washington không muốn tiết lộ Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu như thế nào về những vấn đề như thế trước thời hạn.
Những điều khác trong nghị trình
Về những vấn đề khác, Ông Busby nói rằng Việt Nam “tái xác nhận cam kết của Việt Nam” về việc tham gia và quy ước chống lại tra tấn.
Ông Busby cũng hỏi những viên chức chính quyền và những nhà hoạt động về nghị định Tháng Tám của chính phủ nhắm giới hạn sự tiếp cận Internet. Ông nói ông biết rằng biện pháp này “còn đang ở trong tiến trình được thực hiện” và ông không biết có trường hợp nào đã được áp dụng cho tới nay.
Trong lãnh vực tự do tôn giáo, nhà ngoại giao nói rằng ông thúc giục Việt Nam đẩy mạnh tiến trình đăng ký đối với các nhà thờ và chùa trên toàn quốc.
Ông Busby nói ông hi vọng sẽ trở lại Việt Nam trong năm tới.
VOA Exclusive:
US Official Says Vietnam Must Progress on Rights to Deepen US Ties
November 06, 2013
Vietnam’s position
Vietnamese President Truong Tan Sang recently said his government has made “sustained efforts to protect and promote human rights.” He made the comment in a landmark meeting with U.S. President Barack Obama at the White House on July 25.
The meeting earned Sang the honor of being only the second Vietnamese President to hold talks with a U.S. president in Washington since the former enemies normalized relations in 1995.
Sang said Vietnam and the United States still have differences on human rights and held “straightforward, open discussions” on the matter.
Some U.S. lawmakers and rights groups accuse the Vietnamese government of intensifying repression of political dissidents and religious figures in recent years.
Focusing on arrests
Busby said arrests and harassment of Vietnamese social activists were a “primary topic” of his meetings with government officials.
“They did share some information about who was arrested and who was in custody and why they were in custody. I would say, as a general matter, the government officials characterized all of their actions as efforts to enforce their laws and to protect their national security,” he said.
He said protecting the work of Vietnamese civil society groups is a high priority for Washington.
“We are stressing to the government the importance of the activities that civil society is engaged in, whether it is religious practice, exercising rights to free speech, working on human rights issues, or organizing humanitarian activities. We have clearly indicated the esteem in which we hold these activities. We do provide some programmatic support to civil society as well, although I can’t get into the details,” said Busby.
Engaging Vietnamese activists
Busby said he met with a “wide array” of civil society members and was impressed by what he called their “energy, optimism and courage” in the face of government restrictions.
Busby said those constraints affected how he conducted his meetings.
“One does have to tread carefully. The government is not allowing civil society to do all that it wants to. And indeed there were some individuals who were not able to meet with me because of those restrictions. We did not inform the government of whom we were meeting with. We went ahead and tried to meet with whoever was willing to meet with us,” he said.
One Vietnamese blogger who met the U.S. official in Ho Chi Minh City on Friday is Pham Chi Dung. Speaking to VOA by phone, Pham said he tried to help Busby understand what he and other activists want to achieve.
Rights movement’s aims
“The main goal of civil society in Vietnam is to help resolve social, economic and political issues. ‘Civil society’ helps to voice people’s concerns regarding the nation’s sovereignty, basic human rights, land rights of farmers and legitimate rights of workers, as well as [their concerns about] corruption,” said Pham.
Pham said those who want to help Vietnamese activists should be careful about the kind of assistance they provide.
“Vietnam’s civil society does not want financial support from the United States or any foreign country, but rather moral support for civil society-related activities such as establishing civic culture or civic forums both online and offline. If we get support financially, we will be accused of receiving money from foreign countries with the aim of overthrowing the government,” he said.
Burma’s example
Pham said he told Busby that Burma is the best regional model for Vietnam to follow in terms of democratic development. A Burmese civilian government took office in 2011, ending decades of military rule and initiating political reforms that have won growing support from the West.
Busby said he discussed Burma as one model of a transition from an authoritarian to a free society.
“I don’t remember discussing it as the best [model], because there are other examples like Indonesia that I think could be drawn on. We did talk about the positive developments in Burma and what might be learned from how that could be applied to Vietnam,” he said.
UN cooperation
Busby said Vietnamese officials also promised to receive a visit from one of the U.N. investigators whom he encouraged them to co-ordinate with: the Special Rapporteur in the field of cultural rights Farida Shaheed of Pakistan.
The other three investigators include Special Rapporteur on the right to freedom of opinion and expression Frank La Rue of Guatemala, Special Rapporteur on the rights to freedom of peaceful assembly and association Maina Kiai of Kenya, and Special Rapporteur on the independence of judges and lawyers Gabriela Knaul of Brazil.
Vietnam is seeking a seat on the 47-member Human Rights Council in a U.N. General Assembly vote to be held on November 12.
The U.S. diplomat said the Vietnamese government told him it would like U.S. support for its candidacy. But, he said Washington does not divulge how it is going to vote on such matters ahead of time.
Additional agenda items
On other issues, Busby said Vietnam “reaffirmed its commitment” to joining the U.N. convention against torture.
Busby also asked officials and activists about the government’s August decree restricting Internet access. He said he learned that the measure is “still in the process of being implemented” and was not aware of any cases to which it has been applied so far.
In the area of religious freedom, the diplomat said he urged Vietnam to speed up the registration process for churches throughout the country.
Busby said he hopes to return to Vietnam next year.
Editor’s note:
Busby spoke about his visit with Pham Chi Dung only after the Vietnamese blogger had talked about the meeting in an earlier interview with VOA. Busby wouldn’t provide details about the meetings he held with other activists in Vietnam.
This report was produced in collaboration with VOA’s Vietnamese service. Tra Mi contributed from Washington.
Michael covers international news for VOA on the web, radio and TV, specializing in the Middle East and East Asia Pacific. Follow him on Twitter@Michael_Lipin