Punctuation marks are symbols that indicate the structure and organization of written language, as well as intonation and pauses to be observed when reading aloud [Phép chấm câu là cách dùng dấu tiêu biểu cơ cấu trước tác của ngôn ngữ thành văn, kể cả cách phát âm [intonation] và ghi khoảng cách “nghỉ/thở” [pauses] khi đọc thành tiếng].[1]
Việt Thức cũng như đa số các mạng, cơ quan báo chí, truyền thông tư, bất vụ lợi, có rất ít nhân lực biên tập và phương tiện quản trị, nên mong Quý Bạn “tự kiểm” cách “thảo chữ” và trình bày bài vở của Quý Bạn một cách toàn hảo trước khi gửi bài. Thiện chí này sẽ giúp Toà Soạn không quá mất thì giờ phải sửa lại khi quyết định đăng bài trên mạng.
Đa số Quý Bạn thông thạo. Tuy nhiên, Việt thức vẫn mong Quý Bạn lưu ý & giúp “phổ biến” vài cách dùng dấu chấm câu[1] và hình thức trước tác như sau:
[1] KHOẢNG CÁCH [SPACE] GIỮA CÁC CHỮ VÀ DẤU “PHẨY” [VIRGULE]
Thọ 102 tuổi, giáo sư Ronald Coase, giải Nobel về Kinh tế năm 1981, vừa mới mất hồi tháng 9 năm nay…
Xin chú ý: dấu phẩy nằm sát chữ trước và cách chữ sau 1 space. Chữ sau nhỏ [minuscule, lower case]
[2] KHOẢNG CÁCH [SPACE] GIỮA CÁC CHỮ VÀ DẤU “CHẤM-PHẨY” [POINT-VIRGULE/SEMI-COLON]
Ronald Coase vừa mới mất hồi tháng 9 năm nay; còn Arthur Cecil Pigou thì trong tháng 3 năm 1959.
At the mall I bought four things; my sister bought only two things.
Xin chú ý: dấu chấm-phẩy [point-virgule/semi-colon] nằm sát chữ trước và cách chữ sau 1 space. Chữ sau cũng nhỏ [minuscule, lower case]
[3] KHOẢNG CÁCH [SPACE] GIỮA CÁC CHỮ VÀ DẤU “CHẤM” , “CHẤM THAN, CHẤM HỎI”
Ronald Coase vừa mới mất năm nay. Ông là cha đẻ của ngành economic analysis of law. Hay quá! Có thật không? Xin chỉ dẫn thêm.
Xin chú ý: các dấu chấm, chấm than, chấm hỏi nằm sát chữ trước và cách chữ sau 2 spaces. [Ngày nay kỹ thuật máy vi tính [computer] cho phép bỏ 1 space cách chữ sau]. Vậy tùy nghi: cả 2 cách đều khả chấp. Chữ sau viết lớn [majuscule, capital/upper case].
[4] KHOẢNG CÁCH [SPACE] GIỮA CÁC CHỮ VÀ “HAI CHẤM”, “DẤU KÉP” [Entre guillemets], DẤU KHUNG” [Brackets]
Giải Nobel về Kinh tế năm 1981 thuộc về Ronald Coase: ông là cha đẻ của ngành «Phân tích Kinh tế cho Luật học-economic analysis of law».
Xin chú ý [1]: dấu “hai chấm” [Deux-points/Colon] nằm sát chữ trước và cách chữ sau 1 space. Chữ sau thông thường viết nhỏ [minuscule, lower case], khi câu sau có tính cách suy diễn/giải thích, diễn tả, gắn ghép cấu trên [deductive, descriptive, appositive].
Xin chú ý [2]: trong “dấu kép” [entre guillemets] và “dấu khung” [brackets] chữ đầu và chữ cuối câu nằm sát với dấu liên hệ. KHÔNG CÓ SPACE.
[5] CÁCH VIẾT “ET CETERA”
Xin chú ý: viết tắt: etc, hay v.v. [1 chấm sau v.], hay đúng 3 chấm … thôi!
[6] CÁCH VIẾT & GHI TÊN BÀI [ARTICLE TITLE] & VÀ TÊN TÁC PHẨM [Title of a Book]:
Thí dụ: Một Thiên Tài Kinh Tế Vừa Từ Trần: Ronald Coase
Xin chú ý (1): Article Title: Capitalize Each Initial Word — Tên bài: mỗi chữ đầu viết hoa.
Xin chú ý (2): Khi ghi tên bài/citer l’article, “Một Thiên Tài Kinh Tế Vừa Từ Trần: Ronald Coase”, cần dùng chữ thẳng, thêm dấu kép.
Xin chú ý (3): Khi ghi tên bài/citer l’article, “Một Thiên Tài Kinh Tế Vừa Từ Trần: Ronald Coase”, đăng tại Việt Thức, hay tác phẩm…: tên tác phẩm hay tên báo sẽ viết chữ nghiêng, không gạch dưới [italics là đủ].
Thí dụ: Mời đọc “Một Thiên Tài Kinh Tế Vừa Từ Trần: Ronald Coase”, Việt Thức ngày thứ ba Nov. 19, 2013.
Example: His article, “Death by Dessert,” appeared in The New York Times Magazine.
Example: We read A Separate Peace in class. (title of a book, Italics)
2 Comments
cuu ngo
Kính cám ơn nhắc nhở cách chấm phẩy câu văn.
cuu ngo
Hoang Nguyen
Cam on anh Lưu Nguyen Dat
Mot bai viet bo ich va can thiet.
Da ta
Nguyen X Hoang