Đây là một bài hành, thơ chữ Hán của thi hào Nguyễn Du.
Theo laiquangnam bạn nên đọc để được ấm lòng vì tấm lòng nhân hậu và bút lực cực kỳ uyên ảo của tiền nhân ta.
Hành: bài thơ, thường đề cập đến những vấn đề chung, những sự kiện mới lạ, bất ngờ hay những đồng cảm tạo ấn tượng mạnh mẽ; chủ thể trữ tình thường kể lại sự việc với tâm trạng bức xúc, có thể bày tỏ thái độ, chính kiến; thể thơ cổ phong thường được sử dụng để sự biểu đạt không bị gò bó, ràng buộc.(TRIỀU NGUYÊN định nghĩa)
Bài hành này được Nguyễn Du trình bày dưới dạng kịch bản. Qua bản dịch “Việt ngữ ” nó trở nên rõ ràng hơn nhờ ký tự alphabet. Người sứ giả Việt nam mang trong mình thuộc tính của người Việt “ thương người như thể thương thân “ mà vị sứ giả này nghe từ thuở nằm nôi qua dòng ca dao mẹ. Ông đã khóc, đã ba lần rơi nước mắt khi viết bài này. Thời điểm viết là lúc nhà Mãn Thanh, một dị tộc, đã đô hộ Trung hoa gần 170 năm. Sĩ phu Tàu trốn đâu mất biệt, hay chỉ biết gục mặt vào ăn, là bầy sói lang ăn thịt nhân dân mình, hay đang cúc cung tận tụy cho ngoại bang.
Chuyện kể về những gì đã thấy rành rành trên đường đi sứ.
Ông chợt thấy người phụ nữ và ba con trẻ. Còn trẻ sao mà sao lại già trước tuổi!, ông quan sát thật kỹ bốn mẹ con họ từ xa. Chạnh lòng và rơi nước mắt!.( câu 12) Ông dừng chân hỏi han và có cuộc đối thoại giữa tác giả (Nguyễn Du ) và người từ mẫu Trung hoa đáng thương và đáng kính đó. Ông rơi nước mắt lần thứ hai khi được nghe bà tâm sự. Lần rơi nước mắt này ông dùng giọng văn rất đỗi NguyễnDu ( từ câu 25 đến câu 28). Sau đó, họ chia tay, phần ai nấy đi. Bất ngờ cơn gió lạnh quái ác đến cùng lúc với thế giới cẩu lang đội lốt người xảy ra trước mắt họ. Hai nỗi đau ập lên người đàn bà cùng lúc và nó đã ám ảnh lòng sứ giả Việt trên suốt con đường ngược chiều những điều day dứt. Ông nghĩ đến cái chết đau thương của bốn mẹ con họ trên đường cái quan đêm nay. Ông rơi nước mắt lần thứ ba ( câu 39,40). Lập tức mạch văn được chuyển sang lời mĩa mai và kết thúc đột ngột . Đây là lần thứ hai (1) mà laiquangnam thấy người thi nhân rất đổi hiền lành này phải phẫn nộ.
Mời bạn đọc phần 1 qua bản dịch Việt ngữ trước. Lý do với rất đơn giản, phần nhiều khách thơ của laiquangnam rất ngán đọc nguyên tác cổ văn và bản phiên âm Việt ngữ hoặc vì không có thì giờ,hoặc vì chữ Hán nay đã là thứ tử ngữ với họ. Phần 2 là nguyên tác, phiên âm và chú nghĩa các từ khó và xa lạ với chúng ta. Phần chú nghĩa này chỉ nhằm mục đích giúp cho Aiđó đở phải nhọc nhằn khi có ý định dịch lại hay muốn giới thiệu văn học nước ta với nước sở tại.
I. Phần thứ nhất: Bản dịch “Việt ngữ “
1. Dịch thơ quốc âm
Sở kiến hành
( Rành rành ra đó. )
Có một bà dắt ba trai bé,
Bốn mẹ con ngồi mé vệ đường
Gọn trong lòng mẹ Út thương
4) Giỏ tre chừng nặng dị thường, Cả mang.
Trong giỏ đan thứ chi lắm thế?
“Thấy le hoe rau dại, cám thô.
Quá trưa bụng chửa chút nào,
8) Áo quần tơi tả buồn sao nỗi mình (?&!).
Thấy người đấy! làm thinh, đầu gục,
Lệ ròng ròng thấm mục vạt ai.
Tung tăng mấy nhóc đùa hoài,
12) Có hay lòng mẹ như ai dao dần!
Lòng từ mẫu làm sao đau khổ?
“Đói năm nao bỏ xứ, đến đây,
Làng này, mùa được thóc đầy,
16-Lúa không cao vượt tầm tay người nghèo.
Mẹ chẳng hối, không đeo quê cũ,
_Miễn nơi nào no đủ miếng ăn.
Một thân vắt sức ra mần,
20-Cũng không nuôi đủ miệng ăn bốn người!
Lất lây ngày ăn mày kiếm sống,
Liệu bề không dài đặng bao lăm!
Thây vùi ngòi rạch rành rành
24) Máu xương vỗ béo lũ ranh, Lang sài!
Mẹ chết ngay, có chi mà tiếc,
Càng vỗ về, càng đứt ruột ra,
Lòng ai từng muối xát chà !!!
28) Mặt trời vì thế ,“cũng ra” ,úa vàng. “
Cơn gió lạnh đâu đang thốc tới,
NgườiTrênĐường chới với xót xa,
Ðêm qua tại trạm Tây Hà,
32-Tiệc tùng thừa mứa xa hoa muôn bề.
Bàn đầy ắp heo, dê đủ cả,
Bày gân hươu, vi cá tràn lan,
Ghế trên chả đụng đũa quan,
36- Đám hầu ghế dưới xàng xàng, qua loa.
Ăn không hết vứt mà chẳng tiếc,
Chó cận nhà ăn riết, chán khan,
Có hay! Ai đó trên đàng?
40) Mẹ con NhàNó khốn đang hành hà!,
Ai người thử vẽ phô ra,
Dâng vua ngự lãm, xem qua thế nào!
2. Chú thích, tham khảo và tâm tình :
2.1. Link Tham khảo :
2.1.1. Xin đọc bài Phản chiêu hồn của Nguyễn Du do laiquangnam giới thiệu.,
2.1.2. wikipedia : Sở_kiến_hành
2.1.3. Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu
2.2. Chú thích nhanh vài từ và tâm tình
2.2.1. Tạm dịch tiêu đề “sở kiến” = thấy rành rành
Sở kiến hành = Rành rành hành
Đó là những điều trông thấy rõ ràng không sao chối cải được .
Tiêu để khác đã được chấp nhận là “ Những điều trông thấy “
Đây là một bài lên án chủ nghĩa “ mackeno” không sao chấp nhận được và vốn xa lạ với người Việt chúng ta. Nguyễn Du là người sứ giả. Người sứ giả là người có đầy đủ phẩm chất tốt nhất của người Việt đương thời.
2.2.2. Quan điểm của laiquangnam là không dịch tiêu đề, bởi tiêu đề là một thương hiệu của tác giả, không nhầm lẫn được. Tên thương hiệu sẽ giúp bạn đọc dễ tìm tư liệu trên Google và dễ tiếp cận đến các bản dịch khác đa dạng hơn, hay hơn.
2.3. Thành thật khai báo.
Trong 6 câu cuối có vài từ quá tinh tế ( hiểu nó thì khách thơ mới thấy thú vị ).
撥棄無顧惜
鄰狗厭膏粱
不知官道上
40-有此窮兒娘
誰人寫此圖
42-持以奉君王
Bát khí vô cố tích,
Lân cẩu yếm cao lương.
Bất tri quan đạo thượng,
40-Hữu thử cùng nhi nương.
Thùy nhân tả thử đồ,
42 Trì dĩ phụng quân vương
1- Nhi là bé trai khi còn quá bé.
2- Nương là người con gái trẻ tuổi.
3- Cùng là bước khốn cùng, tình thế quẩn bách.
Tưởng cũng nên nhắc lại, câu đầu Nguyễn Du tả:
有婦攜三兒, Hữu phụ huề tam nhi = Có một bà ( phụ ), dắt ba trai nhỏ
4- Phụ là người đàn bà đã có chồng bất luận tuổi tác. Để ý, Nguyễn Du trong câu đầu dùng “phụ” ( thấy xa ) và câu cuối dùng “nương” (sau khi đã tiếp chuyện). Nguyễn Du lúc này cũng gần năm mươi rồi. Như thế ông coi người mẹ trẻ trạc tuổi con mình. Như vậy người mẹ còn trẻ lắm.
5- Thử là bên kia. Trong đoạn này Nguyễn Du dùng hai lần từ “thử“. Bên kia đây hàm chứa “ là mặt bên kia, là góc khuất ở mé bên kia.”
*Thử lần thứ nhất: Hữu thử cùng nhi nương = Ở góc khuất phía bên kia có người phụ nữ rất trẻ ( nương) cùng các con trai còn quá bé ( nhi ) đang lâm vào bước cùng đường.
** Thử lần thứ hai: Thùy nhân tả thử đồ = Ai là người tả ra ( thật ra tả ở đây là nói hết ra, tả là ói hết ra, phô trương hết ra ) đủ các góc khuất của bức tranh kia.
6- Trong nguyên tác Nguyễn Du dùng cụm từ “ phụng quân vương “. Phụng là dâng hiến với một lòng tôn kính.
Cho dù cố gắng hết sức laiquangnam cũng chỉ dịch được như thế này
Ăn không hết vứt mà chẳng tiếc,
Chó cận nhà ăn riết, chán khan,
Có hay ! Ai đó trên đàng?
40) Mẹ con “NhàNó” khốn đang hành hà!
Ai người! thử vẽ phô ra,
42) Dâng vua ngự lãm, xem q(Q)ua, thế nào.
Để ý Nguyễn Du sau khi viết hai câu
Có hay ! Ai đó trên đàng?
40) Mẹ con “NhàNó” khốn đang hành hà (**)
thì Nguyễn Du đột ngột chấm dứt, không viết thêm nữa. Ông đang lau nước mắt ! và viết lời “mĩa “ với từ “Thùy nhân “, người nào ? Ai đủ dũng, ai làm điều này. Có ai !….
Đó là những gì bạn cần biết khi đọc một bản dịch cổ văn của tiền nhân ta,LAIQUANGNAM đã thành thật khai báo ,hy vọng lớp sau đạp lên laiquangnam để cuối cùng bọn trẻ có một bản dịch hay hơn, hoàn chỉnh hơn. Đó không là điều hạnh phúc cho mình sao! Mong được làm tam cấp cho lớp trẻ bước lên vai, âu cũng là điều hạnh phúc của thế hệ sắp nói lời bye bye với cuộc đời.
Đề nghị : Bạn thử mang năm chữ Tàu này “有此窮兒娘” và năm chữ Tàu 誰人寫此圖 này ra hỏi một người Tàu rặc nhờ họ giảng. Bạn sẽ thấy họ sẽ không hiểu được những gì sâu xa nhất mà Nguyễn Du có ý muốn chuyển tải đến người Việt, đồng bào của ông. Đó là sự khác biệt giữa hai cách nhìn, một thứ chữ Hán của tiền nhân ta đối với ta như là một cổ ngữ, tử ngữ và một là thứ chữ Tàu là do chính người Tàu đọc như là một sinh ngữ. Việc này có thể nhờ ai đó test dùm và ghi âm lại như là một minh chứng và củng cố niềm tin rằng thứ chữ Nho mà ông bà ta dùng cần có một cái nhìn khác đi như ta vẫn nghĩ và tranh luận bất tận.
Laiquangnam
Tháng 11,2013 tại Quê người
______
Phản Chiêu Hồn của Nguyễn Du ( laiquangnam)
Viết lại từ trang laiquangnam , www.art2all.net.
Xin cám ơn nhà thơ Lê Đăng Khánh chủ trang web trên, nhờ vậy mà sau khi đọc lại ,laiquangnam thấy còn có những hạt sạn khác
1-Câu -“Thấy le hoe rau dại, cám thô.
Laiquangnam dịch cám thô không lột tả hết ý tiền nhân.
Lê hoắc tạp tì khang.
藜藿雜枇糠
Khang là loại cám còn lẫn trấu, loại cám này với dân quê Việt nam chỉ dành cho heo ăn thôi. Bao tử người làm sao mà chịu cho thấu
2-Câu
Càng vỗ về, càng đứt ruột ra,
Phủ nhi tăng đoạn trường.
撫兒增斷腸
Nguyễn Du dùng chữ ‘phủ”, Là vỗ về làm an lòng một ai đó. Việt ngữ nay còn từ phủ dụ. Rõ ràng khi dịch qua quốc âm “vỗ về” nó không làm khách thơ dừng lại để suy nghĩ tiếp như khi để từ Hán Việt bởi từ quốc âm nói là hiểu ngay lập tức,rồi mình thông qua ngay .Đól à lẽ thường tình. Bà đang nói dối với các con mình bằng lời nói “ xạo” mỗi ngày, tỉ như “con trai mẹ gắng qua chút nữa rồi ngày mai mẹ con mình sẽ , … mình.sẽ “.
3-câu 28, Mặt trời vì thế ,“cũng ra” ,úa vàng. “
Thiên nhật giai vị hoàng
天日皆為黃
Từ giai là cũng. Tuy giai, cũng là một hư từ,nhưng nó có ý nghĩa cưỡng bách,uốn mình theo. Với Nguyễn Du hư từ cũng là từ thơ, ông rất khác với các nhà thơ người Tàu, cổ văn trong dòng thơ Đường rất né dùng hư từ..