Xâm lăng là hành động chiếm giữ lãnh thổ, biển đảo của quốc gia bị xâm lăng. Xâm lăng còn là hành động tước đoạt độc lập, tự do của người dân thuộc quốc gia bị xâm lăng thông qua những sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những sinh hoạt có tính liên hệ đến vận mệnh của đất nước …
Xâm lăng xuất phát từ những người cùng chủng tộc kiểu CSVN thống trị xã hội Việt Nam, đó là nội xâm. Xâm lăng xuất phát từ ngoại bang Trung Cộng, đó là ngoại xâm. Ngày 19/01/1974 Trung Cộng mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam là ngày quốc gia VNCH phải đồng loạt đương đầu với hai cuộc xâm lăng: ngoại xâm Trung Cộng và nội xâm CSVN. Đây là ngày tận cùng cô nghiệt của lịch sử VN. Trong cô nghiệt kia lịch sử Việt Nam đã bừng bừng ngạo nghễ nở hoa.
Kính thưa quý vị,
Hoa ở đây là huyết hoa, là hoa máu, máu của bậc anh hùng vị quốc vong thân: ANH HÙNG HẢI QUÂN TRUNG TÁ NGỤY VĂN THÀ. Diễn trình xuất hiện của hoa máu Ngụy Văn Thà xin được trình bày như sau:
Ngụy Văn Thà sanh ngày 16/01/1943 tại Trãng Bàng, Tây Ninh.
Tháng 03 năm 1964, với tư cách sinh viên sĩ quan hải quân, Ngụy Văn Thà tốt nghiệp thủ khoa khóa Đệ Nhất Song Ngư, ngành Chỉ Huy, trường Sĩ Quan Hải Quân VNCH tại Nha Trang.
Thành tích trong binh nghiệp của Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà được ghi nhận bằng 13 huy chương đủ loại, kể cả Đệ Ngủ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm anh dũng bội tinh với nhành dương liễu. Bài viết này chỉ tập trung nói về kỳ tích của anh hùng Ngụy Văn Thà trong trận hải chiến chống Trung Cộng ngày 19/01/1974.
Những khó khăn trước khi lâm trận
1. Lệnh của Tổng Thống
Ngày 16/01/1974 Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải ghi nhận: chiến hạm, tàu đánh cá và lính Trung Cộng xuất hiện tại vùng đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa.
8 giờ sáng 17/01/1974, bằng thủ bút, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duên Hải
Thứ nhất: Ôn hòa mời chiến hạm Trung Cộng rời khỏi lãnh hải của VNCH
Thứ hai: Nếu hải quân Trung Công bất tuân, hải quân VNCH bắn cảnh cáo trước mũi chiến hạm Tàu
Thứ ba: Nếu Tàu vẫn ngoan cố Hải Quân VNCH có toàn quyền sử dung vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của VNCH.
Lệnh của Tổng Thống Thiêu là lệnh “tiên lễ, hậu binh”. Lệnh của TT không hề nhắc tới vai trò của quân đội Mỹ, ý muốn nói VNCH hãy tự lực, tự cường, đừng trông chờ vào người Mỹ.
2. Thế trận của Hải Quân VNCH
Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc tổng chỉ huy trận hải chiến. Hải Đội VNCH gồm 04 chiến hạm, chia ra làm hai phân đoàn
a) Phân đoàn I: nổ lực chính
HQ4: HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng, Khóa 11 HQ
HQ5: HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, HT, Khóa 11 HQ, Đại Tá Hà Văn Ngạc chỉ huy trân đánh từ HQ5
b) Phân đoàn 2: nổ lực phụ
HQ16: HQ Trung Tá Lê Văn Thự,HT, Khóa 10 HQ
HQ10: HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, HT, Khóa 12 HQ. HQ10 hư một trong hai máy chính. Radar không sử dụng được. So với các Hạm Trưởng khác, Ngụy Văn Thà là sĩ quan trẻ tuổi nhất, quân hàm thấp nhất.
3. Vào trận
Thay vì “tiên lễ, hậu binh”, anh hùng Ngụy Văn Thà cùng với chiến hữu hải quân của ông bất ngờ bắn thẳng vào tàu Trung Cộng theo đúng binh pháp “tiên hạ thủ vi cường”. Lệnh “tiên lễ, hậu binh”của Tổng Thống là phép vua. Trong máu lửa của biển cả, Hải Quân VNCH bắt buộc phải hành động theo lệ làng, đó là lệ “tiên hạ thủ vi cường”
Đặc biệt hơn nữa HQ10 do Ngụy Văn Thà chỉ huy từ nổ lực phụ của phân đoàn 2 đã tiến lên nổ lực chính. HQ10 bắn trước, bắn chính xác và bắn hết mình, gây thương vong nặng nề cho cấp chỉ huy của hải quân Trung Cộng.
Giữa lúc trận hải chiến diễn ra, toán đổ bộ của hai quân VN đang trên đường dùng bè cao su rút về HQ16 đã hát vang bài ‘Việt Nam, Việt Nam” khi toán này chứng kiến cảnh tawu TC bị hải quân VN bắn cháy.
Biết được HQ10 là nguồn hỏa lực chính tạo thiệt hại cho hải quân TC, các chiến hạm Trung Cộng dồn hải pháo nhắm vào HQ10. Từ đó Thiếu Tá Ngụy Văn Thà Hạm Trưởng và Đại Úy Nguyễn Thành Trí bị trọng thương, HQ10 bị trúng đạn TC đến độ không thể di chuyển được, hạm trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho toàn bộ thủy thủ đoàn của ông dùng bè cao su rời bỏ vùng hải chiến. Cuối cùng hạm trưởng Ngụy Văn Thà hiên ngang bám lấy HQ10 đi vào lòng biển. Đó là truyền thống lạnh lùng nhưng lẩm liệt của giới thuyền trưởng trong những trận hải chiến khốc liệt. Tuy nhiên, không phải thuyền trưởng nào cũng kiên cường như thuyền trưởng Nguy Văn Thà. Chính tính kiên cường kia đã biến cái chết của Ngụy Văn Thà trở thành một bông hoa thật tươi, thật lộng lẫy trên dòng sử của Hải Quân/QLVNCH. Cần nhấn mạnh thêm rằng hoa sử kia được nở rộ nhờ vào máu yêu quê hương thiết tha của Ngụy Văn Thà, người đời gọi tắt là HOA MÁU NGỤY VĂN THÀ.
Kết quả trận hải chiến Ngụy Văn Thà
Trung Cộng: hai hộ tống hạm bị bắn chìm, hai trục lôi hạm bị loại khỏi vòng chiến, một đô đốc, sáu đại tá, hàng chục sĩ quan cấp tá, cấp úy tử thương.
Hải quân VN: HQ10, Trung Tá Ngụy Văn Thà cùng 24 chiến sĩ hy sinh, 26 chiến sĩ mất tích, hai quân nhân người nhái tử thương.
Nhìn vào tổn thất đôi bên người ta nhận ra thiệt hại về phía TC nặng nề hơn. Lý do Hải Quân VNCH áp dụng binh pháp “tiên hạ thủ vi cường”
Những đặc điểm của Hải Quân VNCH trong trận hải chiến
1)Tiên hạ thủ vi cường
2)Trong tử sinh của chiến trân vẫn vang ca VN, VN… can đảm, lạc quan, yêu nước.
3)Thuyền Trưởng chết theo tàu.
Kết luận
Tri ân Ngụy Văn Thà, tri ân HQ/QLVNCH nhưng không chỉ tri ân bằng hương hoa, nhang khói, bằng lời lẽ hoa mỹ mà bằng cách đi tiếp con đường chống Tàu của Ngụy Văn Thà. Trong chiến tranh quân sự, Ngụy văn Thà chống Tàu bằng tất cả hỏa lực của các loại vũ khí mà HQ10 của Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà có được. Điều quan trọng hơn cả hỏa lực chính là sự thể rằng mỗi họng súng của HQ10, của QUÂN LỰC VNCH bao giờ cũng được trang bị đầy ắp quyết tâm chống Tàu giữ nước của giòng giống Tiên Rồng. Ngày nay, cũng với lòng yêu nước hừng hực kia, người Việt Nam đang tiếp tục chống xâm lược Tàu trên trận đia kinh tế chính trị. Điều này có nghĩa là không thể có độc lập chính trị nếu không có độc lập kinh tế.
Đó là lý do giải thích tại sao bài viết này xin kết thúc với lời kêu gọi người Việt trong và ngoài nước hãy nổ lực trên mọi lãnh vực nhằm gây sức ép buộc nhà cầm quyền CSVN hãy nghiêm chỉnh đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp Ước Thương Mãi Xuyên Thái Bình Dương, Trans-Pacific-Partnership, gọi tắt là TPP. Hiệp Ước này gồm: Úc Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. TPP nhằm xây dựng và bảo vệ cho mỗi quốc gia thành viên của TPP có được một hoạt động kinh tế thịnh vượng, ổn định và độc lập.
Độc lập ở đây chính là sự triệt để cô lập hóa ngôi chợ kinh tế Tàu. Chợ này chuyên bán ra những sản phẩm ăn trộm tác quyền của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, những sản phẩm giả mạo, rẽ tiền nhưng rất độc hại.
17/01/2014
LS. Đỗ Thái Nhiên