Về lâu dài trong giáo dục, triệt để nhồi sọ tê liệt người dân, dẫn đến nền giáo dục “định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN)” lạc hậu, không phê bình, không phản biện, không hoài nghi, không tư duy, không sáng tạo… Một tầng lớp học sinh, sinh viên rập khuôn, thiếu sức bật, thiếu sức sống, học để ra trường ngoan ngoãn đi kiếm ăn như một công nhân bình thường.
Năm 2013 đầu tư gần 20% ngân sách vào giáo dục. Năm 2014 đề nghị 34000 tỷ đồng để cải cách giáo dục, nhưng kết quả mọi việc “vẫn như cũ”, không có gì thay đổi, bởi vì thực chất không muốn thay đổi hệ thống giáo dục tốt hơn, chứ không phải không thể. Rồi không biết số tiền đó đã đi vào đâu?
Chúng ta đừng nghĩ rằng cộng sản Việt Nam (csVN) ngu. Không có đâu, ngược lại, bản thân CS biết nhìn vào sự thật để bảo vệ sự tồn tại của mình. Vì vậy mà chúng nó tồn tại đến bây giờ.
Phương châm của Đảng csVN là bảo vệ tuyệt đối sự tồn tại, quyền lợi, quyền lực của Đảng. Chúng ta thường chửi CS ngu, “không biết thay đổi”, “không biết tận dụng cơ hội”, “một bài học cho Đảng để đưa đất nước tiến lên”, “để giải phóng dân tộc” v.v… Chúng ta đứng trên phạm trù dân tộc, tổ quốc để phê bình đảng csVN, trong khi đảng có cần chuyện đó đâu! đảng luôn giải quyết mọi vấn đề trên phạm trù quyền lực và tồn vong của đảng, ngay cả việc bán nước, cũng chỉ để cho sự tồn tại của đảng.
CS không ngu đâu! Chúng ta phải hiểu đảng viên csVN là những ai? Trong lớp phổ thông của tôi, và nhiều lớp khác, những người học dở, yếu kém nhất lớp, cộng chút lưu manh, xảo trá, thi nhau hô khẩu hiệu, vài năm sau vô đảng, vậy là cứ tiến lên vùn vụt. Càng thủ đoạn, thâm độc, lưu manh càng tiến nhanh. Do đó, họ sẽ tìm mọi cách bẩn thỉu, tàn ác, hung tợn nhất… để bảo vệ sự sống còn của mình, bởi vì họ hiểu rằng chính kiến thức sẽ giết chết họ.
Con người nói chung có hai nhánh, nhánh thứ nhất: học thức, nhân bản, tôn trọng con người, cổ suý cái đẹp cái đúng, nhánh thứ 2 ngược lại, tàn ác, xảo quyệt, lưu manh dối trá. Cả hai nhánh đều đấu tranh sinh tồn trong xã hội như nhau. Khi nhánh số 1 thành công thì chúng ta có xã hội ưu việt, tốt đẹp. Khi nhánh số 2 thành công thì chúng ta có xã hội độc tài phát xít, Công Sản… Nhánh nào cũng phải có chiến lược bảo vệ sự tồn tại của mình. Nhánh 1 lo cho dân cho nước thì quyết định kiểu khác. Nhánh 2, do đảng, vì đảng, của đảng thì quyết định kiểu khác. Chuyển qua nền Kinh Tế Thị Trường định hướng XHCN cũng vì sự tồn vong của đảng, xin vào WTO cũng vì sự tồn vong của đảng, quyết liệt xin gia nhập TPP cũng vì sự tồn vong của đảng, thậm chí gởi con cái qua Mỹ học cũng vì sự tồn vong của đảng, chứ không phải vì mong tiến bộ… Miệng luôn nhai nhải vì dân, vì nước… đó chỉ là chiêu bài chính trị.
Do đó, qua việc Trung Cộng (TC) xâm lược VN, nhiều người nghĩ rằng csVN sẽ liên kết với Mỹ chống lại TC, hoặc Nguyễn Tấn Dũng sẽ là Gorbachev, giúp nhân dân VN thoát khỏi “tình hữu nghị viển vông”, đến hôm nay chúng ta đã thấy rõ rằng: CS vẫn luôn là CS, csVN sẽ không bao giờ thoát khỏi Trung Cộng, ngược lại, cùng nhau bắt tay TC bán nước, đàn áp nhân dân. Trung Cộng chơi VN đến cùng, nhưng cũng sẽ không bao giờ để VN ngã sang Mỹ, hoặc liên kết với các nước khác. Một chiêu thức mới “thuộc địa Cộng sản” bắt đầu, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Trung cộng và Việt cộng cùng gắn kết cùng tồn tại.
Vì vậy, chỉ có một cách duy nhất là lật đổ CS, để cứu nguy cho dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm và trả quyền làm chủ về cho nhân dân.
Phải biết nhìn thẳng vào sự thật dù tốt hay xấu, dù gai góc hay đơn giản, để giải quyết mọi vấn đề.
Ảnh hưởng bởi nền giáo dục CS, xã hội VN sống không có phê bình, không có phản biện. Chính điều này đã làm xã hội suy đồi, không lối thoát, con người trở nên bạc nhược, hèn yếu, không có ý chí tiến thủ. Nhìn vào đảng như vậy, nhìn vào chúng ta, thử hỏi, những người đấu tranh dân chủ có bị ảnh hưởng cách giáo dục này không? Có.
Dù muốn hay không sống trong xã hội csVN anh phải chịu sự ảnh hưởng của nó. Nhờ internet mở mắt, anh thấy bất công xã hội, giả dối, tàn ác CS, anh tham gia đấu tranh. Nhưng cách thức hành động, cách thức suy nghĩ v.v… anh vẫn chịu sự ảnh hưởng của nó dù 0.01% ít hay nhiều.
Ở VN việc khổ nhất là phê bình, ngay cả việc phê bình có chứng minh hẳn hoi, thậm chí ca sĩ bị phê bình hát dở còn quật ngược lại; “tôi hát dở sao tôi có fan này fan nọ”.
Thiết nghĩ để phong trào đấu tranh Dân chủ phát triển cần phải vượt qua điều này, phải nhìn thẳng vào sự thật. Rút tỉa kinh nghiệm dù có thể buồn bã, nhưng để chúng ta đứng lên, hơn là để CS đè bẹp.
Phong trào dân chủ đang có những hạn chế gì?
1- Số lượng thực và ảo:
Có một khác biệt quá lớn giữa thế giới mạng và thế giới thực. Từ vài người ban đầu qua 10 năm 2004-2014 hôm nay trên cả nước có khoảng 200 người đấu tranh công khai, trực diện CS. Đó là thành tích tốt đẹp, rất đáng khích lệ, rất đáng tự hào, từ chỗ sợ sệt, đã có 200 người đứng thẳng dậy, tát vào mặt CS: “chúng tao không sợ mày”. Nhưng liệu có bao nhiêu người dân biết những khuôn mặt này? Trên mạng thì số lượng ủng hộ, “make friend” lên con số vài ngàn người. Thực tế xã hội thì người dân lơ là, chỉ biết khoảng 10 người đấu tranh trở lại, và hầu như không quan tâm đến họ. Lỗi tại ai?
Có vẻ như phong trào dân chủ chưa đi vào người dân, chỉ sống hoàn toàn trên mạng, trên môi trường quốc tế, trong nội bộ bọn CA, nhưng người dân thì sợ hãi.
Tình hình xã hội đã thay đổi, csVN liên kết với TC bán nước, ngàn cân treo sợi tóc, ý chí người dân đang sôi sục. Với thực tế “ảo”, số lượng người như vậy làm sao chúng ta đủ sức để biểu tình, hô hào, lôi cuốn quần chúng lật đổ CS.
Xem như chúng ta đã hoàn thành xuất sắc giai đoạn 1. Giai đoạn hạt nhân. Đã có 200 khuôn mặt xuất hiện, lay động được quần chúng. Nếu chúng ta cứ tiếp tục chiến lược tự phát như lâu nay, thì đến bao lâu mới đủ nhân sự “nói chuyện“ với CS.
Chúng ta phải vào giai đoạn 2, giai đoạn phát triển. Mỗi thành viên đấu tranh lâu nay, vừa là người lãnh đạo, vừa là người tổ chức, hoặc 20 tổ chức Xã Hội Dân Sự phải có kế hoạch để phát triển nhân sự. Phát triển công khai tiếp tục hay bán công khai, hoặc bí mật. Chắc chắn chúng ta không thể ngồi chờ người dân tự ý thức, công khai trên web, hay công khai đối mặt với CS, bởi vì nó quá chậm, quá may rủi, quá rời rạc. Đây là yêu cầu rất khó, nhưng nó là yếu tố then chốt nhất của mọi cuộc cách mạng, không có quần chúng anh sẽ không làm được cái gì cả.
2- Chưa có phương pháp, chiến lược đấu tranh:
Bên cạnh đó, từ ban đầu, trực diện cá nhân, chuyển thành phong trào đấu tranh lâu dài chắc chắn chúng ta chưa lột xác từ cá nhân để chuyển thành chiến lược tổng thể. Để phong trào phát triển rộng khắp toàn quốc, bắt buộc các nhóm phải có chiến lược đấu tranh cụ thể hơn. Có chiến lược tốt mới thu phục được quần chúng. Đấu tranh bằng biểu tình, hay phương cách nào khác, đòi quyền lợi cuộc sống, giá xăng dầu, giáo dục, y tế… hay quyền lợi công nhân, hay đấu tranh nhân quyền, hay tự do ngôn luận…? Chúng ta phải suy nghĩ về điều này.
Chính thể độc tài nào cũng vậy, từ Đông Âu đến Ai Cập, họ phải tạo ra tầng lớp nhân dân bạc nhược, khiếp sợ để dễ dàng cai trị, đừng vì điều này mà nản lòng, chính vì vậy chúng ta cần phải có chiến lược đấu tranh, và chiến lược mở rộng quần chúng. Hai chiến lược này song song và bổ sung cho nhau. Đầu tiên nhất phải giúp nhân dân vượt qua sợ hãi. Bên cạnh đó, xác định đấu tranh chống CS trên mặt trận nào. Mỗi nhóm sẽ có một chiến lược khác nhau, để tổng công kích CS trên tất cả mọi mặt. Chiến lược có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Ngay cả biểu tình cũng có nhiều cách rất khác nhau.
Hiện tại tôi chỉ thấy ngồi chửi CS, và hô hào tham gia xuống đường trong khi CS bẻ gãy quá dễ dàng, Phải chăng chúng ta cần có những phương cách nào khác?
Như vậy, những hình thái chiến lược nào có thể và không thể thực hiện được ở VN.
Không thể thành lập đảng đối lập:
Như cá nằm trên thớt, tất nhiên anh có thể thành lập đảng, nhưng tồn tại hay không là do đảng csVN tàn ác tới cỡ nào. Chỉ khi nào đấu tranh vượt qua khỏi sự kiểm soát của CS, anh mới có thể suy nghĩ đến điều này. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách thức thành lập đảng khác nhau:
1- Đảng ở nước ngoài, nhân sự hoàn toàn ở nước ngoài: Thực hiện được nhưng người dân trong nước sẽ không tham gia. Bởi nhân sự đó quá xa lạ và không đủ sức thuyết phục họ. Đặc biệt, làm sao hiểu sâu, sát xã hội VN mà đưa ra đường lối, chủ trương chính xác, phải chăng là những tư duy đúng sách vở, lý thuyết. Hai cách giáo dục của 2 xã hội khác nhau. Phải sống ở VN, lớn lên ở VN anh mới hiểu hết CS, hiểu từng hơi thở của cuộc sống, và từng thoi thóp của dân tộc mình.
2- Đảng trong nước, nhân sự liên kết trong và ngoài nước: Ai là thủ lĩnh? Một trong những người đã đấu tranh công khai trong nước là thủ lĩnh. CS đè bẹp cái rẹt. Vậy thủ lĩnh phải ở nước ngoài. Trên lý thuyết giải pháp này tốt, nhưng thực tế anh em chịu tù, chịu tội, chịu đàn áp, khó khăn, “kinh nghiệm đầy mình” liệu chấp nhận ai ở nước ngoài đủ sức lãnh đạo họ. Về phía nhân dân liệu họ có tin cái đảng này không? Hoặc, nếu không cần thủ lĩnh, cùng nhau làm việc thì liên kết làm chi!
3- Đảng trong nước, nhân sự bí mật: Giải pháp này có vẻ ưu việt. Đương nhiên nhân vật bí mật là thủ lĩnh trên lý thuyết, nhưng thực chất tất cả anh em đấu tranh trong nước cùng làm, cùng ủng hộ đảng này, thì mới lôi cuốn được người dân. Khả thi, tuy nhiên, khi đã có bí mật thì đòi hỏi thành phần chủ chốt tham gia phải nghĩ ra cách liên lạc bí mật, không thể đối diện trực tiếp được. Chắc chắn phải sử dụng đến công nghệ vì vậy nó đòi hỏi khả năng người tham gia, rất giỏi vi tính, công nghệ thông tin để vượt qua sự kiểm soát của CS.
4- Đảng vô hình hoặc website lãnh đạo: Mô hình mà chúng ta đang thực hiện. Đang thích hợp với xã hội VN nhất, đẩy mạnh vai trò của các nhóm nhỏ cùng hoạt động. Về lâu dài, nó vẫn mang tính chất du kích. Tuy nhiên nếu biết cách khai thác, tổ chức, ứng dụng công nghệ, giải pháp này vẫn nhiều triển vọng nhất.
Nhìn chung giải pháp 3&4 khả thi nhất, tuy nhiên đòi hỏi khả năng cao về công nghệ của thành phần hạt nhân.
Không thể liên kết các nhóm, tổ chức với nhau:
Không thể thiết lập liên kết giữa trí thức với công nhân, giữa blogger và dân oan, thậm chí giữa các nhóm dân oan với nhau… Bởi vì CS diệt từ trong trứng nước và cấu trúc phường xã, làng xóm rất dễ phát hiện người lạ. Như vậy chỉ có thể đấu tranh trên cơ sở “không liên kết nhưng thành công”, thực tế cho thấy giải pháp này vẫn khả thi, nhờ sử dụng xa lộ thông tin. Bên cạnh đó, hoạt động bí mật, cũng đang là giải pháp tốt mà các nhóm đang nhắm đến. Hiện tại CS đang nới lỏng một chút để xin vào TPP, các cá nhân, nhóm, tranh thủ liên kết với nhau, thiết lập những chương trình chiến lược, không biết tình trạng này sẽ kéo dài được bao lâu?
Liệu có Thiên An Môn Việt Nam không?
Do đó, nhiều người sẽ tự hỏi? Khi đã tập hợp được quần chúng rồi, liệu có Thiên An Môn Việt Nam không? Theo tôi: Không! Vì sao?
Thứ nhất: Đảng csVN sẽ thay đổi khi nhìn thấy “gió đã xoay chiều”.
Căn cứ vào bản chất và đặc tính lưu manh xảo quyệt của CS như trên, csVN sẽ không bao giờ để cho nhân dân lật đổ. Bản chất bảo vệ sự tồn vong của mình, Đảng csVN luôn luôn gắn kết keo sơn “16 chữ vàng và 4 tốt” với TC để tự bảo vệ mình, dù phải hèn hạ, luồn cúi, dù phải bán biển đảo. Nhưng khi đã bị nhân dân dồn đến đường cùng, nhìn thấy lực lương quần chúng đang lớn mạnh, sẽ đè bẹp mình CS sẽ thay đổi, cũng chỉ để bảo vệ sự tồn vong của đảng mà thôi. Thà đi theo nhân dân, ít nhất cũng còn lãnh đạo được 5-10 năm nữa. Còn đảng còn mình. Thà mất quyền lực, nhưng bảo vệ được tài sản còn hơn không! Đây là con tẩy chiến lược mà đảng csVN đang ấp ủ, đang mơ mộng.
Rất tiếc, phong trào đấu tranh hiện nay chưa đủ mạnh nên chưa thay đổi được CS.
Thứ hai: Thiên An Môn tập hợp được đám đông nhờ vào yếu tố khách quan nhiều hơn là kết quả từ chiến lược và tổ chức.
Đầu tiên, địa điểm tập trung biểu tình: Quảng trường, công viên, không bao giờ là địa chỉ thích hợp đấu tranh trong Xã Hội Cộng Sản, bởi vì nó không tạo được vũ khí xã hội, không làm tê liệt xã hội. Người biểu tình tập trung 1 tháng mà không gây suy yếu đảng, để đảng phản công lại là thiếu kế hoạch chuẩn bị lâu dài từ trước đó. Vẫn mang tính chất tự phát nhiều hơn. Nếu tập trung, bao vây đài truyền hình Bắc kinh, hoặc nhà ga trung tâm, hoặc cổng vào sân bay quốc tế 1 tháng, thử hỏi việc gì sẽ xảy ra?
Nhân dịp Mikhail Gorbachev đến thăm Bắc Kinh, và đám tang Hồ Diệu Bang cho nên chính quyền Bắc Kinh không đàn áp biểu tình, do đó số lượng người tham gia mới tăng lên 1000000 người trong một tháng. Trước đó, phong trào cũng chỉ là những cuộc biểu tình nhỏ lẽ, chưa tập trung được số lượng nhiều như vậy. Để thấy rằng cuộc đấu tranh phản kháng phải dồn ép chính quyền suy yếu dần, suy yếu dần, đến một lúc nào đó, chỉ cần đẩy tay là nó sụp đổ, chứ không phải có đám đông thì chính quyền sẽ sụp đổ, đám đông nhưng không có lực, không có tổ chức thì không giá trị bao nhiêu. Đó là đám đông may rủi, có giá trị trong xã hội dân chủ, không có giá trị trong xã hội CS tàn ác. Đám đông phải tạo được vũ khí xã hội. Đám đông phải tăng dần, tăng dần, qua quá trình đấu tranh, làm cho chính quyền sợ hãi, lùi bước dần, nhượng bộ dần… Thực tế, trước Thiên An Môn nhân dân Trung quốc chưa làm suy yếu chính quyền Bắc Kinh, chưa là đối kháng ngang ngửa với Đặng Tiểu Bình lúc bấy giờ. Cho nên phong trào vẫn mang dáng dấp tự phát, lợi dụng khách quan nhiều hơn và chưa có sự chuẩn bị chu đáo trước.
Thứ ba: Thành phần trí thức lề đảng, thành phần có công và lão thành CMVN, lúc này đang nằm im, dù biết đang bị lừa, vì bản chất vẫn là CS, cho nên chờ khi thập tử nhất sinh mới xuất hiện. Khi đó đảng csVN không thể diệt thành phần này.
Qua đó chúng ta rút ra được bài học gì? CS, chế độ độc tài bản chất tàn ác, sẵn sàng giết người hàng loạt để bảo vệ ý thức hệ ngông cuồng của mình, đấu tranh phải có tổ chức, chiến lược, chiến thuật để chủ động trên bàn cờ chính trị. Phong trào đấu tranh như đống củi được phơi khô, phơi khô dần, đến một dịp thích hợp nó sẽ bùng cháy. Que củi còn ướt có cháy cũng tắt liền. Yếu tố khách quan chỉ được sử dụng khi chúng ta đã có đủ lực, còn không, phải bảo vệ lực lượng. Có chiến thuật tốt sẽ thành công.
Kết luận:
Hiện tại, csVN đang bị 2 gọng kìm:
– Nhân dân đang xem đảng là bán nước,
– Trên bình diện quốc tế bị tấn công vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Nếu chúng ta huy đông được quần chúng vượt qua sợ hãi, vùng lên đấu tranh, tạo gọng kìm thứ 3, tương lai thành công không khó.
Như vậy, làm sao giúp nhân dân vượt qua sợ hãi là ưu tiên số 1, giải pháp hàng đầu trong phong trào đấu tranh dân chủ VN hiện nay. Một đảng đối lập ư? Đảng đó có quy tụ được quần chúng không? Tôi e rằng không? Vì sao? Hãy nhìn các cuộc biểu tình, tham gia biểu tình dưới danh nghĩa trá hình hội này, đoàn nọ, đòi đất đai, đòi chống xâm lược, đòi thay đổi, HS-TS là của VN, rất nhẹ nhàng, đúng hoàn toàn… mà số lượng hưởng ứng quá giới hạn. Thử hỏi, đứng lên biểu tình trên danh nghĩa Đảng A, Đảng B nào đó, ai tham gia? Hãy dành cho tương lai. Người Việt sợ đảng lắm rồi, dù bất kỳ là đảng nào, họ chỉ cần ngày có 3 bữa cơm, điện thoại di động, internet chơi game dù biết rằng phải lật đổ đảng csVN mới yên thân. Nghĩa là chúng ta chưa tìm ra cách để huy động họ, chứ không phải có đảng đối lập mới huy động được họ.
Như trên đã nói, có vẻ quần chúng không mặn nồng lắm với phong trào dân chủ. Có vẻ “dị ứng” với phong trào đấu tranh, nó chỉ có giá trị trên web. Tôi không hiểu tại sao? Chúng ta chưa đánh động đúng trái tim, nguyện vọng của họ ư? Có lẻ chúng ta phải đi vào cuộc sống thiết thực của người dân mới thành công. Ngày nay, Thế giới phẳng, khái niệm dân tộc, đất nước có vẻ mơ hồ. Ở Mỹ có McDonalds, ở đây cũng có McDonalds, ở Canada có Iphone 5 ở đây cũng vậy. Họ cảm thấy ở đâu cũng như nhau, ở đâu cũng phải làm mới có ăn. Ở VN ăn chơi sướng hơn, biết rằng kiếp sống nô lệ đó, biết rằng mất đất đó, biết rằng bất công đó, nhưng không phải mình. Chẳng sao?
Vậy thì phong trào dân chủ chưa đi vào cuộc sống của người dân. Phải nghiên cứu vấn đề này nếu không muốn thất bại. Phải tác động đến xã hội từ những việc rất đơn giản, biểu tình vì cơm áo gạo tiền, tương lai con cái, sở hữu cá nhân, gần gũi với người dân… để giúp họ vượt qua sợ hãi. Chúng ta phải tìm đến họ, chứ không phải ngồi chờ họ tìm đến ta, nếu không muốn trở thành “thuộc địa Cộng sản”.
Trần Duy Sơn
Sài Gòn 2/7/2014
One Comment
Anh Do
“Như trên đã nói, có vẻ quần chúng không mặn nồng lắm với phong trào dân chủ. Có vẻ “dị ứng” với phong trào đấu tranh, nó chỉ có giá trị trên web. Tôi không hiểu tại sao? Chúng ta chưa đánh động đúng trái tim, nguyện vọng của họ ư? Có lẻ chúng ta phải đi vào cuộc sống thiết thực của người dân mới thành công. Ngày nay, Thế giới phẳng, khái niệm dân tộc, đất nước có vẻ mơ hồ. Ở Mỹ có McDonalds, ở đây cũng có McDonalds, ở Canada có Iphone 5 ở đây cũng vậy. Họ cảm thấy ở đâu cũng như nhau, ở đâu cũng phải làm mới có ăn. Ở VN ăn chơi sướng hơn, biết rằng kiếp sống nô lệ đó, biết rằng mất đất đó, biết rằng bất công đó, nhưng không phải mình. Chẳng sao?
Vậy thì phong trào dân chủ chưa đi vào cuộc sống của người dân. Phải nghiên cứu vấn đề này nếu không muốn thất bại. Phải tác động đến xã hội từ những việc rất đơn giản, biểu tình vì cơm áo gạo tiền, tương lai con cái, sở hữu cá nhân, gần gũi với người dân… để giúp họ vượt qua sợ hãi. Chúng ta phải tìm đến họ, chứ không phải ngồi chờ họ tìm đến ta, nếu không muốn trở thành “thuộc địa Cộng sản”.
Tác giả nhận định rất thực tế và sác đáng. Nguyên nhân “thiếu mặn nồng” hoặc nói trắng là thờ ơ nêu ra chỉ là một trong nhiều yếu tố. Những tâm trạng và hoàn cảnh dưới đây cũng góp phần không nhỏ trong thái độ lãnh đạm của quần chúng:
-Trong xuốt chiều dài lịch sử, quá khứ cũng như cận đại, người dân Việt Nam chỉ được coi như công cụ của chính quyền, chùa bao giờ đươc hỏi ý kiến, trừ thời gian 54/75 ở miền Nam Việt Nam.
– Người miền Bắc chỉ mới hiểu được tư duy này sau thời gian tiếp cận từ ngày 30/4/75 với dân chúng và văn hoá miền Nam.
– Dù là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp chính sách của các thể chế, nhưng tâm lý của người dân là kẻ bảng quang nhìn xem sân khấu chính trường.
– Với đa số dân chúng, nhất là những người đã qua chế độ tem phiếu, cũng như các hạn chế tối đa cá nhân, nay đã dư giả, không còn bị gò bó thì việc thay đổi là không tưởng.
– Thế giới phẳng chỉ dành cho một thiẽu số, qua các dữ kiện của thế giới, ý thức được sự tương ứng của các quốc gia, nhưng không phải là trong mọi lãnh vực.
Những nguyên nhân này cũng chỉ là một số trong các yếu tố. Nhưng bịết mình biết người là một điều kiện tiên quyết để tới thành công.
Dù bị ảnh hưởng của Khổng Học cũng như các học thuyết của Tây Phương, không một người Việt Nam có liêm sỷ lại muốn làm thuộc viên của Bắc Phương dưới bất kỳ hình thục nào.