Thế rồi, từ trên Quang Minh Đỉnh, ông bị vật xuống đất đen!
Hôm mùng sáu Tháng Ba vừa qua, tờ Global Times có bài xã luận đầy màu sắc Trung Hoa về nghệ thuật mạt sát. Tờ báo Anh ngữ này là cơ quan ngôn luận của đảng, nhắm vào thị trường quốc tế với món hàng ta gọi cho đơn giản mà chính xác là tuyên truyền. Bài xã luận gọi Giáo sư Shambaugh là “một học giả thất bại vì có tinh thần cơ hội, hoặc đã thay đổi cái nhìn về Trung Quốc. Cái nhìn đó đầy mâu thuẫn, mang nhiều cảm tính vì ông thích viết ra những kết luận hấp dẫn hơn là đi thu thập dữ kiện thực tế…..”
Dùng phép quy nạp cũng đầy màu sắc Trung Hoa, là hàm hồ, bài xã luận vơ luôn cả nắm đũa: “Đây là một âm mưu rộng lớn của Tây phương nhằm lật đổ chế độ Cộng sản Trung Quốc. Vốn là “học giả ôn hòa” của Mỹ, David Shambaugh mà còn như vậy, thì nói chi đến bọn thủ cựu cứng rắn!..
Chỉ vì hôm mùng sáu vửa qua, David Shambaugh có một bài tiểu luận được đăng trên tờ Wall Street Journal trong số phát hành vào Thứ Bảy mùng bảy, số báo cuối tuần và quan trọng nhất. Tờ WSJ đặt cái tựa ác liệt là “Sự Tan Rã Sắp Tới Của Trung Quốc” – The Coming Chinese Crackup, với nội dung của bài tiểu luận lại còn ác liệt hơn.
Là chuyên gia Hoa Kỳ về Trung Quốc từ nhiều thập niên, với gần hai chục tác phẩm đã xuất bản – được Trung Quốc mau mắn phiên dịch để phổ biến trong giới trí thức – Giáo sư Shambaugh được Bắc Kinh trọng vọng, cho phép tiếp xúc và tham khảo rất sâu các nhân vật và tài liệu nhạy cảm nhất. Và thường có cái nhìn lạc quan về khả năng xoay chuyển của lãnh đạo Trung Quốc.
Thế rồi ông bỗng dưng… đổi ý và đưa ra một cách đánh giá khác. Sau khi trình bày năm chỉ dấu then chốt, ông kết luận rằng chế độ đang đi vào tàn cuộc, end game. Đảng Cộng sản có thể sụp đổ qua một tiến trình kéo dài, tèm lem và đầy bạo lực.
Khó đoán là bao giờ, nhưng tất yếu và khá sớm!
Được Bắc Kinh coi là học giả có tài mạ vàng cho chế độ, bỗng dưng Shambaugh lại bảo rằng đó là vàng giả! Tưởng là trầm hương hóa ra củi mục – sắp nát….
Dĩ nhiên là trong dàn hợp xướng của loại chuyên gia mê Tầu, gọi là “bọn ôm gấu hương” – panda huggers – đã có người chạy ra chữa lửa. Như Stephen Harner với bài viết trên tờ Forbes ngày mùng 10. Duyệt lại từng chỉ dấu do Giáo sư Shambaugh nêu ra, ông Harner hùng hồn phản bác, mà khỏi cần chứng minh. Dễ hiểu thôi, vị học giả này là doanh gia đang phục vụ công ty trách nhiệm hữu hạn Yangtze Century Ltd. có hội sở tại Hong Kong và Thượng Hải. Ăn cây nào ta rào cây nấy là một quy luật kinh doanh phổ biến!
David Shambaugh là Giáo sư về Bang giao Quốc tế kiêm Giám đốc China Policy Program tại Đại học Georges Washington, thành viên kỳ cựu của Viện Brookings, có uy tín trong giới hàn lâm và thường được tham khảo ý kiến về các vấn đề Trung Quốc. Vì vậy nhận định mới của ông về chế độ Bắc Kinh tất nhiên gây chú ý và tranh luận ngay trong giới chuyên gia về Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
Hôm 15, nhà báo Chris Buckley của tờ New York Times bẻn có bài phỏng vấn dài, gần bằng bài tiểu luận trên tờ WSJ, về nhận định mới của tác giả. Giáo sư Shambaugh trả lời rằng ông không thay đổi mà chính Bắc Kinh mới thay đổi!
Lý luận của Shambaugh là mọi chế độ độc đảng theo kiểu Lenin đều đi vào giai đoạn hao mòn teo tóp. Khi ấy, đảng chỉ có hai ngả đối phó, một là gia tăng đàn áp, hai là chuyển hướng. Nói theo ngôn từ văn hoa thì đó là thu hay phóng, khép hay mở.
Theo ông Shambaugh, lãnh đạo Bắc Kinh đã tìm cách chuyển hướng để mở ra từ khoảng 2000 đến 2008 với nỗ lực cải cách của Tăng Khánh Hồng, Ủy viên hạng thứ tư trong Thường vụ Bộ Chính trị gồm có chín thành viên, và cũng là Phó Chủ tịch Nhà nước sau khi cầm đấu Ban Bí thư đầy quyền lực của đảng về công tác điều hành.
Trên chính trường Trung Quốc, họ Tăng thuộc “cánh Thượng Hải” mà cũng là thành phần “Thái tử đảng” – là con cháu của các công thần thời Mao: cha ông là Tăng Sơn, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ của Mao Trạch Đông. Nhưng quan trọng nhất, ông là nhân vật thân tín của nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân, tới độ được họ Giang đề nghị lên làm Tổng bí thư, chứ không phải là người đã được Đặng Tiểu Bình chọn trước đấy là Hồ Cẩm Đào.
Nhưng khi Hồ Cẩm Đài lên lãnh đạo từ Đại hội 16 vào năm 2002, Tăng Khánh Hồng vẫn giữ các vị trí then chốt trong tổ chức và biến báo xoay chuyển để giải quyết các hồ sơ nóng của đảng, trong đó có cả việc cải cách chính trị để giải toả sức ép lên lãnh đạo.
Sau Đại hội 17 vào năm 2007, tại Hội nghị kỳ Bốn của Ban Chấp hành Trung ương khóa 17 vào mùa Thu năm 2009, lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra kế hoạch “xây dựng đảng” theo chiều hướng đã được họ Tăng đề xướng. Nhưng Giáo sư Shambaugh cho rằng đấy chỉ là cái trớn đã hụt hơi, chứ đảng lại sợ bất ổn từ Tân Cương và Tây Tạng nên đã bỏ dự tính cải cách. Và xiết chặt hàng ngũ trong một thành trì bốn góc sắt thép là 1) bộ máy tuyên truyền, 2) guồng máy an ninh nội bộ, 3) Quân đội và Cảnh sát Võ trang và 4) các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Với chuyên gia Shambaugh thì chiều hướng ấy xảy ra sau khi Tăng Khánh Hồng phải rút lui vì lý do tuổi tác: năm 2009, họ Tăng đến tuổi thất tuần. Từ đó, chu trình tự hao mòn tới độ tan rã đã bắt đầu!
Chi tiết lý thú mà Giáo sư Shambaudh không nói tới là chính Tăng Khánh Hồng đã vận động cho hai nhân vật tiến lên hàng lãnh đạo là Tập Cận Bình và Chu Vĩnh Khang. Thế rồi, khi Tổng bí thư Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch Nhà nước từ đầu năm 2013 thì Chu Vĩnh Khang bị loại về tội tham nhũng. Và với Giáo sư Shambaugh việc họ Tập mở chiến dịch thanh trừng để tập trung quyền lực cho đảng và cho mình không có nghĩa là đảng đang được củng cố. Ngược lại!
Theo ông Shambaugh, khi Liên Xô đi vào giai đoạn suy mòn thì Mikhail Gorbachev chọn giải pháp cải cách và mở ra để cứu vãn chế độ mà sau cùng thất bại. Và chế độ tan rã. Theo dõi kỹ kinh nghiệm Xô viết, Tập Cận Bình không mở mà đóng cho an toàn. Giữa hai hướng mà người Hoa gọi là phóng và thu, họ Tập mốn thu lại. Nhưng rồi cũng gặp kết quả tương tự như Gorbachev!
Vì lý luận như vậy, Giáo sư David Shambaugh mới bị Bắc Kinh đả kích. Điều ấy chẳng có gì lạ.
Chuyện đáng theo dõi hơn cả là ông biết đếm, nên tính ra chu kỳ khép mở của Trung Quốc: cứ mở ra chừng năm sáu năm thì lại xiết vào mất ba bốn năm. Lần này họ đã xiết qua năm thứ bảy! Ngộp thở…
David Shambaugh is a seasoned China expert, and even he admits in his recent essay for the Wall Street Journalthat predictions of demise in China have often been made. He refers to the 1989 Tiananmen Square massacre, which caused many to lose faith in the system, saying it would ignominiously collapse as other communist countries did that year and the next. The pessimists were proven wrong. From 1992, China entered a second phase of economic liberalisation, though only under firm unified political control.
Shambaugh knows that the Chinese Communist Party looked long and hard at the reasons behind the collapse of the USSR. He wrote a book about it in 2008. His view then was that the Party could adapt and transform. Evidently he has changed his mind.
The five reasons he gives for China’s imminent political revolution have been exhaustively discussed over the years.
His first refers to capital flight, with officials or members of the elite trying to set themselves up inside and outside China. But this started in the 1980s, almost from the moment some Chinese started to get wealthy. And the political elite were always up to it. Deng Xiaoping’s son studied in the US. Hu Jintao’s daughter lived there for a while. Non-convertibility of the Chinese currency means movement of their assets is more ‘visible’ as it goes out of China. Unlike the nomadic super elites elsewhere who can hide the shifts of their capital and assets around the globe easily, Chinese can’t. But this doesn’t portend impending Armageddon because of a collapse of confidence in the political system. It just means people in China are richer and more of them can do these things now.
Shambaugh is probably right in saying that Xi Jinping and his hardline war on corruption has made some enemies. But in fact, Xi is using this campaign to edge China towards pragmatic structural changes along the same lines Shambaugh indicates would create better governance in China. He is making officials more accountable and, for all the fear it has created in the administration, the campaign has been popular on the street.
Among the property owning, investment seeking middle class of urban China who will be the warriors that create the country’s service-orientated future, the anti-corruption campaign is welcome. For them, the language of stronger property rights and more financial stability in banks and investment vehicles, at least as it is laid out in the Fourth Plenum held last year, is appealing. These are the people Xi and his colleagues have to keep on side, not fat cats in the Party creaming off vast illicit profits for their networks in the state enterprise system.
Shambaugh is probably right in saying that the game being played out in China now is one of high stakes. It could go horribly wrong. Christopher Coker from LSE delivered a similar warning against complacency in a book on scenarios for conflict between China and the US. ‘The best way to avoid war,’ he says, ‘is to prepare for it.’
Similarly, the best way for China to avoid regime collapse is to prepare for it. The government seems to be permanently in crisis mode. The ugly crackdown on dissidents and activists (including five female ones earlier this month on International Women’s Day), as Shambaughrightly says, shows a lack of political imagination. It is almost as if the government is picking on the same old list of easy victims and soft targets. Bashing up dissidents and activists should be stopped. They are the wrong targets.
But Xi, to his credit, has also struck against one of the most unpleasant members of the old elite generation, Zhou Yongkang. This was not an arbitrary strike. There was political logic to it. So far, for all its sprawling, messy character, the anti-corruption campaign does make sense.
Finally there is the biggest question, and one that hovers over much of Shambaugh’s article. Beyond shrill nationalism, what precisely does the Chinese Communist Party offer as a belief system and national vision to its people and the world in the 21st century? We know what it doesn’t want; some of these things are spelt out in documents like the No. 9 edict Shambaugh refers to from 2013. But beyond national rejuvenation and addressing historic resentments, what is the great China vision which the country and the world can buy into in the coming decades?
If the Party can capture the emotional life and convictions of the Chinese people, then anything is possible. But its message at the moment is one where idealism is mixed with fear and coercion. There needs to be an historic reset, something like a renegotiation of the social contract between the Chinese people and their government. I am not as pessimistic as Shambaugh about the outcomes of this, but I do agree something needs to be done.
The fundamental problem is that this intensely internal issue will have immense implications for the stability and prosperity of the world – and yet the best that foreigners are likely to manage is a bystander seat.