Tuần này, với đầu tháng Năm, với Mois de Mai, Mois de Fleurs ! Là tháng của Hoa, là tháng của tình Yêu, của Sức Sống, của Mùa Xuân đang sung mãn trở về. Xin cống hiến quý vị, một bài phóng sự về một hiện tượng rất thời đại :
Số người Trăm tuổi càng ngày càng tăng ! Hiện tượng Mới nhưng sẽ Mãi Mãi ! Ta hãy sửa soạn bắt đầu tập sự huấn luyện để sống trên 100 tuổi !
Sống Lâu, Sống Thọ Để Mần Chi?
Chỉ để là một vấn để nan giải?
Đối với các nhà nhơn số học: Trong khi giới khoa học gia và giới y khoa tìm tòi mọi cách nghiên cứu để con người được sống thọ, các nhà nhơn số học đang nhức đầu e rằng quả đất sẽ nổ tung vì nạn nhơn mãn ! Theo con số thống kê ngày nay, với cái đà phát triển như vậy, nhơn số quả đất sẽ vượt 9 Tỷ người năm 2050, tăng thêm 2,5 Tỷ người đối với ngày nay.
Đối với các nhà kinh tế học : Ngay ngày hôm nay, dân số người sống thọ từ 65 tuổi đến trên 65 tuổi đông hơn dân sổ tuổi trẻ hơn ở các quốc gia tiên tiến. Nghĩa là phải có 4 người làm việc đóng góp đủ tiền cho 1 người hưu trí, (năm 1950 ở Pháp, có đến 12 người đang làm việc để lo cho 1 người hưu trí). Hệ thống « quỹ hưu trí » phải được sắp xếp, suy nghĩ lại !
Vài Con Số về Tuổi Thọ Trung Bình trên Thế Giới :
– Nga 71 Nam, 79 Nữ ;
– Tàu 71 Nam, 75 Nữ
– Ấn Độ 63 Nam, 65 Nữ.
– Kenya, Phi Châu 53 Nam, 55 Nữ
– Israël 79 Nam, 83 Nữ
– Pháp 78 Nam, 84 Nữ
– Huê Kỳ 75 Nam, 80 Nữ
– Nhựt Bổn 79 Nam, 86 Nữ
– Thổ Nhỉ Kỳ 69 Nam, 74 Nữ và Việt Nam ?
1. Mens Sana in Corpore Sano-Thể Dục Thể Thao Giúp Tuổi Thọ
Trong vòng ba tuần lễ, người ta tập cho ba chú chuột chạy trong một cái lồng. Xong các nghiên cứu sanh dùng kiến hiển vi tối tân soi những chromosomes-hạch nhơn tố trong máu. Quan sát rõ, họ nhìn thấy các chú chuột nầy chậm già hơn, chậm « lão hóa » hơn các chuột được nuôi ăn nghỉ phè phởn không buộc « chơi thể thao thể dục » gì cả. Kết quả ấy làm náo động, xôn xao nhóm sanh viên và nghiên cứu sanh của Phòng Nghiên Cứu của nhà Bác học Giáo sư Y khoa Ulrich Laufs của Đại học Đường tỉnh Sarre, Thành phố Homburg, Liên bang Đức [1].
Vẫn biết rằng thể dục, thể thao là tốt cho nhịp tim, là tốt cho các động mạch, là tốt cho sức khỏe nói chung, nhưng « chống lão hoá » ! Thật vậy, thể dục thể thao giúp để bào vệ cho các « télomères » một bộ phận, lá đầu mối của các chromosomes-hạch nhơn tố để giữ sự sống khi các chromosomes bị chia tách ra khi phát triển. Tất cả nhờ một chất enzymes tên là télomérase, được tạo thành. Do thể thao và do vận động thể dục, télomérase phát triển nhiều giúp bảo vệ các télomères. Để chứng mình, Bác sĩ Laufs giao cho nhóm học trò mình đi đo các hạch nhơn tố –chromosomes của một nhóm gồm các lực sĩ điền kinh chuyên ba môn triathlon và lực sĩ chạy việt dã marathon. Thật đặc biệt, thật tuyệt vời, họ có một bộ télomères to lớn bất thường so với các thường dân không chơi thể thao. Và ngoạn mục hơn nữa, các lực sĩ ấy càng vận động sự hiện diện của télomères càng lâu, càng mạnh hơn. Và nay, người ta hiểu tại sao, những vận động viên, hay dân yêu thề thao sống lâu hơn dân lè phè: trung bình thêm 5,2 năm thêm cho phái nam và 5,7 năm thêm cho phái nữ. Đó là kết luận của một chươnh trình nghiên cứu Huê kỳ gồm với 8600 nhơn sự trên 65 tuổi [2]
«Ngày nay, người ta có đầy đủ dử kiện để chứng mình, vận động thể dục giúp người ta sống lâu. Tuy nói vậy mà hoàn toàn không làm vậy, vì khó thực hiện. Bởi, nếu ta nói : « Chúng ta vừa tìm ra một thần dược chống lão hóa. Người ta tin ngay. Nhưng nếu ta bảo : « Hãy chơi thể thao, vận động thể dục, người ta sẽ lắc đầu từ chối không tin tưởng ! » nữ Bác sĩ chuyên nghiệp về ngành Thể thao và về Người Già Dominique Lanzmann-Petithory phát biểu sau khi đã chứng minh ảnh hưởng đời sống xã hôi đối với tuổi thọ con người [3]
Vận động thể dục cũng làm tốt cho bộ não. Một chương trình nghiên cứu dài 8 năm với 6 ngàn phụ nữ trên 65 tuổi của các nghiên cứu sanh của Đại học Californie nhận xét rằng, những thí sanh có vận động thể dục có những giây thàn kinh-neurones tốt hơn các thí sanh không vận động [4].
«Khi anh chơi thể thao, bộ óc của anh sẽ hoạt động mạnh hơn, nhiều hơn » nữ Bác sĩ Martine Duclos, Trưởng Sở Y khoa Thể Thao của Bệnh Viện Đại Học- CHU- Centre Hospitalier Universitaire của thành phố Clermont Ferrand phát biểu. Cô trình bày tiếp : « Khi anh chạy bộ, bộ óc của anh đo lượng chiều dài của con đường, nhắm chừng những rào cản, đo lường sự căn bằng, đặt góc cạnh các gót chân,bắp thịt chân giữ thăng bằng thân thể, tùy theo địa thế của đường chạy ».
Thể dục, thể thao cũng giúp thân thể con người giữ những bắp thịt, khỏi bị đang từ từ bị teo mòn bắt đầu 50 tuổi trở đi. Vào tuổi 80, nếu anh là dân lè phè, chuyên đi dép và ngồi xem Ti Vì chắc chắn rằng 80 % các bắp thịt anh sẽ bị teo mất !!
« Di truyền con người là vẫn giữ từ bản chất con người từ thời cồ đại, khai thiên lập địa. Bộ máy con người là bộ máy được tổ chức, được cấu tạo để làm anh thợ săn-hái quả, chạy nhảy, đuổi băt, sống với thiên nhiên, rừng rú, hoang dã, mỗi ngày phải đi bộ để tìm miếng ăn, cả 20/30 cây số !» Bác sĩ Martine Duclos nhắc cho chúng ta biết. « Vì vậy chỉ phải cần, nửa giờ hằng ngày, đi bộ, đi xe đạp, để bạn đủ sức để giữ sức khỏe và làm chậm lão hóa, trẻ mãi không già »
Nhưng cũng coi chừng, cái gì cũng vừa phải. Đừng có quá sức !! Muốn sống như Bà Jeanne Calment- vô địch Pháp về tuổi thọ, sống trên 114 tuổi, cũng phải có cái gène di truyền sống thọ.
2. Bí Quyết
Le Peu est bénéfique- Hạn Chế Ăn Uống-Ăn ít Calori:
Tư hai mưoi năm nay, chú khỉ Canto ăn rất ít chuối. Năm 1989, nhóm nghiên cứu sanh của Bác sĩ Richard Weindruch của Đại học Wisconsin buộc chú khỉ nầy ăn ít lại để kém dài tuổi thọ. Nghiên cứu nầy đã thành công với các chú chuột, kết quả là đã kéo dài tuởi thọ các chú chuột thêm được 40%. Người ta cũng nghĩ rằng vì vậy có thể thành công với con vật gần con người nhứt là các chú khỉ. Chú khỉ Canto, giống khỉ macaque – một loại khỉ đen có mặt ở rừng Việt Nam mình – khỉ thọ được 27 tuổi hôm nay là một đề tài cho một bài nghiên cứu đang trên cuốn tập san khoa học nổi tiếng Sciences [5].
Nhóm khỉ của Canto, được nuôi với một chương trình ăn uống kham khổ, với 30% caloris ít hơn bình thường. Sau 20 năm, nhóm khỉ nầy chỉ có 13% thất thoát chết già. Trái với nhóm 2, nhóm của chú khỉ Owen, được nuôi ăn uống đầy đủ, nay có đến 37% đã chết già. Kết luận nhóm Canto có 10% đến 20% tuổi thọ thêm. Có thể nói rằng, bớt đi một phần ba (1/3) chế độ ăn uống, sẽ tăng thêm tuổi thọ, bớt phần lão hóa, bớt những bệnh hoạn do tuổi già, bớt lão hóa các giây thần kinh-neurones của bộ não. « Có thể nói rằng ăn ít, giúp thân thể cường tráng thêm » Bác sĩ Dominique Lanmann-Petithory kết luận. Nhờ chế độ ăn ít caloris giúp dân chúng ở Okinawa sống dai hơn nơi khác. Dân Okinawa ăn ít hơn dân thế giới vào khoảng 300/400 caloris.
Cogito ergo sum- Suy Nghĩ là Hiện Hữu- Suy Nghĩ là Sống Dai:
Trái với định luật vật lý, càng sử dụng nhiều, càng kéo dài tuổi thọ. Bộ óc chúng ta cần phải làm việc để sống. Các nhà thần kinh sanh lý học-neurobiologistes của Trường MIT-Massachusetts Institute of Technologie |6] giao những nhiệm vụ khó khăn bằng những trò chơi để kích thích các bộ óc cho các chú chuột đang bị bệnh lão hóa các giây thần kinh. Những chuồng với những ngõ ngách khó khăn, các món ăn được cất dấu khéo léo để các chú chuột phải vận dụng suy nghĩ giải đáp nhiều bài toán hóc búa để đi tìm món ăn. Bốn tuần lễ với chương trình ấy, sức khôn khéo về suy nghĩ, giải đáp vấn đề mỗi ngày mỗi phát triển thêm thấy rõ, và những dấu hiệu bệnh hoạn cũng thuyên giảm rõ ràng. Khi giải phẩu các bộ óc của các chú chuột ấy để nghiên cứu, người ta thấy rõ, những mạch giây nối thần kinh mới-synapses của mạng óc và giàn mạng neurones mới phát triển thêm nhiều.
Như vậy, những gì đúng của chuột có thể áp dụng với người không? «Căn bản của hai hệ thống tương tự nhau» các nghiên cứu sanh đồng ý nghĩ như vậy. Đúng vậy, nhiều chương trình khảo cứu, nghiên cứu đều đem đến một kết luận, phải cho bộ óc làm việc. Càng làm việc trí thức óc càng lâu già. Khi kích thích các hệ thống neurones-thần kinh của óc, chúng ta có 40% thoát khỏi bệnh lão già cế não bộ Alzheimer.[7]
Nhưng, cũng có vài trường hợp đặc biệt, loài «ruồi ngu nhứt» sống dai nhứt. Ở Đại học Lausanne, Thụy sĩ, một chương trình huấn luyện ruồi drophiles- một loại ruồi dấm, tập cho ruồi nhớ nhiều các mùi vị các thức ăn. Những con ruồi «có học» chết sau 45 ngày. Trái lại những con ruồi «ngu –vô học» sống đến 54 ngày. [8]
Tại sao ? Bộ bắt bộ óc của ruồi làm việc căng thẳng đã giết các chú ruồi ?
Tạm kết luận
Quý độc giả có để ý các bộ cao cấp các lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Việt Nam và trên thế giới sống lâu, thọ hơn các lãnh đạo xứ tiên tiến không? Điển hình những Fidel Castro, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng…Nếu không chết bì thanh trừng, thanh toán nhau các Đại Đồng Chí lãnh đạo sống dai kinh khủng! Miễn bàn. No Comment !
Vi Vậy Nên Có :
Tý Tý Lo lắng, nhưng vừa phải thôi ! Stress tý ty, nhưng phải biết buông, biết thả.
Lo lắng làm hao mòn thân thể. Các nghiên cứu sanh của Đại học Californie [9], nhận xét, các bà mẹ nôi trợ từ 20 đến 50 tuổi sống trong btình trạng bất an, lo lắng triền miên vì những vấn đề gia đình, thọ rất kém. Có bà bị giảm bớt cả 10 năm đối với tuổi trung bình. Stress làm ngắn giảm cái télomères những đầu giây của hạch nhơn tố- chromosomes, làm giảm tuổi thọ, chóng già. Nhưng sống phè, buông thả có thọ hơn không ? Không ! Vì Stress cũng giúp ta những kích thích tố để bảo vệ sự sống ! Khó quá ăn ở sao cho vừa lòng người ? Vừa lòng thân thể ? Làm ít cũng chết, làm nhiều cũng chết ? Không làm cũng chết ?… Vậy thì …
3. Sống với Đời, Sống với Tha Nhơn, DấnThân Phục Vụ Xã Hội
Càng sống hữu ích, càng sống dai. Dấn thân đi, làm việc với tha nhơn đi, với cộng đồng, với xã hội. « Ngày nghỉ hưu là ngày lãnh con dao phay, cắt đứt giây chuông cuộc đời đấy ! » Bác sĩ Frédéric Balard phán một câu xanh đờn. Chúng tôi người viết xin phép diễn giải theo kiểu phe ta : « Đời không phải là cuộc tình Lan và Điệp mà phải ca « Con dao tây chặn ngang đôi đàng, thiệt rõ ràng là đây !! », mà nghỉ hưu của không phải lúc ta đành cắt đứt giây chuông đâu !». Xã hội, xóm làng Đất nước ..bà con, có một trăm công chuyện bề bộn, ta ráng ra vác ngà voi, ăn cơm vợ, lo việc chùa đi ! Nhờ vậy sống lâu.
Hãy nhìn thử xem anhem tỵ nạn Cộng sản phe ta ở Quân Cam đất Mỹ, sống dai lắm nhờ la to, nói lớn, mạnh dạn dấn thân, can trường xuống đường,diển hành mạnh, tuần nào cũng có mặt năng nổ hoạt động.
Bác sĩ Frédéric Balard là một nhơn chủng học-anthropologue của Đại học Đường Montpellier Pháp có nhận xét sau : « Về hưu là mất một vị trí xã hôi, và khi bị ra rìa xã hôi, việc ấy làm như buộc cơ thể bị co rút lại và làm lão hóa sanh lý vậy ! ». Cũng có thể do văn hóa. Văn hóa khác nhau của các quốc gia liên quan đến vấn dề vị trí người già trong xã hội, cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ. « Ở Đan Mạch, văn hóa tự trọng cá nhơn, đưa con người đến tự túc, làm cho người già nhanh chóng vì cảm thấy vô dụng. Con số những cụ ở an Mạch, sống trên 100 tuối chỉ bắt đầu tăng khoảng 50% những 10 năm sau cùng nầy, trong khi các quốc gia láng giềng âu châu con số người 100 tuổi được nhơn hai, hoặc nhơn ba » Bác sĩ về Lão học-Gérontologue Jean-Marie Robine nói thêm vào : « Những yếu tố Tâm lý – Thái độ đời sống xã hội rất quan trọng đối với tuổi thọ ». Nữ Bác sĩ Dominique Lanzmann-Petithory đúc kết, với nụ cười hóm hỉnh bà cho biết « Cái dục rất quan trọng. Lúc hành sự phải có ước muốn, có thèm thuồng, có ham muốn, thích thú »
Ẩn ý của Bác sĩ thế nào? Vì đọc kỹ các bản nghiên cứu, chúng ta đều nhận xét thấy vai trò của dục vọng rất quan trọng, nói trắng ra rằng: « làm tinh » rất quan trọng, vì «dục vọng là đời sống» vì «làm tình là sức sống, là ham sống». Những người sống thọ là những ngyười đầy dục vọng, có cuộc sống tình dục rất nhiều, và rất dài đối với tuổi tác (Charlie Chaplin trên 80 tuổi vẫn có con). Càng nhiều say đắm ! Càng nhiều trường thọ, càng sống lâu !!!
Cái nguyên do tạo ra kết quả. Tất cả các bản nghiên cứu, các bản điều nghiên đều đồng một quan điểm, một kết luận ấy.
Chúc tất cả quý vị sống lâu!!
Hồi Nhơn Sơn Đầu Mùa Hoa
Phỏng theo Christophe Labbé và Olivia Recassens của tuần Báo Le Point
Phan Văn Song, TS
GHI CHÚ
- Tập San Y khoa Circulation 2009
- Tập San Y Khoa Épèse 1999
- « Cách ăn uống để sống lâu-La diététique de la longévité (Odile Jacob-2004)
- Văn Khố của-Archives of Internal Medical 2001
- 10 tháng 7 năm 2009
- Tuần báo Nature 30 tháng 4 năm 2007
- Nguyệt San Neurology, tháng 12 năm 2007
- Tập San Evolution Tháng 2 năm 2008
- Proceeding of The National Academy of Sciences 7 tháng 12 năm 2004.