Từ Yêu Sài Gòn Ăn Diện, Nhớ Sài Gòn Thời Trang Của Thời Xưa: Để tặng các bạn cùng thời cùng lứa, thích ăn diện thời trang, sơ mi Chemisier Chua …, giầy Trinh Shoes…, complet mohair, alpaga ở Tailleur Tân Tân…, đồng hồ Rolex, kiếng mát RayBan, viết máy Parker, hộp quẹt Ronson, Zippo…
Để nhớ các tiệm may Sài Gòn, các chemisiers …Chua, Tân Tân, … tiệm giầy Trinh Shoes…và một thời le lói !
Thêm một Giáng Sanh trên đất khách, thêm một Giáng Sanh trên quê người. Cá nhơn thằng tui ờ đất người lâu hơn ở đất mình. Tổng cộng trước sau nay đà 45 năm, vừa thời du học, và sau nầy sống đời tỵ nạn, quê người thành quê ta, sống, ăn ở, mần việc, bạn bè, sanh hoạt…thoáng nhanh chẳng chốc … nhưng sao vẫn cảm thấy mình xa lạ trên đất người.Với tuổi già, với con cháu đầy nhà, nhưng sao vẫn cảm tưởng như không phải quê mình. Tâm trạng sống nhờ ở tạm, vẫn phản phất. Mặc dù tuổi mỗi ngày mỗi cao, đường về quê hương mỗi ngày mỗi xa, tôi vẫn vương vấn nhớ những hình ảnh Sài Gòn ngày xưa. Tôi lại thêm có cái may mắn là tất cả tài sản bà vợ đều đứng tên. Trừ xe hơi, vì trách nhiệm người lái xe, cá nhơn tôi không sở hữu gì cả. Tâm trạng ở đậu càng sâu đậm thêm. Nhờ vậy cũng khỏe, tôi không có nợ, và không bao giờ mượn tiền với tên cá nhơn cả, xe cộ, nhà cửa đều sắm sửa, đều mua tiền mặt, thà mua cũ hơn mắc nợ. Được bà xã cũng thông cảm, nên hai vợ chồng hạp ý, thà sống nghèo, xài đồ cũ, nhưng không mang nợ.
Nói đây là quê hương thứ hai mình, nhưng thực sự, là quê hương đất mẹ, ruột thịt, của con cháu mình. Chúng nó đều mang tên mình, mang họ tổ tiên mình – thằng tui không biết sanh con gái, chỉ một bầy đực rựa nối dòng. Nên nay tất cả đều mang tên PVS nguyên ba chữ của tôi – từ nay họ gia đình tôi là PVS – tôi không chấp nhận tên cha mẹ đặt cho tôi viết xuôi mà ra ngoài nầy, ở đây viết ngược, nên khi vào quốc tịch Pháp tôi lấy nguyên tên họ làm « dòng họ » từ nay. Từ đây, nguyên tên PVS do cha mẹ tôi đặt từ trong nước, vẫn mãi mãi sẽ lưu truyền cho con cháu tôi ở xứ người ! Gia tài Việt Nam, vốn liếng cha mẹ cho, nay hưởng được cái tên !
Tôi quan niệm, con cháu mình là một phần của mình, và mình cũng nhiều « gởi gắm » nơi con cháu. Nên nếu lấy họ Phan nói chung, họ tộc quá rộng lớn, chỉ có trùng họ thôi rất nhiều người không bà con dính líu với nhau gì cả. Tổ tiên tôi – cũng như một số người Việt Nam ở miền Nam Việt Nam đều là gốc di cư – bên Tàu qua hay ngoài Bắc xuống, hay cả hai. Di cư là chạy giặc, là tha hương kiếm sống. May chúng tôi họ Phan, chứ họ Nguyễn, nếu không thêm một tên thật đặc biệt do cha mẹ đặt cho thì gần như mang một tên rất « danh từ chung rộng lớn ».
Hãy nhìn tên các lãnh tụ Việt Cộng, rất ít người mang tên cha mẹ đặt ra, toàn là tên giả. Tên cúng cơm của tay Nguyễn Sinh Cung hay Nguyễn Sinh Tố gì gì đó, đâu ai biết, chỉ biết Hồ Chí Minh.
Ở ngoại quốc, thế hệ 1 của dân tỵ nạn, mình còn là người Việt, nhưng đến đời con cháu mình, chúng nó hoàn toàn thành người bản xứ. Nếu không có dịp ở gần khu á đông, thì chúng nó sẽ sanh hoạt, mần ăn, ở công sở, hoàn toàn với người bản xứ.
Các con cháu tôi, rất thoải mái với cái tên với cái tên « ba âm » của tôi. Đừng ngại Tây cho là khó nhớ. Phải, thoạt đầu khó thật, phải để ý và dạy cách đọc cho họ khi giới thiệu tên mình, nhưng buộc họ tập độ hai lần, thì quen ngay. Cũng nhờ đất nước Âu Mỹ ngày nay càng ngày càng đa chủng, đa văn hóa nên những cái « tên không nội địa » cũng càng ngày càng quen dần đi. Tên PVS, « ba âm » của chúng tôi đâu khó khăn phát âm gì, nều so sánh với những tên đa âm dài thòn như tên Nhựt bổn, Thái lan, hay Ba lan, Tiệp Khắc, Hy lạp, Nga hay Mã Đảo (7/8 âm)…Vì vậy, không có lý do gì chúng ta phải cắt một phần lý lịch cá nhơn chúng ta cả ! Dùng một « tên gọi gốc thiên chúa âu mỹ ở xứ âu mỹ » là để dễ dàng giới thiệu « tên cá nhơn » thôi, chỉ là chọn một cái lý lịch để xã hôi âu mỹ nhận diện và để chúng ta hội nhập vào thế giới âu mỹ đó thôi ! Cũng như xưa kia ở miền Nam Việt Nam chúng ta dùng « thứ » để gọi nhau vậy ! Hay ở miền Bắc có những tên « xã hội » dùng để gọi nhau để tránh dùng tên « húy » vậy !
Với cuộc sống tỵ nạn, ngày nay cá nhơn tôi và gia đình tôi, chắc vài quý vị cũng vậy, cả ngày sanh sống tập tục, âu phục sơ mi, quần tây, giống như người Pháp, kể cả vào đêm đi ngủ, giường chiếu, mền chăn cũng giống như người Pháp – không treo mùng, nằm chiếu, mà lại nằm nệm, không đắp chăn mền hai ba lớp, mà đắp couette dầy và nặng… Chỉ còn có cái ăn, cái uống, nhưng cũng lai căng. Khi Việt khi Pháp, hay có khi Pháp – Việt lẫn lộn, khẩu vị cũng lai căng không thuần Việt nữa. Tôi đây, tuy vẫn còn thích mắm nêm, mắm tôm Huế, thịt ba rọi. Tuy vẫn còn thích ăn cơm hến, bún bò, vẫn còn mê sầu riêng, tiết canh vịt, lòng heo mắm nêm… Nhưng khi ăn uống mà không có rượu chát, thì chỉ ăn qua loa cho qua bửa thôi, chứ không phải ăn thực sự, ăn cho có ăn, và ăn không ngon miệng. Và không gì chán cho bằng ăn cơm mà uống nước trà ! Tôi vẫn thích ăn xong buổi cơm, tráng miệng bằng phô ma – fromage, với loại nặng mùi như camembert, munster, maroilles … với tý rượu chát đỏ.
Tối qua, tối 23, ba đứa con về xum họp gia đình, tổ chức buổi ăn riêng, hoàn toàn « gia đình PVS, với ba mẹ, không người lạ » – kể các dâu tương lai hay dâu hiện tại đều không có mặt, và cũng không có các cháu ! Hoàn toàn gia đình, ba mẹ PVS và các con PVS thôi ! Buồi ăn tối do các con nấu từ A đến Z, tổ chức thịnh soạn, lễ lạc vì đó là tập tục gia đình (Từ ngày các con tôi xuất gia đi học xa, hay đi làm xa, chúng nó tổ chức ăn uống riêng với ba mẹ, 1 lần hoảc hai lần một năm – Sanh Nhựt Ba và Noël)
Khai vị Foie Gras và rượu Sauterne, vì biết cha thích. Món chánh là magrets d’oie aux pousses de bambou et champignons parfumés, sauce curry – ức ngổng nấu măng ta, nắm hương và cà ry – ăn với cơm trắng và rượu chát Bordeaux Saint Emilion 2010. Plateau de fromages – dỉa phô ma ba loại camembert, brie, và chèvre – phô ma bằng sữa dê – vùng chúng tôi ở chuyên môn nuôi dê và cừu nên fromages bằng sữa dê cừu nhiều loại lắm ! Tráng miệng bằng bánh bûches de Noël Chocolat trắng – do thằng Út làm, với Champagne Moët & Chandon, cuvée Dom Pérignon Vintage 2010, quá đã !
Các con thương mình nên là thường tặng ba những cái đặc biệt ba thích… ăn xong, chúng nó thương tặng ba điếu một điếu Ci gà Cuba Cohiba « kỷ niệm 40 năm », để ba thưởng thức với một Whisky Islay Single Malt Laphroaig 10 tuổi. Hoàn hảo ! Thú vị ! Tuyệt vời ! Tình yêu rất ích kỷ, rất gia đình ! Vì vậy các con chúng tôi ít nhứt một năm một lần, đoàn tụ báo hiếu cha mẹ. Chỉ ba anh em tụi nó thôi, không vợ không bồ không con cái gì của tụi nó cả. Ba đứa quay quần nấu ăn phục vụ ba mẹ. Thằng Cả lâu lâu, có dịp, cũng về nhập bọn với các em, nhưng nó thường lo cho « mẹ nó » hơn !
Chúng nó nói với mình lúc nầy còn hên còn có dịp, đoàn tụ, làm được, phải làm, sợ sau nầy ba mẹ già yếu, các con bận bịu, gia đình đông con, công việc bề bộn. Carpe Diem ! Cueillez dès aujourd’hui les roses de la vie ! Hãy hái nhanh, ngay hôm nay những hoa hồng của đời sống (Ronsard thế kỷ thứ 16).
Đành xin phép thú thiệt với quý bạn, tôi thích sanh hoạt với bầy con ruột hơn bầy cháu nội. Cháu nội là con của ba má chúng nó, được sự huấn luyện của ba má chúng nó, nên mình không có ý kiến gì và vì vậy cũng chả hạp với chúng, tình ông-cháu nó xa quá, mình chẳng « gởi gắm gì với tụi nó » được cả. Thương thì thương, hun hít vậy thôi. Ông cháu nói chuyện, kể chuyện nhau nghe. Còn cha-con tâm tình, tâm sự, chia sẻ, máu mủ ruột thịt có khác. Khác nhiều lắm nhau !
Dài dòng tâm sự, chia sẻ với quý bạn quan niệm gia đình và dư âm buổi ăn với các con. Tụi nầy ăn «Réveillon » sớm. Réveillon thiệt ngày 24, các con « giành » để về nhà và gia đình riêng mỗi đứa để hưởng hạnh phúc riêng, với cây Noël với « ca đô, ca điết » gia đình riêng tụi nó, tập tục riêng của mỗi đứa tạo với vợ bồ nó !
Đêm 24, đêm thánh, hai vợ chồng già sẽ thắp nhang bàn thờ Tổ tiên, cầu nguyện chia sẻ tâm tình với Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ, Quê hương Việt Nam, đọc kinh cầu nguyện Mừng Chúa Giáng Sanh, bốn cây nến thắp sáng cầu chúc Bình Yên, Tín Ngưởng, Tình Yêu và Hy Vọng mãi mãi ở với mọi người trên thế gian. Xong rồi đi ngủ sớm, để sáng ngày 25 người viết sẽ đến nhà nguyện chủ trì buồi lễ ngày Noël với các bạn đồng tín ngưởng.
Hôm nay, xin « cadeau de Noël » tặng quý vị, xin giới thiệu quý vị Công Ty Tiệm May số một thế giới. Nói theo tiếng Việt Nam bây giờ « Xịn » nhứt thế giới ! Dân chơi thứ thiệt trên thế giới đều đặt may quần áo ở đây.
Sáng hôm nay, ngày 24, dậy sớm, tuy đêm qua thức khuya với các con và mẹ chúng nó. Cà phê xong, đọc tin tức xong, ngồi chờ vợ con thức dậy…hồi tưởng những Noël rộn rịp năm xưa ở Sài Gòn. Cá nhơn thằng tui tuy sống rất ít ở Sài Gòn, nhưng sao gắn bó với Sải Gòn lạ lùng !
Thuở thiếu thời, lẫn quẫn, xóm Tân Định, tới lui Bến Tắm Ngựa, đường Barbier, Nhà Thờ Tân Định, La San –Taberd Tân Định, … kỷ niệm có đấy những chỉ nhớ bằng hình ảnh thỉnh thoảng, thoáng thoáng, chớp chớp, hiện về… nhưng vì tuổi quá nhỏ, chỉ giữ được hơi nét của hương vị gia đình phản phất nhiều ấm cúng, nhưng chẳng có gì đặc biệt. Chỉ nhớ mài mại, thời tuổi nhỏ, nhớ nhà quá đông người, lúc nào cũng rộn rịp, lúc nào, cũng như lễ lạc, thiên hạ ra vào chú cô dì dượng … Lớn mới biết, tuy là nhà ở của gia đình, nhưng thực sự là nơi quy tụ, đi lại của Chi bộ Đảng Đại Việt. Tuy, được các chú, các cô các thím, nuông chiều, từ dạy học, đến « ca đô » – lỉnh kỉnh cũng lắm, xôm tụ cũng nhiều, khi dắt đi chơi, xem ci nế, chiếu bóng, lúc cho kẹo, cho quà… hưởng nhiều đấy nhưng không có bao nhiêu phút « riêng tư » với ba mẹ – cha thường vắng mặt, công tác ? Ở với mẹ nhiều hơn. Thời gian ấy cũng là thời gian được các chú trong Đảng dạy dỗ nhiều. Chiều chiền được ba chở ra – co khi không có ba thì có hoặc chú Hảo em ruột ba hay cậu Đệ em ruột mẹ, chở hai anh em ra « Chùa » nơi tụ họp anh em ĐV. Chùa là tên gọi thân mật của Cinéma Tân Định, nằm trên đường Hai Bà Trưng–Paul Blanchy. Được làm học trò các chú, chú dạy việt văn, (Ba Huy), chú dạy pháp văn (chú Thưởng) chú dạy toán… chú dạy đờn, dạy võ… nếu ngày nay hiểu biết của thằng tui được đa dạng ấy cũng nhờ các chú của ĐV « vỡ lòng, mở tâm, khai trí ».
Sang tuổi thiếu niên, phải đi học xa cha xa mẹ, hết nội trú Trường Thiếu Sanh Quân, đến nội trú Lycée Yersin, vào cuối cùng du học Pháp 10 năm. Từ tuổi học trò đến tuổi thanh niên sống và học với bạn nhiều hơn sống và giáo dục với gia đình ! Nhờ bạn bè dạy ăn diện trong cái Sài Gòn ăn diện của thời chúng mình.
Lúc ngon lành, lên hương, tôi có dịp sống rất « hoa lệ »với cái Sài Gòn ăn diện của mình. Sài Gòn lúc bấy giờ, quần áo đếu đặt may –sur mesures, từ cái quần tây, cái sơ mi, bộ complet. Tôi có quen bạn bè đi buôn, mang về từ ở Hong Kong, những xấp vãi alpaga hay mohair, nên tôi chỉ mặc alpaga và mohair, đen, xám hoặc nâu. Sơ mi cũng đặt may, cả cà vạt nữa. Tôi chơi « sang » chơi « cậu ». Dân làm hảng Pháp của chúng tôi, cuối tuần thường họp ăn nhậu, nhảy nhót, bà xã mỗi tuần bà đều may hoặc một áo dài việt nam, hoặc một áo dạ hội pháp ở nhà may Desdames ở đường Nguyễn Văn Thinh. Tôi đặc biệt dùng vãi áo của vợ may đặt may một cà vạt và khăn pochette nhét túi. Vợ tôi mặc áo vãi gì cà vạt và khăn túi áo tôi dùng vãi đó ! Có khi đi ăn buổi chiều thì tôi mặc áo « thòn xám » cùng vãi với bà xã. Tôi chơi rất sang ! Nếu tôi mặc quần áo đen hay xám thì đồng hồ, nhẫn, hôp quẹt, giây chuyền đều bằng vàng trắng. Nếu mặc mầu nâu hay hoa hòe có mầu đỏ thì dùng vàng đỏ. Tây gọi đấy là panoplie, tiếng Mỹ là set, hay Ta là xài nguyên bộ (sậu) ! Ôi cái thời chưng diện sao nó dễ ghét thế ! Nhưng đó là những lúc tôi đi chơi với bạn bè hảng Pháp thôi. Với người Việt Nam, gia đình Việt Nam tôi rất tránh né, sợ người ta gọi tôi « làm phách », « làm lối » ! Nên nhiều khi tôi chỉ đi một mình không dắt bà xã theo ! Mệt lắm ! Kể cả trong gia đình bà con.
Nhơn tình cờ đọc được một bài giới thiệu tiệm may sang trọng nhứt thế giới. Xin phép được chia sẻ với quý vị.
Đến Giới Thiệu Tiệm May Kiton, Ở Napoli, Ý đại Lợi của Thời Nay:
Tiệm May của những «đại gia» thế giới! :
Mởi đi xem :
Tám người ngồi chung quanh một chiếc bàn. Trước mặt họ, chỉ có vãi, kéo, và kim chỉ. Chỉ có một vật dụng dùng điện thôi : cái máy radio, phát thanh 24 trên 24 với chỉ một đề tài, Hội banh thành phố Napoli. Những bàn tay múa may quay cuồng. « Để làm một anh thợ may giỏi, phải cần một cái đầu tài giói và năm ngón tay khéo léo, Gaetano nhận định. Hai ngón bên tay mặt để cầm kim, và ba ngón bên tay trái để cẩm vãi ». 54 năm trong nghề, Gaetano đang may cánh tay của một cáo áo, đoạn may khó khăn nhứt khi « dựng » một cái áo trong ngành may cao cấp – la haute couture. « May bằng tay, giúp cho ta dựng được sự mềm mại của vai áo ». Antonio De Matteis, anh xếp trách nhiêm của tiêm may Kiton nói : « Chính do sự khéo léo của các ngóm tay đã giúp sự mềm mại đặc biệt của những vai các áo vét-vestes Kiton. Và mặc dù mềm mại như vậy, nhưng những áo vét Kiton gần như được tạc dính trên vai người mặc áo. ».
Tên Kiton, phát xuất từ từ ngữ hy lạp xưa « khiton » là « chiếc áo dài ». Một tên được các nhà ngoại giao của nhóm G8, hay của những hôi nghị quốc tế, hay do các quản trị viên các đại công ty quốc tế, thì thầm với nhau, trong những phút giải lao, khi các vị tai to mặt lớn nầy, nâng niu vai áo anh đồng nghiệp hít hà khen ngợi.
«Chỉ có hai tên hiệu thời trang trên thế giới mới ngang ngữa với tên hiệu của chúng tôi thôi : Bentley và Patek Philippe, nhưng Bentley là xe hơi, và Parek Philippe là đồng hồ, còn về quần áo thời trang không có ai cả. De Matteis nói tiếp. Dĩ nhiên hàng chúng tôi rất mắc, mắc nhứt thế giới. Nhưng vì chúng tôi phải cần đến 25 giờ để may một cái áo vét. Và mỗi ngày chúng tôi chỉ sản xuát được có 85 cái áo vét thôi ! ». Hai mẫu người số một thế giới cùa thế kỷ XX, Quận Cộng Windsor và Gianni Agnelli, chủ nhơn hảng Fiat đếu mặc đồ bộ-complet Kiton. Và nếu bảng tuy vẫn phong thần được giữ kín, nhưng thiên hạ xầm xì những tên như George Clooney, Silvio Berlusconi, hai anh em nhà đạo diễn Coen, và nhiều chủ nhơn của Silicon Valley, cũng mê ăn diện, mặc hàng (xịn) Kiton.
Một tiếng đập khá to vang trong cái im lặng của xưởng may. Một cô thợ may đang đục một lỗ làm khuy áo. Trong xưởng, công nhơn thợ may phái nữ chỉ làm những công việc rất tầm thường. May cái lót áo – doublure của áo vét, may cái lỗ khuy áo hay vắt cái lai quần. « Phụ nữ có nhiều suy tư trong đời sống hằng ngày không thể đủ chăm chú để dựng một cái cổ áo hay một cái tay áo » Geatano thốt những lời khiếm nhã nầy đưới cặp mắt giận dữ của cô thợ láng giềng.
Những bàn ủi được giao cho những tay thợ (ủi) lưc lưởng. Mỗi bàn ủi nặng tới 7 kí lô, và lần ùi cuối cùng toàn dùng với khăn ướt – pattemouille, để làm phồng – gaufrer những tấm vãi lót – les doublures, tốn cả giờ đồng hồ. Xưởng cạnh bên, xưởng K50, do một anh thợ may chánh làm việc một mình, anh trách nhiệm bộ phận may « sur mesures »-may đo riêng biệt từng cá nhơn. Với anh, mỗi bộ đồ cần đến 50 giờ công. Năm anh thợ may, chu du khắp thế giới để đi đo kích thước, lấy hàng cho 2 000 bạn hàng quen thuộc, cao cấp ! Dịch vụ may sur mesures nầy mang lại 30% tổng số thu hằng năm của công ty.
Nghề May Mặc Nghệ Thuật Thời Trang, Nghề Truyền Thống Của Ý:
Nghề may quần áo cao cấp cho đàn ông ở Napoli, là một nghề truyền thống có từ thời của Vương Quốc Hai-Siciles – Royaume des Deux-Siciles. « Vào thế kỷ thứ XVIII, Napoli cùng với Mạc tư Khoa-Moscou và Paris là ba thủ đô lớn của thế giới âu châu, bắt buộc mọi nhà quý phái nào cũng phải viếng thăm. » Maria Giovanna Paone, trưởng nữ của nhà sáng lập Ciro Paone nói : « Tất cả các nhà quý phái, vương quyền, sang trọng, công tử trên thế giới đếu phải ghé đến Napoli, khi họ đi cái vòng du ngoạn bắt buộc của thế giới âu châu ấy. Các anh thợ may ở Napoli, nhờ vậy, hấp thụ những đòi hỏi, những tạo sự tinh hoa để tiếp yêu cầu của mọi người khách. Nhờ vậy tạo những kiểu quần áo thời trang hạp ý cho tất cả mọi người kể cả với những nơi có khí hậu nóng ».
Như vậy, thời trang đàn ông nay không còn giành riêng cho các thợ may-nghệ sĩ của Savile Row, Anh Quốc hay các thợ may chiến ở Milan Ý đại Lợi nữa sao ? « Thời trang kiểu Anh khác hẳn với kiểu Napoli, từ bố cục, từ tổ chức hơn và thân mình cứng cát hơn. Còn dân Milan ? , Một số lượng lớn quần áo thời trang ở Milan xuất phát từ Napoli ».
Công ty may mặc Kiton gồm 780 công nhơn, riêng 450 làm việc ở xưởng chánh, khu Arzano, ngoại ô thành phố Napoli. Hàng bày bán trong 50 tiệm trên toàn thế giới. 37 tiệm là sở hữu hẳn của công ty : Dubai, Miami, Moscou, London, New York, Osaka…Riêng tại Pháp, một hiệu được đặt ở đường Marboeuf và hàng hiệu được bày bán ở Siêu Thị Galeries Lafayette, tại Paris. Hiệu cũng có mặt ở Cannes vùng biển Tây Nam Pháp và ờ Couchevel, một thành phố nghỉ mát mùa đông sang trọng. Để giữ tinh hoa tài nghệ cho đất nước Ý đại Lợi và tương lai của công ty, công ty mở một trường huấn nghề. Phải bốn năm mới đào tạo được một anh nghệ nhơn thợ may. Sanh viên năm thứ ba mới được phép thực tập ở các xưởng. Các sanh viên thực tập thợ may khi vào thực tập ở xưởng, đều phải mang một tấm khăn trắng trước bụng – tablier để tỏ sự kính trọng các vị thợ đàn anh.
Hai thế hệ Paone đấu tiên đã đi cùng Âu châu, suốt nửa thế kỷ đầu của thế kỷ 20, chỉ để hành nghề bán vãi may mặc sản xuất từ Ý đại Lợi. Và chính Ciro, thế hệ thứ ba, năm 1969, quy tụ được 40 tay thợ may và đã được mở xưởng may đầu tiên ở khu Arzano, ngoại ô thành phố Napoli. Từ đấy, xưởng may ngày nay, phát triển lớn, đã tỏa rông trên cả 1600 thước vuông. Riêng anh Ciro, người sánh lập và vị Chủ tịch, lúc nào cũng bảnh bao, tuy với một sức khỏe mỗi ngày một yếu kém và vớí chiếc xe lăn, anh vẫn tạo niềm tự hào cho tất cả công nhơn nghệ sĩ hảng của anh
Ngày nay, công ty vẫn tiếp tục phát triển, trong tay của một thế hệ Paone mới : Maia Giovanna và Rafaella hai ái nữ của Ciro đều đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, sau lưng cha. Ba người cháu của nhà sáng lập, trong ấy có Antonio De Matteis cùng làm việc trong công ty. Các vai trò được chỉ định rất rõ ràng : Maria Giovanna và Rafaella nắm 70 % cổ đông. Kết quả năm 2014 được 107 triệu euros và để dự định có 120 triệu cho năm kế toán 2015, Kiton phải mở mang thêm nhiều doanh mục, nào là cà vạt, sơ mi, hàng may mặc bằng len – lainages, quần áo thể thao, quần áo đàn bà và hàng da – maroquinerie. Tám đôi giầy, thường do đặt sur mesures được sản xuất mỗi ngày ở Arzano.
Năm 2008, Kiton mua hẳn một máy đang dệt hàng len – laine. Với máy dệt nầy Kiton bước vào một ngành trước đây Kiton chưa kiểm soát được đó, vì là nhu yếu phẩm căn bản : mặt hàng vãi.
«Chúng tôi thu mua tất cả số hàng len tốt nhứt, phẩm chất số một trên thế giới. Với tất cả số len ấy, chúng tôi tạo dệt được hàng len mỏng nhẹ chỉ 12, 8 microns, hàng len mỏng nhẹ nhứt thế giới. De Matteis cắt nghĩa. Và như vậy chúng tôi đã sản xuất được 150 bộ đồ, tất cả đếu được đánh số trong 20 kiểu khác nhau»
Cái giá phải trả để được diện bộ đồ len mỏng nhứt, nhẹ nhàng nhứt ấy ? 35 000 euros ! Nhưng không nhầm nhò gì, nếu quý vị muốn chơi một bộ đồ bằng len con dê núi vigogne, loại dê núi chỉ sống trên núi Andes cao bên Nam Mỹ. – (alpaga cũng là laine của lông con dê núi lama cũng ở Nam Mỹ, mohair là len con dê núi angora, gốc tây tạng được thuần hóa và nhập vào âu châu)- Laine vigogne được gọi “la laine des Dieux”. Chúa các loài len, hay len chỉ giành riên cho Chúa. Dịch sao cũng chả sao, vì toàn thế giới chỉ co Kitron có bộ máy dệt, dệt laine vigogne thành những tấm vãi kiểu cọ thôi ! Các nhà sưu tầm, các nhà « đại gia », các nhà « chịu chơi » dám chơi ngông, dám vào chơi không ? Hãy nhanh lên ! Vì trong kho tàng trử, Stock laine vigogne trên thế giời chỉ đủ may 13 bộ đồ thôi !
Hãy trả 50 000 euros để mặc một bộ đồ bằng len vigogne.
Riêng cái áo nhẹ mở hàng catalogue, là có giá dễ chịu hơn thôi! Chỉ 3 500 euros thôi !
Chúc các bạn một đêm Giáng Sanh an lành.
Hồi Nhơn Sơn, Giao Thừa Noël
Phan Văn Song
Phỏng theo Dominique Dunglas, báo Le Point Paris, Số ra tuần 17 décembre