Cuối tháng Giêng chúng tôi đã chia sẻ cùng quý vị một bài học về chuyện người Nhựt để học kinh nghiệm người cho chúng ta người Việt hành sử. Trong bài 1, bắt đầu một loạt bài về nước Nhựt, chúng ta thấy rõ sức Sanh tồn của Dân Tộc Nhựt, sức phấn đấu của trong dân tộc Nhựt trong những cái bất thuận từ thiên nhiên, địa lý cả đến tài nguyên. Và như chúng ta đã thấy cái nghịch lý đầu tiên của Nhựt Bổn là cái thiếu thốn tài nguyên, trong một địa thế chật hẹp. Với 126 818 000 dân, đứng hàng thứ 10 các quốc gia đông dân nhứt thế giới, nhưng chen chúc sống chỉ trên 377 944 cây số vuông gồm núi non, nhiều hơn đồng bằng, nên ¾ dân chúng chật hẹp nhường nhịn chia xẻ cùng nhau sống trong những đô thị khổng lồ. Đây là một đặc điểm của Nhựt Bổn : các Đại Đô Thị và những Tập Hợp Đại Đô Thị. Tập Hợp Đại Đô Thị Nhựt Bổn là một hành lang dọc bờ Thái Bình Dương dài trên 1500 cây số và hẹp khoảng 100 cây số chiều ngang.
Bài học 1 tóm tắt trong một câu. Sự giàu có phát triển của Nhựt Bổn là do cái nghèo nàn của đất nước Nhựt. Nhựt giàu có nhờ phẩm chất của Con Người Nhựt, nhưng nay lại khổ vì số lượng của những Con Người, nạn nhơn mãn, của người Nhựt. Tóm lại : Nhựt Bổn, một đất nước vì nghèo tài nguyên, nên bắt buộc phải giao thương, sáng tạo, lấy công làm lời, lấy tài lực thay tài nguyên.
Sự thành công đặc biệt của Nhựt Bổn ấy chứng mình cho chúng ta một sự thật căn bản : chẳng phải sự giàu có do tài nguyên, tài vật, hầm mõ, dầu khí thiên nhiên, đá quý, mà đất nước giàu mạnh phú cường, mà do sáng kiến, tài năng Con người. Đất Nước giàu mạnh là do Con người. Tài nghệ Con Người hơn hẳn Tài Nguyên Thiên Nhiên.
Vì vậy xin quý lãnh đạo Việt Nam, quý nhà viết sử, quý nhà kinh tế bỏ đi cái câu giáo đầu muôn thuở, là «đất nước ta rừng vàng, bạc biển, tài nguyên giàu có, thiên nhiên đải ngộ » đi ! Và tài năng Con Người do đâu ra ? Do ngành Giáo Dục ! Giáo Dục, Huấn Nghiệp, Nghiên Cứu, Sáng Kiến. Nhựt Bổn cải tiến liên tục hệ thống huấn luyện, từ nghiên cứu, đến huấn luyện nghề nghiệp. Chính nhờ kỷ thuật cao mà các sản phẩm Nhựt Bổn được thị trường thế giới chọn lựa ưa chuộng. Hãy vứt, hãy bỏ đi cái thói làm láo ăn gian, làm ẩu làm dối, kiểu Tàu hay Việt đi !
Dân tộc Việt Nam ta có đầy đủ những đức tính để thành công. Đất nước Việt Nam ta có đầy đủ điều kiện để phát triển !
Nhựt Bổn là một đất nước nghèo nàn, không có tài nguyên, thiên nhiên bạc đải.
Hoàn Cảnh và Bối Cảnh cũng y chang Việt Nam.
Cái giàu và sức mạnh của Nhựt Bổn chỉ là Con Người Nhựt Bổn !
Con Người Việt Nam ?
Con người Việt Nam ta có khác chi ? Cùng một gốc văn hóa Khổng Giáo !
Như vậy, Khổng Giáo không phải là một « hàng rào cản trở ». Dẫu rằng, dưới thời Nhà Nguyễn, Khổng Nho cản trở tiên tiến, nhưng đấy là do đám quan lại, trí thức Tống Nho, thủ cựu, ngu đần cũng như ngày nay đám quan lại trí thức đảng viên đảng Cộng Sản đương quyền, và cũng như nước Nhựt trước thời Minh Trị, đám quan lại trí thức của họ cũng thủ cựu lạc hậu kém gì ta đâu ? Nhưng tại sao đám ngu quan Nhựt thời Minh Trị thức tỉnh được ? Mong rằng trong các quan chức đảng viên Việt Nam Cộng Sản đương quyền cón tý tự trọng và ý thức để thức tỉnh trước Hán họa diệt chủng !
Tại sao Nhựt Bổn ngày nay cường quốc ? Còn tại sao, Việt Nam vẫn lẹt đẹt là một quốc gia lạc hậu đang bị Việt Cộng và Cộng Sản quốc tế bán đứng cho Tàu Cộng ?
Cùng Những Yếu Tố : Nhưng Chỉ Thành Công Với Nhựt?
Yếu Tố 1 : Tôn Giáo
Thần Giáo Nhựt Bổn: Một Tôn Giáo đơn thuần Dân tộc Nhựt.
Thần Giáo Nhựt Bổn là tôn giáo xưa nhứt của nước Nhựt. Gốc gác rất xa xưa. Từ thời khai man, lập quốc, thoạt đầu chỉ là một tập hợp các lễ lạc cúng bái của thổ dân địa phương, một tập hợp các tập tục, các huyền thoại, các lễ bái. Một loại tập hợp cúng bái sùng kính dị đoan, thần thánh, đồng bóng, liên hệ dính líu đến những truyền thuyết, huyền thoại. Sự mê tín ấy, tạo một không gian tín ngưởng và một văn hóa huyền thoại, đầy thần đầy thánh cho những cư dân đầu tiên của đất nước Nhựt. Họ tin vào các thần thánh của thiên nhiên: kamis. Những tập tục khác, mê tín khác đến từ Cao ly, cũng du nhập, trộn với mê tín bản địa biến thành một loại mê tín dân gian, tạo ngay khoảng thế kỷ thứ 7 trước Tây Lịch, những tập tục, những mê tín, cúng bái hoàn toàn tánh chất Nhựt Bổn.
Một Lịch Sử Sống Động:
Vào cuối thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch, Thần Giáo cổ truyền bị Khổng Giáo xóa, xong Khổng Giáo cũng lại bị Phật Giáo, nhập vào Nhựt khoảng năm 552, vào được Quốc Giáo Hóa năm 624 chiếm chổ. Từ đó, một lịch sử tôn giáo đầy xáo trộn sống động tranh giành ảnh hưởng, lắm khi thạnh về Phật Giáo, có lúc thạnh về Thần Giáo. Thần Giáo rất mạnh, vào khoảng giữa thế kỷ thứ 17, khi các Lãnh Chúa Mikados, bị các Vương quan Shoguns tước hết quyền hành, từ những năm 1186, lấy Thần Giáo làm biểu tương Tôn Giáo Dân Gian để chống lại Tôn Giáo Trung Ương Triều đình là Phật Giáo của các Vương quan ấy. Sau khi Hiến Pháp được cải tổ do Minh Trị Thiên Hoàng, khi nước Nhựt mở cửa cho văn minh tây phương, khi quyền lực Thiên hoàng lấy lại quyền lực các Vương quan Shoguns, Thần Giáo cũng được nhìn nhận là Quốc Giáo. Từ nay, các sư sãi Phật Giáo không có quyền làm lễ cúng bái trong các đền Thần Giáo nữa như lúc xưa, và các bài kinh Phật Giáo không được đọc ở các đến Thần Giáo. Các giáo sĩ Thần Giáo đều biến thành công chức quốc gia, và mỗi công dân Nhựt đều phải có tên đăng bạ trong đền Thần Giáo nơi mình cư ngụ.
Chúng ta có thể kết luận rằng ngày nay, Thần Giáo và Phật Giáo đều có ảnh hưởng với văn hóa Nhựt dưới dạng một tổng hợp tín ngưởng xưa rất hòa hợp. Ngày nay, người Nhật Bổn theo tục lệ Thần Giáo trong những trường hợp lớn của đời sống như Ngày Sanh, Ngày Lễ Hôn phối… nhưng chọn Phật Giáo cho Tang lễ cúng kiến Cha mẹ. Vì vậy, thống kê Nhựt có con số lỳ lạ là 110 Triệu tín đồ Thần Giáo (85% Tổng dân số Nhựt) và 92 Triệu Phật tử (72% người Nhựt)
Hãy so sánh Tôn Giáo Nhựt với Tôn Giáo Việt Nam.
Người Việt chúng ta, Tôn Giáo thật sự là Thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên.
Tuy thường được giới thiệu là Tam Giáo đồng hành: Lão Khổng Phật, nhưng thực sự đó chỉ là một tổng hợp rất xưa giữa Tổ Tiên Giáo, Thờ cúng Trời Đất, Ông Thiên, Ông Địa ; Ông Thần Làng, Ông Chìa Vôi, cộng với Phật, Khổng, Lão và ngày nay cả với những Tôn Giáo du nhập Tây Phương Chúa Giê su và Đức Mẹ. Nhưng Việt Nam không được hệ thống hóa, quốc hóa, có những hiện tượng, tập tục mê tín lẫn lộn nhưng chưa có một chánh sách, một tỗ chức rõ ràng như Nhựt Bổn.
Tóm lại tổ chức là quan trọng:
Nhưng hãy nhìn vào tổ chức xã hội Nhựt để tìm con đường đạo đức để ta bắt chước làm theo.
Nhựt:
Với người Nhựt, cầu nguyện trong một Đình, Chùa, Nhà Thờ Thần Giáo không bắt buộc phải là một thiện nam tín nữ của Thần Giáo. Người Nhựt không đặt thành vấn đề phải cắt nghĩa cử chỉ hay vai trò cái mê tín hay sự tín ngưởng của mình. Vái lạy, thắp nhang hương chỉ là một hành động, một cử chỉ dân tộc, cử chỉ biểu hiện sự tham dự của cá nhơn đó đối với cộng đồng quốc gia. Người Nhựt sẳn sàng tham dự một lễ lạc Thần Giáo trong một Nhà Thờ của làng, của xóm, để tỏ lòng quý mến đối với cộng đồng láng giềng, với tổ tiên chung với môi trường sống chung dù cá nhơn nầy có một tôn giáo hoàn toàn khác Phật Giáo thuần túy, Thiên Chúa Giáo La mã hay Tin lành.
Các Nhà Thờ Thần Giáo Nhựt (jinja) gồm hai loại. Loại nhỏ, miyas, thường gặp ở thôn quê, các làng, các thôn, chúng tôi tạm dịch là miểu (để so sánh với Việt Nam ta). Và loại lớn, yashiros, ví như đình của Việt Nam ta. Ở Nhựt hiện nay có khoảng 85 ngàn Đình (và 78 ngàn Chùa Phật Giáo). Các đình, miểu thường xây mặt hướng về phía Nam, rất ít chưng bày cầu kỳ. Các đình, miểu thường được xây cất xa những nơi tập tụ nhà cửa của người dân, xa lánh hồng trần, cát bụi, không có hình ảnh các đấng thần linh, chung quanh được bao bọc bởi thiên nhiên, một khu rừng nhỏ xanh tươi, một giòng suối xanh, biểu tượng của thanh tịnh, trong sáng. Bước vào trong, một bàn thờ bằng gỗ trắng, với một tấm gương bằng kim khí đánh bóng (hãy nhìn gương để biết mình là ai? Nhìn mặt, vấn tâm), biểu hiện sự học hỏi và sáng tạo, một «gohei », biểu hiện sự trong sáng (những giải giấy trắng cột trên đầu một cây gậy gỗ), một tràng hạt, một thanh kiếm, để tưởng nhớ đến Soussanô No, người anh của Thái Dương Thần Nữ Amatérasu, và một vật nhỏ kỷ niệm (một hòn đá quý, một viên ngọc, một trăng sức bằng bạc, một cây bonzaï, một cái quần, một cái áo, một bộ quần áo …) biển hiện hình ảnh của vị thần (kami).
Buổi lễ là một buổi cầu nguyện, inori, sau đến một lễ tẩy trần, để trừ tà, đuổi uế, với nước đựng trong một cái vại, chozuya, các tín hữu có thể rửa tay hay súc miệng bằng cái gáo với nước tẩy trần ấy. Dâng cúng thường bằng hoa, trái cây, cơm và rượu saké.
Tín hữu đi vào đình miểu duới cổng Torii, cổng cao, với hai thanh gỗ nằm ngang. Sơn mầu đỏ chói, cổng có thể được dựng bằng gỗ, bằng đá, bằng đồng và cũng có thể bằng bê tông cốt sắt hay cả với gạch và si măng. Cổng biểu tượng biên giới giữa tăm tối trần tục và trong sáng thần linh (một truyền thuyết cho rằng cổng là nơi con gà trống của làng xóm đậu mỗi sáng để cất tiếng gáy mời Thần Amaterasu Mặt Trời đến).
Nơi các đình miểu xưa, các torii thường được dưng bằng cây bàng. Các đường dẫn vào đình miểu đều được soi bằng các đèn đá đặt dọc theo hai bên, và cuối cùng trước đền có hai con « khuyển-chó giữ chùa » koma inu, hình dáng rất sư tử, một con mở miệng, một con ngậm miệng, hoặc cũng thể nhiều đình miểu lại do các con cáo, con hồ, con chồn giữ nhà. Chồn được người Nhựt xem là biểu tượng của thần linh, kami.
Các thầy tu, thầy cúng, kannouchis, họp thành một hệ thống có đẳng cấp chuyên lo về thờ phượng, và bảo quản các đình miểu làng xóm. Hệ thống thầy cúng ấy cũng lo việc giảng dạy, truyền bá giáo lý, âm nhạc, nhặc lý và cả những vũ điệu lễ lạc.
Một đặc điểm: Nhựt bổn: mỗi đình miểu ở mỗi làng xóm, địa phương đặc biệt chỉ thờ phượng Thần riêng biệt ở địa phương ấy. Mỗi làng, mỗi xóm, mỗi địa phương, có Thần riêng của địa phương ấy.
Cũng như ở Việt Nam ta, mỗi làng Việt ta, đều có riêng Thần làng của địa phương ấy.
Các đình miếu Nhựt cũng là nơi để tụ tập các lễ lạc khác ngoài nơi cúng kiến thờ phượng. Tóm lại, Thần Giáo Nhựt bổn là linh hồn dân gian Nhựt. Tất cả thiên nhiên Nhựt Bổn là một biểu tượng của các thần linh. Tất cả phải đi tìm cái trong sáng và hòa hợp. Người tín đồ Nhựt đi tìm sự trong sáng trong nội tâm đễ sống hòa hợp với thiên nhiên, vả cũng để bảo quản giữ gìn một thiên nhiên trong lành trong một cái trật tự tự nhiên.
Vì Thần Giáo Nhựt Bổn không phải là một Tôn Giáo, nên sống dung hòa dễ dàng với mọi Tôn Giáo. Và nhờ vậy là một chất keo đoàn kết dân tộc.
Và Việt Nam ta?
Với Đạo Tổ Tiên, thờ cúng ông Bà, với Tứ Ơn: Ơn Trời Đất, Ơn Tổ Tiên, Ơn Tổ Quốc, Ơn Đồng Bào, mỗi người Việt Nam chúng ta bất kể tín ngưởng Tôn Giáo, chúng ta cũng có thể với Tứ Ơn làm chất keo đượm tình Đại Việt, đoàn kết Dân Tộc Việt. Đấy là Đạo Việt.
Và Phật Giáo?
Sáng nay, đang ngồi viết bài nầy, bổng đọc bài Dấu Lặng của Đạo Phật Trong Văn Hóa Nhật của tác giả Trần Kiêm Đoàn. Rất tâm đắc và rất đồng ý với quan điểm của bài viết, xin phép mượn tác giả vài ý để góp vào quan điểm chúng tôi về văn hóa và con người Nhựt, hai yếu tố lớn của sự thành công của quốc gia Nhựt trên thế giới.
Xin phép trích ý kiến của tác giả Trần Kiêm Đoàn để trả lời câu hỏi trên:
« Tại sao đạo Phật truyền vào Trung Hoa thành động mà khi vào Nhật Bản thành tịnh hay tĩnh? Đạo Phật đến Trung Hoa khi tư tưởng vô vi trong Đạo Đức kinh của Lão Tử, khuynh hướng phiêu dật trong Nam Hoa kinh của Trang Tử và giềng mối chỉnh chu trong Tứ thư, Ngũ kinh của Khổng Tử đang trở thành nếp nghĩ hàng trăm năm của toàn xã hội. Họ phải vận dụng đạo Phật như một phương tiện động để đánh thức mạch sống “vô ký ngủ quên” thuần Trung Quốc đang dật dờ trong cung đường triết lý! Ngược lại, Phật giáo vào Nhật Bản khi trào lưu tư tưởng của dân tộc hải đảo này đang nóng hổi với niềm tự hào đầy ngã tính của con cháu Thái Dương Thần Nữ. Bên cạnh đó, dòng cuồng lưu năng động của Thần đạo, Võ sĩ đạo và Lãnh chúa đang dâng trào. Nhật Bản đã vận dụng Phật giáo như một dòng suối tươi mát êm đềm làm điều hòa cơn sóng động đang dâng lên trong cả giới bình dân và quý tộc. »
Tác giả Trần Kiêm Đoàn còn rõ ràng phân tách thêm : « Tinh thần quốc gia cực đoan Nhật mà không có bom nguyên tử của Mỹ trói lại thì giới quân phiệt sẽ biến Nhật thành một đạo quân Mông Cổ tự nướng mình trên lưng ngựa hay phơi thây giữa sa mạc trên đường xâm lăng hai phần ba thế giới. Nhưng sau khi bại trận rồi mà không có tinh thần Phật giáo thì Nhật đã trở thành một chiến trường du kích đầy máu lệ chứ làm sao tỉnh táo để vươn lên hàng cường quốc kinh tế số một như ngày nay…”. Rõ ràng văn hóa Nhật Bản được phát triển và gắn liền với văn hóa Phật giáo và Thần đạo như câu nói dân gian xứ này: “Sinh theo Thần, chết theo Phật”.
Và còn nhận định một cách rõ ràng hơn : « Quan sát thực tế: một ngôi nhà ở, hay một đơn vị gia cư truyền thống, thường có bàn thờ Thần đạo đối diện với cửa chính và bàn thờ Phật được thiết trí sâu vào bên trong. Người Nhật thờ Thần đạo như người Việt thờ tổ tiên. Chỉ khác nhau là Thần đạo Nhật được xem như một sức mạnh truyền thống và tổng hợp các thần linh để ngự trị và chinh phục, còn tổ tiên người Việt thuộc về dòng tộc và kế thừa. Cho nên vị thế thờ tự của người Việt là sự kết hợp “tiền Phật hậu linh”. Nghĩa là trong cùng một bàn thờ thiết kế tượng Phật trước và tổ tiên ông bà ở vị trí phía sau; trong lúc người Nhật thì “tiền trấn, hậu phù”. Nghĩa là thờ Thần để giữ gìn, đối trị với thế lực xâm chiếm và thờ Phật để phù trợ, cứu giúp. Phật và Thần song song mà riêng biệt, mỗi bên có một vị thế riêng. Thần giúp giữ cửa, Phật giúp tu hành. Có thể nói Phật và Thần lo hai mặt khác nhau của đời sống. Cho nên trong suốt hơn nghìn năm lịch sử Phật giáo Nhật Bản khi thịnh, khi suy nhưng Thần và Phật kết hợp nhau ở thế hỗ trợ, tương hòa trong đời sống tâm linh của người Nhật. ».
Yếu Tố 2: Con Người Và Kinh Tế
Sự thành công đặc biệt của Nhựt Bổn ấy chứng mình cho chúng ta một sự thật căn bản : chẳng phải sự giàu có do tài nguyên, tài vật, hầm mõ, dầu khí thiên nhiên, đá quý, mà đất nước giàu mạnh phú cường, mà do sáng kiến, tài năng Con người. Đất Nước giàu mạnh là do Con người. Tài nghệ Con Người hơn hẳn Tài Nguyên Thiên Nhiên.
Phải, Con Người nếu muốn, thì làm được tất cả. Phải có ý chí và quyết tâm.
Đúng ! Nhưng chưa đủ, phải có tổ chức và kỷ luật ! Cái nầy chúng ta rất thiếu thốn.
Đặc diểm của nghệ thuật thành công của Nhựt Bổn là dung hoà được hai khu vực kỹ nghệ, được tổ chức khác nhau. Khu đại công ty, nổi tiếng mà thế giới đều biết đến và ngưởng mộ. Và các tiểu công nghệ, hoặc làm gia công hoặc là vệ tinh các đại công ty. Nhưng cái đặc biệt là hoàn toàn gần như không có công ty quốc doanh, nhà nước gì cả. Hệ thống quốc doanh rất nhỏ chỉ 3%. Toàn là tư nhơn, tư hữu cả. Khác hẳn với Việt Nam ngày nay ; (và ngay cả với Pháp nữa !)
Việt Nam Phải Học Bài Học Nầy ! Phải Tư Doanh Hóa
Việt Nam muốn như Nhựt Bổn phải hoàn toàn giao cho giới tư nhơn điều hành quản trị các xí nghiệp. Tư nhơn hóa thực sự chứ không phải lột quân phục, Đảng phục, tư hữu hoá các xí nghiệp quốc Doanh Việt Nam, bằng thường dân hóa cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản đâu ! (Kiểu Nga, kiểu Tàu ngày nay)
Tư Doanh hóa công thương nghiệp Việt Nam là mở cửa cho tư nhơn vào đầu tư, chia cổ phần cổ phiếu, và để tư nhơn quản trị.
Muốn vậy phải tổ chức giáo dục đào tạo những quản trị viên thực sự có nghề nghiệp, kinh nghiệm quản trị, … Sau 40 năm cướp nước, cầm quyền Cộng Sản đã xóa bỏ tánh tự tin, tánh tự chủ của người dân Việt Nam. Muốn làm thương mại phải có một văn hóa thương mại, trung tín thật thà, tự tin vào sức mạnh của mình. Đằng nầy, với văn hóa và não trạng Cộng Sản là một văn hóa nói láo, nói gạt, không nói sự thật, dấu diếm, sợ sự thật, không trung, không tín …thi làm sao làm ăn, trao đổi thương mại với ai được ?
Vì vậy phải thay đổi não trạng, thay đổi văn hóa, vứt bỏ con đường Xã hội Chủ nghĩa. Thay thế chế độ do Đảng Cộng sản đề xướng, bằng một chế độ Tự do, do người dân thật tình, thực sự làm chủ. Khoa học, tổ chức, nghề nghiệp, kỷ luật, trật tự, đạo đức, giữ chữ Tín với khách, trọng chữ Trung với dân…đó là những điều kiện để có một Việt Nam tương lai phú cường và hạnh phúc.
Hồi Nhơn Sơn, Những Ngày Tàn Đông.
TS Phan Văn Song