Tài liệu cũ đã 42 năm vừa được khui ra là công điện của đại sứ Mỹ Graham Martin tại Việt Nam, gửi ông Brent Scowcroft vào lúc 9 giờ 25 ngày 21 tháng Giêng 1974. Brent Scowcroft là một tướng lãnh không quân hồi hưu, và vào thời điểm nhận công điện này ông là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia trong chính phủ của tổng thống Gerald Ford.
President Gerald R. Ford presides over National Security Council meeting on April 28, 1975, to discuss Vietnam. Clockwise l-r is William Colby (CIA Dir.), Robert Ingersoll (Dep. Sec. of State), Henry Kissinger (Sec. of State), President Ford, James Schlesinger (Def. Sec.), William Clements (Dep. Sec. of Def.), Vice Pres. Nelson Rockefeller, Gen. George S. Brown (Chairman, JCS). (Gerald R. Ford Library, David Hume Kennerly)
Dưới đây là bản dịch bức công điện, những chữ viết nghiêng trong ngoặc đơn, do người dịch thêm vào để bạn đọc dễ hiểu hơn.
- Có thể ông nên chuyển cho ông Henry (Kissinger) biết những nhận xét dưới đây để ông ta quyết định về cách tiếp cận với PRC (People’s Republic of China-Trung Cộng ).
- Reftel (Reference Telegram-sở điều nghiên điện tín) cung cấp lời giải đáp cho nhiều câu hỏi được nêu lên. Đọc lại quân sử Hải Quân cũng là điều thích thú.
Cuối cùng thái độ khôn ngoan vẫn là hành động -phải làm một điều gì đó, chứ đừng ngồi chịu trận. Nhu cầu cần hành động lại trở thành cần thiết hơn vì sự có mặt của tổng thống Thiệu tại Đà Nẵng, và vì cái thế của ông ta không thể tỏ ra thụ động trước diễn biến được đơn giản diễn dịch là hành động xâm lăng trắng trợn.(hành động của Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa)
Nếu ông Thiệu đang ở Sài Gòn, và nếu tôi biết việc ông ta muốn làm, có thể tôi đã thuyết phục ông ta hành động hợp lý hơn. Thí dụ: SÁNG NAY TÔI NGHE NÓI ÔNG TA RA LỆNH CHO KHÔNG QUÂN VIỆT NAM OANH TẠC LỰC LƯỢNG TRUNG QUỐC TẠI ĐẢO HOÀNG SA. VIỆC ĐÓ ĐÃ ĐƯỢC NGĂN CHẶN.
- Vấn đề cần đặt ra là tình hình này sẽ đưa chúng ta tới đâu. Chúng ta nên khuyến cáo chính phủ Việt Nam làm gì về đồn binh Nam Yết của họ. Bảo họ rút quân à? Hay khuyên họ tăng cường lực lượng? Hay khuyên họ ngồi đó, chờ xem?
Tin Hải Quân báo trước việc chiến hạm (Trung Cộng) được gửi tới Nam Yết hôm 15. Nhiều bản nghiên cứu địa chất đang được tiết lộ, cho biết có thể có một khối lượng dầu khổng lồ nằm dưới lòng biển Nam Hải; nếu không có tiềm năng dầu hoả thì vùng biển này đã chẳng có giá trị gì.
Do đó mà cuộc tranh chấp càng gay go hơn. Tôi nghĩ chúng ta không thể trực tiếp liên can vào cuộc tranh chấp chủ quyền giữa những nước đã từng là đồng minh của chúng ta như Việt Nam Cộng Hoà, Đài Loan và Phi Luật Tân; hoặc giữa những nước này với PRC (Trung Cộng) nơi chúng ta đang xây dựng một tương quan sắp tới.
Tuy nhiên, có thể chúng ta cũng không cần gây thương tổn cho bất cứ nước nào bằng cách êm thắm lui vào hậu trường -lập trường cố hữu của chúng ta vốn vẫn chống việc dùng sức mạnh để giải quyết những cuộc tranh chấp lãnh thổ; và một lập trường cố hữu khác là nhờ ICRC (International Committee of the Red Cross-Hồng Thập Tự Quốc Tế) giúp thực hiện việc trao đổi thương binh và tử sĩ.
- Nếu PRC (Trung Cộng) thuận theo lời yêu cầu của Việt Nam trao trả những thương binh, tử sĩ dưới sự giám sát của ICRC, thì đây sẽ là một lợi khí cho chúng ta để đòi DRV (Democratic Republic of Vietnam -Việt Cộng) một chính sách trao đổi tù binh rộng rãi hơn, điều mà họ vẫn đắp mô gây trở ngại trong những cuộc hội đàm TPJMC (Two-Party Joint Military Commission-Uỷ Ban Quân Sự Hai Bên). Ngoài ra, nếu Trung Cộng -dưới danh nghĩa “thương binh” mà trao trả toàn bộ tù binh như một món quà Tết, thì chúng ta lại có một lợi khí mạnh hơn để dùng với Bắc Việt.
- Tôi vừa nhận được bản tin FBIS (Foreign Broadcast Information Service-tin hải ngoại) của NCNA (New China News Agency-hãng thông tấn Tân Hoa Xã), viết là, “những người phía bên kia bị bắt trong cuộc chiến tranh tự vệ này sẽ được trả về nước vào thời điểm thuận tiện.” Thời điểm đó -đối với cả người Việt lẫn người Tầu- là ngày Tết.
Dĩ nhiên, chúng ta không biết những người bị bắt còn trên đảo Hoàng Sa hay họ đã bị đưa về đảo Hải Nam hoặc vào Trung Quốc lục địa; nếu họ còn trên đảo Hoàng Sa thì việc đưa họ trở về Việt Nam sẽ dễ hơn.
- Chuyện về anh Kosh hơi phức tạp, vì hãng thông tấn UPI Sài Gòn biết chuyện này qua nguồn tin Việt Nam, họ chỉ biết anh là “một người Mỹ làm việc tại đài khí tượng Hoàng Sa, và coi như đã bị Trung Cộng bắt.” Chỉ tóm tắt có ngần đó; họ không biết đến cả tên anh Kosh và không biết Kosh là một nhân viên dân sự của DAO (Defense Attache Office-Văn Phòng Tuỳ Viên Quân Sự). UPI có hỏi ý chúng tôi, và chúng tôi không yêu cầu họ bỏ hay khoan phổ biến tin về Kosh, nhưng chỉ nói là nếu họ hoãn được 24 tiếng đồng hồ thì việc trả tự do cho Kosh sẽ dễ dàng hơn. Văn phòng UPI Sài Gòn, chuyển lời yêu cầu này cho Bill Landry, người đặc trách tin quốc ngoại tại văn phòng UPI Nữu Ước. Không biết anh này quyết định như thế nào.
- Về mặt ngoại giao, chúng tôi dựa vào USUN (US Mission to the UN-Phái Đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc) để khuyến cáo chính phủ Việt Nam chỉ nên đơn giản khiếu nại với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng đừng đòi hỏi điều trần và cũng đừng đòi biểu quyết. Thiệu muốn gửi thư cho tổng thống Nixon yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp và lên án Trung Cộng.
Tôi đã bảo ông Thiệu đừng gửi lá thư đó, vì thư ông viết sẽ bị trả lời không thuận lợi, tôi còn cho ổng biết chính bản thân tôi, tôi cũng sẽ khuyến cáo Nixon trả lời từ khước. Chúng tôi còn khuyến cáo ngoại trưởng (Vương Văn) Bắc là chính phủ Việt Nam nên đưa vấn đề ra trước Toà Án Quốc Tế, và đặt nhẹ vấn đề tại SEATO (Southeast Asia Treaty Organization-Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á).
- Có thể tình hình này đem lại nhiều điều tốt. Chắc chắn tôi có thể gây ảnh hưởng mạnh hơn trong việc ngăn cản Thiệu không hành động thiếu cân nhắc, và cởi mở hơn với Lê Đức Thọ trong việc trao đổi tù binh, và việc chính phủ Việt Nam đề nghị hạ thấp cường độ chiến tranh, bằng cách giảm bớt việc sử dụng súng cối, hoả tiễn, mìn, và mọi hình thức sát hại thường dân vô tội. Và, trên tất cả mọi việc, việc thắt chặt hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự, rồi nới rộng quyền cho Khiêm phối hợp nội các dân sự là cần thiết hơn cả.
- Cân nhắc lại, chúng ta phải tìm cách lợi dụng việc vừa xẩy ra, dù việc đó đáng tiếc; lợi dụng bằng cách tiến xa hơn trong những mục tiêu chung của Hoa Kỳ. Không tha thiết và rất vô tư, tôi tin tưởng là chúng ta nên âm thầm đến với Trung Cộng theo lộ trình tôi đề nghị. Tôi không đề nghị việc Hoa Kỳ đòi trả Hoàng Sa cho Việt Nam. Trung Cộng đã chiếm được, chắc chắn họ sẽ không trả lại.
Chúng ta chỉ yêu cầu họ đáp ứng lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam -hoàn trả cả thương binh lẫn tử sĩ lại cho Việt Nam, và thêm vào nữa, Trung Cộng có thể nhân ngày Tết thực hiện cuộc trao trả đó. Tôi nghĩ PRC (Trung Cộng) sẽ hiểu ngầm được là chúng ta thầm lặng chấp nhận việc họ chiếm Hoàng Sa như một “việc đã rồi.”
Hành động như vậy, chúng ta có thể giữ lại Trường Sa , và khối lượng dầu hoả quanh quần đảo này cho chính phủ Việt Nam.
Tôi tin là chính phủ Việt Nam sẽ thất bại trước cuộc hành quân mà Trung Cộng đã chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Nhìn kỹ lại, tôi thấy chúng ta sẽ thực sự hưởng thụ cùng với Trung Cộng, trong lúc chúng ta vẫn có vẻ giúp Việt Nam thực hiện hành động hợp lý duy nhất là khiếu nại.
Và, nhìn từ khoảng cách này, tôi không thấy một nguy hiểm nào có thể xẩy ra vì chúng ta hành động như tôi đề nghị.
Phần Thảo Luận
Toàn bộ bức công điện của đại sứ Martin là một lời reo mừng trước sự thắng trận của Trung Cộng tại Hoàng Sa; với tư cách đồng minh của Việt Nam Cộng Hoà ông mách ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (qua cố vấn An Ninh Quốc Gia Brent Scowcroft) những gì cần kể công với Trung Cộng.
Martin viết bằng chữ hoa, câu: SÁNG NAY TÔI NGHE NÓI ÔNG TA RA LỆNH CHO KHÔNG QUÂN VIỆT NAM OANH TẠC LỰC LƯỢNG TRUNG QUỐC TẠI ĐẢO HOÀNG SA. VIỆC ĐÓ ĐÃ ĐƯỢC NGĂN CHẶN.
Hai chữ “ông ta” là để chỉ tổng thống Thiệu; Martin nói ông Thiệu phải ra lệnh oanh tạc quân Trung Cộng vì “cái thế của ông ta không thể tỏ ra thụ động trước diễn biến đang được đơn giản diễn dịch là hành động xâm lăng trắng trợn.”
Việc Trung Cộng công khai đem quân tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hoà và chiếm Hoàng Sa hiển nhiên là một “hành động xâm lăng trắng trợn”, vậy mà ông Martin -người đại diện cho lập trường của Hoa Kỳ tại Việt Nam- lại cho là người Việt Nam diễn dịch cuộc tấn công đó là hành động xâm lăng trắng trợn, (what was too easily summarized as clear aggression).
Dù có bóp bụng chấp nhận nhu cầu của Mỹ đang cần làm thân với Trung Cộng, chúng ta vẫn không thể khen tư cách và ca ngợi sự thông minh của Martin; không hiểu ông ta gọi cuộc tấn công ngày mùng 7 tháng Chạp 1941 của Nhật vào Trân Châu Cảng là gì, mà ông không đồng ý với việc người Việt Nam gọi cuộc tấn công Hoàng Sa là “xâm lăng trắng trợn”?
Một câu khác trong đoạn đang thảo luận là câu VIỆC ĐÓ ĐÃ ĐƯỢC NGĂN CHẶN. Martin ngăn chặn sau khi “NGHE NÓI ÔNG TA RA LỆNH CHO KHÔNG QUÂN VIỆT NAM OANH TẠC LỰC LƯỢNG TRUNG QUỐC TẠI ĐẢO HOÀNG SA.”
Câu này có nghĩa là tổng thống Thiệu, với tư cách tổng tư lệnh quân đội Việt Nam Cộng Hoà đã ra lệnh cho Không Quân rồi; ông ta ra lệnh cho ai? Và lệnh đó như thế nào? Xin quý vị tướng lãnh và sĩ quan Không Quân Việt Nam -nhất là quý vị tại Sư Đoàn 1 Không Quân lên tiếng.
Đa số đồng bào gốc Việt chúng ta đều nhận xét là tâm địa của người Mỹ rất tốt đối với chúng ta trong hoàn cảnh của người tị nạn; nhưng chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ đối với Việt Nam quả là thiếu đạo đức.
Một hành động đáng trách của tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu là ông ta huỷ bỏ lệnh oanh tạc quân Trung Cộng tại Hoàng Sa; việc “huỷ bỏ lệnh oanh tạc” chỉ là suy diễn, vì chưa ai chứng minh được lệnh huỷ bỏ đó là có thật, mặc dù ai cũng biết là không quân Việt Nam không hề thực hiện cuộc oanh tạc mà ông Martin nói là KQ đã nhận được lệnh của ông Thiệu để thi hành. Nhiều người nói về trở ngại thiếu nhiên liệu để có mặt lâu trên không phận Hoàng Sa; nhưng điều đó không đúng vì ngày đó KQVN sử dụng 2 loại khu trục: một là chiếc A 1 Skyrider có tầm hoạt động 1,316 miles, và chiếc thứ nhì là F5, có tầm hoạt động 870 miles, mà chiến trường Hoàng Sa chỉ cách phi trường Đà Nẵng có 200 miles.
Hơn nữa ngay thời điểm đó, cũng có rất nhiều phi công trẻ nói là họ tình nguyện thực hiện chuyến bay kamikaze cuối cùng trong đời để đối phó với tình trạng trên chân của hải quân Trung Cộng.
Đoạn thứ 10 – cũng là đoạn chót của công điện- viết, “Nhìn kỹ lại, tôi thấy chúng ta sẽ thực sự hưởng thụ cùng với Trung Cộng, trong lúc chúng ta vẫn có vẻ giúp Việt Nam thực hiện hành động hợp lý duy nhất là khiếu nại.”
Thật khiếp đảm, trong khi Hoa Kỳ đồng minh với chúng ta mà đại sứ Hoa Kỳ khuyên chúng ta chỉ nên khiếu nại việc Trung Cộng xâm lược, và ngăn cấm chúng ta dùng bom đạn chống ngoại xâm. Ông ta thừa biết Trung Cộng là 1 trong 5 thành viên của Hội Đồng Bảo An, do đó họ có quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc, và khiếu nại họ là đi vào ngõ bí.
Sau khi giúp Trung Cộng bằng cách ngăn cản không cho khu trục Việt Nam cất cánh tiếp chiến với 4 chiến hạm Trần Bình Trọng (HQ-05), Lý Thường Kiệt (HQ-16, Trần Khánh Dư (HQ-04) và Nhật Tảo (HQ-10) đang quần thảo với 6 chiến hạm Trung Cộng mang số # 271, #274, # 281, # 282, # 389 và # 396, ông Martin reo mừng “ Nhìn kỹ lại, tôi thấy chúng ta sẽ thực sự hưởng thụ cùng với Trung Cộng, …”
Ông Thiệu thường tự biện hộ là ông chỉ có trách nhiệm trong việc mất nước, chứ ông không phải là một tội đồ làm mất nước.
Mọi người muốn tin như vậy, nhưng chỉ riêng trong cuộc tấn công Hoàng Sa, nếu ông cãi lệnh Martin, cứ cho không quân oanh tạc quân Trung Cộng thì tên tuổi ông đã được xếp ngang với Lê Lợi, với Nguyễn Huệ, những vị anh hùng Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược.
Nhưng ông có thể bị chỉ trích là tội phạm làm mất nước nếu ông tuân lệnh Martin trong trận Hoàng Sa, và trong những mệnh lệnh rút bỏ 2 Quân Khu I và II sau này. Ít nhất quân nhân Việt Nam -những người lính dưới quyền chỉ huy của ông- có thể trách ông thiếu tinh thần hạm trưởng, không dám chết theo con tầu Việt Nam mà ông lèo lái, như Trung Tá hạm trưởng Nguỵ Văn Thà chết theo chiến hạm Nhật Tảo.
Chúng ta đã đọc bài viết của nhiều quân nhân tham dự trận Hoàng Sa ca tụng trung tá Thà; tự điển Wikipedia không ca tụng, họ chỉ tường thuật, “Toàn bộ 4 chiến hạm của Việt Nam đều bị địch bắn hư hại, chiến hạm Nhật Tảo (HQ-10) hư hại nặng nhất, không rút lui được vì động cơ chót máy còn nổ, cũng bị bắn bắn hư. Hạm trưởng Thà ra lệnh cho thuỷ thủ đoàn bỏ tầu, một mình ông ở lại chết theo chiến hạm ông chỉ huy.”
(the main cannons on the Vietnamese warships and damaged all four Vietnamese ships, especially the Nhật Tảo (HQ-10), which could not retreat because her last working engine was disabled. The crew was ordered to abandon ship, but her captain, Lt. Commander Ngụy Văn Thà, remained on board and went down with his ship.)
Đây là điểm sẽ gây ra nhiều tranh cãi; nhiều người cho là ông Thiệu không ra lệnh oanh tạc mà cũng không bãi bỏ lệnh này. Nếu đúng như vậy thì đại sứ Martin báo cáo sai lạc với tổng thống Mỹ.
Trong giả thuyết ông cho oanh tạc quân xâm lược Trung Cộng tại đảo Hoàng Sa, ông có thể bị Mỹ giết ngay trong năm 1974, như họ đã giết ông Diệm năm 1963. Tuân lệnh Martin ông thọ thêm 27 năm, trong đó có 16 tháng ông ngồi trên ngôi vị tổng thống. Ông hưởng thụ những gì trong 27 năm sống nhục đó?
Trong 4 vị tổng thống của Nam Việt Nam -Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương, và Dương văn Minh- ông đứng thứ nhì theo thứ tự thời gian. Trên thang yêu nước và thang tự trọng ông đứng hạng thứ mấy?
Dù sao chúng ta cũng mới nghe tiếng chuông đánh từ phía Hoa Kỳ; hy vọng quý vị chính khách, tướng lãnh Việt Nam có liên quan đến việc này sớm đánh lên tiếng chuông thứ nhì, trung thực và chi tiết để trả sự thật lại cho lịch sử.
Nguyễn Đạt Thịnh
TÀI LIỆU LIÊN HỆ:
Archives Unbound: Ambassador Graham Martin and the Saigon Embassy’s Back Channel Communication Files, 1963-1975
Ambassador Graham Martin and the Saigon Embassy’s Back Channel Communication Files, 1963-1975
Summary
State Department telegrams and White House backchannel messages between U.S. ambassadors in Saigon and White House national security advisers, talking points for meetings with South Vietnamese officials, intelligence reports, drafts of peace agreements, and military status reports offer a wealth of information on the details and workings between the American ambassador in South Vietnam and U.S. policy-makers in Washington.
An intuitive platform makes it all cross-searchable by subject or collection.
Date Range: 1963-1975
Content: 6,445 pages
Source Library: Gerald R. Ford Presidential Library
Description
This collection offers a wealth of information on the details and workings between the American ambassador in South Vietnam and U.S. policy-makers in Washington. The secret backchannel communications in this collection reveal the complexity of waging a war and the attempt to build a democratic government in South Vietnam. The documents in this collection provide a chronicle of the issues, concerns, information, analyses, discussions, and debates surrounding policy-making on the Vietnam War, predominantly within Nixon’s inner circle of national security staff, including national security advisor Henry A. Kissinger. Ambassador Graham Martin and the Saigon Embassy’s Back Channel Communication Files, 1963-1975 represents an important and unique addition to newly available historical documentation and scholarship and provides a deeper understanding of the later years of the war in South Vietnam.
The bulk of the materials in this collection are “backchannel” cables between the U.S. ambassadors in Saigon (Henry Cabot Lodge, Ellsworth Bunker, and Graham Martin successively) and the U.S. President’s national security advisers (McGeorge Bundy, Henry Kissinger, and Brent Scowcroft successively) regarding the situation in South Vietnam or the peace negotiations. In addition, documents include:
- State Department cables, usually between the Secretary of State and the U.S. ambassador in Saigon
- Talking points prepared for meetings between the ambassador and South Vietnamese officials
- Meeting reports and memoranda
- Speech drafts and proposed agreements prepared by both sides
- Military situation reports
- Intelligence reports
The largest segment of this collection consists of communications between Ambassador Ellsworth Bunker and National Security Adviser Henry Kissinger during the period of the Paris Peace Talks. They include:
- Kissinger relaying to Bunker details of his secret talks with the North Vietnamese in Paris, and later the formal Paris peace negotiations, including drafts of proposed agreements and negotiations over signing procedures
- Bunker’s prepared talking points for meetings with President Thieu of South Vietnam to relay that information, and his reporting to Kissinger of Thieu’s reaction to the information
- “Think pieces” by both Bunker and Kissinger on the situation in Vietnam and the strategy for handling President Thieu
- Post-ceasefire diplomatic maneuvering, implementation of the agreements, and handling of allegations of ceasefire violations
Ambassador Graham Martin and the Saigon Embassy’s Back Channel Communication Files, 1963-1975 consists of wide range of primary source materials essential to research in Asian and Southeast Asian studies, diplomatic history, military history, global studies, post-colonial studies, political science and more.
Primary Source Media: Gale Digital Collection