Minh họa đường ống ngầm xả thải của KCN Vũng Áng. Ảnh đồ họa VTC14
Chuyện cá chết hàng loạt tại vùng Vũng Áng và lan rộng về phía Nam 250 Km đến tận Đà Nẵng, xảy ra từ đầu tháng Tư ngay từ khi một số ngư dân phát giác các đường ống thải dưới lòng biển chỉ cách bờ 1,5 Km mà thôi, cảnh chất độc tuôn xối xả từ miệng ống và nhìn thấy cảnh tất cả mọi sinh vật, thực vật trong toàn vùng nằm chết ngổn ngang trên mặt nước cũng như chìm dưới đáy. Thế mà, VC mới bắt đầu …nói về chuyện nầy sau gần ba tuần lễ.
Trước đó, CS Bắc Kỳ đưa ra các lý do lẩn thẩn trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về hiện tượng cá chết trắng bờ — nêu nguyên nhân từ lý do bão tố trên trời, đến chất độc do tàu thuyền thả trên mặt biển, đến sóng siêu âm do ai đó phát dưới lòng biển. Nay khi không còn có thể che đậy đường ống thải dài 1,5 cây số đó nữa, các quan chức lại nhanh chóng cho họp báo để minh định việc công ty Formosa (vốn Đài Loan & Trung Quốc) đặt ống thải là có sự cho phép của nhà nước Việt Nam, tức Formosa vẫn chẳng làm gì sai trái.
Và quan trọng nhất lúc này là những loại phát biệu độc ác và vô lương tâm như của Phó Chủ Tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, bảo dân “Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng“.
Đặc khu Vũng Áng
Được xây dựng từ năm 2006. Đây là một vùng rộng 228 Km2 nằm tại Hà Tĩnh chạy dọc theo quốc lộ 1 xuôi về phía Nam. Nhiều nơi hiện nay được rào chắn cao 3m. Tình trạng
Nội bất xuất, ngoại bất nhập được áp dụng ngay từ ngày xây dựng công trình.
Có một điều ít được biết đến là Đặc khu Vũng Áng đã được chính thức xem như là “một vùng tự trị đầu tiên của TC tại Việt Nam” kể từ ngày 14/7/2014. Phó TT VC Hoàng Trung Hải đã ký với TGĐ Lee Chih – Tsuen, Chủ tịch Cty Formosa, đầu tư 97 tỷ Mỹ kim và xử dụng khu nầy trong vòng 70 năm.
Hiện tại, “tại thời điểm tháng 10/2014, Khu kinh tế Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Trung Cộng, nhiều hơn so với 12 nhà thầu Đài Loan; số lượng lao động người của Trung Cộng chiếm 4.568/5.917 lao động nước ngoài (hơn 77%). Một lực lượng lao động Trung Cộng đã theo chân các nhà thầu Trung Cộng & Đài Loan tiến thẳng vào Việt Nam, tạo thành một khu vực “nội bất xuất ngoại bất nhập”.
“Đáng chú ý, văn bản số 1407114 ngày 29/7/2015 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của FHS, gồm 25 Trung Cộng, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Cộng, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 trong nhà máy thép và các công trình dự án cảng Sơn Dương.
Lịch sử Đặc khu Vũng Áng
KKT Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 có diện tích 22.781ha (227,8 km2)với mục tiêu xây dựng, phát triển thành KKT đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là: (1) phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp thép, trung tâm nhiệt điện và lọc hóa dầu, (2) phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng – Sơn Dương bao gồm việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những cửa ngõ ra biển quan trọng của Bắc Trung Bộ, (3) xây dựng khu đô thị mới Vũng Áng, đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng biển trở thành các điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ. (trích từ dự án Vũng Áng)
Tập đoàn Formosa là một đại cty có mặt nhiều nơi trên thế giới. Cty Formosa đã nhận giải “Hành tinh đen” năm 2009. Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp” vào việc phá hủy môi trường.
Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.
Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.
Nên nhớ 18 năm trước đây, tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất cảng” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.
Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc Thủy ngân, Chì, Arsenic vào Cambodia làm chết nhiều người. Và Chính phủ Nam Vang lúc bấy giờ kiện, và họ bắt buộc phải chở về Đài Loan và bồi thường cho các nạn nhân bị nhiễm độc.
Còn nhớ nhà máy bột ngọt Vedan ở Biên Hòa làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải, đã được chúng tôi cảnh báo từ năm 1997, chì sau hai năm đi vào khai thác,. Cũng câu chuyện đường ống ngầm câu chuyện nhà máy được giải của UBND Tĩnh Biên Hòa…nhưng năm 2014, phế thải lõng đã chảy tới tận khu Thanh Đa, khu Cầu Bình Lợi…và cá chết cũng nổi lên giống như tình trạng hiện nay.
Trở về Đại Cty Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp nhiều ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.
Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).
Tại Hoa Kỳ, ở các tiểu bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.
Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các tiểu bang Texas và Louisiana.
Hồ sơ môi trường của Formosa xảy ra quá nhiều nơi họ đầu tư, cho nên đã trở thành một thí dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa về Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).
Và hiện tại, ở Việt Nam có tất cả 196 Khu công nghiệp, Khu chế xuất…tương tự như thế mọc rải rác từ Bắc chí Nam làm ô nhiễm hầu hết các sông ngòi, đất đai chung quanh…vì có thể nói 99% KCN nầy đều không có hệ thống thanh lọc phế thải cho nên phế thải rắn, long, khì đều được thải thẳng vào môi trường.
Tình trạng cá chết hàng loạt
Cá đã chết vì ô nhiễm độc hại thải từ các nhà máy của Formosa ở Hà Tĩnh từ ngày 1/4. Truyền thông từ phía đảng CSVN và cả phía người dân cũng đã nhập cuộc. Quan chức cộng sản cũng đã lên tiếng, quan chức Formosa cũng đã lên tiếng.
Bắt đầu từ ngày 06/04/2016, cá nuôi trong các lồng bè xung quanh khu vực cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bỗng nhiên bị chết hàng loạt. Tiếp theo, cá lại chết la liệt ở Quảng Trạch, Đồng Hới … (tỉnh Quảng Bình), rối đến Gio Linh, Triệu Phong … (Quảng Trị); Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế).
Formosa nhìn nhận từ đầu năm đến nay có nhập về 300 tấn hóa chất khoảng 40 loại để súc rửa đường ống và máy móc, trong đó có những chất độc và cực độc như chất chống gỉ, chống ăn mòn…Vào lúc người “thám tử nhân dân” lặn xuống, khúc cuối của đường ống đang phun ra một thứ nước màu vàng đục rất bẩn. Các nhà khoa học nhìn nhận, chỉ có chất độc rất mạnh mới có thể khiến hàng loạt cá lớn nhỏ chết bất đắc kỳ tử như thế.
Và bây giờ là lúc chúng ta nhìn vào sự việc một cách tổng quát và lên tiếng nói của người con Việt.
Cho đến nay, nhiều ngư dân đã phát hiện ra đường ống thải chất độc từ nhà máy thép và nhựa của Formosa chính là nguyên nhân gây những cái chết hàng loạt của cá biển. Không chỉ là cá tại Vũng Áng mà lan vào đến Đà Nẵng. Theo dòng hải lưu, nguồn độc chất này sẽ lan vào khu vực Sài Gòn, Vũng Tàu, Bình Thuận trong nay mai.
Nếu triều cường tiếp tục tràn vào Miền Tây khi nơi đây không có nước ngọt do bị Trung Cộng chặn đầu nguồn thì thảm họa môi sinh không chỉ là Vũng Áng mà khắp miền Trung và Miền Nam.
Rõ ràng, Trung Cộng đã chơi một ván cờ độc đáo, đó là ngăn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong, và xả độc từ Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam.
Đây là một thứ vũ khí thật đáng sợ và độc ác.
Cùng lúc đó, quan chức Formosa đã tuyên bố “chọn Thép hay chọn tôm cá”.
Nhưng đó là một tuyên bố láo khoét bởi họ biết chắc chắn rằng Vũng Áng đã bị CSVN bán cho Trung Cộng, đó là khu tự trị của Tàu nên chúng muốn nói gì, làm gì cũng được. Trước sức phản kháng của người dân thường, lãnh đạo quản lý của Formosa đành phải đưa ra lời xin lỗi lấy lệ mà không có ý định dừng xả thải hoặc cải thiện môi trường. Như vậy lời xin lỗi chỉ là thứ bỏ đi mà thôi!
Lý luận của CS Bắc Việt về vấn nạn Vũng Áng
Chúng ta hãy nghe, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã cắt ngang câu hỏi của một nữ phóng viên trong cuộc phỏng vấn tối 27/4, và nói câu hỏi đó làm ‘tổn hại đất nước’.
Vì sao?
Vì trong video clip quay trực tiếp của Báo Thanh Niên được đăng tải trên mạng xã hội Facebook về cuộc phỏng vấn với ông. Sau cuộc họp báo để thông báo về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, một nữ nhà báo đặt câu hỏi:
“Thưa ông trong cái kiểm nghiệm gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, chỗ có một loạt các bè cá chết, thì họ có nói trong nước kiểm nghiệm ra có kim loại nặng. Vấn đề ở đây là trong thời gian tới, chúng tôi muốn là mình có thể trong một thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, mà cá thì…”
Nghe tới đây, ông Võ Tuấn Nhân liền khoát tay ra hiệu dừng lại và nói “Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. Em hỏi câu đó làm tổn hại cho đất nước của mình”.
Cuộc họp báo chóng vánh, chỉ khoảng 10 phút với một thông báo ngắn 27/4 đã khiến nhiều nhà báo bực tức nói họ ‘hụt hẫng’, ‘phẫn nộ’, ‘thất vọng’…, nhất là sau khi phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ vì các bộ, ngành phải họp kín.
Sau đó, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra 2 lý do là do tác động của độc tố hóa học của con người trên đất liền và trên biển hoặc do hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’, nhiều người đã phản ứng giận dữ qua các phát biểu trên mạng.
Đa số ý kiến tỏ ý nghi ngờ có sự khuất tất khi cả 7 Bộ và Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia với hàng chục ngàn tiến sĩ lại không thể đưa ra kết luật rõ ràng về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường hiện nay. Thậm chí một số người nói tuyên bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ‘vô lý’ và ‘xem thường’ người dân.
Ý kiến ‘phản biện’ về 2 lý do trên lập tức được đưa lên mạng rằng:
- Hóa chất do hoạt động con người thải ra không đủ lớn để chết nhiều trên một diện rộng như vậy. Để có số lượng nhiều như thế phải do máy móc thải ra mà thôi!
- Thủy triều đỏ và hóa chất do con người thải ra chỉ có thể ảnh hưởng tầng nước trên mặt, chứ không thể ảnh hưởng tới tầng đáy đại dương được. Trong khi cá chết là của tầng đáy”.
Phế thải độc hại từ Formosa là gì?
TS Nguyễn Thùy Trang, Tiến sĩ Sinh Vật/Hóa học đã lấy mẩu nước biển từ Vũng Áng để đưa về Âu Châu thử nghiệm, cho thấy mức độc hại ở nước biển miền Trung Việt Nam báo động đỏ. Các hóa chất nằm trong mẩu nước biển tại Vũng Áng được lấy ngày 24/4/2016 và đưa về Âu Châu thử nghiệm ngày 26/4/2016 bao gồm 5 hóa chất độc hại chính và Cyanide:
- Lead, Chì: Ngộ độc có thể gây suy giảm tinh thần và thể chất nặng.
- Cadmium Toxicity: Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khí phế thũng, độc hại cho thận theo đường hô hấp mãn tính nếu nuốt phải.
- Mercury, Thủy Ngân: Tiếp xúc với thủy ngân ở mức độ cao có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, phổi và hệ thống miễn dịch. Mức độ cao của thủy ngân trong máu của thai nhi và trẻ nhỏ có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh phát triển, làm cho trẻ ít có khả năng suy nghĩ và tìm hiểu.
- Arsenic, Polychlorinated biphenyls (PCBs): (PCB) là một tổng hợp, hợp chất clo hữu cơ có nguồn gốc từ biphenyl, mà là một phân tử bao gồm hai vòng benzen.PCBs chia sẻ chế độ độc hại giống như chất độc Da cam/Dioxin. Tác động độc hại như nội tiết gián đoạn (đặc biệt là ngăn chặn các hệ thống tuyến giáp hoạt động) và nhiễm độc thần kinh được biết đến.
- Polynuclear aromatic hydrocarbons (PAHs): Nghiên cứu cho thấy rằng các chất chuyển hóa PAH nhất định sẽ tương tác với DNA và trở thành genotoxic, gây ra khối u ác tính và tổn thương gen di truyền ở người. Ở người, tiếp xúc với các hỗn hợp của PAHs gây nguy cơ đáng kể của phổi, da, và nguyên nhân ung thư bàng quang.
Chúng tôi nghĩ đây là một sự thật vì căn cứ vào kết quả phân tích nước thải của những khu công nghệ tượng tự, ngoài 5 loại hóa chất độc hại trên còn có thêm Mangan, Sắt, Đồng v.v
Kim loại nặng thường có tính bền vững rất cao. Do vậy, chúng sẽ tồn tại rất lâu trong đất, nước, không khí. Nếu các sinh vật hấp thụ các kim loại này thì chất độc sẽ được tích lũy và chuyển qua các sinh vật (động vật cũng như thực vật) khác nhau qua chuỗi thức ăn (food chain). Con người thường là điểm đến cuối cùng của chuỗi thức ăn trên và các kim loại này sẽ đi vào cơ thể qua việc ăn uống. Ngoài ra, chúng cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp và qua da.
Các kim loại nặng nầy sẽ theo dòng chảy sẽ chìm dần xuống đáy biển do tỷ trọng cao từ đó có thể giải thích hiện tượng sò, ốc dưới đáy biển cũng chết hàng loạt chạy dài cho đến Đà Nẵng hiện nay.
Trên lý thuyết, những kim loại nặng có tác hại khôn lường và rất khó chẩn đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng. Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài. Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của dân chúng trên bình diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên một vùng rộng lớn chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng. Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm kim loại nặng từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lý rất phưc tạp, nhứt là khi CS Bắc Việt đã bán linh hồn cho TC.
Kết luận
Ngày 23/4/2016 vừa qua, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ sự phát triển công nghiệp.
Từ ba tháng qua, lần đầu tiên miền Nam Việt Nam hạn hán ngập mặn sâu đến hơn 95km vào đất liền, người dân ĐBSCL không có nước để uống, thủy hải sản nước ngọt cũng chết vì nước mặn và hạn hán, con người cũng khô vì hạn, chỉ vì phá rừng, đắp đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, hũy hoại rừng tràm rừng đước ở vùng Bạc Liệu Sóc Trăng, Cà Mau…
Ngay cả Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP-TransPacific Partnership) của 12 quốc gia thành viên vừa ký kết, và đang chờ quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng phải cam kết bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường được thế giới cam kết không phải là chỉ cho riêng bất kỳ quốc gia nào, mà là phải hiểu rằng trái đất là mái nhà chung. Ô nhiễm ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào cũng là ô nhiễm của toàn cầu. Một quốc gia nào muốn phát triển thì cũng phải cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Nếu quốc gia nào vi phạm vào những cam kết bảo vệ môi trường sẽ bị đưa ra trọng tài tòa án quốc tế phân xử, cấm vận và tẩy chay.
Trong lúc đó, Ông Chu Xuân Phàm, (Chou Chun Fan) Giám đốc đối ngoại của Formosa họp báo và tuyên bố một cách sống sượng rằng:”Hoặc anh chọn tôm cá, hoặc anh chọn nhà máy thép. Anh không thể đòi hỏi cả hai”.
Thế mà, trước sự kiện Vũng Áng, CS Bắc Việt tiếp tục bao che và bào chữa cho Trung Cộng (nên nhớ tuy Formosa dưới danh nghĩa là một tập đoàn của Taiwan, nhưng thực sự vốn đầu tư là của TC). Chúng ta hãy nghe:
- Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên bố: “Đường ống xả thải của Cty Formosa đi ra biển là được các Bộ Ngành cấp phép, chứ không phải là đường ống tự lắp đặt lén lút. Trước khi xả thải ra biển, phía Formsa đều phải tuân thủ các quy định xử lý chất thải một cách chặt chẽ”. (Formosa thải ra biển hàng ngày 12.000 m3 chất thải lõng không qua thanh lọc!)
- Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS Bắc Việt và phái đoàn công tác đi thăm công trình nhà máy thép Sơn Dương, Vũng Áng ngày 22/4/16 ngay khi … cá đã chết đầy biển suốt ba tuần qua, mà vẫn cố tình bịt tai, che mắt làm ngơ trong chuyến thăm. Ông hoàn toàn không dám đề cập đến nguyên nhân thảm họa ĐANG xảy ra, cách ông chỉ vài trăm mét, mà vẫn không có một tiếng nói nào về tình trạng ô nhiễm môi trường biển Đông vì đã ngậm…10,5 tỷ Mỹ kim cho công trình nầy rồi.
- Còn Tân TT CS Nguyễn Xuân Phúc thì sao? Hôm (28/4), Văn phòng Chính phủ vừa thông cáo cho biết là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp hôm qua đã “chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phù hợp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng”.
Vì vậy, đã đến lúc toàn dân phải đứng lên đồng loạt xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của tập đoàn cộng sản Bắc Việt, một tập hợp của những thái thú biết nói tiếng Việt đang tiếp tay cho TC chuẩn bị Hán hóa lần thứ năm tại Việt Nam.
Và những người con Việt đã có tiếng nói. Đó là, ngày 27/04, một nhóm các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam đã đưa lên mạng bản “Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung”, sau một ngày nhận được hơn 500 chữ ký.
Trước đó, trên mạng lan truyền “Lời kêu gọi xuống đường vì môi trường” tại Hà Nội, Sài Gòn… vào ngày Chủ nhật 01/05.
Thưa Bà con,
Để kết luận, xin lập lại lời nói của nhà cách mạng Phan Bội Châu là:
“NƯỚC DƠ PHẢI LẤY MÁU MÀ RỬA!”
Xin Cám ơn Bà con,
Mai Thanh Truyết
Mùa Quốc hận 30/4/2016