Tanh Bành Cơ Chế CS Tầu
Phong trào chống tham nhũng của Chủ-tịch Tập Cận Bình đang lan rộng khắp Trung Quốc. Sau đây là năm điều quan trọng mà mọi người cần phải biết về cao trào này:
1. Phong trào này thực chất không phải để chống tham nhũng mà là để thanh trừng nội bộ:
Tập Cận Bình tuyên bố sẽ cương quyết dẹp sạch tham nhũng và bỏ tù các viên chức từ cao đến thấp, từ “cọp” đến “ruồi” trong đảng. Thế nhưng, sự thật lại không phải như vậy. Thực tế, họ Tập đang tiến hành một cuộc thanh trừng các phần tử chống đối trong nội bộ rất khốc liệt như vẫn thường thấy trong lịch sử trước đây. Ông ta không hề bỏ tù thân nhân của ông ấy, đang giàu nứt vách một cách nhanh chóng, và ông ta cũng không bỏ tù những quan tham nhưng hậu thuẫn cho ông ta. Ngược lại, họ Tập lại bỏ tù các phe cánh trong đảng chống đối ông ta, như bỏ tù Chu Vĩnh Khang chẳng hạn, nguyên trùm mật vụ an ninh đảng và cũng là người muốn đẩy mạnh việc chống tham nhũng.
2. Họ Tập đẩy các phe chống đối mình đoàn kết lại với nhau:
Họ Tập đang bỏ tù vây cánh của Hồ Cẩm Đào, và cũng đang có bằng chứng họ Tập tìm cách bắt Giang Trạch Dân, được cho là con “cọp” hung hiểm nhất đối với họ Tập.
Vây cánh Thuợng Hải của họ Giang và thế lực Đoàn Thanh Niên Cộng Sản của họ Hồ, từ lâu chọi nhau như nước với lửa, lần đầu tiên chưa từng thấy, đang đoàn kết lại để chống họ Tập. Điều này tạo ra một sức cuốn xoáy mãnh liệt bên trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc- Họ Tập càng gia tăng bắt bớ phe cánh chống mình bao nhiêu thì phe cánh chống mình lại càng đông và mạnh lên bấy nhiêu.
3. Thanh trừng nội bộ ảnh huởng đến quốc sách:
Giới chức Trung Cộng ngấm ngầm thừa nhận tăng trưởng kinh tế chỉ có 2,2% chứ không phải là 7% như loan báo chính thức. Đương nhiên, điều này dẫn đến tình trạng giới chóp bu đổ vạ cho nhau ở bên trong để chạy tội tạo ra nhiều đồn đãi ở Bắc Kinh về việc các viên chức bị cưỡng bức nghỉ hưu.
Cái trò đổ vạ cho nhau này rất nguy hiểm vì xảy ra ngay lúc đang có thanh trừng trong nội bộ đảng khốc liệt ngụy trang bằng cao trào chống tham nhũng của họ Tập; ai ai trong giới lãnh đạo cũng điều hoang mang lo sợ mình sẽ bị thanh trừng.
Và đương nhiên, với tình huống tâm lý như thế thì chẳng có viên chức nào muốn quyết định một điều gì cả. Vì thế, điều hành đất nước trở nên trì trệ.
4. Mị dân thì hay nhưng phản kháng trong dân chúng vẫn gia tăng:
Cao trào thanh trừng các viên chức tham nhũng được sự đồng tình của bình dân bá tánh. Hầu hết, chẳng ai nghĩ sâu hơn là họ Tập đang núp bóng phong trào này để thanh trừng nội bộ dữ dội vì mục đích chính trị quyền lực. Chỉ cần thấy các viên chức cao cấp đầy quyền uy bị tù tội là bình dân bá tánh cảm thấy khoan khoái rồi.
Tuy thế, sự đồng tình này của người dân không làm cho họ Tập từ bỏ độc tài. Ông ta đã tiến hành một chiến dịch quảng bá chủ nghĩa Mao rộng rãi nơi nơi, đả kích mọi hình thức tổ chức dân sự nằm ngoài sự khống chế của đảng cũng như đả kích các quyền tự do chính kiến, và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên huấn nhằm cũng cố “quán triệt” và giữ vững lập trường của đảng Cộng Sản (với giấc mơ “Trung Hoa Vĩ Đại”)
Quan điểm cực đoan của họ Tập khiến người dân Trung Quốc ngày một ghét bỏ ông ta và vì thế buộc các biện pháp cưỡng chế áp đặt tư tưởng quan điểm Mao lên đầu người dân phải ngày càng gia tăng do có nhiều chống đối.
5. Họ Tập làm banh nát Cộng đảng:
Ai cũng nghĩ rằng họ Tập nhanh chóng có toàn quyền khi trở thành Tổng Bí Thư đảng Cộng sản vào tháng 11 năm 2012. Nếu thực sự là như vậy, thì không việc gì ông ta phải gia tăng thanh trừng nội bộ. Mỗi lần thanh trừng là tạo ra thêm một thế lực thù nghịch bên trong cần phải khử trừ tận gốc mới an tâm.
Bất luận là họ Tập có thành công khi thanh trừng hay không thì ông ta cũng đang khiến nội lực đòan kết của đảng bị lung lay bằng cách phá hủy mọi quy lệ về các mối quan hệ vây cánh bảo vệ liên kết lẫn nhau bên trong giới chóp bu của đảng, tạo ra ổn định quyền lực cho đảng.
Họ Tập cũng phá nát các ước lệ nhằm ổn định nội bộ đảng. Hơn bốn chuc năm qua, các vây cánh khác nhau trong đảng lúc nào cũng cố duy trì sự cân bằng về nhân sự quyền lực bên trong đảng.
Sau thời kỳ sóng gió trong nội bộ dưới thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã cố dàn xếp mọi tranh chấp nội bộ bằng thỏa thuận chia sẽ quyền hành và quyền lợi giữa các vây cánh bên trong đảng. Họ Tập hoàn toàn đi ngược lại ý chỉ này của Đặng Tiểu Bình ngày trước. Quan niệm của họ Tập là chỉ có vây cánh của ông ta tồn tại mà thôi. Tất cả các vây cánh khác trong đảng phải bị diệt.
Cho nên ngay lúc này, đảng Cộng Sản Trung Quốc ngập tràn gió tanh mưa máu thanh toán thanh trừng trong nội bộ, hàng loạt các tin đồn về đảo chánh, ám sát rộ lên vào đầu năm 2012 khi họ Tập vừa bước lên ngôi, cũng như những tin đồn này lại rộ lên lần nữa vào năm 2014, 2015. Tin đồn, hầu hết là trật- tuy nhiên, các tin đồn này vẫn chứng tỏ có điều gì đó không ổn bên trong nội bộ cầm quyền Trung Cộng.
Sự bình ổn tạm thời của nền chính trị độc tài giúp Trung Quốc tăng trưởng trong thời gian qua đã đến hồi kềt thúc.
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
Breaking Apart the Communist System
1. It’s Not an Anti-Corruption Campaign
Xi Jinping has vowed to end corruption and jail both high- and low-level officials, “tigers” and “flies” in Communist Party lingo. That, however is not what he is doing. He is, in reality, conducting an old-fashioned political purge. He is not jailing his family members who have quickly amassed great wealth, and he is not going after his political supporters. Xi has, however, been incarcerating political opponents, like the notorious Zhou Yongkang, the former internal security czar, and anti-corruption campaigners.
2. Xi Jinping Is Uniting His Political Enemies
Xi is now jailing the high-level supporters of his immediate predecessor, Hu Jintao, and there is evidence to suggest he is also targeting Hu’s predecessor, Jiang Zemin, considered by many to be the biggest tiger of them all.
Jiang’s Shanghai Gang and Hu’s Communist Youth League, long-time rivals, are now, for the first time ever, working with common purpose against Xi. This has created a new dynamic in the Communist Party: the more Xi prosecutes his political foes, the more united—and stronger—his foes become.
3. The Campaign is Affecting Economic Decision-Making
Chinese officials are privately saying growth is 2.2%, not the 7.0% claimed. Not surprisingly, leaders are fighting among themselves over whom to blame and rumors are swirling around Beijing about forced retirements.
The blame game is particularly dangerous because it is occurring during the anti-corruption campaign, when many feel vulnerable. Beijing’s policymakers, as a result, are on edge.
As a practical matter, insecure officials do not want to grant approvals or make routine decisions, so economic decision-making has noticeably slowed.
4. The Campaign Is Popular but Repression Is Increasing
The campaign against venal officials appears popular among the ‘laobaixing,’ common folk. By and large, people do not care that Xi is conducting a fearsome political purge; they like seeing the high and mighty fall.
Yet the general popularity of the campaign has not convinced Xi to loosen political control. He has conducted Maoist “mass line” campaigns, implemented a prolonged attack on civil society and political speech, and initiated his signature movement promoting “ideological purification.”
Xi’s extremist positions do not resonate with most people, but they are enforced with increasingly coercive measures.
5. Xi Is Breaking Apart the Communist Party System
The dominant narrative is that Xi quickly consolidated his political position after becoming the Communist Party’s general secretary in November 2012. But if this were true, there would be no need for continued purges. Each purge creates new political enemies, who must then be eliminated.
Yet whether Xi is consolidating control or not, he is threatening the basis of Party rule by “deconstructing” the web of patronage relationships that keeps the ruling organization in power.
He has also been breaking established norms designed to ensure stability. For almost four decades, powerbrokers tried to maintain a delicate balance among the Party’s competing and shifting factions, groups and coalitions.
Deng Xiaoping, after Mao Zedong’s turbulent years, calmed the political waters by reducing the cost of losing political struggles, giving losers less incentive to struggle on and possibly tear the Party apart. Xi, however, is reversing the process, thereby destabilizing the system. His motto has been described by a Party insider as, “You die, I live.”
So at this moment the Communist Party looks headed to another round of debilitating leadership struggle, something evident from the series of rumors of coup plots and assassination attempts, especially in the first months of 2012 on the eve of Xi taking power, and again in 2014 and 2015. These rumors for the most part have been false, but clearly something was—and still is—amiss in elite circles.
The period of stability that everyone has taken for granted—and which has permitted China to prosper—appears to be coming to a close.