Ủy ban Bảo Vệ Ký giả (CPJ) Kêu Gọi FBI Điều Tra Lại Các Vụ Giết Nhà Báo Mỹ gốc Việt
New York, ngày 1-6-2016 – Bộ Tư pháp Mỹ phải mở lại cuộc điều tra về trường hợp năm nhà báo Mỹ gốc Việt đã bị giết trong khoảng thời gian từ giữa năm 1981 đến năm 1990, dựa trên thông tin do ProPublica và Frontline tìm thấy. Ủy ban Bảo vệ Ký giả cho biết hôm nay trong một buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia tại Washington, DC.
Khi FBI điều tra những vụ giết người và những vụ tấn công có động cơ chính trị khác trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, tập trung vào nhóm chống cộng Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, còn gọi là Mặt trận, mà các thành viên là cựu quân nhân từ miền Nam, Việt Nam, theo báo cáo của ProPublica/ Frontline. FBI đã không thể thu thập đầy đủ bằng chứng để theo đuổi việc truy tố vào thời điểm đó.
Giám đốc điều hành CPJ, ông Joel Simon nói: “Như kết quả của các thông tin mới của ProPublica và Frontline tiết lộ, chúng tôi kêu gọi Bộ Tư pháp mở lại cuộc điều tra về những vụ giết người này. Trên thế giới, các vụ giết người chưa được giải quyết của các nhà báo tạo ra một môi trường sợ hãi và tự kiểm duyệt. Trong khi những vụ giết nhà báo rất hiếm xảy ra ở Hoa Kỳ, vẫn có cùng động cơ [là làm cho mọi người sợ hãi và tự kiểm duyệt]. Đây là lý do vì sao những kẻ tìm cách bịt miệng báo chí thông qua bạo lực không bao giờ có thể được phép thực hiện thành công“.
Simon nói tại sự buổi họp báo cùng với ông Carlos Lauría, Điều Phối viên Chương trình, khu vực châu Mỹ của CPJ và ông Tú Nguyễn, con trai của Nguyễn Đạm Phong, là chủ biên và là phóng viên đã bị sát hại năm 1982. AC Thompson là người đã tìm hiểu các vụ giết hại này trong bộ phim “Khủng bố ở Little Sài Gòn”, bộ tài liệu và tập tài liệu nhiều kỳ đăng trên trang mạng của ProPublica/ Frontline, cung cấp những thông tin chi tiết về báo cáo của ông.
CPJ đưa ra thông tin về những vụ giết người này lần đầu tiên trong báo cáo hồi năm 1994, có tên: “Bịt miệng, Các vụ sát hại các nhà báo di dân ở Hoa Kỳ chưa được giải đáp” (Bản tiếng Anh: “Silenced, The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States.”). CPJ đã gửi một bức thư cho Sở Tư pháp vào ngày 1 tháng 4, yêu cầu họ có những hành động nhằm chấm dứt tình trạng vô can đối với các hồ sơ này.
Ngọc Thu dịch
Ủy ban Bảo vệ Ký giả
CPJ calls on FBI to reinvestigate murders of Vietnamese-American journalists
New York, June 1, 2016–The U.S. Department of Justice must reopen an investigation into the cases of five Vietnamese-American journalists killed between 1981 and 1990, based on information uncovered by ProPublica and Frontline, the Committee to Protect Journalists said today during a press conference at the National Press Club, in Washington, D.C.
When the FBI investigated the murders and other potentially politically motivated attacks in the Vietnamese-American community, it focused on the anti-communist group National United Front for the Liberation of Vietnam, also known as the Front, whose members were former military personnel from South Vietnam, according to a ProPublica/Frontline report. The FBI was unable to gather sufficient evidence to pursue prosecutions at the time.
“As a result of the new information revealed by ProPublica and Frontline, we urge the Department of Justice to reopen its investigation into these murders” said CPJ Executive Director Joel Simon. “Around the world, the unsolved killings of journalists creates an environment of fear and self-censorship. While journalists’ killings are rare in the United States, the same dynamic is at play. This is why those who seek to silence the press through violence can never be allowed to succeed.”
Simon spoke at the event alongside CPJ Program Director and Americas Senior Program Coordinator Carlos Lauría and Tu Nguyen, the son of Nguyen Dam Phong, a publisher and reporter murdered in 1982. A.C. Thompson, who examined the killings in “Terror in Little Saigon,” a ProPublica/Frontline documentary and Web series, provided details about his reporting.
CPJ first covered the murders in its 1994 report, “Silenced, The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States.” CPJ sent a letter to the Department of Justice on April 1, calling for action to end impunity in the cases.
CPJ is an independent, nonprofit organization that works to safeguard press freedom worldwide.
Kêu Gọi Mở Lại Hồ Sơ Về Chiến Dịch Khủng Bố Nhà Báo – ProPublica
Ủy Ban Bảo vệ Ký Giả (CPJ), một tổ chức vận động quốc tế nổi tiếng, đã yêu cầu Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho mở lại cuộc điều tra vụ năm nhà báo Mỹ gốc Việt bị sát hại trong thời gian từ năm 1981 tới 1990.
Những tội ác chưa được giải quyết này là các sự kiện nghiêm trọng nhất trong một chuỗi hành vi khủng bố mà FBI cho rằng đã làm rúng động cộng đồng người Việt tại Mỹ trong suốt thập niên 1980. Nạn nhân đều là những người Việt tỵ nạn làm việc cho những tờ báo và tạp chí nhỏ ở Virginia, California và Texas.
Làn sóng bạo lực bị quên lãng này là chủ đề của một bộ phim tài liệu truyền hình và một loạt các bài báo đã được ProPublica và Frontline tường thuật. Bản tường trình, dựa trên hàng ngàn trang tài liệu FBI vừa được giải mật và hơn 100 cuộc phỏng vấn được tiến hành tại Mỹ, Thái Lan, và Việt Nam, đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa các vụ giết người và một nhóm chống Cộng bằng bạo lực mang tên Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, còn được gọi tắt là Mặt Trận.
Năm cựu thành viên của Mặt Trận – được thành lập tại Hoa Kỳ bởi một số cựu sĩ quan quân đội VNCH không chấp nhận bại trận dưới tay Cộng sản, thổ lộ với các cơ quan báo chí rằng Mặt Trận đã thành lập một nhóm sát thủ chuyên dụng dùng để triệt tiêu hoặc đe dọa những người bị cho là kẻ thù của họ. Đồng thời, một cựu lãnh đạo Mặt Trận thừa nhận đã từng tham dự một cuộc họp để bàn mưu ám sát giám đốc một nhà xuất bản, nhưng cuối cùng họ quyết định không ra tay.
“Khắp thế giới, các vụ ám sát ký giả không được giải quyết ổn thoả sẽ tạo ra một bầu không khí sợ hãi và tự kiểm duyệt”, Joel Simon, Giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, nói. “Mặc dù ở Mỹ những trường hợp nhà báo bị thủ tiêu hiếm khi xảy ra, nhưng ảnh hưởng của nó cũng tương tự. Đây là lý do tại sao ta không thể cho phép những kẻ tìm cách bịt miệng báo chí bằng bạo lực được tự tung tự tác”.
Trong một bức thư gửi Bộ Tư Pháp, CPJ cho biết ProPublica và Frontline đã “tìm ra một số bằng chứng mới có thể giúp cơ quan chức năng mở điều tra ra những phương hướng khác, cũng như cho phép họ kiểm tra lại một số chứng nhân đầu mối có tiềm năng giải mã chuỗi giết người khủng khiếp này. Đáng chú ý là bằng chứng mới còn có sự thừa nhận của vài cựu thành viên Mặt trận rằng nhóm sát thủ đã nhúng tay vào ít nhất hai vụ ám sát”.
Đây không phải là lần đầu tiên CPJ bắt tay vào vụ việc. Khoảng hai thập niên trước, CPJ đã đưa ra một bản tường trình đầy đủ có tựa đề “Silenced: The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States” (tạm dịch: Những vụ sát hại nhà báo di dân chưa được giải mã ở Mỹ) và yêu cầu Bộ Tư Pháp đưa các vụ giết người này lên hàng ưu tiên cho nhà chức trách liên bang. (Paul Steiger, Giám đốc điều hành của ProPublica, từng là chủ tịch của CPJ; Richard Tofel, giám đốc của ProPublica, hiện nay phục vụ trong hội đồng quản trị của CPJ).
Sau một loạt điều tra trong quy mô nhỏ tại các khu vực, FBI đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm quốc gia vào đầu thập niên 1990 để truy lùng thủ phạm, tập trung chủ yếu vào các thành viên Mặt Trận được xem là nghi phạm chính trong các vụ giết người. Nhân viên điều tra tin rằng Mặt Trận muốn nhắm vào các nhà báo có quan điểm chính trị khác biệt, hoặc không đồng ý với cái kế hoạch không tưởng của họ nhằm lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam bằng một cuộc nổi dậy vũ trang du kích.
Trong một biên bản của FBI do ProPublica và Frontline thâu thập được, một nhân viên FBI đã nói thẳng: Mặt Trận “đã tiến hành một chiến dịch để dập tắt mọi chống đối”.
Nhưng sau đó FBI bỗng giải tán lực lượng đặc nhiệm này mà không thực hiện bất kỳ vụ bắt giữ nào. Họ trả các hồ sơ ấy lại cho cảnh sát địa phương và cho đến nay không mấy ai tại địa phương quan tâm đến việc xét lại các vụ án giết người đó.
Trong một tin nhắn cho ProPublica và Frontline năm ngoái, FBI cho biết cuộc điều tra tội phạm của họ được “hướng dẫn bởi các chuyên gia FBI giàu kinh nghiệm, đã thu thập được nhiều bằng chứng và tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn trong khi làm việc chặt chẽ với luật sư của Bộ Tư pháp để xác định những kẻ chịu trách nhiệm về các tội ác, và tìm công lý cho nạn nhân”. Mặc dù với bao nhiêu nỗ lực đó, “nhân viên Bộ Tư pháp và FBI kết luận rằng cho đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để truy tố”.
Các vụ giết người bắt đầu ở San Francisco, khi nhà báo 27 tuổi Dương Trọng Lâm bị bắn chết bên ngoài căn chung cư của ông ở quận Tenderloin của thành phố. Một bản tuyên cáo đã được gửi đến các cơ quan truyền thông ngay sau đó, nhận lãnh trách nhiệm và nói rằng ông Lâm bị giết vì quan điểm thiên tả trên tờ báo của ông.
Một năm sau, năm 1982, kẻ sát thủ đã phục kích nhà xuất bản Nguyễn Đạm Phong tại nhà riêng ở Houston, bắn ông ta 7 lần với súng Colt 45 và bỏ mặc ông chết trên sân đậu xe trước nhà. Mặc dù là một người chống Cộng quyết liệt, trên tờ bán nguyệt san của mình ông Đạm Phong thường chỉ trích Mặt Trận và cái ước mơ không tưởng của họ về việc lật đổ chế độ Hà Nội bằng lực lượng vũ trang. Trước khi bị ám sát, ông Phong đã nhận một loạt những lời đe dọa từ Mặt Trận.
Vào năm 1987, nhà báo Phạm Văn Tập đã chết ngộp khi văn phòng làm việc của ông ở Garden Grove, California bị phóng hỏa. Một bản tuyên cáo đã được gửi tới các cơ quan truyền thông sau đó cho biết ông Tập bị giết vì dám đăng quảng cáo cho các công ty tham gia buôn bán với Việt Nam. Theo những người chống Cộng bằng vũ lực thì đấy là một hành vi phản quốc.
Những kẻ sát thủ sau đó đã bắn chết 2 nhân viên của một nguyệt san ở Virginia bằng súng lục 0,38 ly. Hai vụ giết người xảy ra cách nhau khoảng 10 tháng, vào năm 1989 và 1990. Trong cả hai trường hợp — Đỗ Trọng Nhân là nhà thiết kế báo, Lê Triết là biên tập viên – giới chức trách đều cho là cuộc tấn công ngay bên ngoài tư gia của họ đã được lên kế hoạch kỹ càng. Vợ của ông Triết cũng bị giết cùng với chồng.
Hai nạn nhân này đều làm việc cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong, một tạp chí nổi tiếng với những bài châm biếm chỉ trích Mặt Trận.
Ngoài những vụ giết người này còn có ít nhất một vụ mưu sát khác. Một tay súng ở Fresno, California, đã bắn một viên đạn 0,38 ly vào mặt nhà văn và nhà hoạt động Đoàn Văn Toại, người đã công khai thách thức Mặt Trận trên tờ Los Angeles Times. Ông Toại may mắn thoát chết. Căn phòng trong bệnh viện nơi ông hồi phục phải được nhân viên vũ trang bảo vệ cẩn mật.
Chưa một ai bị bắt sau vụ mưu sát đó.
A.C. Thompson đảm trách lãnh vực hình sự cho ProPublica. Ông đã làm nghề phóng viên 12 năm, chủ yếu ở vùng Vịnh San Francisco.
Tác Giả: A.C. Thompson
Dịch Giả: Trần Văn Minh/ Hiệu Đính: ianbui
Ba Sàm
***
A Call to Reopen Investigation of Terror Campaign Against Journalists
by A.C. Thompson
ProPublica, May 31, 2016, 1:08 p.m.
A prominent international advocacy group, the Committee to Protect Journalists, has asked the U.S. Department of Justice to reopen its probe into the murders of five Vietnamese-American journalists killed between 1981 and 1990.
The crimes, which remain unsolved, were the most serious incidents in what the FBI came to believe was a string of domestic terror crimes that convulsed the Vietnamese-American community throughout the 1980s; the victims, refugees of the Vietnam War, worked at small newspapers and magazines in Virginia, California and Texas.
This largely forgotten wave of violence was the subject of a television documentary and aseries of articles reported jointly by ProPublica and Frontline. The reporting, built on thousands of pages of newly declassified FBI documents and more than 100 interviews conducted in the U.S., Thailand, and Vietnam, found clear links between the murders and a violent anti-Communist group called the National United Front for the Liberation of Vietnam, known simply as the Front.
Five former members of the Front — founded in the U.S. by onetime South Vietnamese military officers unwilling to concede defeat at the hands of the Communists back home, told the news organizations that the Front operated a death squad dedicated to eliminating or intimidating its perceived enemies. As well, one former Front leader admitted attending a meeting where the ultimately abandoned notion of assassinating a newspaper publisher was discussed in detail.
“Around the world, the unsolved killings of journalists creates an environment of fear and self-censorship,” said Joel Simon, executive director of the Committee to Protect Journalists. “While journalist killings are rare in the United States, the same dynamic is at play. This is why those who seek to silence the press through violence can never be allowed to succeed.”
In a letter sent to the Justice Department, CPJ said ProPublica and Frontline had “uncovered new evidence which could provide new avenues of investigation for law enforcement, and which warrant a fresh review of potential leads to solve this horrific string of murders. Notably, the new evidence includes the admission by former Front members that the group was responsible for the murders of two of the journalists.”
It is not the first time CPJ has taken up the cause. Some two decades ago, the organization produced an extensive report titled “Silenced: The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States,” and petitioned the Justice Department to make the slayings a priority for federal law enforcement. (Paul Steiger, executive chairman of ProPublica, once served as chairman of CPJ; Richard Tofel, ProPublica’s president, today serves on CPJ’s leadership council.)
After a series of small-scale regional investigations, the FBI formed a national task force in the early 1990s to examine the crimes, focusing heavily on Front members as suspects in the murders. Agents came to believe the Front was targeting journalists who espoused differing political views or disagreed with the group’s far-fetched plans to overthrow the Communist regime in Vietnam through a guerrilla uprising.
In one FBI memo obtained by ProPublica and Frontline, an agent put it bluntly: The Front “had undertaken a campaign to silence all opposition to it.”
But the bureau shut down the task force without making any arrests, and returned the murder cases to the jurisdiction of local police agencies, which have so far exhibited little interest in re-examining the killings.
In a statement to ProPublica and Frontline last year, the FBI said its examination of the crimes had been “led by experienced FBI professionals who collected evidence and conducted numerous interviews while working closely with Department of Justice attorneys to identify those responsible for the crimes and seek justice for the victims.” Despite those efforts, “DOJ and FBI officials concluded that, thus far, there is insufficient evidence to pursue prosecution.”
The murders began in San Francisco, when a 27-year-old newsletter publisher, Duong Trong Lam, was fatally shot outside his apartment in the city’s Tenderloin district. A written communiqué sent to media outlets took responsibility for the killing and stated that Lam was murdered because of the leftist views published in his newsletter.
A year later, in 1982, an assassin — or assassins — ambushed publisher Nguyen Dam Phong at his Houston home, shooting him seven times with a .45 caliber handgun and leaving him to die in his driveway. Though he was a staunch anti-Communist, Dam Phong often criticized the Front and its dreams of toppling the Hanoi regime through force of arms in his bi-weekly newspaper. He had received a stream of threats from the Front before his death.
Magazine publisher Pham Van Tap died when arsonists set fire to his Garden Grove, California, office in 1987. A communiqué distributed to the media said Tap was targeted for running ads for companies that engaged in trade with Vietnam, which was seen by militant anti-Communists as an act of treason.
Assailants armed with .380 caliber pistols later shot to death two staffers at a monthly Virginia magazine. The murders occurred about 10 months apart in 1989 and 1990. Both victims — Do Trong Nhan was a layout designer, Le Triet was a columnist — were slain in what the authorities regarded as well-planned attacks just outside their homes. Triet’s wife was also murdered.
The men worked for Van Nghe Tien Phong magazine, which was well known for its caustic criticism of the Front.
In addition to the murders, there was at least one near-fatal shooting. A gunman in Fresno, California, put a .380 caliber bullet in the face of writer and activist Doan Van Toai, who had challenged the Front in the pages of the Los Angeles Times. Toai survived the shooting, recovering in a hospital room protected by armed guards.
No one has ever been arrested in his attack.
A.C. Thompson covers criminal justice issues for ProPublica. He has been a reporter for 12 years, mostly in the San Francisco Bay area.
Trong cuộc họp báo này Ký giả AC Thompson của ProPublica đã phát biểu về cuốn phim ông thực hiện cho ProPublica và chương trình Frontline (PBS).
Ông Nguyễn Thanh Tú, con trai ký giả Đạm Phong – một trong năm ký giả di dân người Mỹ gốc Việt bị ám sát trong những năm 1980, cũng đã lên tiếng kêu gọi Bộ Tư Pháo Hoa Kỳ mở lại cuộc điều tra những vụ giết người cầm bút chưa được giải quyết thoả đáng từ hơn 30 năm qua.
Ông Joel Simon của Uỷ ban bảo vệ Ký giả cho rằng đã có đủ bằng chứng để mở lại hồ sơ điều tra những vụ ký giả Mỹ gốc Việt bị sát hại và muôốn có cuộc họp với Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.
Bài phát biểu của ông Nguyễn Thanh Tú tại cuôc họp báo ở Washington, D.C.
Xin chào Quý Vị
Tôi là Nguyễn Thanh Tú, con trai của cố ký giả Đạm Phong.
Qua hơn ba thập niên, tôi nghĩ rằng cha tôi đã sai khi quyết bảo vệ niềm tin của Ông. Vì nhất định không thoả hiệp về đạo đức của người làm báo, ông đã mất mạng.
Tôi mất người cha, người thầy và cũng là người bạn. Gia đình tôi mất đi người đứng đầu. Láng giềng của tôi mất đi một công dân khả kính. Cộng đồng của tôi mất đi một tiếng nói kiên định. Và ngành báo chí mất đi một ngòi bút bất khuất.
|
Khi tôi lớn lên, nỗi tức giận vì mất cha đã dần nhường chỗ cho niềm kính trọng. Cha tôi biết ông đang gặp hiểm nguy. Chúng tôi đã bàn về chuyện đó. Trong khoảng thời gian trước khi Ông bị sát hại, chúng tôi thậm chí đã cùng đối mặt với những kẻ trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Họ cố gắng mua chuộc. Đe dọa sẽ dùng bạo lực. Nhưng vô ích.
Đối với cha tôi, tự do báo chí là thiêng liêng. Đó là lý do khởi thuỷ để chúng tôi rời bỏ Việt Nam và sang đây. Tôi nhớ Ông hay nói với mọi người, tôi không chọn ngành báo chí mà ngành báo chí đã chọn tôi. Ông không lùi bước. Và Mặt Trận Hoàng Cơ Minh không bỏ cuộc.
Ông chiến đấu bằng chữ nghĩa. Họ dùng súng đạn.
Vụ sát hại cha tôi và bốn nhà báo người Mỹ gốc Việt khác đã diễn ra từ năm 1981 đến năm 1990. Chuyện đã cũ, có thể một số người nghĩ vậy. Nhưng không cũ đối với tôi và gia đình tôi, và cũng không cũ đối với tất cả những ai – như tôi – tin rằng chuyện này chưa kết thúc cho đến khi vụ án được mở lại và thủ phạm bị đưa ra trước ánh sáng công lý.
|
Nguyễn Đạm Phong – cha của tôi – sẽ đồng ý với buổi họp báo hôm nay. Cùng với tôi trên bàn tham luận là những nhà báo chịu trách nhiệm chiếu rọi ánh sáng lên hồ sơ bị lãng quên từ lâu về các nhà báo Mỹ gốc Việt bị sát hại ngay trên đất Mỹ. Trước mặt tôi, quý vị là các nhà báo mà tôi hy vọng sẽ đưa câu chuyện này đi xa hơn nữa.
Câu chuyện về các nhà báo bị sát hại không cũ, cha tôi chắc sẽ nói thế. Mười nhà báo đã bị giết chết trên thế giới trong năm nay. Gần 1.200 nhà báo đã thiệt mạng kể từ năm 1992. Tự do báo chí vẫn còn bị vây hãm, và trách nhiệm của các nhà báo là phải nói lên những gì đang xảy ra, cũng như những gì đã bị bụi thời gian bao phủ.
Thời cha tôi hành nghề báo chí, chúng ta không thể tưởng tượng được sẽ có một ngày mà nhiều chục ngàn người Việt Nam túa ra đường để chào đón Tổng thống Obama tại Việt Nam. Vậy mà điều đó đã xảy ra. Tổng Thống Hoa Kỳ đã đến thăm Hà Nội và nói về nhân quyền ngay tại thủ đô của nước Cộng sản ấy. Đó là một ngày mới, ngoại trừ một điều.
Vụ giết hại năm nhà báo ở Mỹ vẫn chưa có đáp số. Cho tôi được nói rõ, lòng tôi đã thanh thản với quyết định của cha tôi khi xưa. Song lẽ, vẫn phải mở lại cuộc điều tra và đem lại công lý lúc này. Không chỉ cho cha tôi. Không chỉ cho tôi và gia đình tôi. Mà cho tất cả những ai theo đuổi chân lý bằng ngành báo chí.
Sẽ cập nhật thêm hình ảnh và video toàn cảnh cuộc họp báo của Uỷ Ban Bảo Vệ Ký Giả
Nguyên văn tiếng Anh:
Good afternoon, my name is Tu Thanh Nguyen.
I spent more than three decades thinking my father was wrong for standing up for his beliefs. Refusing to compromise on his journalistic ethics cost him his life.
I lost my father, my mentor and my friend. My family lost the head of our household. My neighborhood lost one of its most respected citizens. My beloved Vietnamese community lost an unwavering voice. And journalism lost a champion.
As I’ve grown older, the anger I felt at losing my father has evolved into respect. He knew what he was risking. We talked about it. In the time leading up to his murder, we even faced the Front (Mat Tran) together. They tried bribes. Threats.Violence. Nothing worked.
To him, freedom of the press was sacred. It is why we originally came here from Vietnam. I remember him telling people, I didn’t pick journalism. Journalism picked me. He would not back down. And they would not back off.
He fought with words. They used bullets.
My father’s murder and the murders of four other Vietnamese American journalists took place between 1981 and 1990. Old news, some may say. Not to me. Not to my family. And not to all who believe – as I do – that this story does not end until the case is reopened and the guilty are brought to justice.
Nguyen Dam Phong – my father – would approve of this gathering. With me on the panel are journalists responsible for shining light on a long forgotten case of Vietnamese American journalists murdered right on U.S. soil. Before me are journalists who will hopefully carry the story a bit further down the field.
The story of murdered journalists is not old, my father would say. Ten journalists have been killed this year worldwide. Nearly 1,200 have been killed since 1992. Freedom of the press remains under siege, and it is up to reporters to tell what is happening, as well as what has been covered up by the sands of time.
When my father was reporting, we could not imagine the day when Vietnamese came out in the tens of thousands to welcome President Obama in Vietnam. Yet here we are. The President has visited Hanoi and spoken about human rights right in the heart of that Communist country. It is a new day except for one thing.
The murders of five journalists in America have never been solved. Let me be clear. I have come to peace with my father’s decision. Still, the day has arrived for the investigation to be reopened, and for justice to finally be served. Not just for him. Not just for me and my family. But for all those who pursue truth through journalism.
Trân trọng,
Nguyễn Thanh Tú,
Con trai của một người cầm bút bị giết
trong việc theo đuổi chân lý và công lý