Trung Quốc là một nước lớn trong thời hiện đại nhưng lại là một nước yếu hèn trong dĩ vãng. Năm 1840 hạm đội Anh chiếm Quảng Châu, triều đình nhà Thanh phải ký Điều Ước Nam Kinh nhục nhã. Năm 1937 phát xít Nhật tấn công Trung Quốc và dần dần chiếm đóng toàn bộ nước này.
Nếu nói về chiến lược quyết định phương hướng tương lai của một quốc gia, không nên quên rằng : khi chiến lược đúng đắn thì nhanh chóng phát triển, còn khi chiến lược sai lầm thì dù là nước lớn cũng có thể suy yếu. Một chiến lược đúng đắn là phải biết phát huy thế mạnh của quốc gia, trong đó có thế mạnh của biển.
Biển là môi sinh của sự sống. Trái đất có biển mới có các loài sinh vật, có loài người. Biển là quà tặng vô giá của thiên nhiên, là thế mạnh của quốc gia giáp biển. Trung Quốc có 10.000 km biển. Lẽ ra họ phải biết tận dụng ưu đãi ấy từ lâu. Nhưng dân tộc này có truyền thống đại lục, nên họ coi nhẹ biển, không dám vượt biển xa và không đi khắp thế giới đ̣ể mở rộng tầm mắt.
Khác với Trung Quốc, phương Tây là vùng ba biển : địa trung hải, biển Adriatic và biển Aegean. Ba biển này tạo hoàn cảng địa lý sinh ra nền văn minh phương Tây rực rỡ. Văn minh phương Tây trở thành giòng chính của văn minh thế giới và văn minh Trung Hoa tụt xuống hàng thứ yếu.
Thực ra khi lịch sử thế giới chuyển từ thời đại lục địa sang thời đại biển cả thì nhà hàng hải lớn người Trung Quốc Trịnh Hoà, trong thời gian 1405-1433 đã từng khám phá ra thế giới trước cả Vasco De Gama và Christopher Columbus. Nhưng sau khi Trịnh Hòa chết thì triều đình nhà Minh đã đình chỉ việc đưa thuyền bè của nhà vua đị quá xa.
Tư duy đại lục thiển cận ấy đã làm suy yếu Trung Quốc. Từ sau năm 1894 Trung Quốc bị nước ngoài tấn công tứ phía. Năm 1894 toàn bộ hạm đội Bắc Dương của nhà Thanh bị tiêu diệt. Trung Quốc bị các nước phương Tây và Nhật Bản sâu xé. Trong khi đó, nước Mỹ tuy sinh sau đẻ muộn nhưng nhờ nhà chiến lược biển vĩ đại Alfred Mahan đã trở thành vững mạnh nhất thế giới, và bây giờ vẫn là siêu cường số 1 của toàn cầu.
Mãi đến giữa thập niên 70 của thế kỷ 20 Trung Quốc mới thất sự coi trọng chiến lược biển. Trước đó, cho đến đầu thập kỷ 1980 hải quân Trung Quốc chỉ biết tới chiến lược “phòng ngự biển gần”. Sau mấy chục năm cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc tiến lên vị trí hàng đầu thế giới. Lúc đó Trung Quốc mới chuyển sang thực hiện chiến lược “biển xanh” nhằm đưa hải quân của cường quốc này lên vị trí hàng đầu Châu Á.
Từ năm 2007 Bắc Kinh tìm mọi cách để phát triển quyền lực biển xuống phía nam tức vùng Biển Đông của Việt Nam. Với dã tâm đó, Bắc Kinh dựng thuyết “đường chín đoạn” và tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Trong vòng mấy năm nay, chiến lược biển của Bắc Kinh đặc biệt chú trọng vào Biển Đông cuả Việt Nam.
Chiến lược biển của Trung Quốc năm 2014: xây dựng cường quốc biển.
Ngày 29-4-2014, Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Phát Triển Biển (VNCCLPTB) của Bắc Kinh cử hành long trọng nghi thức công bố “Báo Cáo phát Triển Chiến Lược Biển Trung Quốc năm 2014”. Đây là bản báo cáo đầu tên của ban lãnh đạo mới Tập Cận Bình- Lý Khắc Cường.
Báo cáo gồm 7 phần, chia làm 20 chương. Phần 1 : Hoàn cảnh vĩ mô phát triển biển cuả Trung Quốc; Phần 2 : Tăng cường quản lý tổng hợp biển; Phần 3 : Phát triển kinh tế biển; Phần 4 : Nâng cao năng lực khai thác tài nguyên biển; Phần 5 : Gĩư gìn môi trường sinh thái biển; Phần 6 : Bảo vệ quyền lợi biển quốc gia; Phần 7 : Xây dựng cường quốc biển (phần này đặc biệt có 2 chương).
Xây dựng cường quốc biển mang sắc thái Trung Quốc là phần mới tăng thêm trong báo cáo nói trên. Điểm mới trong chiến lược biển của Trung Quốc hiện nay là chủ động gây hấn, dùng sức mạnh để giải quyết mọi tranh chấp biển đảo với các nước xung quanh chứ không còn dấu mình chờ thời nữa. Do theo đuổi chiến lược gây mất ổn định này Trung Quốc đang chốc lấy sự giận dữ của các quốc gia liên quan.
Tại biển Hoa Đông, việc Bắc Kinh gây căng thẳng với Nhật về vấn đề đảo Điếu Ngư ngày càng làm cho họ bế tắc. Thái độ hung hăng của Trung Quốc khiến cho thủ tướng Nhật Abe đưa ra chủ trương tăng ngân sách quốc phòng, dọa sửa đổi hiến pháp hoà bình năm 1945 để Nhật có một quân đội thực sự chứ không phải là lực lượng tự vệ như cũ nữa. Ngoài ra Nhật cũng củng cố thêm tình đồng minh với Mỹ cho nên Trung Quốc khó có thể làm gì mạnh tay hơn.
Tại Biển Đông, lợi dụng sự thiếu đoàn kết của ASEAN, Trung Quốc ra sức lấn tới. Gần đây nhất Bấc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp sự phản đối quyết liệt của nước này. Hai tháng sau, trước áp lực phản kháng của Việt Nam Bắc Kinh lại rút giàn khoan đi. Nếu không họ sẽ tiếp tục lấn tới và đưa giàn khoan chạy khắp “đường chín đoạn”.
Tạp chí The National Interest của Mỹ nhận xét : việc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Bắc Kinh đã phạm bốn sai lầm chiến lược : thứ nhất, động thái này đã vượt qua giới hạn chịu đựng của Việt Nam, buộc Việt Nam phải tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ; thứ hai, hành động của Trung Quốc vi phạm các quy định trong DOC làm các nước trong khu vực nghi ngờ ý đồ thực sự của Bắc Kinh, sự nghi ngờ này có thể gây ra một làn sóng “dân tộc chủ nghĩa” bài Trung Quốc tại ASEAN; thứ ba, bằng việc cho tầu bảo vệ giàn khoan Trung Quốc đã để mất cái cớ cho chủ trương hiện đại hóa quân sự của họ; thứ tư, những hành động tương tự như trên có thể gây bất ổn cho an ninh khu vực và tạo ra trở ngại cho Bắc Kinh trong việc tái cơ cấu nền kinh tế và duy trì tăng trưởng bền vững.
Do chính sách tuyên truyền lứa bịp kéo dài nhiều năm Bắc Kinh đã làm cho dân chúng các nước nhỏ trong vùng mất tín nhiệm và mang lại hận thù cho đất nước.
Bắc Kinh được tấm gương của Nga khuyến khích
Sau khi Nga sát nhập thành công Crimea của Ukraine vào Liên Bang Nga, Trung Quốc nhiễm tâm lý bái phục Putin và nghĩ rằng họ có thể làm giống vậy đối với các nước trong vùng Biển Đông. Nhiều người Trung Quốc hiện nay đang suy nghĩ theo 4 hướng sau đây :
1/ Bản chất chính trị quốc tế ngày nay là chính trị cường quyền, chính trị nước lớn. Vì thế nên không có chính nghiã, dân chủ, nhân quyền, luật pháp gì cả. Chỉ cần sức mạnh quốc gia.
2/ Lợi ích quốc gia là tiêu chuẩn duy nhất để quyết định đường lối và chính sách của một nước. Khi thời cơ đến thì phải cướp thời cơ và không ngại phải trả giá.
3/ Phải nhận định là các lãnh thổ trọng yếu sẽ quyết định sự thành bại của quốc gia. Biển Đông là sân sau quan trọng của Trung Quốc. Nếu không kiểm soát được Biên Đông thì Trung Quốc sẽ thua Mỹ trong keo vật ngày hôm nay.
4/ Sức mạnh của quân đội quyết định sự được hay mất lãnh thổ, vì thế mà Trung Quốc phải đóng quân tại Trường Sa.
Với chiến lược nói trên Trung Quốc bóc lần bộ mặt hòa bình giả tạo, lộ rõ bản chất hiếu chiến kém văn minh trong tham vọng chiếm trọn Biền Đông. Vì thế mà nhân dân các nước nhỏ ở vùng Đông Nam Á và nhân dân thế giới phản đối ngày càng quyết liệt.
Phản đối quyết liệt nhưng các nược nhỏ ở vùng Đông Nam Á có rất ít “lá bài hữu hiệu” để đáp trả Trung Quốc. Cả Hà Nôi và Manila đều kêu gọi sự hỗ trợ của ASEAN, nhưng ASEAN tiếp tục né tránh. Vì thế yếu Việt Nam không dám nổ súng trước và cứ như vậy Việt Nam phải cắn răng chịu nhục. Tuy nhiên sức chịu đựng của con người có hạn và nếu chiến tranh xảy ra thì không biết thế giới sẽ ra sao.
Mỹ cần can thiệp nhanh hơn và mạnh mẽ hơn
Mỹ đã lớn tiếng phê phán các hành động đơn phương của Trung Quốc tại Biển Đông nhưng vẫn chưa có một chiến lược toàn diện để đối phó. Nếu tình hình kéo dài, vị thế của Mỹ ở Biển Đông sẽ bị suy giảm. Người dân trong vùng bị Bắc Kinh ăn hiếp. ước mong Hoa Kỳ sẽ thực hiện những biện pháp cứng rắn hơn :
Một là Mỹ nên lên án mạnh mễ các mưu đồ nhằm thay đổi nguyên trạng của Trung Quốc.
Hai là Mỹ phải có biện pháp cụ thể để bảo đảm an ninh hàng hải và áp dụng ngay UNCLOS 1982. Mỹ phải tuyên bố rõ ràng hơn việc bác bỏ “đường lỡi bò chín đoạn”.
Ba La Mỹ nên thúc đẩy và thảo luận nghiêm túc một bộ quy tắc ứng xử lâu dài cho tranh chấp. Nói chung Mỹ phải có phản ứng quyết liệt nhiều hơn nữa. Người dân trong vùng mong đợi lời tuyên bố oai hùng của ngoại trưởng Rex Tillerson sớm trở thành sự thật.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 4 năm 2017
DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC
KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]
Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, tập thể, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation]. Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.
Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo. Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.