Cương lĩnh “Xây Dựng Đất Nước Trong Thời kỳ Qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) phổ biến ngày 15 tháng 9 cho nhân dân vạch lá tìm sâu đến ngày 31 tháng 10 năm 2010 có gì mới không mà báo chí đảng đã vội khóac cho Văn kiện này chiếc áo đơm vàng kết bạc như là ” tuyên ngôn chính trị của Đảng” để ” xác lập con đường xây dựng, lãnh đạo đất nước trong 10 năm tới” ?
Nêu câu hỏi như thế có qúa đáng không ? Nhất định không, bởi vì Văn kiện quan trọng này dù đã được một Ban nghiên cứu bàn qua tán lại từ năm 2006 trước khi nạp cho Bộ Chính trị (15 người) họp 2 lần và 3 lần Hội nghị thảo luận của Ban Chấp hành Trung ương đảng trong 2 năm 2009 và 2010 cùng hàng chục các cuộc họp nghiên cứu, góp ý của các Nhà tư tưởng, khoa học, học gỉa, cựu lãnh đạo, lão thành cách mạng v.v… thế mà có đốt đuốc mà tìm cũng chả thấy gì mới hơn nội dung của Cương lĩnh nguyên thủy năm 1991.
Hãy nghe Ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp nói với báo Tuần Việt Nam ngày 30-8-2010 :” Tôi có tham gia một số hội thảo bàn về văn kiện đại hội XI, lúc đầu nói sẽ sửa đổi cương lĩnh, anh em chờ đợi, hi vọng rất nhiều nhưng bây giờ đọc lại dự thảo sửa đổi thì có thấy sửa gì nhiều đâu. Có người nói đó là bước lùi chứ không phải là cải tiến.
Giải thích vì sao cũng khó. Phải chăng trước hết vì nhận thức của chúng ta? Cũng có thể do ta thỏa mãn với những gì đã đạt được. Có người thấy cương lĩnh như thế là cơ bản lắm rồi.”
Không phải chỉ có ông Lộc mới chán nản như thế mà ai đọc Cương lĩnh mới rồi đem so với những điều đảng nói trong Cương lĩnh ra đời từ 19 năm trước, cộng thêm với những việc đảng đã và còn đang làm, nhất là về mặt tự do, dân chủ thì ai cũng muốn đảng trả lại dân những khỏan tiền và thời gian các cấp lãnh đạo đã hoang phí để nặn ra Văn kiện đầu Ngô mình Sở này.
CƯƠNG LĨNH NÓI CHO AI ?
Trước nhất, đảng viết : “Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 80 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.”
Như vậy thì “sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam” của đảng CSVN xác quyết trong Cương lĩnh có nghĩa lý gì không hay chỉ là những lời ở đầu môi chót lưỡi như bao nhiêu năm qua ?
Đối với đội ngũ Trí thức, Cương lĩnh cũng chỉ vuốt ve hời hợt bằng một câu ngắn : “Đào tạo, bồi dưỡng, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước. Xây dựng đội ngũ những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước.”
Viết như thế thì đảng có biết ngượng không ?
Như vậy rõ ràng mục đích của Quyết định 97 là ngăn cấm không cho các Tổ chức nghiên cứu của giới Trí thức độc lập được phổ biến cho dân chúng biết kết luận nghiên cứu và phản biện của họ đối với chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước trên danh nghĩa tập thể của Tổ chức.
Ngược lại các Tổ chức chỉ được phép gửi kết qủa nghiên cứu và ý kiến của họ đến các cơ quan của đảng và nhà nước.
Vì hành động phản dân chủ, coi thường đóng góp của Trí thức mà 16 Nhà Trí thức được coi như hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lịnh vực của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) duy nhất ở Việt Nam đã tuyên bố giải tán kể từ ngày 14-09-2009, một ngày trước khi Quyết định 97 cí hiệu lực, để bảo vệ uy tín và nhân cách.
Viện này do Nhà giáo nổi tiếng Hoàng Tụy làm Chủ tịch Hội đồng qủan trị và Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Viện trưởng.
Các Nhà Trí thức của IDS đã lên án Quyết định 97 là ” phản khoa học , phản tiến bộ và phản dân chủ”
Họ nói rằng nếu chấp nhận hoạt động theo Quyết định 97 thì họ “không thể làm tròn trách nhiệm công dân và nghĩa vụ người trí thức của mình.”
Bằng chứng thứ hai đảng coi thường Trí thức được chứng minh qua vụ đảng đã bỏ ngòai tai chống đối quyềt liệt của hàng ngàn chữ ký chống việc đảng để cho các Công ty của Trung Hoa vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên (hai tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông). Đảng bỏ ngòai tai cả lời yêu cầu đình chỉ khai thác Bauxite bằng văn thư của Võ Nguyên Giáp, đại tướng.
Như thế có phải đảng CSVN đã nuốt lời phát huy “sức sáng tạo của đội ngũ trí thức” và cũng dã chà đạp lên Nghị quyết số 27 – NQ/T.Ư “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ban hành tháng 10-2008.
Nhưng đảng có giữ lời không hay chỉ nói đãi môi để chứng minh ta đây cũng có văn hóa và biết trọng dụng nhân tài ?
Còn vô vàn chuyện đảng viết trong Cương lĩnh bổ sung, báo cáo Chính trị và Dự thảo Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội 2011-2020 không phản ảnh sự thật của xã hội, nhưng ít tỷ dụ cụ thể nêu trên cũng qúa đủ để mọi người thấy rõ mặt trái của các Văn kiện này.
Ngay trong đọan ngắn ngủi này, đảng đã nói không thật 3 điều bởi vì : 1) Nước Việt Nam làm gì đã có tự do. 2) Dân ta chưa được làm chủ đất nước, làm chủ xã hội vì nếu đã là chủ nhân thì phải được cán bộ, đảng viên là những người tự nhận mình là “đầy tớ của nhân dân” phục vụ chứ đâu có dám hành hạ dân, sa sút phẩm chất, đạo đức cách mạng, tham nhũng, lãng phí, thối nát và ăn chơi trác táng ngay trước mặt dân như bây giờ ? 3) Sau cùng nếu đất nước đã “thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu” thì tại sao xã hội vẫn còn qúa nhiều bất công, vẫn còn hàng trăm người dân kéo nhau đi khiếu kiện cán bộ cướp đất, cướp nhà, cướp ruộng, cướp vườn của dân. Vẫn còn cách biệt giầu nghèo giữa thành phố và nông thôn, vẫn còn có các cán bộ, đảng viên Tư bản đỏ giầu nứt mắt mà người dân lại chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối ?
Cương lĩnh cũng viết : ” Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.”
Chiếc bánh vẽ này thật là vĩ đại, nhưng cũng rất nhiều lừa dối bởi vì người dân Việt Nam chưa bao giờ nói với ai rằng “đi lên chủ nghĩa xã hội” là “khát vọng” của chúng tôi. Xã hội lý tưởng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có Nhà nước pháp quyền, có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc” đến bao giờ mới có, hay sẽ chẳng bao giờ có ?
Bởi vì Cương lĩnh đã viết mập mờ rằng: “Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen.” Nhưng “quá độ lâu dài” là bao nhiêu năm ? Đảng CSVN đã “qúa độ” ở miền Bắc 20 năm trước khi chiếm được miền Nam năn 1975 rồi tiếp tục “qúa độ” thêm 35 năm nữa, sau khi thống nhất đất nước, tổng cộng trên nửa Thế kỷ mà đảng CSVN cũng chỉ biết nói viển công rằng : “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh.”
Như thế là bao nhiêu năm nữa, những người đứng đấu đảng CSVN có câu trả lời không hay chỉ biết nói như thế để đánh lừa dân và để bảo vệ địa vị cầm quyền độc tôn cho vinh thần phì gia với nhau ?
Về Giáo dục và đào tạo, Cương lĩnh nói đảng: “Có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.”
Nhưng thực tế của nền giáo dục lạc hậu, từ chương, bất bình đẳng, bất công, kỳ thị đã làm cho bao nhiêu trăm ngàn con em và thanh thiếu niên mất học vì nhà nghèo thì đảng có biết không ?
Đã có bao nhiêu hội nghị giáo dục khuyến cáo nhà nước phải đào tạo lại đội ngũ giáo viên, giảng viên và thay đổi cách dạy, sách học, và cách thi cử mà đảng có nghe đâu ?
Những chuyện mua, bán bằng cấp, chuyện người gỉa bằng thật hay người thật bằng giả, mua điểm, chạy trường, thi hộ, không đủ điểm mà vẫn lên lớp, được điểm cao, tệ nạn tự ý nâng cao số học sinh tốt nghiệp để bảo vệ địa vị của các Hiệu trưởng, thầy cô dù học trò không đủ tiêu chuẩn cũng nhan nhản ra đấy mà đảng không biết hay sao mà Cương lĩnh vẫn lý tưởng khoe khoang những chủ trương “trời ơi đất hỡi” như thế ?
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (Institutes of Development Studies – IDS) , khi tuyên bố đóng cửa Viện này vào ngày 14-09-2009 để phản đối việc Nhà nước cấm không cho phổ biến công khai các nghiên cứu của Viện, đã viết : ” Ví dụ nổi bật nhất là cải cách giáo dục – một vấn đề sống còn của sự phát triển đất nước, một yêu cầu bức xúc của xã hội đang được dư luận và giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm, phản biện công khai sôi nổi từ nhiều năm nay nhằm thực hiện những nghị quyết của Đại hội Đảng và các Hội nghị Trung ương Đảng về cải cách giáo dục. Tuy vậy, sự phản biện này chưa được đánh giá và tiếp thu nghiêm túc.”
Hành động coi rẻ Trí thức đã xẩy ra vào ngày 24-7-2009 khi Nhà nước CSVN cưỡng ép Trí thức để kiểm soát bằng Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng.
Quyết định này ấn định danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để nghiên cứu có hiệu lực từ ngày 15-09-2009.
Thái độ coi Trí thức là đồ bỏ được quy định trong Điều 2 nói về : “Trách nhiệm của cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ” gồm 2 điểm:
1. Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do mình thành lập, tuân thủ các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các pháp luật có liên quan
2. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này. Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.”
Ban Chấp hành Trung ương đảng đã cam kết: “Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước.”
Chẳng qua các tài liệu này, nhất là Dự thảo Cương lĩnh “Xây Dựng Đất Nước Trong Thời kỳ Qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng chỉ chứa đựng mớ lý luận cũ như giẻ rách. Chúng chỉ để cho đảng viên đọc cho nhau nghe khoái lỗ tai chứ trong thực tế thì đảng đã “đánh trống bỏ dùi” và “nói một đàng làm một nẻo” từ lâu rồi.
Nếu có lập lại cả ngàn lần nữa cũng chưa chắc chọc cười được ai.
Phạm Trần