Thực tế và thảm họa của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ kế hoạch hóa là viễn cảnh mà nhà khoa học Frederic August Hayek đã hình dung từ những năm của thập kỷ 1940.
Giờ đây, nhiều người coi Hayek là nhà tư tưởng thống lãnh phe chống Marx.
Hayek gọi chủ nghĩa xã hội là một “hệ thống đạo đức giả” bởi những mục tiêu nhân đạo của nó chỉ có thể thực hiện bằng những phương pháp tàn bạo mà không xã hội nào chấp nhận nổi. Ông cũng coi nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là “nhà nước phúc lợi” mà thực chất là một nhà nước kiểm soát nền kinh tế chẳng khác gì Đức Quốc Xã.
Hayek là một cái tên xa lạ đối với người dân Việt Nam nhưng cái xã hội Việt Nam kể từ năm 1975 là hình ảnh phóng chiếu từ tầm nhìn của ông trong tác phẩm nổi danh Đường về nô lệ.
Sự lên ngôi của chủ nghĩa Marx
Thới kỳ hoàng kim của chủ nghĩa tư bản qua đi từ những thập niên đầu của thế kỷ 20. Cuôc đại suy thoái 1929-1933 đã khiến nỗi bất mãn nổi lên ở khắp mọi nơi và đẩy các xã hội vào bế tắc. Đó là lúc mà lý tưởng về chủ nghĩa xã hội trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết.
Các nguyên tắc cốt lõi cho tiến trình phát triển như : tự do, quyền tư hữu và nền kinh tế thị trường bắt đầu bị coi là những trỡ ngại đối với xã hội. Hồi đó người ta tin rằng Marx đã đúng và cách phát triển tốt nhất là học theo Liên Sô kiểm soát tập thể đối với toàn bộ các phương tiện sản xuất. Khái niệm “kế họach hóa” ra đời từ đó.
Nền kinh tế kế họach hóa còn được gọi là kinh tế tập trung hay kinh tế chỉ huy, không chỉ cho phèp nhà nước kiểm soát các phương tiện sản xuất mà còn cho nhà nước toàn quyền quyết định về việc phân phối thu nhập Thời gian đó, người ta tin rằng khi trao hết quyền lưc kinh tế vào tay một nhóm lãnh đạo thì có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn thị trường cạnh tranh. Danh phẩm Đường về nô lệ của Hayek ra đời trong bối cảnh ấy.
Hayek và chủ nghĩa Marx
Hayek cho biết, ngay từ lúc trẻ, chưa bao giờ ông bị chủ nghĩa Marx lôi cuốn. Trái lại mỗi khi gặp chủ nghĩa xã hội dưới hình thái Mác-Xít ông chỉ thấy đầy ác cảm. Nói khác, đối với ông, Marx đã tìm kiếm một sự khởi sắc từ một hướng sai lầm.
Hayek nhận định, nơi đâu có kế hoạch hóa nơi đó cá nhân sẽ bị biến thành một phương tiện để chính quyền sử dụng cho những mục đích trừu tượng.
Khi không thể thuyết phục mọi người theo kế hoạch của mình, thì các nhà làm kế hoạch sẽ dùng bộ máy tuyên truyền để khiến người ta tin rằng mục tiêu của nhà nước cũng là mục tiêu của chính họ. Đó là lúc mà hai chữ tự do biến mất. Không ai còn được tự do nữa mà tất cả đều biến thành nô lệ của nhà nước, và chỉ có kế hoạch của nhà nước mới có giá trị.
Hayek công kích những người ủng hộ kế hoạch hóa vì họ đang dần dần từ bỏ tự do, không chỉ tự do cá nhân mà còn cả tư do chính trị. Họ đang đi ngược lại nền văn minh nhân loại và chen chúc nhau mở cái lồng của bọn lãnh đạo nhà nước độc tài để chui vào đó suốt đời làm nô lệ. Những bằng chứng của hiện tượng này đã xảy ra tại những trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã, tại cuộc Đại Thanh Trừng Sô Viết và tại Trung Hoa dưới thời Mao Trạch Đông từ 1966 đến 1976.
Con đường đi tới xả hội phồn vinh
Theo Hayek thì tri thức được phân chia cho tất cả mọi người trong xã hội cho nên không thể tập hợp lại trong một cái đầu. Do vậy, sẽ rất vô lý nếu giao cho một nhóm thiểu số có quyền quyết định người dân của một quốc gia phải làm gì như cách mà nhà nước xã hội chủ nghĩa đang thực thi.
Hayek còn phát minh ra khái niệm “trật tự tự phát”. Theo ông, thị trường cạnh tranh, với sự tự do trao đổi hàng hóa và dịch vụ sẽ vận hành ưu việt hơn hẳn phương pháp kế hoạch hóa. Nói khác, các họat động của con người có thể tự điều chỉnh mà không cần chính quyền phải cưỡng chế hay can thiệp.
Hayek xác định rằng chủ nghĩa xã hội không bảo đảm sự bình đẳng mà lại kiềm chế và nô dịch con người, trong khi nền dân chủ tôn vinh sự bình đẳng trong tự do. Ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng : “Nguyên tắc đẫn đạo trong một thế giới với những con người tự do phải là: chính sách tự do cá nhân là chính sách duy nhất đúng. “
Ảnh hướng của Hayek lên chính trường quốc tế
Hayek là người nước Áo. Năm 1974, nhờ những lập luận ủng hộ thị trưởng tự do, Hayek đã được giải thưởng Nobel kinh tế. Song nếu nói đến ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Hayek lên chính trường thì phải nói tới người chịu tác động nhiều nhất là Magaret Thatcher, nữ thủ tướng Anh.
Trong suốt thập niên 1980 Hayek được coi như cố vấn hậu trường thân tín nhất của Magaret Thatcher. Chính Thatcher đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Hayek như sau:
“Lời đả kích mạnh mẽ nhất thời nay đối với kế hoạch của chủ nghĩa xã hội và các nhà nước xã hội chủ nghĩa mà tôi được đọc, mà thậm chí còn được đọc đi đọc lại thường xuyên, chính là Đướng Về Nô Lệ của F.A. Hayek”.
Ngày 11/11/2018, 81 giáo sư, tiến sĩ và nhà nghiên cứu về Việt Nam, từ nhiều nước trên thế giới, đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về các cáo buộc vô căn cứ và đáng lo ngại đối với giáo sư Chu Hảo. Ai cũng biết là GS Chu Hảo vừa bị Đảng CSVN khai trừ về tội cho xuất bản danh phẩm Đường Về Nô lệ của F.A.Hayek.
Trong bức thư gửỉ TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Nguyễn Xuân Phúc, những người ký tên đã bày tỏ sự không đồng ý và thất vọng sâu sắc về những cáo buộc nhằm vào GS Chu Hảo và nhà xuất bản Tri Thức.
Họ cho rằng những lời buộc tội của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương là vô căn cứ. Thật ra ông Chu Hảo đã giúp sinh viên và học giả Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các công trình học thuật lớn của các nước khác, một việc rất cần thiết không thể bỏ qua.
Trong số những người ký tên vào thư gửi có hầu hết các gương mặt uy tín trong ngành nghiên cứu về Việt Nam hiện nay, chẳng hạn như : Pierre Brocheux (Pháp) Sophie Quinn Judge (Mỹ) Christopher Goscha (Canada) David Man (Úc ) John Kleinen và Bill Hayton (Hà Lan ) và các học giả Việt Nam ở hải ngoại như Ngô Vĩnh Long, Trịnh Xuân Thuận (Mỹ) Nguyễn Đức Hiệp (Úc ), v.v.
* * *
Vài hàng ngắn gọn để nói lên tính quan trọng của tư tưởng F.A.Hayek hàm chứa trong quyển sách nhỏ “Đường Về Nô Lệ” (The Road To Serfdom). Những hành động ngu xuẩn như hành động đối với Chu Hảo chỉ còn có thể thấy ở những người lãnh đạo gian manh và dốt nát như ở nước ta hiện nay. Thử hỏi tương lai đất nước sẽ đi về đâu?
Nguyễn Cao Quyền
One Comment
Anhcam
Bài phân tích ngắn gọn quá hay nhưng các bố ” Đỉnh cao trí tuệ ” Vẹm vẫn chứng nào tật nấy , huênh hoang cho mình là nhất , đã sáng tạo đổi mới nên có bộ mặt VN ngày nay , thực chất cũng nhờ vả chính sách TBCN để mà sống còn như bọn Tầu Cộng ngày nay như KTG Nguyên Xuân Nghỉa đã nói nhiều lần ” Chưa hùng mà đã hung ” , chuyên đi ăn hiếp các nước nhỏ , trong đó bọn VẸM vẫn tiếp tục chui đầu vào bẫy nô lệ của Bọn Chệt Cộng , buồn thay !!