Hiện tượng biến dạng của cộng sản là một đề tài ít khi được bàn đến . Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Những bài học tìm được từ Trung Quốc rất bổ ích cho Việt Nam. Xin mời qúy vị đọc tiếp những đoạn sau.
Chủ nghĩa cộng sản được thiết kế cho các xã hội nào ?
Chủ nghĩa cộng sản được thiết kế cho các xã hội công nghiệp phát triến cao ờ phương Tây nhưng nó lại được đem gieo trồng ở các nước nông nghiệp lạc hậu nên nó mang theo hình hài có sẵn là chuyên chế phong kiến tập quyền rất dễ nhận ra ờ bốn đặc điểm sau :
1/ Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo. Đảng giữ vị thế một mình một chợ và không chấp nhận đa ngôn đa đảng.
2/ Đảng thiết lập Nhà Nước chuyên chính vô sản kiểu Lenin để cải tạo xã hội thành xã hội độc tài cộng sản.
3/ Đảng xóa bỏ tư hữu tư liệu sản xuất và quốc hữu hóa toàn bộ nhân vật lực của quốc gia.
4/ Đảng không công nhận nhân quyền, không cho dân chúng được tự do và bình đẳng.
Trong các triều đại phong kiến xưa chỉ có vua và các quan lại mới được hưởng quyền tư hữu ruộng đất. Các chính quyền cộng sản ra đời ở phương Đông theo đó, đều nắm toàn bộ ruộng đất và các tài nguyên khác.
Khi thâm nhập vào phương Đông, chủ thuyết Marx và Engels gặp khó khăn vì ở đó hầu như hoàn toàn không có nền công nghiệp và giai cấp công nhân công nghiệp. Cho nên sau khi cách mạng tháng 10 Nga thành công Lenin đã phải bổ xung 2 điều quan trọng trong Cương Lĩnh Quốc Tế Cộng Sản : 1/ các nước phương Đông với sự trợ giúp của Liên Xô có thể đi tắt lên chủ nghĩa xã hội, 2/ những người cộng sản ở các nước thuộc địa có thể tạm thời liên kết vời giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.
Lenin rất quan tâm đến việc xuất khẩu cách mạng vô sản ra ngoài biên giới Liên Xô. Hắn đặc biệt hy vọng vào Trung Quốc vì ở đó đang có phong trào chống đế quốc và hắn hy vọng là có thể lái chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc sang phong trào cộng sản.
Quốc Tế Cộng Sản đã chỉ đạo Đảng CSTQ hợp tác với Quốc Dân Đảng Trung Quốc trong một mặt trận Quốc-Cộng chống phát xít Nhật và Liên Xô cung cấp vũ khí cho chính phủ Tôn Trung Sơn.
Tôn Trung Sơn mất năm 1925. Quyền lực chuyễn sang Tưởng Giới Thạch. Do đối lập ý thức hệ nên cuộc hợp tác Quốc-Cộng không ôn hòa. Tháng 4/1927 Tưởng Giới Thạch khai trừ tất cả đảng viên cộng sản ra khỏi Quốc Dân Đảng và thủ tiêu hàng ngàn người. Những người cộng sản sống sót rút lên vùng Diên An (Thiểm Tây) để lập căn cứ địa.
Sau khi Lenin chết , Stalin lên kế vị. Tại Hội Nghị lần thứ tư QTCS Stalin tuyên bố chấm dứt hợp tác với giai cấp tư sản trong thế giới thứ ba. Từ đó kết thúc sự hợp tác Quốc-Cộng ở Trung Quốc.
Tại Diên An Mao Trạch Đông xây dựng quân đội và chuẩn bị một cuộc chiến vời Tưởng Giới Thạch để giành quyền lực. Cuộc nội chiến kết thúc năm 1949. Được Liên Xô cung cấp vũ khí Mao thắng cuộc. Tưởng chạy ra đảo Đài Loan. Ngày 1/1/1949 tại Bắc Kinh nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời.
Vì cần Liên Xô viện trợ kinh tế và vũ khí, Mao phải công nhận vai trò lãnh đạo của Stalin trong Quốc Tế Cộng Sản và coi Liên Xô là hình mẫu. Để bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, năm 1956 Mao phát động chiến dịch “Đại Nhảy Vọt”
Chiến dịch Đại Nhảy Vọt kéo dài hơn 3 năm (1956-1960). Kết qủa là thất bại và gây ra nạn chết đói với khoảng 37,5 triệu người bỏ mạng. Mao không tin tưởng vào chủ nghiã Marx nữa nhưng vẫn dùng chủ nghĩa Marx để tạo dựng lòng tin của quần chúng vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Sau khi Stalin chết vào năm 1953 Mao giảm dần thái độ thuần phục Liên Xô và bắt đầu tranh giành ảnh hưởng trong phong trào cộng sản quốc tế. Mao chỉ trích đờng lối “chung sống hòa bình” với chủ nghĩa tư bản của Khrutschev. Từ đó Mao chủ trương dùng bạo lực cách mạng và cả vũ khí hạt nhân.
Năm 1960 Khrutschev rút toàn bộ chyên gia về nước. Giữa Liên Xô và Trung Quốc đã xảy ra những vụ đụng độ tại biên giới Xô-Trung. Vào lúc này Mao đã tự tạo ra một phiên bản mệnh danh”Chủ Nghĩa Marx của Trung Quốc”. Nhiều gía trị cơ bản của học thuyết Marx đả bị loại ra khỏi phiên bản này. Mao giao cho giai cấp “nông dân” vai trò “động lực cách mạng” chứ không phải giai cấp “công nhân công nghiệp”. Từ nay. vai trò cách mạng thế giới không thuộc về Âu Châu nữa mà thuộc về Châu Á, châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Cuộc Đại Nhảy Vọt thất bại. Tại Hội Nghị Lư Sơn tháng 7/1959 của Đảng CSTQ Mao bị chỉ trích nặng nề. Hắn tự nguyện rút lui, giao chức chủ tịch nước cho Lưu Thiếu Kỳ nhưng vẫn giữ chức chủ tịch Đảng. Đặng Tiều Bình làm Tổng Bí Thư.
Bảy năm sau, Mao khởi xướng cuộc “Đại Cách Mạng Văn Hóa”, dùng nhửng thanh niên cuồng tín tư tưởng Mao làm nòng cốt. Cuộc cách mạng này kéo dài 10 năm(1966-1976}lấy danh nghĩa là loại bỏ những kẻ “xét lại” nhưng mục đích chính là loại bỏ những kẻ đã làm mất uy tín của Mao trong Hội Nghị Lư Sơn trong đó có Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Đặng Tiểu Bình. Mao muốn giành lại quyền kiểm soát Đảng CSTQ.
Trong Cách Mạng Văn Hóa, dựa vào Mao, Hồng Vệ Binh đã đập phá đền chùa, hành hạ trí thức, đốt sách vở học trò … Văn hóa Trung Quốc bị hủy họai hoàn toàn. Hơn 1,5 triệu người tự sát hay bị giết trong đó có Lưu Thiếu Kỳ. Hầu hết các trường đại học bị đóng cửa, cả một thế hệ thanh niên bị bỏ đi vì học hành dang dở. Hai trăm triệu người bị thiếu ăn thường xuyên. Mao chết ngày 9/9/1976 sau khi mời tổng thống Mỹ Nixon sang thăm Trung Quốc nhằm xây dựng quan hệ Mỹ-Trung.
Trung Quốc thời hậu Mao
Mao chết, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lãnh đạo tối cao, phải đối mặt với một nền kinh tế sắp rơi xuống đáy vực. Đặng chấm dứt cuộc Cách Mạng Văn Hóa và đưa ra thuyết “Mèo trắng mèo đen đều tốt” một kiến trúc thực dụng cho công cuộc “mở cửa” theo kinh tế thị trường và phục hồi chủ nghĩa tư bản.
Năm 1979 Đặng gây chiến với Việt Nam ở vùng biên giới Bắc Việt để đoạn tuyệt hoàn toàn với phe xã hội chủ nghĩa, gây lòng tin với phương Tây ngõ hầu nhận viện trợ về vốn và kỹ thuật từ các nước này. Trong 3 thập niên cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có mức độ tăng trưởng trung bình là hai con số, khoảng 10% mổi năm. Năm 2015 GDP của Trung Quốc là 17.600 tỷ USD, xếp thứ hai sau Mỹ.
Tuy nhiên những mâu thuẫn bên trong nền kinh tế “tư bản+cộng sản” đã dần dần phát tác lảm giảm độ tăng trưởng. GDP của Trung Quốc vào năm 2015 chỉ còn 6,9 % thấp nhất trong 25 năm qua. Mặt trái của nền kinh tế này đã bộc lộ. Sự tha hóa chính trị của quan chức, tệ quan liêu tham nhũng, nạn lạm phát, sự phân hóa giàu nghèo trầm trọng, sự bất bình đẳng trong xã hội, ngày càng lan rộng.
Khác với chủ nghĩa tư bản hiện đại ở phương Tây, Đặng biến tài sản tư nhân thành tư sản nhà nước. Đặng giao tài sản nhà nước cho những người cộng sản cầm quyền. Các thái tử Đảng kiểm soát phần lớn số tài sản này. Điểm đặc biệt của Trung Quốc lả kinh tế thị trường gắn liền với quyền lợi Đảng. Nó vô hiệu hóa đặc điểm vốn có của kinh tế thị trường là tự do và sự cạnh tranh lành mạnh.
Hiện nay đảng viên là cơ thể của Đảng. Muốn tăng trưởng GDP đương nhiên là phải kết hợp quan chức đảng viên với doanh nhân. Muốn kinh doanh thuận lợi doanh nhân phải “mua” các điều kiện thuận lợi là quan chức. Do đó quan chức ở mọi cấp đều phát đạt. Điều này giải thích làm sao tham nhũng ở Trung Quốc lại tăng trưởng kinh hồn và bất khả trị.
Kết luận
Trong chế độ độc tài chuyên chế của Trung Quốc hiện nay thì nhân tài bị thoái hóa không ngừng vì họ bi bắt buộc trả giá về mặt đạo đức. Hậu quả là nhà nước chỉ thu hút được những kẻ kém tài và những kẻ cơ hội. Thiếu người tài giỏi để quản lý xuyên suốt kế hoạch nhà nước là thảm họa đối với nền kinh tế. Phá vỡ trạng thái này đồng nghĩa với sự đe dọa quyên lực độc tôn của Đảng CSTQ. Có người nói rằng : “Hiện nay Trung Quốc như một nồi áp suất có nguy cơ phát nổ”.
Những bệnh tật của chủ nghĩa “tư bản+cộng sàn” vẫn chưa có cách chữa trị đến nơi đến chốn. Nếu không có cải cách cơ bản về thể chế thì Đảng CSTQ cũng sẽ giống như Đảng Cộng Sản Liên Xô, nghĩa là không tránh được sự sụp đổ,
Lẽ cố nhiên là nhận xét này cũng có thể áp dụng cho trường hợp của Đảng Cộng Sản Việt Nam
NGUYỄN CAO QUYỀN