Ca khúc VA PIENSERO Guiseppe VERDI,
một Ca Khúc Nhớ Nước bất hủ…
“…Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc (quốc quốc)
Thương nhà mỏi miệng cái da da (gia gia) …”
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan 1805-1848)
Năm ta chưa tàn, năm tây đã đến, 2020, năm nay Việt Nam thực sự đã bước vào chương trình Hán Hóa. Kể từ nay, Việt Nam xưa thân yêu, quen thuộc của chúng ta sẽ chỉ còn là những hình ảnh hoài niệm … những “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo…” của Bà Huyện Thanh Quan tức cảnh thốt : “cảnh đấy người đây luống đoạn trường” (Thanh Long hoài cổ) tiếc thời một cố đô Thanh Long cực thịnh của Nhà Lê, nơi quê hương cũ của Bà, lúc ấy bà, là một cư dân nơi Triều đình Huế xa lạ!
Hôm nay xin giới thiệu với quý bạn ca khúc VA PIENSERO, thằng tôi người viết, xin tạm dịch là GỞI NHỚ, của Nhạc sĩ người Ý nổi danh Guiseppe Verdi (1813-1901)
Guiseppe Verdi:
– Sanh ngày 10 tháng 10 năm 1813 tại Roncole, mất tại Milano 1901.
Ông nhạc sĩ người Ý nầy, sanh ra trong một gia đình, rất trung bình, cha mẹ làm chủ một quán ăn, gốc nông dân. Thuở nhỏ rất yêu nhạc, nên được nhạc sĩ chuyên giữ đại phong cầm nhà thờ (l’organiste) làng Roncole, nơi sanh quán ông, truyền dạy nhạc lý khi ông lên bảy. Ba năm sau, chỉ vừa đủ 10 tuổi, cậu bé Guiseppe đã đủ tài nghệ để Cha xứ làng Roncole, một làng nhỏ của tỉnh Parme, Đông Bắc Ý Đại lợi, cho phép giữ nhạc thay Thầy, trong những buổi thánh lễ. Do đó, chỉ với tý tuổi đầu mà chàng Guiseppe Verdi đã khá nổi tiếng một vùng … Từ đó như diều gặp gió, chàng từ một gia đình tầm thường lớn lên trong một làng tầm thường, biến thành một nhạc sĩ nổi tiếng với những nhạc kịch nổi tiếng. Chưa đầy 30 tuổi, chỉ mới viết được ba vở tuồng nhạc kịch mà đã thành công, chỉ với vở tuồng thứ ba Nabucco, đã tạo được một ca khúc để đời, “ Va Piensero” được truyền miệng khắp dân gian đất Ý… Một nhạc sĩ, chỉ qua một ca khúc đã biến thành một nhà chánh trị có tầm vóc, uy tín, với tiền tài và địa vị, đưa đến danh vọng; vào cuối đời chánh trị gia, chàng đã từng làm dân biếu và khi mất năm 1901, được quốc táng – cả chục ngàn người ái mộ, nhơn sĩ, chánh trị gia, quần chúng đưa tiễn.
Tuồng kịch đã nổi tiếng mà cả những ca khúc lồng trong những tuồng nhạc kịch cũng nổ tiếng. Ngày nay, không một năm nào mà không có một tuồng của Verdi được được trình diễn cùng trên thế giới. Những ca khúc của Verdi, ai ai trên thế giới đều biết điệu hát, dù không thuộc lời … như “Va Piensero” của tuồng Nhạc Kịch – Opéra Nabucco (được nữ ca sĩ Nana Mouskouri của những năm 1960 chuyễn lời thành “Quand je Chante La Liberté – Khi tôi hát lời Tự Do” … hay La donna è mobile – của tuồng Rigoletto (được ca sĩ Duy Khánh trình diễn ở vũ trường Ma Cabane, Sàigòn thời yêu dấu của chúng ta dạo nào!) hay ca khúc Libiamo ne’lieti calici (« Buvons dans ces joyeuses coupes » – Hãy cụng ly), thường được gọi là brindisi của La Triavata và nhiều điệu nữa như trong Aïda, hay trong Il trovatore…
– Thằng tôi rất mê Opéra. Ở xứ nhà quê, làng xã tôi, không có Nhà Hát lớn, chỉ có một rạp chiếu bóng nhỏ thôi. Ngày nay, thường chiếu truyền trực tiếp, một tháng một lần, những tuồng Kịch Hát ở các Hí Viện lớn Paris, Marseille, Nice … và nhờ đó, cứu tôi, thoát đở cơn ghiền, nên cũng lai rai thường được xem những tuồng “ăn khách” như “La flute Enchantée” của Mozart, “Carmen” của Bizet, … La Traviata của Verdi …
– Thằng tôi tự ví yêu Opéra, cũng như yêu Cải lương của xứ Nam kỳ mình vậy! Hai nghệ thuật rất có nhiều điểm tương đồng, đều diễn tả những cái thâm thúy tình cảm qua lời nhạc, cả hai đều rất “bình dân” điều có cả nơi anh chàng Âu Tây (của tui), cũng như cả nơi anh chàng U Tê Cu-Uống Trà Quạu (cũng của tui) – tui không dám nói ai cả – cải lương miền Nam mình diễn tả cái tinh túy tình cảm mộc mạc của dân Nam kỳ mình. Nhưng với Opéra Tây hay như Cải lương mình, hổng phải tuồng nào mình cũng thích đâu, có lựa có chọn đàng hoàng, chẳng những do thị hiếu trường đời ảnh hưởng, nhưng cũng do sở thích cá nhơn, mà hể thích rồi thì cứ lay hoay trong các tích tuồng ấy… Âu Tây thì nơi Mozart hơi hướng Áo Đức, Verdi, Rossini, của Ý, Pháp thì Bizet với Carmen khỏi nói rồi… Cải lương miền Nam ta thì quên sao được “Lan và Điệp”…coi hoài chẳng chán… hay Đời Cô Lựu … Với những tài tử … thời mình ! Út Trà Ôn, Phúng Há… hồi xưa niên thiếu, thời đi coi với má hay đi coi cọp, hay Thành Được, Thanh Lan … thời mình lớn…sau nầy!
– Thằng tôi có diễm phước có được một cô dâu nghệ sĩ cải lương Pháp, artiste chanteuse, danseuse d’Opérette – từ ngữ nầy, ngày nay Mỹ hóa thành những nghệ sĩ nhạc vũ kịch – d’artistes de music hall … nên thường bị hiểu lầm là những nghệ sĩ các Cabarets kiểu Moulin Rouge hay Casino de Paris, vũ khỏa thân hay French Cancan…
– Opérette khác Opéra là có nhảy múa, nghĩa là vừa kịch nói có, vừa vũ và cả hát nữa và thường là hài kịch – comédie, vui nhộn, kết cục tốt đẹp cười vui – không có bi kịch.
– Xưa thiên hạ chia hai loại tuồng hát – Nhạc Kịch: – Opéra Ca kịch toàn Hát và – Ballet Vũ kịch toàn Vũ… giành cho khán thính giả giới cao cấp, trung thượng lưu.
Opérette trái lại, bình dân hơn, tổng hợp, vừa Hát vừa Vũ … Một ca khúc Opérette, được người Việt mình rất mê chuộng là ca khúc Mexico (được nghệ sĩ ca sĩ Cao Thái ngày xưa ngân lên… Mê xì cồ…. Mê Xìì …. Cồ – Cao Thái cũng một thời cũng tunh hoành ở Ma Cabane Sài gòn). Mexico được ca sĩ Luis Mariano với giọng ngân điêu luyện đưa cái note cuối cùng Contre Ut lên cao độ đã đưa Mexico thành ca khúc bất tử. Ca khúc nầy thuộc tuồng “Le Chanteur de Mexico”.
– Le Chanteur de Mexico, Nhạc kịch gồm 2 hồi và 20 màn, nhạc của Francis Lopez, trình diễn lầu đầu ở Paris 15 tháng 12 1951 ở Nhà Hát Chatelet, Paris. Luis Mariano là tài tử chánh.
– Huê kỳ tân thời hóa Opérette dưới tên Music hall nhờ phim ảnh với các điệu vũ mới qua các tài tử Fred Astaire, Gene Kelly… Giger Roger, Cyd Charisse… và quên sao các nhịp claquette – clap … của thời niên thiếu chúng ta Sài gòn dạo nào… hay của những năm 60 với cuốn phim bất hủ West Side Story – Chuyện Phố Tây …?
Nabucco : 1842
Nhạc kịch Nabucco – tên sơ khởi là Nabuchodonosor là một nhạc kịch 4 hồi nhạc của nhạc sĩ Guiseppe Verdi, kịch bản-livret của soạn giả Temistocle Soleral, trích từ bản bi kịch Nabuchodonosor (1836) của hai tác giả người Pháp Auguste Anicet-Bourgeois và Francis Cornu – được khai trương trình diễn lần đầu ngày 9 tháng 3 năm 1842 tại Nhà Hát La Scala ở Milano.
Nabucco nhắc chuyện trong Thánh Kinh Cựu Ước, về thời dân Do Thái đang là nô lệ ở Babylone –
điển hình với Ca khúc « Va pensiero… » – thường được gọi là Ca khúc của những người nô lệ – le chant des esclaves – Verdi sáng tác khúc ca ấy lúc bấy giời (1842) rất đúng với tình huống chánh trị của quần chúng và công dân Ý vùng Milano đang bị ở dưới ách đô hộ của Đế quốc ÁoHung.
Cũng với lý do đó, ngày hôm nay đầu năm 2020, chúng tôi người viết Phan Văn Song cũng cống hiến cùng quý bà con, câu chuyện của ca khúc nầy, để nhắc nhở hoàn cảnh từ nay dân Việt ta thời nay cũng đi vào làm nô lệ cho Đế quốc Hán Cộng, như thời xưa dân Do Thái dưới thời Nabuchodonosor vậy !
Ca khúc « Va pensiero… »
Nếu Nabucco được xem, là vở nhạc kịch có tánh cách chánh trị chống đế quốc Áo Hung lúc bấy giờ, và Guiseppe Verdi là một nhà « nhạc sĩ đấu tranh chống Đế quốc », giống như bà con người Việt tỵ nạn chúng ta ngày nay ở Hải ngoại đấu tranh chống đế quốc Cộng Sản Tàu Việt vậy ! Thì ca khúc của cuối hồi 3 của tuồng Nabucco của ông, « Va piensero », là những lời ca điển hình của cuộc đấu tranh cho Tự Do một đất nước ! Khi « Va piensero » nổi lên, thật là : y như một kết luận, y như một lời kêu gọi, y như một thiên hùng ca, y như là một Quốc ca Ý thứ hai, đòi Tự Do vậy !
Để dẫn chứng :
– Ngày 12 tháng ba năm 2011, nhơn dịp lễ kỷ niệm lần thứ 150 ngày Thống Nhứt nước Ý Đại Lợi (17 tháng 3 năm 1861) tại Teatro dell’Opera di Roma – Nhà Nhạc Kịch thành phố Roma – vở tuồng Nabucco được trình diễn, ban nhạc được điều khiển bởi cây đủa thần của Nhạc trưởng Riccardo Mutti, với sự có mặt của Giorgio Napolitano và Silvio Berlusconi Tống thống và Thủ tưởng Ý đương nhiệm. Khi « Va piensero » nổi dậy, cả hội trường xao động, đây đó vài tiếng « Viva Italia ! – Ý quốc muôn năm » … Nhạc trường Mutti quá xúc cảm, và để tán thưởng, lần đầu tiên, nhạc trưởng Mutti, ngừng ngang bản kịch, cho hát lại – bis – và kêu gọi khán giả hát theo….
Thật sự mà nói, khi Verdi viết kịch bản Nabucco, và cả khi ra mắt lần đầu tiên năm 1842, cả dân chúng Milano và lẫn cả Verdi cũng không thật tình, có ý thức Chống Áo. Thế nhưng vài năm sau, bắt đầu 1846, khi phong trào chống Áo lan rộng, « Va piensero » biến thành bài ca chung để diễn tả một tư tưởng hòa hợp toàn dân Ý chống ngoại xâm… Và Verdi biến thành người anh hùng chống đế quốc. Và tên Verdi cũng được dùng để ủng hộ phong trào Cần Vương ủng hộ Victor Emmanuel người lãnh tụ phong trào dựng lại nước Ý . Verdi biến thành « Victor Emmanuel Re D’Italia » – Victor Emmanuel Vua nước Ý – Và « Va piensero » là bài ca của một nguồn hy vọng, của một cuộc đấu tranh, cũng như một quốc ca, với lời than tuyệt vọng : « Oh, mia patria sì bella e perduta! » !
Tạm kết:
Có vài bình nhạc gia, sử gia người Pháp ví « Va piensero », như bản Marseillaise của Pháp !
Riêng thằng tôi, người viết, Phan Văn Song xin quý bà con Việt Nam ta cho phép, được ví như bản « Việt Nam Minh Châu Trời Đông » của nhạc sĩ Hùng Lân của chúng ta vậy.
Lời của bài ca :
1 / Lời Ý (lời chánh) : 2 / Lời Việt tự do của Phan Văn Song
Va, pensiero Gởi nhớ
Va, pensiero, sull’ali dorate; Gởi nhớ theo mây ngàn bay
va, ti posa sui clivi, sui colli Nhớ rừng nhớ núi, nhớ hoài biển xanh
ove olezzano tepide e molli Nhớ sao từng ngọn gió nồm
l’aure dolci del suolo natal! Ngọt ngào tình nghĩa một thời ấu thơ
Del Giordano le rive saluta, Thôi, chào Bến nghé Đồng nai
di Sionne le torri atterrate. Biệt ly Tân Định Bến Thành Tự Do
Oh, mia patria sì bella e perduta! Xin chào Tổ quốc thân yêu
Oh, membranza sì cara e fatal! Xin chào vĩnh biệt quê hương mất rồi !
Arpa d’or dei fatidici vati, Ngẫn ngơ một tiếng nhạc sầu
perché muta dal salice pendi? Thẫn thờ lui tới trước sau một mình
Le memorie nel petto raccendi, Bao nhiêu kỷ niệm bấy lâu
ci favella del tempo che fu! Bao nhiêu ký ức chôn sâu vào lòng O simile di Solima ai fati Bao nhiêu quá khứ vứt đi
traggi un suono di crudo lamento, Cố nghe giữ lấy những gì hôm nay
o t’ispiri il Signore un concento Lạy Cha Thiên Chúa trên trời
che ne infonda al patire virtù! Cho con được hưởng cuối đời bình yên !
3 / Lời dịch Pháp : 4/ Lời dịch Anh :
Va, pensée Chorus Of The Hebrew Slaves
Va, pensée, sur tes ailes dorées ; Fly, thought, on wings of gold, Va pose-toi sur les pentes, sur les collines, go settle upon the slopes and the hills
Où embaument, tièdes et suaves, where the sweet airs of our
Les douces brises du sol natal ! native soil smell soft and mild!
Salue les rives du Jourdain, Greet the banks of the river Jordan
Les tours abattues de Sion … and Zion’s tumbled towers
Oh ma patrie si belle que j’ai perdue ! Oh, my country, so lovely and lost!
Ô souvenir si cher et si fatal ! Oh remembrance so dear yet unhappy!
Harpe d’or des devins fatidiques, Golden harp of the prophetic wise men
Pourquoi pends-tu, muette, aux branches du saule ? why hang so silently from the willows?
Ranime dans nos cœurs les souvenirs, Rekindle the memories in our hearts,
Parle-nous du temps passé ! tell us about the times gone by!
Ou bien, similaires au destin de Solime Remembering the fate of Jerusalem
Fais entendre quelques tristes complaintes, play us a sad lament
Sinon, que le Seigneur t’inspire une harmonie or else be inspired by the Lord
Qui nous donne le courage de supporter nos souffrances ! to fortify us to endure our suffering!
Hồi Nhơn Sơn, Tất Niên Kỷ Hợi
Phan Văn Song