“Bây giờ tuổi trẻ đã có đời sống khác, họ có những kỷ niệm khác, và họ thích bày tỏ tình yêu khác, cách yêu đương khác…”
Do đó ông nghĩ tình ca cũng đã khác đi. Và, đó là điều:
“…mà bây giờ tôi mới có dịp nói ra là cái lúc mà tôi ngưng hát đó, tôi bị vướng vào một sự lúng túng, một sự luẩn quẩn là nhạc tiền chiến. Đối với cá nhân tôi, tôi thấy nó không còn thích hợp nữa. Bởi đời sống nó đã thay đổi quá nhiều rồi, mà nhạc mới của các anh em trẻ ở đây, những người trẻ ở đây thì tôi chưa thấy được. Nên tôi không biết hát cái gì…Thành thử tôi phải thôi…”
Tất cả những phát biểu trên của Duy Trác, nam danh ca một thời của 20 năm sinh hoạt văn học, nghệ thuật miền Nam, theo tôi chỉ là cách nói.
Bằng cớ, trước khi tự tay tắt đi những ngọn đèn nghìn nến chiếu rọi vào tên tuổi mình, trong ba năm sau cùng ở hải ngoại, Duy Trác cũng đã hát một số ca khúc của một số nhạc sĩ (không còn trẻ) nhưng vẫn thuộc thế hệ sau biến cố 30 tháng 4 – 1975. Họ là lớp nhạc sĩ thế hệ 75 nơi quê người, như Đăng Khánh, Phạm Anh Dũng, Mai Anh Việt…
Lại nữa, nếu tôi không lầm thì hôm nay ở hải ngoại cũng như tại quê nhà, vẫn có không ít những ca sĩ thuộc thế hệ 8x hoặc 9x tìm về nhạc tiền chiến. Họ tìm về ngọn nguồn của lãng mạn Việt Nam: Tân nhạc.
Từ đấy, tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng, tất cả những gì họ Khuất phát biểu liên quan tới “nghiệp tài tử ngày xưa đông lắm chắc” chỉ là một cái cớ. Một cách nói. Cái cớ hay cách nói của một nghệ sĩ biết lúc nào phải nói: “Thôi!”
“Thôi!” con chữ đơn giản, ngắn gọn tưởng chừng dễ dàng phát ra trong rất nhiều trường hợp, nhưng theo tôi nó lại rất khó, quá khó cho một nghệ sĩ danh tiếng.
Uy lực của cám dỗ danh vọng, tiếng vỗ tay, lời xì xào của đám đông ngưỡng mộ…vốn là những nhà tù được đúc bằng vàng!
Hầu hết nghệ sĩ mơ ước được chui vào. Hiếm thay một tên tuổi đang / còn chói lọi hào quang chọn xô cửa, bước ra.
Giã từ
Trong ghi nhận riêng của tôi, DuyTrác không chỉ nói được tiếng “thôi” với sân khấu, phòng thu mà, ông còn nói được tiếng “thôi” với cả những họp mặt bằng hữu giới hạn, rất tư riêng. Ông cũng nói “thôi!” với chính ông, lúc một mình đối bóng.
Thái độ hay cung cách ứng xử quyết liệt này của Khuất Duy Trác, khiến tôi nhớ tới những ngợi ca tư cách của ông trong lao tù, do những người bạn tù của ông kể lại. Dù cho không một phút nào ông quên được bên ngoài cửa ngục, ông còn có một mẹ già, một vợ trẻ, 6 con thơ và 5 đứa cháu, hôn trầm trong mòn mỏi ngóng đợi tin ông.
Hôm nay, khi tôi ngồi viết những dòng chữ này, thời gian kể, nó đã bỏ lại sau lưng nó tiếng hát Duy Trác. Nó cũng giải thích cho tôi hiểu, như thể nó rất miễn cưỡng làm việc ấy, vì Duy Trác. Vì ông đã tuyên bố “giã từ!”
(Khi thời gian dùng hai chữ “miễn cưỡng” theo chỗ tôi hiểu thì, phải chăng nơi đáy sâu tâm hồn nó, ít nhiều là lòng cảm phục?)
Mười lăm năm với một đời người, như Khuất Duy Trác, không phải là con số ngắn ngủi. Không phải là đoạn đường dưới lá. Ngõ về dưới hoa!
Tôi không thể hình dung cuộc sống của ông, nếu gần đây, tôi không bất ngờ nhận được bài viết của ông, do một người bạn gửi Denver gửi cho. Như một nhắc nhở, khuyên nhủ tôi về tuổi già của chính mình.
Qua bài viết là những lời tâm tình hay, một thứ triết lý sống với tuổi già của họ Khuất, nhân đó, ông cũng cho biết phần nào phần đời sống gập ghềnh nắng mưa tự những ngày niên thiếu của ông.
Tôi nghĩ, sẽ không thể có một tư liệu nào chính xác hơn về người nghệ sĩ này, ngoài những gì do chính ông kể lại.
giam cầm và cấm hát suốt 17 năm, tôi vẫn được một trung tâm ca nhạc tiếng tăm mời sang Paris tổ chức một buổi hội ngộ với thính giả và thu những băng
nhạc nghệ thuật.
“Ồ! Tôi đã già đi! Chắc chắn rồi. Nhưng tôi đã không có thì giờ nghĩ đến. Làm sao có thì giờ nghĩ đến khi không biết ngày nào hết cảnh lao tù để về chung sức với vợ nuôi nấng 6 đứa con, 5 đứa cháu và một mẹ già đau yếu. Nhất là nỗi đau mất 3 đứa con và 7 đứa cháu trên biển cả. Nỗi đau quá lớn khiến mẹ đã té ngã và trở thành phế nhân với nửa người bất động. Trong đời sống của mỗi con người, ai cũng có 3 giai đoạn: tuổi thơ, tuổi thanh xuân và tuổi già.
“Riêng tôi tuổi thơ hầu như không có. Cha mẹ mất sớm, bị những người lớn tuổi trong đại gia đình hành hạ; năm 12 tuổi tôi đã bỏ đi sống một mình.
“ ‘Năm, sáu chục năm trời nếm trải những thành công và thất bại, hỏi ai còn có thể giữ được nguyên vẹn những điểm sung mãn thời trẻ? Đi vào hoàng
hôn của cuộc đời như đi vào vùng ánh sáng đã điều hòa, ít chói chang hơn, mắt khỏi bị lóa bởi những màu sắc rực rỡ của bao ham muốn. Và như vậy già
là một tất yếu của vòng đời, một chuyện đương nhiên khi người ta tính tuổi, cớ sao phải lảng tránh?’
“Có trẻ thì có già, đó là nhịp điệu của vũ trụ, đâu cần phải khổ đau vì già? Trái lại, phải làm sao để có một tuổi già hạnh phúc.
Du Tử Lê
(California, September 29, 2010)