Ngay sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ với kết quả “tơi tả” – tạm dịch chữ “shellacking” của ông – Tổng Thống Barack Obama lên đường công du Á Châu. Trong 10 ngày, ông thăm viếng bốn nước là Ấn Ðộ, Nam Dương, Nam Hàn và Nhật Bản, và dự hai thượng đỉnh, của khối G-20 tại Hán Thành và của 21 nước trong diễn đàn APEC – Diễn Ðàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương – tại Yokyohama. Hôm Chủ Nhật 14 vừa qua, ông về tới Hoa Kỳ và hiển nhiên là được báo cáo chuyện không vui.
Thất vọng từ bên ngoài…
Thứ nhất, dư luận các quốc gia trên thế giới phản ảnh qua báo chí của họ đã kết luận hai điều.
Hoa Kỳ hết là quốc gia xuất chúng có khả năng lãnh đạo thế giới. Ðiều này, có lẽ tổng thống Mỹ không mấy ngạc nhiên vì thâm tâm của ông cũng nghĩ vậy như chính ông đã phát biểu nhiều lần để lấy lòng thiên hạ. Ðiều thứ hai, bản thân ông không thuyết phục được các thủ tướng hay tổng thống tham dự thượng đỉnh cùng đối phó với các vấn đề nóng nhất của kinh tế thế giới. Sự bất lực này thì quả lá đáng buồn vì ông Obama vẫn tin rằng với ông ở vị trí lèo lái con thuyền quốc gia, mối quan hệ của Mỹ với thế giới sẽ được cải thiện, chứ không bị chê trách như dưới thời ông Bush.
Nói lại cho gọn, thế giới không sợ nước Mỹ nữa, mà cũng chẳng thương! Và Obama là nạn nhân của sự xoay chiều ấy. Tất cả, chỉ vì vấn đề kinh tế.
Ông bị phê phán là bất lực vì không hoàn tất được Hiệp Ðịnh Tự Do Thương Mại Song Phương KORUS/FTA với Nam Hàn dù văn kiện được ký kết từ 2007 và bản thân ông đã đi ngược quan điểm của đảng Dân Chủ mà thúc đẩy việc tu chỉnh và thông qua. Ðiều éo le là Nam Hàn đã ký một văn kiện tương tự với Liên Hiệp Âu Châu mà không hề bị trở ngại!
Nhưng đấy còn là chuyện cục bộ.
Chuyện lớn là cả hai thượng đỉnh đều không thể mạnh dạn giải quyết ba vấn đề nóng nhất là 1) thất quân bình ngoại thương – có nước đạt xuất siêu quá mạnh, có nước bị nhập siêu quá lớn – 2) những giao động trong lãnh vực hối đoái khiến chiến tranh ngoại tệ có thể bùng nổ, 3) lồng trong phản ứng bảo hộ mậu dịch của nhiều quốc gia, 4) làm kinh tế thế giới khó tăng trưởng hài hòa. Tổng thống Mỹ và ban tham mưu kinh tế tài chánh của ông đã kêu gọi sự hợp tác cho bốn mục tiêu đó mà không thành.
Ngược lại, thủ phạm của tình trạng xuất siêu quá lớn, lũng đoạn ngoại tệ quá mạnh, bảo hộ mậu dịch quá rõ rệt nên gây bất trắc cho sinh hoạt kinh tế thế giới – là Trung Quốc – lại thoát nạn! Các quốc gia không chĩa mũi dùi vào Bắc Kinh mà quạt ngược Hoa Kỳ là cứ in bạc bơm tiền vào kinh tế khiến Mỹ kim sụt giá và gây bất ổn cho xứ khác. Họ nói đến biện pháp “gia tăng mức lưu hoạt có định lượng” hay quantitative easing của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, được áp dụng lần thứ hai – vì vậy mới được gọi tắt là QE2.
Vốn là một định chế độc lập, Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ không thuộc thẩm quyền chỉ đạo của Hành pháp, Lập pháp hay bất cứ đảng nào về chánh sách tiền tệ và tín dụng. Nhưng, điều bất thường là ba lần liền tại ba nơi, ông Obama lại bênh vực quyết định này và lãnh búa rìu của dư luận thế giới. Nói cho nôm na, Hoa Kỳ bị nêu đích danh là thủ phạm, trong khi thủ phạm thật là Trung Quốc lại tai qua nạn khỏi, và ông Barack Obama bị oan, là nạn nhân thật!
Ðó là về phản ứng của thế giới. Nhưng ở nhà thì tình hình còn tệ hơn vậy.
Thất vọng ngay trong nhà
Tổng Thống Obama chưa biết xoay trở thế nào với Quốc Hội khóa 111 sắp mãn hạn mà còn nhiều chuyện gai góc phải thông qua trong hai kỳ họp chớp nhoáng: triển hạn hay không hai đạo luật cắt thuế của Bush (năm 2001 và 2003), và giảm chi hay không 100 tỷ – thậm 200 tỷ – trong dự luật ngân sách của tài khóa 2011, bắt đầu phải áp dụng từ tháng 10… vừa qua. Sau đó là ứng phó thế nào với Quốc Hội khóa 112 sẽ nhậm chức từ ngày mùng ba tháng 1 tới đây?
Trước những thách đố ngổn ngang ấy, ông lại được ở nhà đón chào bằng từng thùng nước lạnh.
Nhiều bài quan điểm lập trường của các cơ quan truyền thông xưa nay vẫn ủng hộ đảng Dân Chủ và tổng thống đều nói tới chuyện Á du u ám của Obama! “Tơi tả ở ngoài và tơi tả ở nhà” là tiêu đề của bài xã luận trên tờ San Francisco Chronicle. Và, lần thứ nhì trong một tháng, hai chiến lược gia Dân Chủ khắt khe phê phán tổng thống, rồi còn trắng trợn đề nghị là Obama không nên ra tái tranh cử. Ðó là hai nhân vật chuyên thăm dò dư luận và từng là cố vấn của Tổng Thống Jimmy Carter (Patrick H. Caddell) hay của Tổng Thống Bill Cinton (Douglas E. Schoen).
Ngay từ cánh tả, rất nhiều nhân vật Dân Chủ đã rục rịch chuẩn bị ra tranh cử, nghĩa là thách đố tư thế lãnh đạo của tổng thống. Vòng sơ bộ của cuộc tranh cử 2012 đã khởi đầu trong đảng.
Ðiều an ủi duy nhất là bên đảng Cộng Hòa và phe bảo thủ kinh tế bỗng nổi lên hàng loạt lập luận đả kích biện pháp QE2 của Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương Ben Bernanke. An ủi vì các chuyên gia ấy không tấn công chánh sách của tổng thống. Nhưng là mối an ủi thừa, có khi là quà độc, vì tại Á Châu, ông Obama lại mạnh dạn ủng hộ quyết định này!
Trong hoàn cảnh đó, làm sao chúng ta biết phân biệt đúng sai?
Kinh tế cũng là chính trị
Xin hãy nói về chuyện QE.
Một cách cực kỳ dơn giản cho dễ hiểu, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ quyết định in bạc – bằng kế toán điện tử – khi mua vào các trái phiếu dài hạn và tá ghi trương mục của các ngân hàng một ngân khoản tương đương, giúp các ngân hàng có thêm thanh khoản bơm vào kinh tế, là phát hành tiền tệ khi cho vay. Thông thường, khi cần kích thích kinh tế, các ngân hàng trung ương hạ lãi suất cho tiền rẻ hơn, rồi mua lại các khoản nợ ngắn hạn trên thị trường ngỏ.
Nếu biện pháp ấy chưa công hiệu – thí dụ lãi suất đã hạ tới sàn, bằng số không khi so với lạm phát – Ngân Hàng Trung Ương có thể đặc biệt mua vào trái phiếu dài hạn và trả bằng tiền in thêm trên trương mục kết toán của các ngân hàng. Mươi năm trước, Nhật Bản đã áp dụng biện pháp bất thường ấy. Hai năm trước, các ngân hàng trung ương tại Âu Châu và Hoa Kỳ cũng vậy.
Lần này, khi thấy kinh tế Mỹ vẫn chưa hồi phục và thất nghiệp còn quá cao, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ mới quyết định bốc thêm một toa thuốc QE nữa.
Nhưng người ta đã lầm lẫn về tương quan nhân quả – cái gì là nguyên nhân, cái gì là hậu quả – khi đả kích quyết định này. Vì vậy, xin có vài lời giải thích.
Ngân Hàng Trung Ương Mỹ có cơ chế quyết định về chánh sách tiền tệ và tín dụng, mỗi sáu tuần lại họp một lần trừ phi có chuyện bất thường. Ðó là FOMC, xin gọi là Ủy Ban Tiền Tệ cho dễ hiểu. Ngay từ kỳ họp trước, vào tháng 8, ủy ban này đã theo dõi tình hình và bật ra tín hiệu là có lẽ phải in bạc lần nữa – toa thuốc QE2 – nhưng chưa cho biết là bao nhiêu. Các nhà nghiên cứu thì dự đoán là sẽ phải mấy trăm tỷ, có thể lên tới 800.
Khi in bạc như vậy thì đồng tiền sẽ mất giá. Mỹ kim mà mất giá thì các ngoại tệ khác đều lên giá và các thị trường tài chánh thế giới đều kết luận như vậy từ tháng 9. Chính là dự báo ấy mới khiến nhiều quốc gia – tổng cộng 18 nước tất cả – tìm cách can thiệp vào thị trường hối đoái của họ: mua Mỹ kim vào để nâng giá đô la và bán nội tệ ra để đồng tiền của mình khỏi lên giá khiến hàng hóa của mình trở thành đắt đỏ hơn. Có quốc gia còn ra quyết định kiểm soát hối đoái và xuất nhập tư bản. Hàng loạt biện pháp, của Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan, Brazil, Nam Phi, v.v… mới gây chấn động khiến người ta sợ là xứ nào cũng tìm cách can thiệp để chiếm lợi thế cạnh tranh và mở ra cuộc chiến ngoại thương.
Sau ngày bầu cử tại Mỹ, hôm Thứ Tư mùng ba, Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ mới thông báo là trong tám tháng tới sẽ bơm thêm 600 tỷ đô la. Xác nhận một chuyện ai cũng đã đoán ra, nhưng với con số cụ thể.
Quyết định QE2 đó lập tức gây hy vọng phục hồi kinh tế khiến các thị trường chứng khoán toàn cầu đều vọt tăng giá trong ngày Thứ Năm mùng bốn: Thị trường cổ phiếu lên giá không vì đảng Cộng Hòa đại thắng, vốn là điều đã rõ từ hôm trước!
Nhưng, để xét về chuyện đúng sai về chính trị trong một quyết định kinh tế, ta cần nhìn sâu hơn vào con số 600 tỷ này.
Muỗi đốt gỗ…
Xin có vài lời giải thích về chuyên môn thì mới hiểu ra kích thước 600 tỷ.
Khối tiền tệ lưu hành của Hoa Kỳ hiện ở khoảng 8,700 tỷ đô la. Khi Ngân Hàng Trung Ương thông báo sẽ bơm thêm 600 tỷ thì ta kết luận là trong tám tháng tới, khối tiền tệ sẽ tăng thêm chừng 6.89%. Lớn hay nhỏ làm sao biết được? Nhìn cách khác, trong tám tháng tới, trung bình Ngân Hàng Trung Ương Mỹ có thể bơm thêm mỗi tháng 75 tỷ, làm khối tiền tệ gia tăng mỗi tháng 0.86%. Trong năm chục năm qua, mỗi tháng, khối tiền tệ Mỹ tăng chừng 0.55% cho nhu cầu chi dụng bình thường của thị trường. Vì tình trạng yếu ớt bất thường hiện nay mà nếu có tăng thêm 0.86% thì cũng không nhiều. Nói cường điệu cho dễ nhớ thì chỉ là “muỗi đốt gỗ!”
Nhớ lại thì một biện pháp được thông báo từ tháng 8, qua đầu tháng 11 mới được xác nhận thêm là in ra 75 tỷ mỗi tháng. So với hơn hai ngàn tỷ trong thời QE1 vào năm 2008 thì quả là không nhiều. Nói cách khác, thuần về kinh tế thì toa thuốc QE2 này không quá mạnh để gây công phạt vì làm vật giá gia tăng. Còn làm cho Mỹ kim sụt giá thì đồng bạc xanh đã sụt từ trước và gây phản ứng toàn cầu.
Nhưng, nói muỗi đốt gỗ là nói về lượng nhiều hay ít. Về phẩm, là độc hay không, thì ta nên nghĩ đến… nọc cà cuống. Cay và thơm vô cùng, tùy người đối diện.
Bằng nọc cà cuống
Có thể là Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ muốn thông báo với thế giới vài điều phũ phàng sau đây:
Trong hoàn cảnh kinh tế chính trị Hoa Kỳ hiện nay, Hành pháp và Lập pháp không thể có biện pháp kích thích kinh tế bằng ngân sách hay thuế vụ, nhưng một định chế độc lập là Ngân Hàng Trung Ương Mỹ vẫn có khả năng. Nói là làm! Và còn có thể làm nữa, nếu cần thiết. Ðây mới chỉ là mấy món ăn chơi.
Nếu thiên hạ lo sợ lạm phát vì in bạc ra xài thì… cũng tốt thôi. Sẽ xài tiền trước khi lạm phát xảy ra. Còn hơn là ngồi trên đống bạc mà không dám đầu tư sản xuất và than là bị thất nghiệp cao. Mà nếu vì chuyện in bạc mà Mỹ kim sụt giá thì… cũng tốt thôi. Mục đích của biện pháp không là để hàng Mỹ thành rẻ à dễ bán hơn. Nhưng nếu xuất cảng Mỹ nhờ đó gia tăng thì quả là thơm như cà cuống.
Huống hồ, sản lượng hàng năm của kinh tế Mỹ là hơn 14,000 tỷ mà tiêu thụ chiếm đến ngàn tỷ và thị trường Hoa Kỳ là nguồn sống cho các nước xuất cảng trên thế giới. Mỹ bị nhập siêu nhiều nhất là vì vậy. Khi đạt xuất siêu với Mỹ thì xứ nào cũng thích, lại dùng nguồn dự trữ ngoại tệ thu hoạch được để gây sức ép! Thậm chí còn đòi truất phế ngôi vị của Mỹ kim trong luồng giao dịch trên thế giới.
Thực tế, Mỹ kim là phương tiện tồn trữ tài sản và giao hoán phổ biến nhất, chi phối đến 42% lượng giao dịch toàn cầu và chiếm gần 70% trong khối dự trữ ngoại tệ của các nước trên thế giới. Bây giờ, vì kinh tế Mỹ sa sút mà xứ nào cũng muốn xuất cảng vào Hoa Kỳ trong khi vẫn đòi giáo dục dân Mỹ về tội tiêu xài quá đáng và đả kích chính quyền Mỹ về tội vay mượn quá đà.
Mỹ kim sụt giá là thiên địa đồng thọ và đồng tử!
Tài sản mà thiên hạ ghim trong lưng dưới dạng Mỹ kim, để cưỡi lưng nước Mỹ, sẽ mất giá theo. Nếu muốn tẩy chay Mỹ đế đáng ghét bằng cách bán tháo Mỹ kim thì các nước chủ nợ sẽ bị thiệt trước. Mà bán Mỹ kim ra thì mua vào cái gì? Trên thế giới, trừ thị trường Nhật thì thị trường trái phiếu Hoa Kỳ lớn bằng tổng số tám thị trường còn lại và có mức an toàn cao nhất vì lưu hoạt nhất. Muốn đổi ra tiền mặt cũng rất dễ.
Ðồng tiền vốn có hai mặt. Cho nên, ưu thế đầy bất công của đồng Mỹ kim là mặt trái của một sự bất công khác: Ai cũng muốn bán hàng cho Mỹ để gây sức ép với Hoa Kỳ.
Dĩ nhiên, Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ không ăn nói theo ngôn ngữ Ba Giai Tú Xuất như vậy. Nhưng xứ nào cũng hiểu ra thực tế này. Và tùy hoàn cảnh, mỗi quốc gia lại ứng phó một cách.
Hoàn cảnh? Khi Mỹ kim sụt giá và tiền Mỹ trở thành quá rẻ với lãi suất quá thấp thì đã đành là hàng hóa xuất nhập cảng bị ảnh hưởng. Mà luồng chuyển vận tư bản cũng thế: Tư bản sẽ vượt biên tìm nơi có lời hơn. Và trở thành luồng tư bản “nóng” tại các thị trường tài chánh xứ khác. Nóng đến độ gây ra lạm phát, thổi lên bong bóng đầu cơ và làm xứ khác bị chấn động.
Bị chấn động nặng nhất chính là Trung Quốc vì đang sợ lạm phát nên sắp phải tăng lãi suất và mức dự trữ pháp định của ngân hàng. Biện pháp ấy càng khiến tư bản thêm nóng. Và khủng hoảng càng dễ xảy ra. Vì vậy, ta hiểu tại sao Bắc Kinh đả kích quyết định… hiền khô của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ là… “xuất cảng lạm phát”.
Tổng TBarack Obama bị đả kích oan vì một quyết định của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ. Nhưng, chẳng bị oan chút nào khi ông không hiểu ra quy luật phũ phàng của kinh tế và cứ tưởng rằng nụ cười và ngón tay tiên tri của mình sẽ ngăn được sóng dữ!
Nguyễn Xuân Nghĩa
Tài Liệu Bổ Túc
Federal Reserve Act (1913)
The question of how to regulate financial affairs was one of the earliest and most enduring problems facing the American republic. Congress formally resolved the issue only in 1913 with the passage of the Federal Reserve Act (38 Stat. 251), which created, for the first time, a permanent national central bank. The product of this act, the Federal Reserve System, was in some ways an awkward compromise among all sides of the national debate, but by the end of the twentieth century, it had become one of the most respected American public institutions. The European Union would use the Federal Reserve System as a model for its own European Central Bank.
HISTORICAL DEVELOPMENT
From the founding of the republic to the Civil War, no national consensus existed on banking or monetary policy. Agrarian and populist interests were deeply suspicious of the concentration of wealth in Eastern financial institutions and sought regulations to constrain their power. At the same time, business and manufacturing interests sought regulations to ease commerce and expand trade.
After the Civil War, the political debate centered on the gold standard, which the United States had left in 1861. Agrarian, populist, and labor interests opposed the deflation required to resume the standard. Because of the massive expansion in incomes following the war, the gold standard was resumed with relatively little pain in 1879. Nonetheless, opposition to the gold standard continued under the free silver movement, championed by William Jennings Bryan. Indeed, the novel The Wizard of Oz by L. Frank Baum is an extended allegory favoring free silver. In the novel, as opposed to the film, the magic slippers Dorothy uses to save herself are silver, not ruby.
The period after the Civil War was also marked by successive financial panics and crises. Banks at that time were required to hold only a fraction of their deposits in reserve, that is, in the form of specie, vault cash or government securities, and could lend the remaining portion of the deposits to businesses and individuals. These loans were often illiquid, in the sense that although they were fundamentally sound investments in the long run, in the short run they could only be converted into cash for a fraction of their value. Such a system is prone to bank runs, in which a bank’s depositors literally race each other to the bank to withdraw their deposits. Following the Panic of 1907, all political parties agreed that a mechanism had to be found to supply banks with short–term liquidity (known as an “elastic currency” at the time).
CONGRESSIONAL PASSAGE AND EARLY IMPLEMENTATION
Congress passed the Aldrich-Vreeland Act in 1908 in reaction to the Panic of1907. The act provided for a system of temporary liquidity for banks (slated to expire in 1914), and it also created a National Monetary Commission chaired by Senator Nelson Aldrich to find a permanent solution to the problem of bank runs. The Aldrich Commission’s report was submitted to Congress in 1912. Although Woodrow Wilson, a Democrat, won the 1912 election, the Republican Aldrich’s plan shaped the extensive debate that followed. A Democrat, Carter Glass of Virginia, shepherded the Federal Reserve Act through the Congress, and on Dec. 23, 1913, Congress adopted the Federal Reserve Act, also known as the Owens-Carter Act. Although Glass went to some lengths to distinguish the Federal Reserve Act from the Aldrich Commission’s plan, the two acts had quite a bit in common.
The Federal Reserve Act provided for the creation of between eight and twelve Reserve Banks in cities throughout the United States. These institutions were to be capitalized by the member banks within each Reserve District; the member banks would control the board of directors of each Reserve Bank and appoint its president and chairman. The entire system was to be overseen by an appointed Federal Reserve Board, based in Washington, D.C. By 1914 a full complement of twelve Federal Reserve Banks had been established in Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, and San Francisco.
In keeping with the act’s central requirement that the Federal Reserve System provide an “elastic” currency (that is, one whose quantity could grow or shrink as required by economic policy), the system required its member banks to keep a certain fraction of their assets on deposit with the Reserve Banks as Federal Funds. In addition, the system issued Federal Reserve notes, the immediate ancestors of the familiar paper banknotes used today. The founders of the system hoped to prevent further banking panics by providing their member banks with ready and immediate access to liquidity via the discount window at which member banks could borrow at a published discount rate. Finally, as the United States was still on the gold standard in 1914, all Federal Reserve notes and deposits were backed by gold.
The Federal Reserve System’s initial design, however, assured a continuing struggle between the twelve Reserve Banks and the Washington-based Federal Reserve Board. The Federal Reserve Bank of New York, in particular, had a relatively sophisticated understanding of financial markets and often advocated policies different from those pursued by the Federal Reserve Board. The tension between the Reserve Banks and the Federal Reserve Board was heightened by the fact that the Secretary of the Treasury and the Comptroller of the Currency were ex officio members of the Board.
The Federal Reserve System officially opened for business in November of 1914, shortly after the start of World War I. Conceived in peacetime to prevent banking panics, the system’s first duty would be to manage the monetary dislocations of the period of American neutrality, and then to assist the Treasury in financing the war expenditures.
After the war, the United States was one of the first nations to resume the gold standard. Other nations attributed the relatively easy resumption of the gold standard in America to, in part, the newly–established Federal Reserve System. In the 1920s the system was held in high regard domestically and abroad. Indeed, the period is sometimes known as “the high tide of the Federal Reserve”
In October of 1929 the U.S. stock market crashed, losing a considerable fraction of its value. This probably would not have been enough to cause the Great Depression; however, beginning in October of 1930 a series of small Midwestern banks failed and a full-scale nationwide banking panic began. This panic was the first of three banking crises that would culminate with the long “banking holiday” of March of 1933, when the entire U.S. banking system was closed by presidential directive. The system, along with all mainstream academic and government economists, firmly believed in the “real bills doctrine,” which held that providing liquidity against purely financial claims (including U.S. government bonds) was bad policy. In short, when banks came to the discount window, they were required to present as collateral claims against viable business interests, which they did not have. The Great Depression began, in essence, as a classic banking panic of the late 1800s. Because the U.S. economy had become more complex and dependent on the smooth functioning of capital markets, the damage wrought by the bank runs of the early 1930s was much greater than in previous episodes.
REFORMS OF THE NEW DEAL AND BEYOND
The Roosevelt legislative program contained several measures designed to address the problem of bank runs and general financial instability. Many of the key New Deal laws affected the functioning of the Federal Reserve System.
Among the first laws passed under the Roosevelt administration was the Banking Act of 1933, also known as the Glass-Steagall Act. This act provided the first nationally-guaranteed system of insuring bank deposits by creating the Federal Deposit Insurance Company (FDIC). Deposit insurance ended forever the problem of bank runs and banking panics (although it would open the door to the thrift crisis of the late 1980s). The Glass-Steagall Act contained several other provisions that have since been modified or superannuated, but which in their time were extremely important. These included prohibiting banks from paying interest on short-term deposits (known as “Regulation Q”); prohibiting banks from underwriting securities (“investment banking”); and prohibiting banks from engaging in many other forms of non-bank activities such as underwriting insurance.
The Banking Act of 1935 renewed and extended many of the 1933 provisions to banks outside the Federal Reserve System. However, this act is of particular note because it finally clarified several of the institutional tensions designed into the Federal Reserve System. Under the act, the Federal Reserve Board became the supreme institution; it was renamed the Board of Governors of the Federal Reserve System, and members of the Board were given the title of “Governor,” the traditional title for central bankers. In addition, the act ended the ex officio membership of the Secretary of the Treasury and Comptroller of the Currency on the Board. Finally, the act formally recognized the Federal Open Market Committee (FOMC) as a separate legal entity.
The Employment Act of 1946 directed the Federal Reserve System to implement policies designed to balance the two goals of full employment and low inflation. Achieving these goals has been the guiding principle of the system, and indeed almost all modern central banks, since.
The final step in the modernization of the Federal Reserve System was the Treasury Accord of 1951. Before the accord, the system acted as a buyer of last resort for Treasury debt. If investors demanded interest rates on government bonds above a ceiling (set to 2.5 percent at the time of the accord) the system would step in to buy the residual debt. With government spending hitting new records during the Korean War, this support rule demanded an inflationary monetary policy. Under the terms of the accord, the Federal Reserve System was relieved of the responsibility of keeping interest rates low.
THE MODERN FEDERAL RESERVE SYSTEM
The formal laws governing the conduct of monetary policy have remained largely unchanged since the 1950s. Monetary policy decisions are largely made by the Federal Open Market Committee (FOMC). The FOMC is a separately-recognized legal entity made up of the seven Governors in Washington, D.C., the president of the Federal Reserve Bank of New York, and the presidents of four of the remaining eleven Reserve Banks (chosen on a rotating basis). It typically meets eight times a year. The FOMC dictates the conduct of open market operations, the technical means by which the Federal Reserve System affects short term interest rates.
The Full Employment and Balanced Growth Act of 1978, also known as the Humphrey-Hawkins Act, amended the Federal Reserve Act to require that the Board of Governors submit reports on the state of the U.S. economy and the conduct of monetary policy twice a year (typically in February and July). In addition, the chairman typically testifies before the relevant House and Senate Committees as part of the report. This appearance, referred to as the Humphrey-Hawkins testimony, has become a closely-watched event.
Several of the financial regulatory reforms of the 1980s and 1990s involved the Federal Reserve System to some extent, either in its role as a bank regulator or by amending the Federal Reserve Act directly. The most important of these include the Depository Institutions Deregulation and Monetary Control Act of 1980, the Financial Institutions Reform, Recovery, and Enforcement Act of 1989, and the Gramm-Leach-Bliley Act.
Finally, several consumer protection and anti-discrimination laws also involve the Federal Reserve System. Among of the most important of these are the Home Mortgage Disclosure Act of 1975 and the Community Reinvestment Act of 1977.
Andreas Lehnert
BIBLIOGRAPHY
Board of Governors of the Federal Reserve System. Federal Reserve Act and Other Statutory Provisions Affecting the Federal Reserve System (As Amended Through October 1998). Washington, DC, 1998.
Federal Reserve Bank of Kansas City. Fed 101. <http://www.kc.frb.org/fed101/>.
Federal Reserve Bank of Richmond. The Fiftieth Anniversary of the Treasury–Federal Reserve Accord. 2001. <http://www.rich.frb.org/research/specialtopics/treasury/>.
Friedman, M. and A. J. Schwartz. A Monetary History of the United States, 1867-1960. Princeton, NJ: Princeton University Press, 1963.
Friedman, M. and A. J. Schwartz. Monetary Trends in the United States and the United Kingdom. Chicago: University of Chicago Press, 1982.
Hamilton, J. D. “The daily market for Federal Funds.” 1 Journal of Political Economy 104 (1996): 26–56.
Rockoff, H. “‘The Wizard of Oz’ as a Monetary Allegory.” 4 Journal of Political Economy 98 (1990): 739–760.