About the author

Related Articles

5 Comments

  1. 1

    nguyen tuong ba

    Lời bàn của Nhà văn Lưu Nguyễn Đạt làm nổi Thơ và Tranh.
    Lời bàn, Thơ và Tranh tạo thành một tác phẩm nghệ thuật chung, giá trị đáp ứng nhu cầu của các khán giả, độc giả ít thời gian hiện nay.
    Cảm ơn Nữ sĩ, Hoạ sĩ, “Bàn sĩ”.
    Nguyễn Tường Bá,người thưởng ngoạn

  2. 2

    Việt Chi

    Xin đính chính câu thơ cuối trong bài “Sầu…Nữ Sĩ” của Dương Như Nguyện mượn trong bài “MƯỜI HAI THÁNG SÁU” của Vũ Hoàng Chương :

    “Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
    Khúc Cổ Bồn Ca gõ hát chơi…” (Cổ Bồn Ca, không phải Cổ Phồn Ca)
    *
    Cổ Bồn ca là khúc ca Gõ Chậu (Cổ Bồn) mà Trang Tử hát khi vợ chết.

    Truyện kể rằng : Một hôm Trang Tử (365-290 Trước CN) đi lên núi chơi, giữa đường gặp một phụ nữ mặc tang phục đang ngồi quạt nấm mộ mới đắp, Trang Tử thấy lạ bèn hỏi lý do. Người phụ nữ đáp :
    -Người chồng xấu số của thiếp vừa mất hôm qua và chôn tại đây. Lúc còn sống, vợ chồng thiếp yêu thương nhau, chết cũng không nỡ rời nhau.Chồng thiếp có dặn rằng nếu có tái giá, thì cũng chờ nấm mồ khô đã rồi hãy đi lấy người khác. Thiếp nghĩ, đất mới đắp, làm sao khô được, nên phải ngồi quạt cho mau khô vậy.
    Trang Tử nói:
    -Muốn quạt cho mau khô,cũng dễ thôi,hiểm vì tay nàng yếu,nên quạt lâu khô đó thôi.Thôi để ta quạt hộ cho.

    Trang Tử ngầm làm phép thuật, quạt mấy cái liền, nấm mồ bốc hết hơi nước và trở nên khô ráo.Thiếu phụ tươi cười nói :
    – Cảm tạ quan nhân vất vả.
    Nói rồi bèn gỡ chiếc thoa bạc cài tóc, cùng cái quạt tặng Trang Tử nhưng Trang Tử chỉ nhận chiếc quạt. Thiếu phụ hớn hở ra về.
    Về nhà,Trang Tử kể chuyện trên cho vợ là Điền Thị nghe và đưa cho xem chiếc quạt. Điền Thị liền xé chiếc quạt và mắng chửi người đàn bà quạt mồ thậm tệ :
    -Đồ đàn bà dơ dáy, chồng mới chết mà đã lo quạt mồ cho khô để đi lấy người khác, thật đáng xấu hổ.

    Trang Tử chỉ lặng yên. Mấy hôm sau,Trang Tử giả vờ chết. Khi quan tài còn đặt ở nhà thì có một chàng thư sinh rất hào hoa phong nhã cỡi ngựa, cùng một người hầu tới nhà xin gặp Trang Tử. Điền Thị cho biết là chồng mình vừa mới chết, xác còn quàn ở hậu liêu. Chàng thư sinh liền nói :
    Tôi vốn ngưỡng mộ thầy nên từ xa tới đây xin học đạo, nhưng thật bất hạnh là thầy đã ra người thiên cổ. Dù chưa được học thầy ngày nào, nhưng cũng xin phép được ở lại để cư tang cho trọn nghĩa thầy trò. Điền thị liền dọn phòng bên trái ngôi nhà cho anh ta ở. Vài ngày sau Điền thị đã phải lòng chàng thư sinh trẻ đẹp đến phúng điếu thầy. Chàng thư sinh cũng yêu Điền thị, nhưng khi hai người động phòng thì chàng ta ôm bụng rên la, quằn quại. Điền thị hỏi duyên cớ, chàng ta nói :
    -Tôi vốn bị căn bệnh đau bụng này lâu rồi, nay bỗng dưng lại tái phát. Điền thị hỏi :
    -Vậy có thuốc nào chữa khỏi không ?
    Chàng ta đáp :
    -Thầy thuốc nói là chỉ có óc người sống,uống mới hết bệnh.
    Điền Thị nói:
    -Óc người mới chết,có được không?
    Chàng ta nói:
    -Nếu mới chết chưa lâu thì chắc được.
    Điền Thị liền đi lấy búa vào hậu liêu nơi quàn linh cữu chồng, giơ búa bổ mấy nhát,nắp quan tài liền bật ra…và Trang Tử mỉm cười ngồi dậy.

    Điền Thị khiếp sợ, té ngửa và bất tỉnh. Sau đó,vì quá xấu hổ nên thắt cổ quyên sinh.

    Trang Tử buồn liền lấy chậu ra ngồi gõ và hát bài dưới đây. Sau đó mai táng vợ, đốt nhà và đi vào ngõ núi Nam Hoa mất tích luôn :

    CỔ BỒN CA

    Kham ta phù thế sự
    Hữu như hoa khai tạ
    Thê tử ngã tất mai
    Ngã tử thê tất giá .

    Ngã nhược tiên tử thời
    Nhất trường đại tiếu thoại
    Điền bị tha nhân canh
    Mã bị tha nhân khóa
    Thê bị tha nhân luyến
    Tử bị tha nhân mạ.

    Dĩ tử đổng thường tình
    Tương khan lệ bất hạ
    Thế nhân tiếu ngã bất bi thương
    Ngã tiếu thế nhân không đoạn trường
    Thế sự nhược hoàn khốc đắc chuyển
    Ngã diệc thương sầu lệ vạn hàng.

    鼓 盆 歌

    堪 嗟 浮 世 事
    有 如 花 開 謝
    妻 死 我 必 埋
    我 死 妻 必 嫁

    我 若 先 死 時
    一 場 大 笑 話
    田 被 他 人 耕
    馬 被 他 人 跨
    妻 被 他 人 戀
    子 被 他 人 罵

    以 訾 董 常 情
    相 堪 淚 不 下
    世 人 笑 我 不 悲 傷
    我 笑 世 人 空 斷 腸
    世 事 若 完 哭 得 轉
    我 亦 傷 愁 淚 萬 行

    莊 子

    BÀI HÁT GÕ CHẬU

    Ôi cuộc đời nổi trôi
    Khác nào hoa nở,rụng
    Vợ chết thì ta lo mai táng
    Ta chết thì vợ sang ngang.

    Ví bằng ta chết trước
    Thật một trường đại hài hước
    Ruộng của ta, người khác sẽ cày
    Ngựa của ta, người khác sẽ cỡi
    Vợ ta, người khác sẽ thương yêu
    Con ta, người khác sẽ mắng chửi .

    Tình thế là như vậy
    Nếu lệ ta chẳng rơi
    Thế gian cười ta vô tình
    Ta cười thiên hạ như bình lệ chan
    Khóc mà đổi được tuần hoàn
    Thì ta đã khóc muôn ngàn năm nay.

    VÕ TƯ NHƯỢNG dịch thơ

    *
    Giai thoại trên có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam. Trong văn học bình dân, có hai câu ca dao :

    Thương thay cho kẻ quạt mồ
    Gớm thay cho kẻ lấy vồ đập săng (=quan tài).

    Các nhà nho trong lúc trà dư tửu hậu, cũng hay kể truyện này và tóm tắt bài ca trên gọn trong 5 câu :

    Thê tử, ngã tất mai
    Ngã tử, thê tất giá
    Đìền, tha nhân canh
    Thê, tha nhân luyến
    Tử, tha nhân mạ

    (Vợ chết thì ta chôn
    Ta chết thì vợ tái hôn
    Ruộng, người khác cày
    Con, người khác mắng nhiếc
    Vợ, người khác yêu)
    *

    Dưới đây là toàn văn bài thơ ”Mười Hai tháng Sáu” của Vũ Hoàng Chương :

    MƯỜI HAI tháng SÁU
    Tác giả: Vũ Hoàng Chương

    Trăng của nhà ai trăng một phương
    Nơi đây rượu đắng mưa đêm trường
    Ờ, đêm tháng sáu mười hai nhỉ
    Tố của Hoàng ơi! Hỡi nhớ thương

    Là thế, là thôi, là thế đó
    Mười năm thôi thế mộng tan tành
    Mười năm trăng cũ ai nguyền ước?
    Tố của Hoàng ơi! Tố của anh

    Tháng sáu mười hai – từ nay nhé
    Chung đôi – từ đấy nhé lìa đôi
    Em xa lạ quá đâu còn phải
    Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi

    Men khói đêm nay sầu dựng mộ
    Bia đề tháng sáu, ghi mười hai
    Tình ta ta tiếc cuồng ta khóc
    Tố của Hoàng nay Tố của ai!

    Tay gõ vào bia mười ngón rập
    Mười năm theo máu hận trào rơi
    Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
    Khúc Cổ Bồn Ca gõ hát chơi

    Kiều Thu hề Tố em ơi
    Ta đang lửa đốt tơi bời Mái Tây
    Hàm ca nhịp gõ khói bay
    Hồ Xừ Xang Xế bàn tay điên cuồng

    Kiều Thu hề trọn kiếp thương
    Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô
    Xừ Xang Xế Xự Xang Hồ
    Bàn tay nhịp gõ điên rồ khói lên

    Kiều Thu hề Tố hỡi em!
    Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng
    Xế Hồ Xang khói mờ rung
    Nhịp vương sầu tỏa năm cung ngút ngàn.

    MƯỜI HAI tháng SÁU
    Tác giả: Vũ Hoàng Chương

    Trăng của nhà ai trăng một phương
    Nơi đây rượu đắng mưa đêm trường
    Ờ, đêm tháng sáu mười hai nhỉ
    Tố của Hoàng ơi! Hỡi nhớ thương

    Là thế, là thôi, là thế đó
    Mười năm thôi thế mộng tan tành
    Mười năm trăng cũ ai nguyền ước?
    Tố của Hoàng ơi! Tố của anh

    Tháng sáu mười hai – từ nay nhé
    Chung đôi – từ đấy nhé lìa đôi
    Em xa lạ quá đâu còn phải
    Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi

    Men khói đêm nay sầu dựng mộ
    Bia đề tháng sáu, ghi mười hai
    Tình ta ta tiếc cuồng ta khóc
    Tố của Hoàng nay Tố của ai!

    Tay gõ vào bia mười ngón rập
    Mười năm theo máu hận trào rơi
    Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
    Khúc Cổ Bồn Ca gõ hát chơi

    Kiều Thu hề Tố em ơi
    Ta đang lửa đốt tơi bời Mái Tây
    Hàm ca nhịp gõ khói bay
    Hồ Xừ Xang Xế bàn tay điên cuồng

    Kiều Thu hề trọn kiếp thương
    Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô
    Xừ Xang Xế Xự Xang Hồ
    Bàn tay nhịp gõ điên rồ khói lên

    Kiều Thu hề Tố hỡi em!
    Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng
    Xế Hồ Xang khói mờ rung
    Nhịp vương sầu tỏa năm cung ngút ngàn.

    Việt Chi

  3. 3

    tbs

    Trong lời bình của nhà văn luận Lưu Nguyễn Đạt có câu: “Ngày nay trong thơ còn có họa, có nhạc…” Thực ra, “thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh) hay “thi trung hữu nhạc” (trong thơ có nhạc) đã có từ ngàn xưa, cổ nhân nói từ lâu rồi… Ngoài ra, khi luận về thơ Hồ Xuân Hương trên An Nam Tạp Chí số 3 ra ngày 01 tháng 10 năm 1932, Tản Đà còn nói ” thi trung hữu quỉ” (trong thơ có quỉ). Tất nhiên “Sầu…nữ sĩ” của nữ sĩ Dương Như Nguyện chỉ có tranh và nhạc, không có con quỉ nào trong đó cả. Hoặc giả, nếu có, thì cũng dưới dạng của một giai nhân cổ kim tuyệt thế.

    TBS

  4. 4

    ChânPhương

    Xin được cảm ơn Việt Thức (LS Lưu Nguyễn Đạt) đã giới thiệu “Sầu… Nữ Sĩ”. Cảm ơn Quý độc giả Nguyễn Tường Bá đã cho lời nhận xét. Cũng xin được cảm ơn độc giả Việt Chi đã cung cấp các chi tiết học thuật đầy đủ và giá trị từ “Khúc Cổ Bồn Ca” từ tác phẩm “Mười Hai tháng Sáu” của Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương, dựa theo điển tích từ “Trang Tử – Tinh Hoa” do Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê (?) đồng trước tác.

    Xin được cảm ơn tác giả Dương Như Nguyện đã trả lời điện thư riêng, rồi tin tưởng, cũng như cho phép người đọc (Chân Phương) góp ý theo hiểu biết và suy luận nông cạn của mình về “Sầu… Nữ Sĩ”, nếu có bàn luận xa hơn trong thread này.

    Thật vậy, ngay từ đầu tuần rồi được đọc “Sầu… Nữ Sĩ” qua điện thư của LS TS Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Lưu Nguyễn Đạt; chúng tôi đã nhìn thấy được một tác phẩm đầy ly kỳ mang nhiều tư tưởng thách thức một cách ngạo nghễ của tác giả đối với cái mà chúng ta vẫn thường gọi là “khuôn phép luân lý đạo đức của xã hội”, hay một hình thái tương đương.

    Mười sáu câu bảy chữ. Trong hai khổ đầu tiên, “Nữ Sĩ” dù được viết hoa nhưng lại gọi lên với ý khinh bạc… Điều gì gây ra thái độ bất mãn của tác giả; khi nghe đến hai chữ “Nữ Sĩ” kia? Bất mãn đến độ, chẳng còn gì để giấu giếm; tác giả đã viết toạc suy nghĩ, nỗi đau, ẩn ức của mình ra thành khổ thơ thứ ba:

    Có kẻ gọi em là Nữ Sĩ
    Chỉ vi em tập tễnh làm thơ
    Thơ em độc giả không trang trọng
    Vì bước Kinh Kha, bụi đã mờ…

    Không một thái độ phản đối của phụ nữ nào rõ rệt hơn được nữa!
    Vì thế, câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu đối với “Sầu… Nữ Sĩ”; đã không còn là version (phiên bản) nào của “Khúc Cổ Bồn Ca” mà chúng ta được biết ít nhất theo Nho Giáo (Trân

  5. 5

    ChânPhương

    Xin được cảm ơn Việt Thức (LS Lưu Nguyễn Đạt) đã giới thiệu “Sầu… Nữ Sĩ”. Cảm ơn Quý độc giả Nguyễn Tường Bá đã cho lời nhận xét. Cũng xin được cảm ơn độc giả Việt Chi đã cung cấp các chi tiết học thuật đầy đủ và giá trị từ “Khúc Cổ Bồn Ca” từ tác phẩm “Mười Hai tháng Sáu” của Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương, dựa theo điển tích từ “Trang Tử – Tinh Hoa” do Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê (?) đồng trước tác.

    Xin được cảm ơn tác giả Dương Như Nguyện đã trả lời điện thư riêng, rồi tin tưởng, cũng như cho phép người đọc (Chân Phương) góp ý theo hiểu biết và suy luận nông cạn của mình về “Sầu… Nữ Sĩ”, nếu có bàn luận xa hơn trong thread này.

    Thật vậy, ngay từ đầu tuần rồi được đọc “Sầu… Nữ Sĩ” qua điện thư của LS TS Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Lưu Nguyễn Đạt; chúng tôi đã nhìn thấy được một tác phẩm đầy ly kỳ mang nhiều tư tưởng thách thức một cách ngạo nghễ của tác giả đối với cái mà chúng ta vẫn thường gọi là “khuôn phép luân lý đạo đức của xã hội”, hay một hình thái tương đương.

    Mười sáu câu bảy chữ. Trong hai khổ đầu tiên, “Nữ Sĩ” dù được viết hoa nhưng lại gọi lên với ý khinh bạc… Điều gì gây ra thái độ bất mãn của tác giả; khi nghe đến hai chữ “Nữ Sĩ” kia? Bất mãn đến độ, chẳng còn gì để giấu giếm; tác giả đã viết toạc suy nghĩ, nỗi đau, ẩn ức của mình ra thành khổ thơ thứ ba:

    Có kẻ gọi em là Nữ Sĩ
    Chỉ vi em tập tễnh làm thơ
    Thơ em độc giả không trang trọng
    Vì bước Kinh Kha, bụi đã mờ…

    Không một thái độ phản đối của phụ nữ nào rõ rệt hơn được nữa!
    Vì thế, câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu đối với “Sầu… Nữ Sĩ”; đã không còn là version (phiên bản) nào của “Khúc Cổ Bồn Ca” mà chúng ta được biết ít nhất theo Nho Giáo (Trần Trọng Kim), Trang Tử – Nam Hoa Kinh (Thu Giang) hay Trang Tử – Tinh Hoa (Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê) hay của VHC trong Mười Hai tháng Sáu!

    Trong điện thư gửi riêng cho tác giả, chúng tôi đã không dám gọi “phồn ca” là một lỗi chính tả, dù trong phụ chú tác giả đã ghi rằng “Nhớ theo ý thơ VHC”. “Khúc Cổ Phồn Ca vỗ hát chơi!” phải là một lối chơi chữ hý lộng chan chứa đầy nước mắt của kẻ khinh bạc đôi khi chỉ cần một bờ vai chia sẻ để tiếp nối một thế giới suy tư đang tuôn tràn.

    Trân trọng,
    Chân Phương.
    P/S: Người đọc chúng tôi (cá nhân CP) thật sự thích thú với câu cuối cùng của độc giả TBS, “Hoặc giả, nếu có, thì cũng dưới dạng của một giai nhân cổ kim tuyệt thế.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.