Những giây đèn mầu giăng trên đường phố, trên những tòa nhà, những căn phố vẫn còn đây đó chiếu sáng những buổi đêm tăm tối lạnh lẻo của mùa Đông đặc biệt giá lạnh của năm nay. Đây là lúc mọi người đang kiểm điểm những trục trặc kỹ thuật do Mùa Đông đã mang lại trong những mùa Lễ vừa qua. Một Lễ Giáng Sanh gián đoạn bởi những cơn bảo Tuyết phủ ngập các Phi Trường Âu Châu làm trơ ngại những cuộc đi lại, một chuyến xe lữa trục trặc kỹ thuật chạy trễ gần 6 tiếng đồng hồ. Cả nước Pháp đặt câu hỏi : tại sao hai cái hảnh diện của Pháp là Bưu Điện và Hỏa Xa ngày nay lại tiêu tùng như vậy ? Thơ từ thì ngày nay chậm chạp, Hỏa Xa với những giờ giấc cà trật cà đụi. Đình công dài dài, đình công đòi lên lương đã đành, còn đình công « đòi quyền thoải mái » ( Grève de confort ): đình công vào dịp «lễ để bớt làm việc » (vì công việc quá nhiều, cần thêm nhơn viên – surcharge de travail et manque du personnel ).
Ô tempos, ô morès ! tất cả đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp nay đều vứt bỏ. Vì Giáo dục sai ? vì Giáo huấn cha mẹ không còn hiệu nghiệm nữa, quan niệm gia đình tan vỡ, danh dự tên tuổi gia đình cũng tiêu tùng. Có nhà xã hội học cho rằng đó là do Toàn cầu hóa ! Ôi Toàn cầu hóa, bao đau thương và tội lỗi do mi tạo nên (Mondialisation que de crimes, que de malheurs ont été commis en ton nom ! ). Mới ngày nào đây người ta nhân danh cao trào Tự Do.
Mùa Lễ đã qua, bao nhiêu chai Champagne, bao nhiêu Con gà Sống thiến (Chapons), bao nhiêu Gan ngổng (Foies Gras d’oie) , bao nhiêu bánh bûches đã hy sanh cho những cuộc Lễ ? Nhưng bao nhiêu ưu tư của năm 2010 được giải quyết ? Thế giới có yên ổn hơn không ? có giàu có hơn không ? Thiên tai bão lụt, động đất Haïti, Vịnh Mexico vẫn còn chưa giải quyết xong những hậu quả của trận Bão Katerina, thì nay phải giải quyết nạn dầu hỏa đang tràn đầy do giàn dầu của Hảng BP bị nổ. Rồi lụt ở miền Bắc nước Pháp, sau những ngày bão tuyết, rồi lụt ở Úc châu, Brazil …Nạn khủng bố Hồi Giáo vẫn tiếp tục ám ảnh sanh hoạt của người Âu Mỹ, ở Niger, nơi có trên 2000 người Pháp sống yên lành bổng nhiên AQMI một nhóm khủng bố Hồi giáo bắt cóc hai sanh viên qua bên ấy phục vụ nhơn đạo, và trong khi quân đội bản xú cùng quân đối Pháp đền giải cứu thi bị thanh toán, câu hỏi được đặt ra, là khi một công dân mình bị bắt cóc, nên giải cứu hay không ? Khó trả lời. Thế giới Âu châu đang gặp khủng hoảng kinh tế và nghèo yếu và đời sống khó khăn hẳn, thế sao di dân lậu vẫn ồ ạt vượt biên vào ? Bức tường chạy dài trên biên giới Mỹ- Mễ tây Cơ không chận được làn sóng vượt biên Mễ thì những biên giới lỏng lẻo của Liên Âu làm sao chận được làn sóng tỵ nạn kinh tế từ Phi Châu, từ Trung Á, có khi cả từ Trung Quốc vọt sang.
Lạ nhỉ có ai tò mò tự hỏi tại sao một nước như Trung Quốc, ngày nay là số 2 của thế giới mà vẫn có người công dân mình vượt biên tỵ nạn kinh tế. Các nước Mỹ, Canada, Pháp, Đức, không có dân tỵ nạn kinh tế đã đành, các nước nghèo hơn Trung Quốc như Nhựt Bổn, Đài loan, Singapore, kể cả Thái Lan, Mãlai cũng không có dân tỵ nạn kinh tế…Ở trong đám dân tỵ nạn kinh tế nhập cư bất hợp pháp thường gặp ở Pháp là người dân các quốc gia A phú Hản, Irak, dỉ nhiên tỵ nạn chiến tranh, Pakistan, Yémen, thuộc Trung Đông vì nghèo đói, tỵ nạn kinh tế. Sau đó số đông dân nhập sư lậu là dân các nước Phi Châu , Bắc Phi hay Phi Châu đen vì quá nghèo khổ phải ra đi kiếm sống, các quốc gia Âu châu có dân Rom tức dân gypsi, dân du mục, gốc Roumanie và Albanie, hai nước cựu Cộng sản nay vẫn còn thuộc thành phần các quốc gia kém phát triển và cũng xin nói thêm là dân Rom bị kỳ thị xem như những công dân hạng hai ngay tại hai quốc gia nầy,…. và sau cùng có hai công dân gốc Đông Á là Tàu và Việt Nam, hai nước xã hôi chủ nghĩa tiên tiến đỉnh cao trí tuệ loài người.
1. Ưu tư chiến tranh
Những ngày vui vẽ liên hoan chưa tàn thi Thế giới lại bắt đầu lo lắng. Lo cho chiến tranh ở bán đảo Triều tiên. Hai nước Bắc Hàn và Nam Hàn có thể đánh nhau không ? hay Bắc Hàn đang dở trò hù dọa thế giới Âu Mỹ ? biết rằng sau cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng vừa qua, Mỹ và Âu Châu còn trong cơn dưởng bịnh, sức khỏe kinh tế còn rất mong manh, nên Trung Quốc mới xúi dục Bắc Hàn hù dọa Nam Hàn. Cả thế giới lo cho Biển Đông nổi sóng, e rằng một cuộc chiến sẽ nỗi ra ở Đông Á hay ở Thái Bình Dương. Nhưng tất cả chỉ là những múa may cường điệu của anh Tàu, một quốc gia muốn có mặt trên chánh trường quốc tế nhưng không được quốc tế nễ trọng : số 2 về kinh tế, chỉ thua Huê Kỳ về mặt sản xuất kinh tế, chủ nợ cả Huê Kỳ, thế mà Trung Quốc không có mặt trong nhóm cầm đầu nền kinh tế thế giới nhóm G8. Phải chờ một cơn khủng hoảng tiền tệ và kinh tế thiên hạ mới mở rộng quyền quản trị thị trường thế giới và mời vào nhóm G20. Mất mặt ! Và vì mất mặt nên phải cường điệu và côn đồ, và tuy là một nước đứng hàng số hai về kinh tế và được xem có tầm vóc chánh trị, thế mà được thế giới chơi khăm, tặng cho một Giải Nobel Hòa Bình cho người Tù nhơn của mình. Thật là một cái tát tai ! thế giới đã để uy tín và danh dự Trung Quốc ngang hàng với Miến Điện, một quốc gia được dư luận thế giới xem là một quốc gia kém văn minh và hủ lậu côn đồ nhứt thế giới !
Cơn khủng hoảng kinh tế và tiền tệ vẫn là vấn đề nóng bỏng hằng ngày của Âu Châu. Sau Ái Nhĩ Lan và Hy Lạp quốc gia nào sắp sữa sẽ sập tiệm : Bồ đào Nha, Tây ba Nha, Ý đại Lợi ?
Và Trung Quốc ? Trung Quốc thật sự mạnh không hay là chỉ là một con cọp giấy ? Một người khổng lồ với đôi bàn chơn đất sét ? Bao nhiêu câu hỏi, các nhà kinh tế gia, chánh trị gia đang nhức đầu … làm sao để cho một thế giới kinh tế lấy lại thăng bằng. Thăng bằng giữa những hối xuất ngoại tệ tương đương nhau, thăng bằng giữa những điều kiện phát triển, phát triển kỹ thuật mà không phát triển đồng đều những điều kiện xã hội, môi trường giáo dục thì cũng như không . Phát triển chỉ số kinh tế hằng năm, nhưng bừa bãi không đạo đức tôn trọng con người, tôn trọng môi trường xã hội cũng như không ! Người công dân một quốc gia đứng hàng số 2 thế giới mà số lương trung bình chỉ là 110 dollars một tháng, không có bảo hiểm sức khỏe, không có quỹ hưu trí có đáng giá tiêu biểu là công dân một quốc gia tiên tiến số 2 thế giới không ?
2. Ưu tư dân chủ
Nhưng cái ưu tư chắc chắn về những câu hỏi về dân chủ được đặt ra ngày hôm nay là những vấn đề đang xảy ra tại Phi Châu, Phi Châu với cuộc bầu cử ở xứ Biển Ngà Côte d’Ivoire, bầu cử « dân chủ đấy » ! , có giám sát quốc tế đấy ! nhưng tại sao có hai kết quả ? Một bên do cơ quan « độc lập » do quốc tế giám sát quy định, và một bên do « Ban kiểm soát quốc gia do Hiến Pháp quy định ». Hai Ban kiểm soát : Cuối cùng hai kết quả : Hai ông Tổng thống. Ông đương nhiệm, do Ban Kiểm soát Quốc gia, với miền Nam Côte d’Ivoire, với Thủ phủ Abidjan, và ông mới tuy thắng cử do quốc tế chứng nhận, nhưng người miền Bắc, của một miền Bắc đã ly khai và chống miền Nam, từ trên 5 năm nay và đã được Liên Hiệp Quốc và Quân đội Pháp đóng binh trên ranh giới giảng hòa, ngưng bắn, chờ bầu cử một Côte d’Ivoire Thống Nhứt hai miền. Ai thắng đây ? Liên Hiệp Quốc bảo ông mới thắng nhưng không chứng minh được ông cũ thua. Thế là giằng co, thế là loạn !
Nhưng cái bài học đau lòng là cái kém cỏi của các tổ chức quốc tế. Tổ chức và kiểm soát một cuộc bầu cử dân chủ cũng không xong. Vậy thì làm sao những người đấu tranh dân chủ ngày nay có thể tin tưởng vào cái đàng hoàng của một Liên Hiệp Quốc, một Liên Hiệp Âu châu, một Tòa án quốc tế …. Và ông Ouattara người được đại diện quốc tế cho là thắng cử, chắc chắn sẽ là vị Tổng thống của Côte d’Ivoire, nhưng ông mãi mãi sẽ là ông Tổng thống do sắp đặt của ngoại bang chứ nào có phải là Tổng thống của TOÀN dân Ivoire đâu ! Tánh chánh thống sẽ mất, tuy là hợp pháp ( còn phải chứng minh).
Những nhà đấu tranh cho dân chủ ở Trung Quốc, ở Miến điện ở Việt Nam … hãy noi gương Côte d’Ivoire để giài quyết những cuộc bầu cử tương lai sau khi thành công lật đổ được chế độ độc tài Cộng sản hay không Cộng sản. Giải pháp một cuôc bầu cử có quốc tế giám sát phải có những bảo đảm dân chủ rõ ràng.
Hôm nay lúc đang viết những giòng nầy, ở Việt Nam có Đại hội thứ 11 của Đảng Cộng sản đang diển ra. Hôm nay lúc đang viết những giòng nầy ở Algérie, và đặc biệt ở Tunisie, dân chúng đang xuống đường đòi có một đời sống tươm tất với những công ăn việc làm, đòi có ăn hằng ngày có nước uống sạch sẽ, có công việc lương bổng tử tế, cuộc biểu tình bất mãn xã hội những ngày đầu đang dần dần biến thành cuộc biểu tình bất mãn chánh trị. Tổng thống Ben Ali phải thay Tổng trưởng Nội Vụ, chưa đủ ! phải ra lệnh thả tất cả những người biểu tình đang bị bắt lúc trước chưa đủ ! Dân chúng đòi dân chủ, đòi bầu cử lại, tóm lại bảo ông xuống đi để đi chổ khác chơi ! Thế nhưng cũng như các quốc gia độc tài, đối lập hoàn toàn không có, và dẩu có đối lập đi nữa, cũng không có tổ chức chương trình, bộ máy an ninh, bộ máy quân đội vẫn còn trong tay nhà độc tài.
Đó là những cái hình ảnh đau thương của những Miến Điện (mặc dù có Giải Nobel Hòa Bình Aung San Sưu Ky đi nữa, nhưng Giải Nobel không dẫn dắt được một đất nước để Xây dựng và Phát triển, mặc dù một Giải Nobel có thể giúp một quốc gia thoát khỏi một chế độ độc tài. Cái khoản trống đối lập là cả một bài toán nan giải cho những quốc gia độc tài. Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Miến Điện, các nước Ả rập.. . Làm sao có một đội ngũ khoa học để có một sự Phát triển đồng bộ. Tổng thống Ben Ali cũng Tunisie vừa bỏ chạy, cuộc cách mạng được đặt tên là Bông Lài (Jasmin) đã thành công, nhưng ngày nay đang hỗn loạn. Dân côn đồ lưu manh đang chôm chỉa đập phá. Và dư luận thế giới lo ngại theo dõi và mong vị Quyền Tổng thống mới, cựu Chủ tịch Quốc hội thành công giữ được sự an ninh yên ổn để tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ.
Chừng nào Việt Nam ? Dân chúng Việt Nam có dám nhưng dân chúng Tunisie xuống đường biểu tình đòi quyền sống, đòi quyền ăn nói, đòi quyền đi lại không ? Cái giá phải trả : trên 100 người thiệt mạng, 1000 người bị thương, cửa tiệm nhà hàng, nhà giàu … bị hôi của, chôm chỉa, cướp bóc , đập phá.
Chắc phải chờ đến khi nào dân chúng trong Việt Nam quá ư thất vọng và thiệt sự tuyệtvọng ?
3. Trung Quốc đi tìm dân công mới , vì vậy phải bành trướng và chinh phục chư hầu
Sự lớn mạnh của Trung Quốc làm khuôn mẫu sai lầm cho những giấc mơ của các nhà độc tài thế giới. Những Cuba, Bắc Hàn, Việt Nam nghĩ rằng cứ bắt chước Trung Quốc thì tương lai ta cũng sẽ là một nước giàu có như Trung Quốc . Các quốc gia ấy quên rằng Trung Quốc lớn mạnh nhờ bốc lột nhơn dân mình . Nước Trung Quốc lớn mạnh nhờ dân lao động mingong, (dịch là dân công). Dân công Việt Nam đã xẽ Trường Sơn, xây đường mòn Hồ Chí Minh chống Mỹ thì mingong dân công Trung Quốc lao động trong những điều kiện tăm tối để đem phúc lợi cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Hàng hóa làm tại Trung Quốc tràn ngập thế giới nhờ sức lao động rẽ tiền của dân công Trung Quốc.
Ngày hôm nay, muốn cho Trung Quốc tiếp tục phát triển, Trung Quôc đang đi tìm dân công mới. Dân Công Tây tạng, Dân công Mông cổ, dân công Việt Nam sẽ thay thế dân công Trung Quốc làm giàu cho Trung Quốc. Chỉ phải sử dụng dân công các nước chư hầu Trung Quốc mới có thể xoa dịu được dân công của mình. Ngày hôm nay sau khi đã phát triển các thành phố ven biển, nay là lúc phải phát triển đến các đồng bằng trung nguyên và vùng cao nguyên phía Tây Trung Quốc , vì vậy phải xoa dịu nông dân cựu dân công. Những hàng hóa có kỹ thuật cao sẽ được công nhơn Tàu sản xuất. Những hàng hóa kiểu lắp ráp may mặc ít kỹ thuật sẽ gia công cho công nhơn Việt Nam với giá rẽ mạc là 50 dollars một tháng !
Vậy thì với Đại hội Đảng thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam, sắp đặt lại nhơn sự, sắp đặt lại mẫu cai trị, đưa Tổng Bí thư Đảng lên làm Chủ Tịch Nước bắt chước Trung Quốc. Như vậy rõ ràng trắng trợn áp đặt một « Vương Quốc Cộng sản », xé bỏ tất cả những tư tưởng dân chủ mà chính Đảng Cộng Sản quốc tế vẫn ngày nào hô hào là đất nước do người dân, của người dân, và vì người dân.
Ngày nay là rõ ràng đất nước Việt Nam là đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì từ ông Thủ tướng Chánh Phủ, đến ông Chủ tịch Quốc Hội đều do một Đại Hội Đảng với 1400 người đại diện cho 2 triệu đảng viên lựa chọn để lãnh đạo trên 80 triệu công dân.
Và đau đớn thay, tủi nhục thay, người được lựa chọn đứng đầu Đảng và đứng đầu đất nước lại do Đảng Công sản Tàu lựa chọn !
TS. Phan Văn Song
15 tháng giêng 2011
Viết xong ngày Cách Mạng Bông Lài thành công