Ngày 25/01/2010, nước Pháp chính thức khởi động năm trao đổi văn hoá giữa Pháp và Nga, cùng tổ chức tại hai nước để vinh danh tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Năm văn hoá này đã bắt đầu với buổi trình diễn tại Paris của dàn nhạc Nhà hát Mariinski (Kirov trưóc đây) của thành phố Saint – Petersbourg, trong lúc Nga chuẩn bị đón đoàn ballet của Pháp. Đấy là hoạt động chính thức, nhưng bên cạnh đó thì một tập hợp nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền bao gồm các hiệp hội nhu Ân xá Quốc tế, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, Human Rights Watch, tổ chức Nga Memorial… cũng thông báo tổ chức một năm Pháp – Nga gọi là ”off”, nêu bật những vi phạm nhân quyền ở Nga mà nhà nước không nhắc đến.
Báo Le Monde giới thiệu sự kiện, ghi nhận trong hàng tựa ”Kinh tế, văn hoá sẽ là trọng tâm”, nhưng bên dưới, tờ báo không quên nêu bật là lãnh đạo Pháp đã tránh né vấn đề nhân quyền ở Nga khi chính thức khởi động chương trình. Tờ báo giải thích là Paris xem quan hệ với Maxkơva là một quan hệ chiến lược. Le Monde mô tả buổi lễ khởi động và giới thiệu năm Pháp-Nga, được tổ chức một cách rất long trọng ở bộ ngoại giao Pháp.
Hai câu hỏi đươc nêu lên : trước tiên về trao đổi kinh tế, chủ đề này được phiá Nga trả lời và nêu chi tiết các hồ sơ : từ hàng không, không gian, viễn thông, cho đến dầu hoả. Quan hệ song phương sẽ đươc thúc đẩy nhanh chóng. Câu hỏi thứ hai là một câu hỏi mà Le Monde cho là luôn gây khó chiụ khi người ta đón tiếp nhũng nhân vật cao cấp Nga, đó là nhân quyền : nhận quyền có chỗ đứng trong số 400 sự kiện đươc tổ chức ở Pháp và Nga nhân năm trao đổi văn hoá này hay không ? Bộ trưởng văn hoá Pháp, Frédéric Mitterrand đã mau mắn trả lời : ”những chuyện này tất nhiên sẽ đươc nêu lên trong năm”. Ông đã tránh đươc cảnh khó chiụ, với những tràng pháo tay đã vang lên trong cử toạ, và buổi lễ tiếp tục. Tờ báo cũng nêu lên chương trình văn hoá mà một ủy ban tổ chức hổn hợp Pháp Nga đã soạn thảo.
Phiá Pháp đứng đầu là ông Louis Scheweitzer, tân chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn xe hơi Volvo, một chương trình mà Le Monde cho là sẽ gây hứng thú những người hâm mộ nhạc cỏ điển, múa balê, văn học và kịch nghệ, và ủy ban tổ chức đã phải mất hai năm làm việc cănd thẳng để soạn ra .
Nhưng không chỉ kinh tế văn hoá, Le Monde đánh giá là sự kiện còn mang tầm vóc chính trị lớn, cho thấy rằng Pháp muốn đặt thêm những quan hệ chưa từng có từ trước đến nay với Nga : Paris xem Maxkơva là một đối tác chiến lược về mặt an ninh và kinh tế. Hiện nay theo le Monde, Pháp đang thảo luận về việc bán loại tàu chiến tối tân cho Nga, hay việc phóng hoả tiẽn Nga Soyuz ở trung tâm Kourou ở đảo Guyanne. Năm 2010 này thì hai bên có những cuộc viếng thăm cấp cao: tổng thống Nga Medvedev sẽ đến Paris vào ngày 02/03, qua ngày 12/06 đến phiên thủ tướng Putin. Sau đó, ngày 19/06, đến lượt tổng thống Pháp Sarkozy qua Nga, tham dự diễn đàn kinh tế Saint Pétersbourg mà Pháp là khách mời danh dự.
Có điều là trong năm giới thiệu nước Nga, theo Le Monde, xã hội dân sự bị gạt ra ngoài. Cho nên các tổ chức, hiệp hội bảo vệ nhân quyền đã muốn giới thiệu một gương mặt khác của Nga.
Trước buổi lễ long trọng ở bộ Ngoại giao, thì các tổ chức này có một cuộc họp báo giới thiệu chương trình song song của họ, chương trình ‘off’, nêu bật những vi phạm nhân quyền ở Nga. Đối với họ không thể để che khuất một mảng lớn của thực tế tại Nga. Theo họ, thì Nga cũng như mọi nơi khác trên thế giới, cũng có những gương mặt, tiếng nói khác nhau, đối nghịch nhau, không nói đến thì không khác gì giới thiệu một nước Nga què quặt.
Trước buổi lễ long trọng ở bộ Ngoại giao, thì các tổ chức này có một cuộc họp báo giới thiệu chương trình song song của họ, chương trình ‘off’, nêu bật những vi phạm nhân quyền ở Nga. Đối với họ không thể để che khuất một mảng lớn của thực tế tại Nga. Theo họ, thì Nga cũng như mọi nơi khác trên thế giới, cũng có những gương mặt, tiếng nói khác nhau, đối nghịch nhau, không nói đến thì không khác gì giới thiệu một nước Nga què quặt.
Chương trình ‘off’ này sẽ giới thiệu nhưng tiếng nói ly khai, những nhà hoạt động xã hội, những tù nhân vì chính kiến… để xây dưng một sự đoàn kết thực giữa người Pháp và người Nga. Theo các tổ chức này thì những người nói lên sự thật, chống hành động chuyên chế, nhà báo, người bảo vệ nhân quyền, hay trong phe đối lập, nhiều người đã bị ám sát đặc biệt là trong năm 2009 vừa qua. Kẻ sát nhân không hề bị bắt, bị trừng phạt. Chương trình ‘off’ là nhắm đánh động dư luận, kêu gọi quan tâm đến gương mặt này của nước Nga và muốn nước Nga tiến triển và thay đổi.
Mai Vân