Mỹ dự định sẽ thường xuyên duy trì tác chiến khoảng 11 tàu sân bay cỡ lớn cả trong ngắn và dài hạn (khoảng 30 năm) để luôn bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.
Số lượng tàu sân bay này có thể bảo đảm cho Hải quân Mỹ đủ sức triển khai nhanh và triển khai theo kế hoạch các nhóm tấn công bên tàu sân bay ở tất cả các Hạm đội cũng như thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ đặt ra đã được xác định trong học thuyết quân sự quốc gia và chiến lược Biển của Mỹ.
Tàu sân bay đa năng có khả năng mang từ 75-85 máy bay và máy bay trực thăng các loại, được biên chế thành liên đội không quân trên boong. Loại tàu sân bay này là hạt nhân nòng cốt của liên đoàn và cụm tàu sân bay tấn công thuộc các Hạm đội hải quân hiện đang triển khai hoạt động thường xuyên và luân phiên trên Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Tàu sân bay đa nhiệm của Mỹ có khả năng mang từ 75-85 máy bay các loại
Trong biên chế của Hải quân Mỹ hiện nay có khoảng 11 tàu sân bay nguyên tử đa năng, trong đó có 10 chiếc lớp Nimitz và 1 chiếc lớp Enterprise.
Từ dự án tàu sân bay nguyên tử đa năng George Bush, các chuyên gia Mỹ đã lựa chọn ra một số yếu tố kết cấu và công nghệ có thể tham gia vào dự án tàu sân bay thế hệ mới thế kỷ 21 mang số hiệu CVN-21.
Mỹ dự kiến, vào năm 2013 sẽ rút tàu sân bay nguyên tử đa năng “Enterprise” (CVN-65) ra khỏi biên chế. Như vậy, trong suốt từ năm 2013 đến năm 2015 Mỹ chỉ có 10 tàu sân bay nguyên tử đa năng trong biên chế tác chiến, do đó cần phải bổ sung thêm 1 tàu sân bay nguyên tử đa năng mới, đó chính là Gerald R.Ford (CVN-78).
Mỹ thường xuyên duy trì 11 tàu sân bay trong biên chế tác chiến để luôn bảo đảm khả năng tác chiến nhanh.
Mỹ không thể ra hạn sử dụng thêm cho tàu sân bay Enterprise (CVN-65) cho tới khi chính thức bàn giao Gerald R.Ford (CVN-78) cho Hải quân vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ, kinh phí bổ sung cũng như thời hạn bàn giao Gerald R.Ford (CVN-78).
Dự kiến, 11 tàu sân bay nguyên tử đa năng lớp Gerald R.Ford sẽ được chuyển giao lần lượt cho Hải quân Mỹ trong vòng 55 năm, tức là đều đặn 5 năm/1 chiếc.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Mỹ sẽ rút ngắn bớt thời gian chuyển giao này xuống chỉ còn khoảng 4 năm/1 chiếc để trong vòng 30 năm tới sẽ bàn giao được 7 chiếc tàu sân bay loại này cho Hải quân, như vậy mới bảo đảm thay thế đúng thời hạn các tàu sân bay đã hết hạn sử dụng và Hải quân Mỹ sẽ luôn duy trì đủ 11 tàu sân bay trong đội hình tác chiến thường xuyên.
Tàu sân bay của Mỹ trung bình có thời hạn sử dụng khoảng 45-50 năm.
Thông thường, mỗi chiếc tàu sân bay của Mỹ có thời hạn sử dụng khoảng 45-50 năm, như vậy mỗi chiếc tàu sân bay sẽ phải mất từ 20-25 năm để nâng cấp, sửa chữa, đại tu và nạp lại điện cho lò phản ứng hạt nhân.
Mô hình và cấu tạo của tàu sân bay thế hệ mới CVN-78
Biên chế người trên tàu sân bay CVN-78 và số phi công điều khiển máy bay trên tàu sân bay này sẽ chỉ còn có 4.300 người so với 5.500 người như các tàu sân bay hiện nay của Hải quân Mỹ. Tàu sân bay loại này có lượng choán nước không quá 100.000 tấn.
Bên cạnh đó, trên CVN-79 còn biên chế thêm cả bộ phận bảo dưỡng kỹ thuật cho máy bay giúp giảm bớt thời gian chuẩn bị trước khi xuất kích, đồng thời tăng tần xuất bay từ 120 lần đối với tàu sân bay lớp Nimitz lên 160 lần với tàu sân bay lớp Gerald R.Ford.
Mô hình tàu sân bay trong tương lai CVN-79
Ngoài tàu sân bay, trong biên chế của hai Hạm đội trên còn có cả các tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển (lớp Ticonderoga) lấy từ biên chế của lực lượng tàu nổi của Hải quân.
Khi ra khơi, các tàu sân bay sẽ được tiếp nhận các máy bay chiến đấu theo đội hình phi đội và liên đội tương tứng thuộc lực lượng không quân trên boong.