Tập Cận Bình tiếp Nguyễn Tấn Dũng, ngày 20/9 tại Quảng Châu TQ, có thể coi là lá phiếu ủng hộ Dũng.
Với những tin tức của Hoa Nam cục, mà “16 chữ” đã tạo điều kiện hoạt động tốt nhất tại VN, thì việc đánh giá: Dũng phải ra đi hay sẽ đủ sức ở lại, phải được coi là khá chính xác. Họ Tập kia sẽ không tiếp 1 quan chức VN, mà ngày mai sẽ trở thành xác chết chính trị. Rõ ràng TQ muốn VN luôn sống trong mầm mống chia rẽ, phe phái.
1. Một mục đích khác của Chỉnh Đảng
Chỉnh đảng những ngày qua có 1 nội dung được dư luận chuyên tâm và tập trung chú ý: Chống tham nhũng.
Nội dung của chống tham nhũng lại là chống Thủ tướng và nhóm lợi ích hoạt động thâu tóm ngân hàng, kinh tế VN… dưới bảo trợ của Thủ tướng.
Hôm nay, sau những kiểm điểm của BCT, kết quả sơ bộ của đợt Chỉnh đảng này đã phần nào rõ ràng:
– Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ đồng thuận với Hồ Cẩm Đào về giải quyết hòa bình các vấn đề Biển Đông tại hội nghị Apec 7/ 9/2012. “Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, cần phải kiên trì giải quyết chính trị tranh chấp trên Nam Hải, kiên trì đi con đường gác lại tranh chấp cùng khai thác, kiên trì đàm phán và hiệp thương hữu nghị song phương, kiên trì giữ gìn đại cục hoà bình và ổn định trên Nam Hải.”/ theo ABS/
– Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng thuận với Tập Cận Bình về giải quyết các vấn đề tranh chấp 20/9/2012 “Hai bên nhất trí cho rằng cần kiên trì giữ gìn hoà bình, ổn định tại Biển Đông, giải quyết thoả đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hoà bình và xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ hai nước.” Quảng Tây, Hội chợ ASEAN-Trung Quốc (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư, Thương mại ASEAN-Trung Quốc (CABIS).
– Còn TBT Nguyễn Phú Trọng thì ngay từ 15/10/2011 trong Tuyên bố chung VN-TQ đã đứng trên tầm cao quan hệ mà hợp tác toàn diện với TQ. Ông Trọng cũng đã thúc đẩy sự hợp tác mọi mặt của các tỉnh biên giới phía bắc VN với TQ.
– BCT ĐCS VN xử phạt nặng nề 3 Bloggers thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Riêng trường hợp Blogger Điếu Cầy, người đã được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ ông Obama nhắc đến, nhân dịp nói về quyền tự do ngôn luận, bản án nặng nề còn là 1 câu trả lời “không” cho yêu cầu cải cách dân chủ, nhân quyền của Hoa Kỳ đối với VN.
Như vậy, mặc dù Chỉnh đảng chống tham nhũng, nhưng do đấu đá nội bộ mà cả 2 phe đều khấu đầu thần phục bắc triều cộng sản.
Đây chính là 1 kết quả mà ai cũng nhìn thấy qua Chỉnh đảng từ tháng 2 tới nay.
Quan hệ VN -TQ đã đồng thuận hơn, và quan hệ VN-HK trở nên khó khăn hơn, ít triển vọng hơn.
Cùng với việc Văn phòng Thủ tướng ra văn bản 7169 trấn áp các trang mạng dân chủ, ĐCS VN đã khẳng định tính độc tài, chống các quyền tự do ngôn luận, chống dân chủ, chống quyền được công khai bày tỏ 1 cách ôn hòa chính kiến của mình mà không bị đàn áp…
Tương lai VN dân chủ đã tăm tối, mù mịt hơn trước khi Chỉnh đảng.
2. Hội nghị T.Ư 6 khóa 11
“Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI bắt đầu phiên họp toàn thể lần thứ sáu một cách bất ngờ vào sáng thứ Hai 1/10. “
Hội nghị Trung ương 6, gồm 175 ủy viên T.Ư, khai mạc dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sẽ diễn ra 15 ngày, tới ngày 15/10. (BBC. tin ngày 01/10/2012/)
Hội nghị T.Ư này, theo BBC, có có 1 chương trình nghị sự đồ sộ và kéo dài 15 ngày.
Đây là 1 sự kiện hiếm thấy trong lịch sử tồn tại của ĐCS VN.
Dù dùng nhiều mỹ từ và tung nhiều đề tài cùng các vấn đề hỏa mù trong các thông báo báo chí về Hội nghị này, thì bất cứ ai theo dõi chính trường VN đều có cùng 1 quan tâm chính:
Lần tắm gội này, sẽ chỉ là mát xoa, hay cọ rửa ghét, cáu bẩn từ đầu trở xuống? Hay là cụ thể hơn: Số phận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra sao?
Nếu không phải là đòn gió, hay mưu kế lừa gạt nhằm nới lỏng sự cảnh giác của Thủ tướng, thì TBT Nguyễn Phú Trọng đã cho 1 chỉ dẫn, gạt đi những hi vọng vào thay đổi ở cấp cao nhất.
Trong diễn văn khai mạc, ông Trọng đã nói rõ:
“Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể” trong hội nghị lần này. (vẫn tin BBC)
Theo logic này, cuộc họp của BCT ĐCSVN ngày 25/9 vừa qua, Thủ tướng tuy bị kiểm điểm nặng nề, nhưng ông ta đã thành công trong việc bảo toàn vị trí lãnh đạo của mình. Dường như đã có 1 thỏa hiệp giữa 2 phe Trương Tấn Sang- Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng.
Nội dung của thỏa hiệp là gì, cái kim này, ta sẽ phân tích ở đoạn ngay sau đây.
2.1. Thủ tướng không có khuyết điểm và nội dung, có thể có, của thỏa hiệp 2 phe.
Từ ngày 21-25/7 và 1-7/8/2012, BCT ĐCS VN đã họp kiểm điểm phê và tự phê của 14 uỷ viên.
Tuy những thông tin về các cuộc kiểm điểm của BCT là ít ỏi, nhưng vẫn cho phép 1 đánh giá sơ bộ tình hình.
Thứ nhất, trong đợt họp phê và tự phê của BCT, các uỷ viên khác chỉ tự phê và chịu bị phê bình trong 1 ngày. Riêng việc kiểm điểm của Thủ tướng kéo dài đến 2 ngày. Mặc dầu nội dung kiểm điểm đối với Thủ tướng là phong phú gấp đôi những người khác, nhưng những gì lọt ra thông tin đại chúng chỉ là 1 câu nói của Thủ tướng, đại ý: Con cái đã lớn thì làm gì tự chịu trách nhiệm lấy, không lẽ bắt tôi chịu hộ hay sao.
Vậy thì Thủ tướng đã không nhận khuyết điểm gì về phía cá nhân mình.
Tuy những khuyết điểm tham nhũng xẩy ra rộng khắp ở các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước, ngân hàng… những bộ phận trực tiếp nằm trong điều hành của Thủ tướng, nhưng chắc chắn ông ta đã không coi đó là khuyết điểm của riêng mình.
Chắc là quả bóng khuyết điểm này đã được đá sang bên trách nhiệm của cả BCT.
Nếu có điều gì dính líu đến tham nhũng, đến thâu tóm ngân hàng, hay những khuất tất khác, thì chỉ có thể xẩy ra ở cá nhân Nguyễn Thanh Phượng.
Giả sử trong các cuộc họp này, Thủ tướng đã nhận một vài khuyết điểm dính đến tham nhũng, dính đến nhóm lợi ích, dính đến Bầu Kiên… hay BCT đã có bằng, có chứng, chứng tỏ Thủ tướng có khuyết điểm, thì trong hoàn cảnh hiện nay, chắc các thông tin này đã phần nào lọt ra thông tin đại chúng.
Ban cán sự đảng của Chính phủ cũng đã họp phê và tự phê từ ngày 11 cho đến ngày 15/9.
Ông Nguyễn Văn Quynh, phó trưởng Ban tổ chức trung ương đại diện cho Trung ương Đảng đến giám sát.
Kết quả kiểm điểm của Chính phủ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là bí thư Ban Cán sự Đảng được chính thức loan báo là ‘hết lòng vì dân vì nước’ và ‘có nhiều thành tích’ trong điều hành kinh tế-xã hội đất nước và cũng không có khuyết điểm gì nghiêm trọng./BBC/
Tóm lại, không có bằng chứng cụ thể về tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng, và ông ta cũng không tự nhận có khuyết điểm cụ thể gì.
Cuộc họp tổng kết phê và tự phê của BCT họp từ 20-25/9 vừa qua cũng không đưa ra kết luận khuyết điểm của Nguyễn Tấn Dũng.
Kết luận về Nguyễn Tấn Dũng đã được chuyển sang cho thẩm quyền của Hội nghị 6 khóa 11.
Lá phiếu TQ.
Việc Tập Cận Bình tiếp Nguyễn Tấn Dũng, ngày 20/9 tại Quảng Châu TQ, có thể coi là lá phiếu ủng hộ Dũng.
Với những tin tức của Hoa Nam cục, mà “16 chữ” đã tạo điều kiện hoạt động tốt nhất tại VN, thì việc đánh giá: Dũng phải ra đi hay sẽ đủ sức ở lại, phải được coi là khá chính xác.
Họ Tập kia sẽ không tiếp 1 quan chức VN, mà ngày mai sẽ trở thành xác chết chính trị.
Rõ ràng TQ muốn VN luôn sống trong mầm mống chia rẽ, phe phái.
2.2. Nội dung, có thể có, của thỏa hiệp 2 phe.
Việc chỉ ra khuyết điểm trực tiếp của Thủ tướng là khó. Nhưng việc Bầu Kiên bị bắt, Dương Chí Dũng bị bắt… cho những chỉ dẫn gián tiếp hướng về Thủ tướng.
Thời gian sẽ là người buộc tội giỏi nhất.
Nguyễn Tấn Dũng hiểu điều này và chơi bài thỏa hiệp ngay từ bây giờ.
Việc CT nước Trương Tấn Sang và phái đoàn hùng hậu, gồm người của văn phòng CT nước và văn phòng TBT, tham gia đợt kiểm điểm phê và tự phê của ban cán sự đảng bộ Ngân hàng nhà nươc VN, đã là 1 nội dung, có thể có, của bản thỏa hiệp phe phái.
Ta có thể giả định rằng: Nguyễn Tấn Dũng thí tốt, thí Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình.
Ngân hàng nắm tiền mặt. Đây là điểm yếu nhất của phe Đảng-Nhà nước. Nhận được miếng ngon này, thắng nước cờ này, là 1 nước đi quan trọng cho cuộc chiến tiếp theo. Nếu như đúng theo tin đồn rằng blog QLB phục vụ CT Trương Tấn Sang, thì khẩu vị của CT nước đối với ngành ngân hàng VN thể hiện rất rõ trên QLB.
Như vậy nắm lại được Ngân hàng nhà nước, sẽ là chiến tích đầu tiên của phe Nhà nước-Đảng.
3. TQ hưởng lợi “ngư ông”
Chống tham nhũng được dương cao trong đợt Chỉnh Đảng do TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng phát động từ cuối tháng 2 năm 2012, và được coi là mục đích chính của đợt sinh hoạt chính trị có 1 không 2 trong lịch sử ĐCS VN.
Sóng gió Chỉnh đảng lần này chắc cũng chỉ có thể so sánh được với sóng gió đã cuộn lên trong ĐCS VN sau những sai lầm của CCRĐ, kết quả là Trường Chinh phải rút lui khỏi chức TBT của ĐCS VN.
Về cuộc họp BCT ngày 25/9 vừa qua, có 2 nhận xét trái chiều:
1. Nhận xét thứ nhất cho rằng đây là thất bại của phe Sang, Trọng vì không có đủ số phiếu trong BCT để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng.
2. Nhận xét thứ 2 cho rằng đây là 1 nước cờ tâm lý cao của BCT. Các cầu thủ ngoại hạng này không muốn đứng vào vị trí trực tiếp đá phạt penaty 11 metr. Họ nhường cho Hội nghị T.Ư hôm nay làm “sát thủ” tiêu diệt Thủ tướng. Dẫu sao thì sinh mạng chính trị của Thủ tướng đã nằm liệt giường, chỉ còn chờ ngắc ngoải mà thôi.
Dựa vào thói quen vẫn thấy của ĐCS VN, trong những việc buộc phải có cơ cấu lại lãnh đạo cao cấp, thông thường họ vẫn giải quyết trong nội bộ BCT.
Ta thường vẫn thấy những kỷ luật cán bộ, nếu có, thường chỉ với tới những cán bộ loàng xoàng cấp dưới. Các đợt Phê, Tự phê trong đảng được ví như tắm rửa, kỳ cọ,.. thường được thực hiện ở mức chỉ tắm, kỳ từ vai trở xuống.
Hôm nay, phải đưa vấn đề kết quả kiểm điểm của Thủ tướng, BCT xuống Hội nghị T.Ư, phải bầy những xấu xa tham nhũng của 1 lãnh tụ cao cấp của đảng ra trước 1 số lượng đảng viên đông 175 ủy viên, đã là 1 việc làm không có tiền lệ.
Điều này cho thấy, đấu tranh trong BCT là chưa ngã ngũ.
Phe Trương Tấn Sang-Nguyễn Phú Trọng chưa có đa số trong BCT.
Nếu có đa số, vấn đề kiểm điểm Thủ tướng đã được giải quyết trong nội bộ BCT, mà không cần triệu tập gấp, bất thường hội nghị T.Ư 6 đến như vậy.
Câu hỏi là: Những điều kiện gì đã dẫn tới cuộc triệu tập Hội nghị diễn ra trong ngày 1/10, khác hẳn mong đợi của báo chí là 15/10.
Nếu nói rằng ông Trọng muốn dùng hội nghị này để kỷ niệm Quốc khánh TQ thì thật là trẻ con.
Tuy vậy, cái bóng của TQ hằn lên hoạt động của ĐCS VN trong đợt Chỉnh đảng này là rất rõ nét.
Gần đây nhất, sự kiện Hồ Cẩm Đào gặp Trương Tấn Sang tại hội nghị Apec 2012, và Tập Cận Bình, mặc dù đã từ chối gặp H. Clinton một cách bí hiểm, nhưng đã ló mặt ra gặp Thủ tướng Dũng vào ngày 20/9/12, đã nói lên 1 ý không khó đọc rằng: TQ ủng hộ cả 2 phe, và không muốn 1 phe nào bị biến mất hoàn toàn trên chính trường VN cả.
TQ muốn cả 2 phe lùi bước trước những bành trướng của TQ tại Biển Đông.
Cả Sang và Dũng đã cùng đồng thuận giải quyết bất đồng tại Biển Đông với TQ 1 cách hòa bình.
Nghĩa là sẽ chỉ phản đối 1 cách hình thức, không có nội dung.
Nghĩa là sẽ để cho TQ xâm lược, chiếm đóng HS, TS của VN trong 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa.
VN cộng sản sẽ chỉ đấu tranh đòi lại HS, TS bằng phương pháp “hòa bình”.
Sự kiện TQ ủng hộ cả 2 phe là 1 điều dễ hiểu.
Đây sẽ là 2 nhóm đấu đá nhau không ngừng, làm yếu quyết tâm của dân tộc VN đòi lại HS, TS.
Các người cứ đấu đá nhau đi, miễn là thần phục TQ.
Trường hợp, ngay cả khi VN được lãnh đạo bởi 1 bàn tay sắt, như những năm Lê Duẩn làm TBT, cũng không làm TQ yên lòng. Bởi vì không biết lúc nào lãnh tụ bàn tay sắt này trở mặt với TQ, mà chống TQ là bản tính tự nhiên của người VN, được tôi luyện qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Vì vậy 1 VN lục đục, phe phái, hỗn loạn là có lợi cho TQ.
Chính sách trước sau như 1 của ĐCS TQ, nhà nước TQ, chính phủ TQ là biến VN thành 1 khu vực đệm cho an ninh của TQ.
Chính sách này thể hiện ở một số nội dung mà ta đã biết:
– Viện trợ để VN lệ thuộc vào TQ.
– Ngăn cản VN thống nhất, hùng mạnh./Hiệp nghị Giơ ne vơ 1954, TQ bắt tay với Hoa Kỳ 1972, cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 1979…
– Tăng cường ràng buộc ĐCS VN vào ĐCS TQ./hội nghị Thành Đô 1990…
– Làm yếu VN bằng mọi thủ đoạn. Chia cắt VN, chiếm đoạt đất đai biên giới, chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo của VN…
– Vơ vét tài nguyên của VN làm giầu cho TQ/ Bôxit Tây Nguyên…
– Vơ vét kinh tế VN để làm giầu cho TQ/ Tất cả đô la xuất siêu của VN sang Mỹ, EU … được đưa hết về TQ qua thâm thủng mậu dich VN-TQ…
Tóm lại TQ muốn có 1 VN yếu, hèn, tham nhũng, lục đục tranh chấp phe phái..để VN lệ thuộc hoàn toàn vào TQ, làm khu đệm, làm phên dậu cho an ninh của TQ, làm chư hầu, tay sai cho CS TQ.
Tư tưởng quân sự chính trị “miếng đệm”, “khu vực đệm” này của lãnh đạo cộng sản TQ không phải chỉ mới xuất phát từ Mao Trạch Đông, mà có nguồn gốc từ lịch sử TQ.
Đây là tiếp thu của bài học bắt nguồn từ việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng.
Hơn nữa, bản thân Hán tộc là 1 tộc luôn có mưu đồ ăn cướp, xâm lược đất đai của các quốc gia lân cận, nên việc đề phòng bị tấn công là mối lo thường xuyên của họ.
Người TQ luôn sợ hãi những dân tộc kiên cường bất khuất.
Họ chỉ cảm thấy an toàn trong 1 không gian khép kín, có những tường hay những không gian đệm bọc quanh.
Vì vậy những ảo tưởng kiểu Nguyễn Phú Trọng về “tầm cao quan hệ” hay kiểu Nguyễn Chí Vịnh: TQ không có nhu cầu lãnh thổ với VN,… là những ảo tưởng của loài thú vật không có trí khôn, loài đà điểu trên sa mạc, chui đầu vào cát để không nhìn thấy con sư tử TQ đang ngoạm mồm bành trướng muốn nuốt chửng rừng biên giới, biển đảo, HS, TS… mà thôi.
Không kể đến cuộc thăm TQ một cách khẽ khàng, như lén lút của Tô Huy Rứa từ 14/2 đến 18/2 năm nay, không kể đến sự bình yên đáng ngờ vực mà TQ dành cho VN thời kỳ gay cấn kiểm điểm của BCT ĐCS VN, trong khi cùng thời gian này, TQ gây sự với Philippines, với Nhật Bản… thì kết quả mà người dân VN bình thường đều thấy rõ là sự việc đàn áp phong trào dân chủ của ĐCS VN qua Văn bản 7169 của Văn phòng Thủ tướng và những bản án nặng nề cho 2 Bloggers Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần.
Bản án 12 năm cho Blogger Điếu Cầy, là trả lời rõ ràng nhất về bản chất “ác với dân” của ĐCS VN.
Đây chính là mong muốn của TQ.
Ngày 20/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Quảng Tây gặp Tập Cận Bình.
Ngày 1/10 Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong khai mạc Hội nghị 6 “Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể” trong hội nghị lần này.
Có phải chăng, TQ đã dàn xếp hòa hoãn cho cả 2 phe?
4. Bây giờ ta trở lại câu hỏi: Điều gì đã dẫn đến việc triệu tập một cách vội vã, bất thường hội nghị T.Ư lần thứ 6 hôm 1/10/2012 ?
Việc triệu tập 1 cách khẩn cấp, vội vã hội nghị T.Ư lần 6 đã tạo nên không khí bất an.
Rõ ràng Chỉnh Đảng đang ở giai đoạn có tính khẩn cấp.
Theo dõi diễn biến tình hình chính trị VN, ta thấy có một số sự kiện đáng được chú ý như sau:
– Thủ tướng tiếp xúc với Tập Cận Bình ngày 20/9/2012. Hai bên đã thảo luận những gì?
– Tuần qua, trong bài phát biểu tại Hội nghị người Việt Nam hải ngoại lần thứ hai diễn ra tại TPHCM ngày 27 và 28 tháng 9, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn Cục trưởng cục tuyên huấn, Tổng cục chính trị, khẳng định rằng Việt Nam sẽ bảo vệ biển đảo của mình bằng những vũ khí hiện đại nhất thế giới hiện nay. Ai đứng sau vị Thiếu tướng này?
– CT nước và TBT đang nã pháo vào Ngân hàng nhà nước VN do Thống đốc Nguyễn Văn Bình điều hành. Thành công của Mao trong Cách mạng văn hóa là nhờ vào Thống đốc ngân hàng TQ, người chỉ đạo cung cấp tiền mặt duy trì hoạt động của các đội cách mạng văn hóa khắp TQ.
Có phải chăng triệu tập khẩn cấp các ủy viên T.Ư đảng vào 1 cuộc họp là đề phòng 1 cuộc đảo chính do quân đội chủ trương?
Khi đã ở vào thế đối đầu sống-chết của 2 phe Đảng-Nhà nước và Chính phủ, thì tình huống nào cũng phải được xem xét, không thể coi thường được.
Kết luận
Trong bài “Chỉnh đảng – Âm mưu gì của Nguyễn Phú Trọng, TQ” xuất bản trên Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt…3/3/2012, tôi đã nêu 1 cảnh báo có nội dung: “Chính đảng là sự sắp xếp lại hàng ngũ ĐCS VN nhằm đưa các phần tử thân TQ lên các vị trí then chốt trong chính phủ, nhà nước VN, ĐCS VN, nhằm đảm bảo cho cuộc chiến dành ảnh hưởng tại Châu Á của TQ với Hoa Kỳ có được hậu thuẫn từ VN, nhằm làm cho VN luôn yếu bởi các tài nguyên khoáng sản của Biển Đông sẽ lọt hoàn toàn vào tay TQ, nhằm tăng cường an ninh cho TQ từ phía Biển Đông…” hôm nay cảnh báo này đang dần dần biến thành hiện thực.
Theo GS Carlyle Thayer, tại Hội nghị T.Ư 6 này “Ban Chấp hành Trung ương có thể sẽ kỷ luật một số thành viên. Trong những tháng qua, đã có việc một số ủy viên bị sắp xếp lại vị trí.”/ BBC.
Về vị trí của Thủ tướng, do tính bất ngờ, vội vã của cuộc họp T.Ư lần này, thì điều gì cũng có thể xẩy ra đối với ông Dũng.
Nhưng có 1 điều chắc chắn là: ngày nay, các ủy viên T.Ư ĐCS VN tin vào đồng tiền hơn là tin vào lý tưởng của đảng.
Nguyễn Nghĩa 650 — Nguồn: DânLàmBáo
Hội nghị TƯ 6 Đảng CSVN: Thù Trong Giặc Ngoài
Chỉnh đốn nội bộ
Sáng ngày 1-10-2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI đã khai mạc tại Hà Nội sớm hơn dự kiến. Hội nghị lần này rất phức tạp và sẽ kéo dài, theo lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Có thể nói, ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như Hội nghị lần này. Hầu hết các vấn đề sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng, khó và nhạy cảm”.
Vấn đề khó và nhạy cảm là gì? Những diễn biễn thời sự trong nước thời gian qua, không khó để nhận định rằng đó chính là “Vấn đề về xây dựng, chỉnh đốn nội bộ Đảng CSVN”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói:
“Chúng ta đều biết, cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ”.
Hội nghị Trung ương 6 Đảng CSVN diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đang gia tăng. Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc công khai ý đồ độc chiếm toàn bộ biển Đông của Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Khi cả nước hướng về biển đảo tổ quốc, chung tay góp sức góp của để xây dựng và bảo vệ chủ quyền, thì Nguyễn Tấn Dũng cùng phe cánh lại mặc sức bòn rút vơ vét, tư lợi cá nhân, thâu tóm lũng đoạn làm cho nền kinh tế lao đao, người dân khốn đốn.
Tình thế hết sức nguy cấp, thù trong giặc ngoài đe dọa vận mệnh của đất nước, của Đảng, và chế độ. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho Đảng CSVN trong cuộc chỉnh đốn lần này là “dẹp bè đảng Nguyễn Tấn Dũng”.
Theo nhiều nguồn tin, chính trường Việt Nam đã hình thành một liên minh đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đấu với phe của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc hai ông Trọng và Sang bắt tay hợp tác là giải pháp tình thế; Ông Nguyễn Phú Trọng với cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng CSVN phát động cuộc chỉnh đốn nội bộ, còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng là đối thủ tranh ghế thủ tướng. Một liên minh đứng đầu là Tổng bí thư đồng thời là Bí thư Quân ủy Trung ương và Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng sẽ có ưu thế tuyệt đối, nắm quyền điều động quân đội.
Phe Nguyễn Tấn Dũng chủ yếu dựa vào sức mạnh của đồng tiền, đó là một “liên minh ma quỷ” được hình thành do sự chi phối của đồng tiền, đối với chúng đồng tiền là quyền lực tối thượng. Bọn chúng chia nhau nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong chính phủ, trong ngành an ninh, thâu tóm hệ thống ngân hàng, các tổ chức kinh tế, chúng câu kết với các tổ chức tội phạm rửa tiền và Mafia quốc tế. Con gái Nguyễn Thanh Phượng là người thay mặt Dũng trong các phi vụ làm ăn phi pháp bẩn thỉu. Cánh tay phải đắc lực của Dũng là trùm mật vụ Nguyễn Văn Hưởng, kẻ được mệnh danh là tên đồ tể.
Trước khi Hội nghị Trung ương 6 diễn ra, phe Nguyễn Tấn Dũng tạm thời yếu thế, một số mắt xích quan trọng bị bắt giữ và khởi tố. Đòn tấn công trước tiên của liên minh Trọng – Sang vào nhóm lợi ích thao túng lũng đoạn nền kinh tế, tài chính ngân hàng, là mũi tên bắn trúng hai đích: vừa thanh lọc hệ thống ngân hàng, tổ chức doanh nghiệp, vừa tạo ra uy thế thượng phong để đem ngã giá chiếc ghế thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng.
Liên minh Trọng – Sang rất thức thời nhận ra sức mạnh của thông tin “lề trái”; Dường như được thế lực ngầm tiếp sức, cung cấp thông tin, các trang mạng xã hội đồng loạt tấn công hạ bệ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh. Thế trận “Nội công, Ngoại kích” đang dồn phe Nguyễn Tấn Dũng vào chân tường.
Dư luận đồn rằng, Hội nghị Trung ương 6 cho in tập tài liệu hơn 300 trang có nội dung “kiểm điểm và phê bình” thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chính phủ do ông ta điều hành. Người dân sẽ không được biết các thông tin thuộc loại tuyệt mật quốc gia đó, nhưng cái “bia miệng” ngàn đời vẫn cứ trơ trơ, người dân truyền miệng nhau rằng: “Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng ăn bẩn nhất, tài sản của gia đình Dũng phải cỡ giàu nhất Việt Nam, phen này Dũng sẽ mất chức v.v…”
Không biết thắng thua sẽ thuộc về ai, liệu sức mạnh của đồng tiền có một lần nữa giúp Dũng thoát hiểm? Nhiều khả năng kỳ này Nguyễn Tấn Dũng sẽ buộc phải từ chức giữa nhiệm kỳ, hoặc ông ta vẫn tiếp tục ngồi ở ghế thủ tướng nhưng chỉ còn cái hư danh và mất hết thực quyền. Nếu cuộc đấu diễn ra quá căng thẳng và quyết liệt thì có thể dẫn tới nhiều đột biến khó lường, kết quả ngoài dự tính.
Nguyễn Tấn Dũng không phải là người tạo ra thời thế, mà chính thời thế đã tạo ra một “Đại quan tham” nguy hiểm như Ba Dũng, nói cách khác Dũng là một sản phẩm “đứa con đẻ” của chế độ này.
Đất nước một lần nữa chịu cảnh thù trong giặc ngoài. Song, tổ quốc và nhân dân cuối cùng sẽ chiến thắng. Lịch sử hào hùng, truyền thống bất khuất của người Việt Nam đã chứng minh chân lý bất diệt ấy.
Truyền thống bất khuất
Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống thù trong giặc ngoài. Trải qua bao phen chống giặc ngoại xâm, ý chí và tinh thần dân tộc qua thử thách ngày càng lớn mạnh, thì ngược lại sự hèn mạt, bạc nhược của giai cấp thống trị càng tăng lên cùng với sự xa hoa trụy lạc của chúng.
Người Việt Nam kiên cường bất khuất. Tuổi nhỏ Việt Nam, tuổi nhỏ chí lớn, cậu bé làng Gióng lên 3 tuổi đòi đánh giặc, Trần Quốc Toản tuổi thiếu niên quyết “phá cường địch, báo hoàng ân”. Tuổi trẻ thanh niên Việt Nam anh hùng, nức tiếng Triệu Thị Trinh 19 tuổi vùng lên diệt thù, Nguyễn Huệ 18 tuổi phất cờ đào khởi nghĩa. Phụ nữ Việt Nam lừng danh là con cháu Bà Trưng, Bà Triệu. Người cao tuổi Việt Nam, tuổi cao chí khí càng cao, luôn giữ vững và phát huy truyền thống Diên Hồng của hào khí Đông A.
Dân tộc Việt Nam anh hùng, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết chống thù trong giặc ngoài. Và từ đó, có một niềm tin sắt đá vào chính nghĩa:
“Rút cuộc, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Đem chí nhân để thay cường bạo” – Trích Cáo Bình Ngô.
Bọn ngoại xâm phương Bắc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ cướp nước ta, hiểm họa ngoại xâm luôn thường trực. Dựng nước đã khó nhưng giữ nước còn khó hơn, và khó khăn sẽ trở nên bội phần mỗi khi nạn giặc thù từ bên trong tàn phá đất nước. Kẻ cầm quyền tha hóa, ăn chơi trụy lạc, áp bức bóc lột dân chúng tận xương tủy, chúng hủy diệt văn hóa. Dân là gốc, Văn hóa là nền tảng; sức dân bị vắt kiệt, văn hóa bị tận diệt thì nước nhà suy vi.
Khi nước nhà lâm nguy, ngọn cờ sáng ngời chính nghĩa lại giương cao hiệu triệu toàn dân đứng lên đánh đuổi thù trong giặc ngoài.
Cuối thế kỷ 18, chính quyền phong kiến Trịnh – Nguyễn bước vào suy vi, thối nát, xã hội phong kiến đổ nát, hỗn loạn. Từ trong cuộc đấu tranh của quần chúng cùng khổ, bùng lên ngọn lửa thiêng của tinh thần quật khởi thiêu đốt cả thù trong lẫn giặc ngoài.
Mùa xuân năm 1771, cơn bão táp cách mạng đó bắt đầu bùng nổ ở ấp Tây Sơn, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Ngay từ những ngày đầu, cuộc khởi nghĩa nêu cao khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” làm ngọn cờ hiệu triệu và tập hợp quần chúng.
Trong bối cảnh lúc đó, ở Đàng Trong có Trương Thúc Loan nắm quyền bính, tự xưng làm “Quốc Phó” nhưng thực tế nắm mọi quyền hành. Tập đoàn Trương Thúc Loan vô cùng tham tàn, giết chóc rất nhiều, bọn chúng thật như quỷ giữ hút máu dân. Để cô lập kẻ thù chủ yếu, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lúc ban đầu tập trung mũi nhọn đấu tranh chống tập đoàn Trương Thúc Loan.
Dưới ngọn cờ sáng ngời chính nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn, cuộc đấu tranh đã tạo thành một sức mạnh đoàn kết quần chúng rộng lớn chưa từng có, tiến công đánh đổ chính quyền phong kiến Chúa Nguyễn, đánh thắng cuộc xâm lăng của 5 vạn quân Xiêm. Cuộc khởi nghĩa tiếp tục phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, tiến tới tiêu diệt chính quyền phong kiến Chúa Trịnh.
Trước nguy cơ ngai vàng Vua Lê sụp đổ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã phản bội lợi ích dân tộc, quay sang cầu cứu triều đình phương Bắc, chúng rước 20 vạn quân Thanh vào giày xéo đất nước, bám gót giặc trở về Thăng Long.
Kẻ thù uy hiếp vận mệnh của dân tộc từ bên trong và bên ngoài, cả phía Nam lẫn phía Bắc. Trước tình thế hiểm nghèo đó, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhận lấy sứ mệnh cứu nước chống thù trong giặc ngoài. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung, lập tức thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc đánh giặc. Xuân Kỷ Dậu năm 1789 trở thành xuân đỏ lửa thiêu lũ giặc.
Quân và dân ta đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược, chiến thắng oanh liệt thù trong giặc ngoài. Thắng lợi này tuy lớn nhưng chưa phải là thắng lợi cuối cùng. Dân tộc ta còn phải trải qua chặng đường dài và gian khổ để đi tới nền dân chủ – tự do đích thực.
Khát vọng dân chủ
Lịch sử Việt Nam, người dân chưa từng được hưởng một nền dân chủ – tự do đích thực. Chính quyền này lên thay chính quyền kia, thực chất chỉ là sự thay đổi của các hình thức cai trị chuyên chế độc đoán; chế độ phong kiến tập quyền, chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ thực dân phong kiến, và nay là chế độ cộng sản toàn trị.
Người Việt Nam khao khát được hưởng dân chủ – tự do, tin tưởng vào cuộc đổi thay cho đất nước. Đến lúc đó, các thế lực phản động bán nước hại dân sẽ không còn điều kiện để tồn tại và phát triển, đất nước sẽ lớn mạnh khiến cho kẻ thù không dám xâm phạm, người Việt Nam sẽ vươn lên thoát đói nghèo và tụt hậu.
Việt Nam không phải là tên gọi của cuộc chiến tranh, xung đột ý thức hệ, tranh chấp vũ tranh, mà Việt Nam là một đất nước, dân tộc tiên tiến trên thế giới. Bọn thù trong giặc ngoài không thể nào cản được bước tiến của lịch sử dân tộc ta.
Bước tiến của lịch sử dân tộc đã vượt xa rất nhiều so với những diễn biến tại Hội nghị Trung ương 6 Đảng CSVN, nơi mà hơn một trăm bộ óc đại diện cho lợi ích cục bộ phe nhóm đang ráng sức bám trụ, tranh giành lẫn nhau.
Lịch sử đứng trước bước ngoặt quan trọng.
Việt Nam, ngày 5 tháng 10 năm 2012
Trần Vân