“Si tu ne viens pas à Lagardère,
Lagardère viendra à toi !” Le Bossu – Paul Féval.
“Các anh không có Đạo đức ư?
Chúng tôi sẽ mang Đạo đức đến các anh”.
Chúng tôi xin phép nhái lại câu nói bất hủ của nhơn vật Lagardère trong một cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp Le Bossu, của văn hào Pháp Paul Féval (1816-1887). Le Bossu được đạo diễn André Hunebelle quay thành phim với các tài tử Jean Marais và Bourvil năm 1959, chúng tôi được xem phim ấy ở Rạp Ngọc Lan Đà lạt năm 1961, phim ấy được đạo diễn Philippe de Broca quay lại năm 1997 với Daniel Auteuil trong vai chánh.
Ở Pháp những Luật sư chuyên nghiệp về Luật quốc tế, Luật thương mại, họp nhau thành một Hiệp hội chuyên tố cáo các Xí nghiệp đa quốc gia để các chi nhánh địa phương ở những quốc gia chậm tiến tàn phá môi sanh, môi trường và bóc lột nhơn công. Thành trì của sự thực tế, của sự bất nhẫn và vô liêm sỉ của thế giới tư bản thương mại đang bị phá vỡ. .
Sherpa ? Sherpa là một Hiệp hội các tay hiệp sĩ đầy bằng cấp xuất thân từ những Trường Đại học Luật khoa nổi tiếng ở Pháp. Tất cả đều tự nguyện, họ quyết tâm đánh thẳng vào thành trì tư bản của thế kỷ thứ XXI: buộc các Thương nghiệp và kỹ nghệ đa quốc gia phải kính trọng môi sanh và công nhơn các nước chậm tiến. Phương châm của các Sherpaboys là: “Các Xí nghiệp đa quốc gi … khi ra làm việc ở những quốc gia chậm tiến dù là xa xăm cũng phải biết tôn trọng và đối xử với công nhơn và môi sanh ở các nước ấy, cũng như ở tại Pháp”. Và vừa qua, tại Paris, Pháp, Toà hòa giải công nhơn Paris (Le conseil des prud’hommes de Paris) đã xét xử vụ kiện của 868 công nhơn người Congo, bị đuổi sở không được thông báo trước (licenciés sans préavis) năm 1992, bởi một xí nghiệp Pháp, “Hảng hầm mỏ của tỉnh Ogooué” (La Compagnie minière de l’Ogooué – la Comilog).
Để điều tra, nhà báo Anne Crignon đã điện thoại qua Pointe-Noire (Cộng Hòa Congo), và đã được Gaston Kalimbé, một cựu công nhơn kể, rằng “ Anh ta là một công nhơn sở Hỏa xa của Công ty Camilog trong vòng 27 năm. Một hôm đẹp trời các ông chủ da trắng bảo rằng, hết việc rồi. Họ bỏ về xứ, và công nhơn tụi tui không được trả tiền và chẳng nhận bồi thường gì cả. Chúng tôi bị bỏ rơi, không tiền bạc bồi thường hay công ăn việc làm gì cà. Cá nhơn tôi quá già để đi tìm một việc mới, vì không ai mướn những người quá lớn tuổi như tôi.”
Đã từ lâu nay, các xí nghiệp đa quốc gia lơi là không cấn đếm xỉa đến ai cả, công nhơn hay luật lệ lao động địa phương, nếu có cũng xem như…“nơ pa”, chỉ …“chi địa” là xong cả, nói tóm lại dưới con mắt của tư bản quốc tế, tham nhũng các nước chậm tiến là một khía cạnh tốt cho vấn đề là làm ăn và lợi nhuận của xí nghiệp.
Người Việt Nam hải ngoại chúng ta thói thường, vì là nạn nhơn của chế độ cộng sản nên rất ghét những từ ngữ gồm có chữ xã hội, và vô tình chúng ta ngưởng mộ cái xấu của tư bản chủ nghĩa, cái “làm cho được việc”, “lấy lợi nhuận làm chánh” quên cả tình “con người”. Vì vậy ngày nay ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, mượn danh nghĩa Xã hội chủ nghĩa, để tạo dựng một chế độ lai căng, kiểu mafia, để cầm đầu đất nước, chỉ biết lợi nhuận, làm giàu cho cá nhơn, cho tập đoàn, cho đồng bọn, không cần biết nhơn phẩm, không còn biết “con người” là gì, tham nhũng tràn đầy, mua quan bán tước, làm cho được việc thôi: những cái gì xấu xa nhứt của phong kiến, thực dân, tư bản đều có cả, cọng với cái độc tài tàn bạo của cộng sản chủ nghĩa và chế độ công an trị đang hoành hành, đang trị vì trên đầu trên cổ của nhơn dân Việt Nam! Thế nhưng, vì người Việt hải ngoại chúng ta quá ghét Việt Cộng, nên chỉ thấy cái xấu của Việt Cộng, không nhìn thấy cái “đồng lỏa” của tư bản ngoại quốc.
Bổn phận người hải ngoại chúng ta phải tố cáo cả hai, nếu chúng ta không đánh được, hay gặp khó khăn khi đánh vào thành trì Cộng sản, thì chúng ta có thể đánh vào thành trì của tư bản, đồng lỏa, tong phạm, đang cùng với “tay cặp rằng cộng sản Hà nội” bóc lột người dân Việt Nam. Vì các trụ sở chánh của tư bản ở ngay những nước chúng ta cư ngụ, và vì những nước chúng ta đang cư ngụ là những quốc gia có dân chủ và đặc biệt có Luật có Lệ, chúng ta phải mở trận chiến với Luật lệ, buôc các xí nghiệp tư bản phải tôn trọng Luật lệ Lao động và Nhơn quyền, Công bằng và Công lý, tôn trọng môi sanh và môi trường nơi xí nghiệp đang có mặt khai thác làm việc. Có làm như vậy, Luật lệ mới có mặt được ở những nước chậm tiến, có mặt được ở Việt Nam, bảo vệ được môi trường và công nhơn các nước chậm tiến, bảo vệ được môi trường, môi sanh và công nhơn lẫn người dân Việt Nam .
Việt cộng biết rõ vấn đề ấy, ra tay đánh trước, nên vừa qua Hà nội đã và đang mở trở lại cuộc kiện Mỹ và Monsanto về Chất Độc màu Da Cam. Vẫn biết là sẽ không thắng được, vì thiếu dữ kiện, tài liệu và nhơn chứng, nhưng hy vọng mình là nạn nhơn, vốn là một quốc gia chậm tiến, đi kiện một cường quốc và một đại công ty, đang bị khó khăn về vấn đề môi trường, sẽ chiếm đoạt sân khấu và dư luận cảm tình của thế giới về mình. Ở Pháp, bọn phái tả cựu phản chiến, thân cộng và ngày nay thân Hồi giáo, vẫn tiếp tục xử dụng “bài hát chất độc” nầy. Chất độc trong phân bón, chất độc trong điện nguyên tử, chất độc trong luồng sóng các máy vi tính, luồng sóng các điện thoại di động …. Chất độc, hóa học, môi trường, môi sanh rất “hạp thời, ăn khách”, “hút thuốc lá nhiều”, chết vì cancer, nên đi kiện Philippe Morris vì đã sản xuất thuốc lá giết người. Đúng sai? tùy đối tượng, vì cũng chính bọn thiên tả đòi cho “hút cần sa tự do”, vì cần sa “không độc”, và hôm nay cũng chính bọn phái tả thân cộng Pháp đã xúi dục Hà nội mở vụ kiện nầy *, để làm nhẹ bớt gánh nặng “không khí tiếng tăm bất hảo” của Hà nội. Cũng vào thời điểm này, thêm vào cái không khí ‘tiếng xấu ấy’ cho các vị ‘anh hùng dân tộc” của phái tả là Tàu cộng, Việt cộng Hồi giáo quá khích: Al Quéda, Iran, Hesbollah…; vừa qua ở Âu châu có vụ Tòa án Tây ba Nha chấp nhận đơn tố cáo của nhóm Pha luân Công kiện các tay cầm quyền Trung Cộng (đứng đầu là Hu Jin Tao) về tội Diệt chủng và Tội Ác Nhơn loại. Tiếp theo nữa, là những sự đàn áp các nhà Dân chủ và đấu tranh cho Tự do Tôn giáo ở Việt Nam trong năm vừa qua (hãy vinh danh các truyền thông đấu tranh dân chủ của người Việt hải ngoại chúng ta) đã làm sứt mẽ ít nhiều cái cảm tình đặc biệt và cố hữu của nhơn dân Pháp đã dành cho Việt Nam (nhơn dân thế giới và đặc biệt Pháp vẫn còn lẫn lộn nhơn dân Việt Nam và Nhà nước Việt Nam).
Thế giới Âu châu và đặc biệt ở Pháp đầy rẩy những Lỗ Túc ( cf: Bài viết cuối tháng tư của anh Nguyễn Xuân Nghĩa về hiện tượng Lỗ Túc và Trọng Thủy): văn hóa mea culpa (lỗi tại tôi) của Thiên Chúa Giáo tạo một nhóm Trí thức Tây phương ( cả tả lẫn hữu) đầy mặc cảm tội lỗi đối với các nước chậm tiến, đối với các tôn giáo khác: với một mặc cảm tự cao, xem mình là rốn của vũ trụ, họ chấp nhận tất cả mọi tội lỗi, từ lủng đoạn luân lý, xáo trộn xã hội, đến phá hoại môi trường đều do con người, và đặc biệt do con người da trắng Âu mỹ judéo-chrétiens. Tất cả sự chậm tiến nghèo nàn tụt hậu của thế giới đều do lỗi của người da trắng Âu mỹ Thiên Chúa giáo: thuộc địa, tân thuộc địa, đế quốc, nạn nô lệ đề do lỗi của văn minh “da trắng – judéo chrétienne”. Thời gian ngày nay là thời gian của” Xin lỗi, xin lỗi và xin lỗi” (ba lần xin lỗi: mea culpa, meaculpa, mea maxima culpa… Thời nay là thời của trí thức phái tả âu mỹ, làm thân phận Lỗ Túc, viết bài xin lỗi, làm lành, bênh vực người da đen, người Á rập, người Arméniens, người hồi giáo, … quên rằng những tội lỗi ấy đã có từ thời khi đã có con người, nạn nô lệ đã có từ thời Thành cát Tư hản, có từ thời các lái buôn người Á rập, nạn đế quốc và thuộc địa đã có từ thời La mã, thời Tần thủy Hoàng. Trước Nguyên kỷ Thiên Chúa, khi Tàu xâm chiếm Việt Nam trong vòng gần một ngàn năm, với cái tên An Nam đô hộ phủ, có phải là An Nam ta là thuộc địa Tàu không?
Nhưng thiên hạ đều quên cả, hay cố tình quên, vì politically correct, vì theo ngọn gió, theo thời, vì hiện nay, vẫn còn những người Việt viết những bài hằn học về chế độ thuộc địa, vẫn viết hằn học về chế độ nô lệ, đổ tội, phiền trách lịch sử, đổ tội cho quá khứ, khi thì chế độ phong kiến, lúc thì thuộc địa Pháp cả đế quốc Mỹ, trăm tội đổ đầu tằm, nghèo tại Mỹ, ngu tại Tây, quên rằng chính vì nạn độc tài, cái không có dân chủ mới làm ngu dân hại nước. Ngày nay nạn độc tài, nạn phi dân chủ vẫn còn có mặt trên ba phần tư tổng số các quốc gia trên thế giới. Có người biện chứng rằng nhơn dân những quốc gia chậm tiến vì không “biết” dân chủ là gì, nên khó áp dụng dân chủ, để quản trị tốt một đất nước chỉ phải bắt buộc có một thể chế lãnh đạo “ độc tài hay độc đoán” thôi, và nên thành lập một chế độ “độc tài tốt”. Không, không các nhà ngụy biện ơi! Không có độc tài “tốt”, và độc tài “xấu”. Không có “dân chủ ta” và “dân chủ họ”. Dân chủ là chế độ “đa đảng”, là bầu phiếu tự do, là đối lập và là đối lập kiểm soát; và phải biết thay nhau cầm quyền. Không như anh chàng nào ở Việt Nam vừa qua viết bài ngụy biện rằng phải rời bỏ Đảng Công sản và Chủ nghĩa Mác-LêNin, vì không hợp thời nữa! Nhưng không được đa đảng, vì đa đảng sẽ có cải cọ, và e rằng sẽ có nội chiến (sic). Sao cái não trạng của thời tiền chiến chống thực bài phong vẫn còn tàn dư đến ngày nay? Hay anh chàng này viết theo đơn đặt hàng, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn làm con cắc-kè, đổi màu, muốn lập một Đảng “không phải Cộng sản Mác-Lê, nhưng vẫn muốn độc đảng trị vì, cũng nhưng có lúc nào đó, cũng có người nói đến “Dân chủ đa nguyên nhưng độc đảng”. Ở Âu mỹ, người xuống đường được gọi là biểu tình, là một biểu tượng của tư do tư tưởng, ở nước chậm tiến, và đặc biệt ở Việt Nam xuống đường là làm “loạn” phải đưa Công An đi dẹp. Vì vậy, Tư bản thích đầu tư ở các nước độc tài, ở Tàu, ở Việt Nam, vì sẽ không có đình công bãi khóa, yên ổn, không có nghiệp đoàn công nhơn, Nhà nước và Đảng độc tài kiểm soát cả, các nhà đầu tư tư bản sẽ “dễ làm ăn”, cái “ công nhơn giá rẽ”, cái “dễ làm ăn”, không bị những “ràng buộc xã hội” là những điểm son cho tư bản ngoại quốc nhào vô đầu tư!. Lạ nhỉ, cũng chính tại những nước tư bản ấy, cũng chính những nhà tư bản ấy là những thầy về những bài học quản trị kinh doanh với dân chủ, công bằng, công lý, luật lệ lao động. Cũng chính những nhà vừa tư bản, vừa trí thức ấy là những thầy giáo nói nhiều về đạo đức, nhơn quyền, công lý. Nhưng đạo đức, nhơn quyền, công lý ngay tại xứ sở các vị ấy, nhưng khi đến các nước chậm tiến, dưới danh nghĩa là “tôn trọng tự do ý kiến, tôn trọng tập tục tập quán văn hóa địa phương”, sẳn sàng nhắm mắt, chấp nhận bóc lột công nhơn, hủy hoại môi sanh và môi trường. Ánh sáng và sức nóng mặt trời của những nước nhiệt đới đã làm tan những tư tưởng đạo đức, của tôn trọng nhơn phẩm, tôn trọng quyền con người, của các vị ấy hay sao? Giá trị của một công nhơn vùng nhiệt đới không bằng một phần mười giá trị một công nhơn một nước tiên tiến Âu mỹ. Công nhơn Âu mỹ ra ngoại quốc phục vụ được gọi là “chuyên viên” là “expert”, hay là ‘cố vấn”, công nhơn nước chậm tiến ra ngoại quốc phục vụ chỉ được gọi là “phu” hay “xuất khẩu lao động”…. Mỉa mai thật! ngày nay từ ngữ “coolie” không còn được xử dụng nữa, nhưng người coolie vẫn còn.
Ở trên thế giới đến ngày hôm nay, các xí nghiệp đa quốc gia đang đang khai thác, làm ăn trên các quốc gia chậm tiến không đoái hoài gì đến tình trạng môi sanh, môi trường của các địa phương ấy. Các con trẻ sanh ra bị tật nguyền do các bà mẹ uống nước các giếng nước hay các nguồn nước bị nhiểm độc bởi các chất thải từ những nhà máy, những bàn tay lao động nhỏ bé chẳng may bị tai nạn, chẳng có một hảng bảo hiểm nào lo, chẳng có ông chủ nào ngó ngàng đến…Nhưng ngày hôm nay, có những thay đổi đang diễn đến. Chánh phủ Congo không giúp đở gì được cho các cựu công nhơn của Hảng hầm mỏ tỉnh Ogooué ư? Khỏi lo. Đã có các luật sư của nhóm Sherpa tranh đấu lo cho. Nhóm luật sư Sherpa đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhơn cho trên căn bản những luật lệ quốc tế thuộc thẩm quyền các tòa án quốc gia Pháp. Và như thế, “lý tưởng” của năm 2009 đang mang một khuôn mặt mới.
Ngày hôm nay nó mang bộ mặt của một Yann Queinnec, Yann là người đứng đầu của Hiệp hội luật sư nầy từ ba năm nay. Quê quán anh ở Rennes, thủ phủ của xứ Bretagne, miền Tây nườc Pháp (Nguyễn Tiến Trung là một cựu sanh viên trường kỹ sư INSA của thành phố Rennes). Là một Luật sư nổi tiếng trong một tổ hợp luật sư quôc tế, với 37 tuổi đời anh thành công mọi mặt, tiền tài, địa vị. Nhưng anh không toại nguyện, mất hẳn thú vị làm việc và làm tiền cho những gì ngược với lý tưởng của anh. Anh bỏ cả, nhà cửa sang trọng, tiền thưởng cuối năm, địa vị xã hội. Với một mức lương chưa bằng một phần năm thuở trước, anh đi gặp những người chủ lớn của những đại xí nghiệp để đề nghị với họ làm sao “đạo đức hóa”, “lành mạnh hóa” được những chi nhánh kỹ nghệ của họ trong những quốc gia chậm tiến.
“Sức mạnh của chúng tôi là chúng tôi nói cùng ngôn ngữ với họ” Yann nói với chúng tôi.
Với những nhà tranh đấu cho lẽ phải, nhơn quyền, kiểu bình thường, chỉ biết ký tên vào những kêu gọi, kiến nghị, tuyên bố, hay xuống đường biểu tình, phản đối đòi hỏi đem đạo đức công bằng cho công nhơn các nước chậm tiến; họ chỉ nhận được sự trả lời, hoặc bằng một câu “ghi nhận” lạnh lùng, hoặc là bằng một sự im lặng khinh bỉ, hay một vài câu trả lời khô khan, “để xem”, hay can gián “đúng lắm, nhưng không hợp thời”, hoặc hứa cuội “sẽ để các nhà nghiên cứu xem”. Các sherpaboys chỉ dùng lời lẽ của Tòa án, không xử dụng tiếng nói của lẽ phải, hay lương tâm, họ chỉ dùng Luật lệ. Luật Pháp.Và chỉ có Luật lệ, Luật Pháp thôi, và trước mặt họ, các vị đối thủ đâm ra lúng túng.
Hảng xăng dầu Total (Pháp), vừa qua đã thay đổi cách đối xử với công nhơn Miến Điện ở Miến Điện? Tác giả? Sherpa. Vụ kiện các vị nguyên thủ Phi Châu tham nhũng có tài sản tẩu tán ở Âu Châu? Cũng do Sherpa. Sherpa với sự trợ giúp của nhóm “Trong sáng quốc tế” (Transparence international). Sherpa họp nhóm Môi trường Âu châu (Europe Ecologie) đang làm chương trình Trách Nhiệm Xã hội và Xí nghiệp (Responsabilité sociétale des Entreprises – RSE). Vào hè năm 2009, Sherpa vừa ký một thỏa thuận với Areva, đại công ty Pháp chuyên về sản xuất nhà máy điện nguyên tử. Areva chấp nhận từ nay, sẽ có mặt và “dòm ngó kiểm soát” cùa Hội Ysĩ Thế giới-Médecins du Monde trên tất cả những hầm mỏ của công ty từ Niger (Phi Châu) đến Kazakhstan (Á Châu). Chuyện ấy không thể có thể xảy ra trước đây sáu tháng. Những “hậu kiểm soát viên-vérificateurs” có thể có quyền kiểm soát những hồ sơ sức khỏe của các nhơn viên tự hậu. Người phát ngôn của công ty bà Anne Lauvergeon (Areva) nói: “ Từ nay công ty chấp nhận nếu người công nhơn nào phát bệnh ung thư chứng minh rằng ung thư ấy phát triển do đã tiếp xúc với môi trường làm việc có độc tố, bệnh nhơn đó được nhìn nhận là bệnh nghề nghiệp” (Bên Pháp, các hảng bảo hiểm và công ty chủ nhơn bồi thường rất hậu các trường hợp bệnh nghề nghiệp – chẳng những chi phí y tế hoàn toàn đài thọ mà cả lương bổng vẫn giữ nguyên).
Nhưng cũng có những đoàn thể “xanh” hay phái tả vẫn không bằng long, đả phá tinh thần bản ký kết nầy, thí dụ nhóm “Chống Điện Nguyên tử-Sortir du Nucléair”, cho rằng Sherpa đã giúp đở Areva rửa mặt, gở gạt, đạo đức hóa cái mặt một kẻ đã “phá hoại môi trường, làm chết người – pollution dramatique et criminelle”. Sherpa trả lời là Sherpa chỉ nói chuyện với “cụ thể”, Sherpa không đi ngược lại sự có mặt của kỹ nghệ nguyên tử, Sherpa chỉ muốn bảo vệ người công nhơn ở những nhà máy xa, bên kia thế giới làm việc những nơi có môi trường nhiểm độc, được bảo vệ như người công nhơn tại Pháp, với những Luật bảo vệ lao động Pháp. Phương pháp và đường lối làm việc cụ thể của Sherpa giúp đở cho Sherpa dễ nói chuyện với các đối tượng.
Sherpa ra đời năm 2001 do Luật sư William Bourdon. Willam Bourdon là ai? Đáng được gọi là một Don Quichotte, nhơn vật anh hùng của đại văn hào Tây ba Nha Cervantès, của thế kỷ XXI. Năm 1999, William Bourdon, là một Luật sư hình sự (pénalistes) nổi tiếng của Pháp, đứng đầu một tổ hợp Luật sư lớn nằm trên khu sang trọng gần Place Vendôme, Paris, bất chấp tất cả mọi can gián, lôi ra tòa một tu sĩ Thiên Chúa giáo người Rwandais, tinh nghi tòng phạm tội ác nhơn loại và diệt chủng “được kín đáo cất giấu” trong một dòng tu ở một vùng quê xứ Pháp. “Nước Pháp không phải là nơi lẫn trốn của những tay tội phạm diệt chủng của thế giới” Willam Bourdon tuyên bố. Từ ngày đó William Bourdon sẳn sàng bỏ sở để theo dõi tất cả những gì phạm pháp, “Luật pháp quốc gia Pháp có đầy đủ luật lệ” để các bồi thẩm đoàn kiện tụng tất cả những tội ác diệt chủng, và nhận đơn những người ngoại quốc định cư tại Pháp do chiến tranh hay chánh trị, sẳn sàng kiện các tập đoàn lãnh đạo độc tài đang trị vì trên đất nước họ.
“Một việc làm đáng phục” Bà Eva Joly, khuôn mặt sáng giá của Europe Ecologie bình luận: “Việc làm của Sherpa rất cần thiết, vì Sherpa thay thế những cái thiếu sót của ngành Ngoại giao Pháp. Sherpa bắt buộc các Tòa án quan tâm đến những việc không ai để ý. Từ hai mươi năm nay William Bourdon là lương tâm của mỗi chúng ta, chúng ta có bổn phận phải giúp đở Bourdon”.
Vì Sherpa rất nghèo tiền, “20 ngàn euros ở đây cho, 30 ngàn ở chổ khác tặng”, khi thì Fondation Danièle Mitterrand, lúc thì Soros, Yann Queinnec than thở.
Từ những vụ kiện lẻ tẻ ban đầu, ngày nay Sherpa là một phòng thí nghiệm về những luật lệ quốc tế đầy kinh nghiệm. Các đại công ty Pháp rất ngán gặp các chàng Sherpaboys, với những hồ sơ luật lệ dày cộm chứa đựng trong những chìa khóa USB. Hiện nay, một công ty dầu hỏa Pháp đang phá hoại môi trường và làm độc dân chúng một vùng ở Equateur, một quốc gia Nam Mỹ đang lên cơn sốt: một cô Sherpagirl đang theo dỏi điều tra và chắc chắn không để giới hữu trách của xí nghiệp ở yên. Một sherpagirl khác đang kiện một chủ tàu chở rác dầu hòa có độc tố đã phát xuất từ Pháp và đã đổ bậy trên một bãi biển gần thành phố Abidjan, báo hại làm 16 người chết và cả ngàn người nhiểm độc năm 2006. Một thí dụ nữa: Đại công ty kinh tài, bảo hiểm, ngân hàng và dịch vụ Suez đang suy nghĩ đến “một loại bảo hiểm có tánh cách bền vững, phục vụ nhơn quyền”. Đáng khuyến khíc,h, nhưng chờ xem.
Để kết luận, chúng tôi nghĩ, sau 35 năm đấu tranh Chống cộng, chúng ta đã dành được một số chiến thắng nhứt định: ngọn cờ vàng biểu tượng cho Tự do phất phới ở nơi nào có người Việt sống và sanh hoạt. Việt Cộng tuy thắng trận làm chủ đất nước thực đấy, nhưng đi đến đâu, ở ngoại quốc đều bị đả đảo, phải trốn đi vào cửa sau như một tên đạo tặc, còn ở trong nước, người dân đã, nếu là thân cộng thì đã hết mê, nếu ghét cộng thì đã hết sợ. Hết mê, hết sợ nên người dám chưởi dám mắng, dám đòi, dám hỏi. Và chỉ còn có Công an trị thôi. Ngày nay, với tinh thần bạc nhược bán nước càng ngày càng lan rộng trong giới cầm quyền, nhóm lãnh đạo càng xa rời quần chúng. Năm nay phải là năm bản lề để chế độ thay đổi. Nhưng chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam, thừa nước đục thả câu, thay màu nhưng không thay sắc, độc tài vẫn độc tài, từ nữa Việt nữa Tàu biến hẳn thành Tàu thiệt. Muốn có Dân chủ phải do chính người dân thay đổi chế độ, thế nhưng dân chúng có đủ nghị lực thay đổi không? Xã hội Việt Nam ngày nay như miếng bánh ‘da lợn”, từng lớp, từng lớp, sắp chồng lên nhau, không có chất keo, ai cũng không thích cộng sản và chế độ Công an trị, nhưng vi quyền lợi khác nhau nên đồng sàn dị mộng. Chạy theo cuộc sống hằng ngày, những dự án đòi sống đều ngắn hạn, không có một chương trình dài hạn, sáng làm tối ăn…Chất xúc tán nào làm người dân xuống đường đòi vứt bỏ Đảng trị? Lòng ái quốc? tự ái dân tộc? bất mãn. Bởi vậy…
Ngày nay, chúng ta cần có những việc làm cần phải viết thành luật, trên giấy trằng mực đen: quyền người công nhơn lao động, bình đẳng giống nhau dù ở Âu mỹ hay ở nước chậm tiến, chúng ta không nói chuyện được với nhà nước bản xứ, vì độc tài, vì độc đảng, vì luật lao động địa phương, chúng ta hãy nói chuyện thẳng với chủ nhơn đại xí nghiệp đa quốc gia tại Pháp tại Mỹ. Cá nhơn chúng tôi đã gặp người đồng hành với Yann Queinnec để xin ý kiến hành động cho Việt Nam (trong dịp Trường Insa tổ chức ủng hộ Nguyễn Tiến Trung). Chúng ta cứ cụ thể, theo câu phương ngôn Pháp: “Un tiens vaut mieux que deux tu l’auras–Một cái nắm được được còn hơn hai cái sẽ có”. Những người anh em Sherpa biết những nhu cầu Tự do Dân chủ Nhơn quyền ở Việt Nam, biết lãnh đạo Việt Nam độc tài, biết lãnh đạo Việt Nam lưu manh, mafia, nhưng không thấy ai đi kiện hết. Kêu gọi, biểu tình, kiến nghị, phải làm. Dỉ nhiên, 35 năm nay nhờ như vậy ta mới có được như ngày nay; cộng đồng ta mọi nơi trên thế giới, khi không có việc làm thì cải cọ nhau, thậm chí chưởi lộn nhau, nhưng khi cần xuống đường đả đảo một tên đầu xỏ Việt Cộng thì ùn ùn kéo nhau đi, mưa thì dù, thi áo tơi, nắng đội mũ, đội nón, cờ xí lúc nào cũng sẳn sang, rộn ràn! Chao ôi, người Việt hải ngoại tụi tui nó dzậy đó, ồn ào, vô kỷ luật, thích cải nhau, nhưng khi cần đấư tranh nó gắn bó, nó dễ thương làm sao ?, đúng cái tánh của Sàigòn muôn thuở, ốn ào vô trật tự nhưng đầy tình tự dân tộc.
Có bao nhiêu việc có thể làm, sẽ làm được, như kiện những đồ tể tội ác nhơn loại diệt chủng như: Cải cách Ruộng đất miền Bắc Việt Nam (500,000 nạn nhơn); Tết Mậu Thân Hué 1968 (5,000 người chết); Đuổi người ra biển; Lưu đày các cựu chiến binh, công chức, cán bộ và gia đình chế độ thua trận Việt Nam Cộng hòa, không cho hưởng quy ước quốc tế về tù binh, con số nạn nhơn chưa biết được, và ngày hôm nay, qua chánh sách “xuất khẩu lao động” đang buôn người nhập cư trái phép các nước tiên tiến để làm việc gian, trồng cần sa hay làm điếm. Nhưng chúng ta cần hồ sơ, chúng ta không làm gì được nếu không có nguyên đơn có tên có tuổi đàng hoàng đứng ra kiện. Tới ngày hôm nay, chúng ta chỉ biết tố cáo, nhưng chúng ta cần có những nhơn chứng với những hồ sơ thực, tên tuổi thực người thực, sự kiện thực. Phải có nguyên cáo! Ba mươi lăm năm nay chúng ta chỉ biết đở đòn, thủ không, như vậy đủ lắm rồi. Bây giờ là thời gian của thế công.
Tổ chức “Bảo vệ người Lao độngViệt Nam ở nước ngoài” ở Mỹ và Balan giúp đở những người lao động Việt Nam bị bỏ rơi nhưng chưa kiện được những tay đầu xỏ mua bán người. Phải làm sao nếu ta không kiện được người bán tức là Nhà nước Việt Nam Mafia tổ chức buôn người trong nước, thì ta kiện người mua người lao động Việt Nam. Và nếu mua mướn người lao động Việt Nam thì phải buộc người mua tôn trọng mướn họ với những luật lệ quốc tế hiện hành. Bảo vệ là như vậy! Bằng vũ khí Luật lệ, chúng ta đấu tranh cho Đạo đức, và chúng ta sẽ đem Tự do, Dân chủ, Công bằng và Bác ái trở về với Việt Nam.
Rất mong đợi nơi thế hệ thứ hai hải ngoại trong cuộc chiến cho Đạo đức bằng Luật lệ quốc tế nầy, vì cuộc chiến nầy là cuộc chiến của các cháu đấy
Mong lắm !.
Phan Văn Song
Mùa Phục Sanh 2010