Một quốc gia muốn được hùng cường, nhơn dân được no ấm, thì việc làm quan trọng nhứt của bất cứ một chánh quyền nào, ở bất cứ nước nào trên thế giới, xưa cũng như nay, là phải đào tạo được rất nhiều người có khả năng, có kiến thức, có đạo đức để có thể tham dự công cuộc tổ chức quản lý chánh quyền, nhằm phát triển quốc gia bền vững.
l.- NHƠN TRỊ
Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê cho rằng Khổng tử chính là người đầu tiên khai sanh tư tưởng đề cao giá trị con người, đưa con người vào trọng tâm của quản lý đất nước.”Bình minh của triết học Trung hoa xuất hiện từ nước Lỗ” (nơi sanh của Khổng tử) . Khổng tử rất đáng cho hậu thế gọi ông là “Người thầy muôn đời”, vì ông đã có hai cống hiến lớn lao cho “muôn đời”: thứ nhứt đó là việc khám phá của con người về chính mình và về đồng loại, và thứ hai, là việc tạo dựïng một mẫu người lý tưởng “Quân tử”.
Con người đối với Khổng tử là một thực thể hữu vi, không xuấùt thế mà nhập thế. Nhưng con người không phải chỉ là một cá thể, mà nó bị ràng buộc với đồng loại, bằng những tương quan có tên gọi là “Nhơn”. Nhơn đây không phải là Nhơn (văn) là con người, mà là Nhơn (tự) gồm bộ Nhơn đứng với Nhị tức là hai; nghĩa là”hai người”, nghĩa là lòng nhơn ái giữa người với người.
Sách Trung Dung có câu Nhơn giả nhơn dã (có nghĩa là lòng nhơn ái là con người) . Tức là nói người là lòng nhơn ái. Con người phải lấy lòng nhơn ái để đối xử với đồng loại.
Nhưng Khổng tử không đề xuất được chữ “Nhơn” trọn vẹn. Trong sách Luận ngữ, chữ “Nhơn” được nhắc đến hơn 100 lần và bàn luận trong 58 đoạn, nhưng vẫn không thấy Khổng tử định nghĩa một cách toàn bộ chữ Nhơn, mà chỉ thấy khi học trò hỏi về điều “Nhơn” thì được trả lời bằng nhiều lối khác nhau, tùy theo trình độ của mỗi người. Nhưng có lẽ đó là cái cao kỳ của suy nghĩ Đông phương. Suy nghĩ và diễn tả Đông và Tây khác nhau là chỗ ấy. Tư tưởng Đông phương không được quy nạp tổ chức thành một hệ thống, thành khái niệm. Không bị gò bó trong mộït khuôn khổ của một khái niệm trừu tượng, tư tưởng Khổng tử biến thành tư tưởng Khổng giáo, đã đi vào lòng các dân tộc Đông Nam Á châu. Còn các triết gia Hy lạp – La mã với các tổ chức suy nghĩ, hệ thống hóa những tư tưởng, những khái niệm tư tưởng do mình đề xuất ra vẫn chỉ đươc lẩn quẩn trong đầu óc của một giai cấp trí thức. Văn hóa La – Hy được truyền tụng đến ngày nay nhưng Thiên Chúa giáo vẩn tiến hành song song để đi vào quần chúng và tạo những truyền thống xã hội Thiên Chúa giáo.
Như vậy, suy nghĩ Tây phương có văn minh La – Hy nhưng lại có văn hóa Do Thái – Thiên chúa giáo (Judéo – chrétien). Còn ở Đông phưong, tư tưởng Khổng tử đã biến thành Khổng giáo, với những tập tục lễ nghi. Từø đây, tổ chức xã hội, đời sống, quản lý, khái niệm Nhơn ái biến thành khái niệm về luật pháp và phương thức quản trị xã hội và chánh trị. Quản trị xã hội, chánh trị Đông phương xây dựng trên nền tảng Nhơn ái. Thế làNhơn trị trở thành một khoa học trị nước của Đông phương mà ngày nay ta gọi là “Pháp trị”.
ll.- PHÁP TRỊ
Còn người “quân tử”? Người quân tử không phải là bất kỳ một con người nào hiện hữu, đầy đủ bằng xương bằng thịt ở cõi đời, mà đó chỉ là một mẫu người lý tuởng để mang lại cho con người, nói chung, một tánh thể. Khổng tử thường đem mẫu nguời này đi đối chiếu với một mẫu người khác, gọi là tiểu nhơn, để dẫn dắt con người, bằng tu dưỡng và nhờ môi trường xã hội tốt. Môi trường xã hội được Khổng tử ví như một vùng đất tốt để trồng những mầm cây “quân tử”, những bản lãnh thắng bản năng của một sanh vật, chịu tu thân để sửa mình, giữ nhà, cai trị đất nước, mưu hòa bình cho thiên hạ. (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).
Khi đuợc vua nước Lỗ, Ai công, hỏi về chánh trị, Khổng tử đáp: “Nhơn đạo mẫn chánh, địa đạo mẫn thụ”. Câu này đại ý nói rằng người cầm quyền có tài đức giúp cho chánh trị được thạnh đạt, giống như đất tốt làm cho cây mọc tốt tươi.
Nói một cách khác, chánh trị là tạo ra một môi truờng xã hội cai trị bằng đạo đức, lễ nghĩa, không cần phải dùng hình phạt. Muốn được vậy, phải làm xã hội thành những vùng đất tốt để trồng những mầm cây đức trị – quân tử. Để quảng bá tư tưởng của mình, Khổng tử rời nước Lỗ, cùng học trò đi du thuyết trên 10 năm ở các nước chung quanh để cổ võ cho nền chánh trị nhơn nghĩa, xây dựng nên một chánh thể nhơn trị: “vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con”, theo gương nhà Châu.
Nhưng nếu muốn trồng cây đức trị ấy, trồng cây quân tử ấy, chúng ta phải nói đến tư tưởng và quan niệm “Thụ nhơn” tức là quan niệm trồng người của Quản Trọng.
Ông Quản Trọng sanh vào khoản 708 TCN và qua đời năm 645 TCN, người nước Tề. Theo sách Xuân Thu (thường được gán cho Khổng tử), sau khi lật đổ nhà Thương hay Ân Thương năm1766 – 1401 TCN, và Ân năm 1401 – 1122 TCN, Châu Vũ vương (1122 ) và hai vị vua tiếp sau đã cắt đất, phong chức tước cho các người có công và những người trong giòng họ mình. Vì thế, chỉ trong khoản thời gian gần 500 năm trị vì của nhà Châu, có trên 100 nước được lập ra.
Nhà Châu tưởng đâu là với việc phong tước, phong đất như vậy sẽ có thề nắm giữ các nước chư hầu, cũng như đồng hóa và Hán hóa được các dân tộc của các nước này. Không ngờ, gần 300 năm sau, các nước chư hầu đã lớn mạnh và đánh giết lẫn nhau, chiếm đất nhau. Xuân thu rồi Chiến quốc, gây tang tóc, chết chóc, làm sụp đồ nhà Châu, và loạn lạc chỉ chấm dứt khi nhà Tần thống nhứt được Trung quốc vào năm 221 TCN. Chánh sách địa phương phân quyền đã đưa đến kết quả là uy thế nhà Châu bị suy nhược.
Nhà cầm quyền phải xử dụng luật pháp đề cai quản dân chúng. Do đó nổi lên Phái Pháp gia mà Quản Trọng là lý thuyết gia đầu tiên. Phái Pháp gia được coi là một phái thực tiển và duy vật vì đã quan tâm đến thực trạng của đời sống đương thời, vững tin vào quyềøn lực của quốc gia và phủ nhận thần tánh của cá nhơn, đồng thời chủ trương con người phải chịu chi phối, quản chế của luật pháp, vì chỉ có luật pháp mà con người sẽ được tự do và bình đẳng.
Chánh sách Quản Trọng theo đuổi là”thông hóa”,”tích tài”, “phú quốc cường binh”. Chủ trương chánh yếu là cái gì dân muốn thì ban cho dân, cái gì dân không muốn thì bỏ đi. Để thi hành chánh sách “phú quốc cường binh”, Quản Trọng chủ trương “thụ nhơn”, nghĩa là dạy dỗ, đào tạo con người. Đây là những kế hoạch thực tiển trườøng kỳ của Quản Trọng.
Trong quyển Quyền Tu của bộ sách được mạng danh là Quản tử, ông viết:
“Nhứt niên chi kế mạïc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạïc như thụ mộc,
Chung thân chi kế mạïïc như thụ nhơn.
Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã,
Nhứt thu thập hoạïch giả, mộc dã,
Nhứt thu bách hoạïch giả, nhơn dã.”
“Kế một năm, chi bằng trồng lúa,
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây,
Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa,
Trồng một, gặt mười, ấy là cây,
Trồng một, gặt trăm, ấy là người.”
Về chánh trị cổ thời, chúng ta có hai quan niệm, hai luồng tư tưởng: Khổng tử với Quân tử. (Nhơn đạo mẫn chánh, địa đạïo mẫn thụï – người cầm quyền có đạo đức giúp cho chánh trị thạïnh đạt cũng như đất tốt làm cho cây mọïc tốt tươi)ï và Quản Trọng với thuật “Thụ nhơn” (trồng người). Từ mưu thuật bá đạo, lấy con người làm phương tiện phục vụ quân vương, chuyển qua chủ trương vương đạo, đưa con người lên hàng cứu cánh, vua cùng với dân, theo cung cách riêng, chung sức tạo dựng một môi trường xã hội. Sách Trung Dung gọi là Mẫn chánh – làm đất mọc tươi tốt cho mầm cây nhơn giả. Sách Trung Dung gọi là mẫn thụ – vươn lên thành những đại thọï, tức người quân tử. Việc trồng người đã một bước nhảy vọt để trở thành việc bồi dưỡng nhơn cách, xác lập nhơn văn, đặt định nhơn bổn cho loài người.
Pháp trị và Nhơn trị, là sự thể hiện kinh nghiệm trồng người, trải qua các thời đại của tư tưởng cổ của Trung quốc, tư tưởng mà người Việt ta đã tiếp thâu từ buổi rạïng đông của lịch sử.
lll.- MỘT QUAN NIỆM VỀ QUÂN BÌNH TRONG LUẬT PHÁP, HAY LÀ NHƠN TRỊ – PHÁP TRỊ TRONG TINH THẦN HIẾN TRỊ
Quản Trọng trong bộ Quản tử, nói về chánh sách quản trị bằng Pháp luật mà ông gọi là BÁ: Phải tôn quân, vì vua là người đặt ra pháp luật, nếu không tôn quân, thì nước không yên được, cái thế nó là như vậy. Yêu dân không phải vì dân mà vì vua; có yêu dân thì dân mới quy thuận đông và vua mới mạnh. Phải tôn trọng Luật, Lịnh, Hình, Chánh. Luật là để định phần cho mỗi người, khiến dân không còn tranh nhau nữa. Lịnh là để dân biết việc mà làm. Hình là để trừng trị cho xứng đáng với cái danh, thì kẻ có tội mới không oán, kẻ thiện mới không lo sợ. Chánh là sửa cho dân theo đường phải.(xem Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, Đại cương triết học Trung quốc từ trang 581) .
Như vậy, theo Quản Trọng, vấn đề “Trồng người” theo chánh sách “bá đạo” nói trên là việc biết xử dụïng người một cách khôn khéo để phục vụ vua. Tất cả cho vua, tất cả vì vua. Con người không phải là cứu cánh, mà là phương tiện. Trong việc “trồng người”. Trồng là “chủ yếu”, còn người chỉ là sản phẩm sanh lợi cho vua “trồng một lời một trăm”.
Tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc: chữ “BÁ” còn có nghĩa khác ở phương Tây, không bị gắn liền với quân chủ. Chữ BÁ dùng để dịch chữ “Hégêmonia” gốc Hy lạp, xuất xứ từ chữ Hêgemôn (trùm trưởng). Chữ Pháp là hégémonie, tức là chỉ tình trạng ưu thế trong một vùng hay một lãnh thồ liên vùng. Riêng ở Việt Nam, “bá” đã được dùng để chỉ một thứ quyền lực ưu việt của đảng cộng sản. Quyền lực ấy thường được gọi là “bá quyền vô sản” (hégémonie du prolétariat, hegemony of the proletariat) : “Cơ sở bá quyền của giai cấp vô sản” là liên minh công nông. Sau cách mạng xã hội chủ nghĩa, xuất hiện hình thức mới của bá quyền của giai cấp vô sản: chuyên chình vô sản (Từ điển Triết họïc giản yếu – NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hànội 1987).
Chủ trương lấy quyền lợi của quân vương làm cứu cánh cho việc “trồng người”, xem “trồng” quan trọng hơn “người” rất thạnh ở đời “ngũ bá”, vì vua các nước chư hầu của nhà Châu, ai cũng muốn nâng cao quyền lực. Tình trạng hổn loạn ấy, coi rẻ con “người” có khác gì ngày nay ở Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa đâu ! May thay, có một phản ứng ngược xuất hiện đề cao giá trị con người – bất luận vua, quan hay là dân – với ý chí đưa con người lên hàng một giá trị tuyệt đối ở ngay cõi đời. Người “quân tử” của Khổâng tử ra đời hình thành thuyết “Nhơn đạo mẫn chánh, địa đạo mẫn thụï”.
Quan niệm chánh trị này tạo ra một môi trường xã hội đặt nặng viêc cai trị bằng đạo đức, lễ nghĩa. Lấy Nhơn trị là phương pháp cai trị, coi trọng con người.
Ngày nay, ở phương Tây, các quốc gia đều áp dụng tư tưởng Pháp trị, lấy Luật pháp mà quản trị xã hội, tổ chức đời sống con người.
Ngày mai, chúng ta chắc sẽ nghĩ rằng chúng ta phải quan tâm đóng góp trong vấn đề xây dựng lại nước Việt Nam mới, hậu cộng sản, mà trong ấy, người dân Việt phải có một đời sống hài hòa, một Đạo sống Nhơn bổn, lấy con người làm trọng tâm và cứu cánh.
Tiến tới thực hiện một đất nước phát triển đồng bộ như vậy, nhiều người vẫn thường tâm đắc những nguyên tắc sau đây :
– Bình thức hay bình đẳng về ý thức và tín ngưỡng (Tự do tôn giáo – Tự do đọc và học mọi tư tưởng – Khảo cứu – Ngôn luận )
– Bình sản: bình đẳng về quyền sở hữu tài sản,
– Bình quyền: bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm.
Dựa trên những nguyên tắc vừa đề cập, chúng tôi xin thêm một nguyên tắc về “bình quân trong luật pháp” để quản trị đất nước.
Cuộc hành trình trong học thuyết chánh trị của hai nhà tư tưởng muôn đời Khổng tử và Quản Trọng không gì khác hơn là nhằm mục đích đưa ra những gì chúng ta đã có như di sản văn hóa quí báu.
Nhơn trị và Pháp trị của Trung hoa đã trở thành di sản văn hóa Viêt Nam, cũng đã một thời được dùng quản lý đất nước chúng ta suốt thời quân chủ. Riêng ở Việt Nam còn có thêm tư tưởng Âm Dương, mà nền tảng là huyền thoại “Rồng Tiên”, đã giúp Ông Cha ta giữ nước và dựng nước.
Sự hài hòa, bổ sung của thuyết Âm Dương có thể giúp ta ứng xử mọi tình huống hưng thịnh của quốc gia. Và nguyên lý Âm dưong dẫn đến sự áp dụng thể chế dựa theo Nhơn trị hoặc Pháp trị một cách hòa hợp, có thể đối lập nhưng không hủy diệt nhau, để như thế, xã hội ổn định và phát triển tốt đẹp.
Khi cần người để “trị” dân, thì thuật “thụ nhơn” được đưa lên ưu thế để có những “cán bộ” dẫn dắt dân đúng mức. Còn trong thuyết “minh vương”, minh ở đây không phải là sáng mà là một người đứng đầu một “liên minh tập hợp”, thì vị minh vương ấy phải biết thương yêu, lo lắng và chăm sóc cho dân (đời nhà Lý, nhà Trần ..).
Nhà cầm quyền cộng sản Viêt Nam ngày nay, xử dụng lý thuyết “thụ nhơn”, trồng người từ “Thiếu nhi quàng khăn đỏ” đến “Đoàn Thanh niên Cộng sản”. “Đảng Cộng sản” thạâm chí “Mặt trận Tổ quốc”, chỉ biết “trồng” thôi chớù không biết “người”.
Pháp chế mà Đảng Cộng sản gọi là Pháp quyền, chỉ là những bản văn biến thành luật cho người cầm quyền cái quyền để đàn áp xã hội, nhằm bảo vệ chế độ độc tài mà thôi.
Ngày mai, nếu muốn có một nước Việt Nam dân chủ thật sự, thì chủ thuyết Pháp trị phải được đặt trong tinh thần “Hiến trị”. Tinh thần “hiến trị” là sự tôn trọng Hiến pháp, tức bộ luật cao nhứt trong việc áp dụng luật pháp quốc gia.
Sự tôn trọng và thực thi luật pháp không chỉ áp dụng cho nhà cầm quyền mà cả cho dân chúng nữa. Người cai trị và người bị trị đều tôn trọng luật pháp, tạo nên điều mà ta có thể gọi là một sự hài hòa giữa quyền lực và nghĩa vụ. Đó chỉ là sự cân bằng lưỡng lợi: (un équilibre synallagmatique). Quyền và nghĩa vụ cân bằng còn biểu hiện một sự cân bằng theo nguyên lý Âm Dương. Sự cân bằng này hoàn toàn không phải là tình trạng bình đẳng như người cộng sản đòi hỏi (équilibre=cân bằng, et non (không phải) égalité= bình đẳng) , vì nó tùy lý, tùy trường hợp mà thể hiện. Đó là đặc tính của nền văn hóa Á châu. Nói rõ thêm thì Âm Dương không phải hai, mà là một. Đó là một bản thể đồng nhứt, tức là con người. Còn quyền lực và nghĩa vụ là hai hiện tượng xã hội thành hình từ con người. (Nhà cầm quyền hay công dân chỉ là trạng thái của hai vai trò mà thôi). Còn bình đẳng là sự đối chọi của hai lực, với hai quyền lực khác nhau. Từ đây nảy sanh ra một hiện tượng xã hội theo tư tưởng Mác-xít gọi là đấu tranh giai cấp.
Đặc tính căn bản của văn hóa Việt Nam là chánh quyền phải tôn trọng quyền làm con người của mỗi công dân! Đó là Nhơn quyền. Một chánh quyền cai trị với quan niệm lấy con người làm trọng tâm, đó là chánh sách Nhơn trị.
Khi một chánh quyền biết tôn trọng một bản Hiến Chương, Hiến Pháp, tức biết tôn trọng, thực thi, bảo vệ ý chí, sức mạnh của dân. Chánh quyền được luật pháp cho phép điều hành xã hội để bảo vệ những quyền tự nhiên của con người mà không cho phép chánh quyền đứng trên xã hội. Đó mới thật sự là một chánh quyền Pháp trị.
Người Việt Nam ai mà không mơ uớc đất nước có một chánh thể “dân chủ – dân bản”. Pháp trị chỉ thực hiện được khi nào chúng ta định nghĩa được một nền Pháp lý nhơn trị trong một tinh thần Hiến trị.
Mong lắm !
TS. PHAN VĂN SONG