ROGER CANFIELD: Americongs (Mỹ-cộng)
Lê Bá Hùng
Kể từ sau ngày 30 tháng năm 1975, câu hỏi đau đớn vì sao Miền Nam thua trận cứ mãi ám ảnh mọi người Việt Quốc-gia.
Lẻ dĩ nhiên, với một biến cố trọng đại cực kỳ đau thương như vậy thì không thể chỉ với một câu trả lời mà giải thích thỏa đáng được.
Ngay sau ngày đó, đã có nhiều sách, tương đối chỉ là tường thuật lại cái tang chung cho nền tự do của Việt-Nam, mà điển hình nhất là các quyển như quyển Cruel Avril cùa Olivier Todd (Tháng Tư Nghiệt Ngã) , viết dành tặng riêng cho Trần Văn Bá và do nhà xuất bản Robert Laffont (1987) hay quyển Vietnam, Qu’as tu fait de tes fils? của Pierre Darcourt (Mẹ Việt-Nam: Mẹ bỏ các con rồi sao?) do nhà xuất bản Albatros (1976).
Điểm đặc biệt là với quyển đầu nêu ở trên, tác giả đã từng là một nhà văn công khai ủng hộ Việt-cộng, từng cố gắng nhưng không thành công để ra mắt một sách tường thuật về các cuộc phỏng vấn tù binh Mỹ mà theo đó thì các người này đã nguyền rũa ngay chính phủ của họ và ngược lại ca tụng các tên cai tù Cộng sản.
Nhưng sau đó thì đúng là hình ảnh của một sự ngay thẳng có tính cách trí thức (honnêteté intellectuelle): Việt cộng quá tự tin, như với người hùng Võ Đại Tôn, đã cho Olivier Todd vào thăm mật khu của chúng vào tháng 9 năm 1973. Kết quả là một sự xoay chiều 180 độ, vì với tính bén nhậy của một phóng viên và trước các sự thật hiển nhiên (mà chỉ những kẻ vô lương tâm hay vì một ý đồ gì đó mới không chịu sáng mắt ra), Olivier Todd đã thấy rỏ là MTGPMN chỉ là «au Sud le bras séculier et idéologique du gouvernement communiste de Hanoi». (ở miền Nam cánh tay thế-tục bị kiểm soát bởi chính quyền cộng-sản tại Hà-nội.) Sau đó, ông đã cố gắng gióng lên tiếng chuông báo động với một bài trao đổi ý kiến trên nguyệt-san Réalités tại Ba-lê, nhưng đã qua trể. Và nhà báo đã thú nhận tháng 4 năm 1975 quả đúng là nghiệt ngã với dân tộc Việt.
Tác giả của quyển sau nguyên sanh quán tại Chợ-lớn, là một hình ảnh ngược lại: yêu thương nước Việt ‘mẹ đẻ’ nồng nàn như một người mang dòng máu Việt thiệt. Ông đã tốt nghiệp Baccalauréat tại trường Chasseloup-Laubat mà đã đổi tên thành trường Jean-Jacques Rousseau vào năm 1955. Từng rút vô núi kháng chiến chống lại quân Nhựt đang chiếm đóng Việt-Nam, rồi trốn qua miền Nam Trung Hoa để gia nhập lực lượng tình báo và nhảy dù về lại Bắc-Việt ngay sau khi Hiroshima bị bỏ bom nguyên tử, rồi tiếp tục chiến đấu chống Việt-Minh để rồi bị chúng bắt nhưng lại trốn thoát được, nên ông rất biết rỏ Cộng sản. Trở về Pháp với 2 chiến thương cùng 2 cử nhân Sử và Luật (Đại-học Hà-nội), ông đã là tổng-thư ký của Viện Hoa/Sô-viết. Thời kỳ Mỹ tham dự vào Việt-nam, ông đã trở lại và đã là một trong những thẫm quyền đáng giá về tin tức của lúc đó. Ông đã đi cùng khắp miền Nam trong mấy tháng cuối trước tháng 4 năm 1975 và đã viết lại một cách sống động những ngày tháng cuối đau thương này trong tác phẫm của mình sau khi về lại Pháp.
Sau đó là một thời kỳ mà gần như mọi người, Việt cũng như ngoại quốc, đều cùng cố loại ra khỏi trí nhớ biến cố 30/4 và bị bận tâm với ‘cột tin’ nóng bỏng về Việt-nam là làn sóng người vượt biển liên tục không ngừng ra đi để trốn khỏi địa ngục trần gian cộng sản tại Việt-nam.
Sau một thời gian bế quan tỏa cảng, Việt-cộng bắt đầu tự tin và chọn lựa cho một số thông-tín viên từng nổi tiếng thân cộng dạo củ vô thăm đất nước. Điền hình trong số này, rất nổi tiếng và nguyên là một công dân Gia-nã-đại là Morley Safer. Năm 1965 với tư cách là trưởng nhiệm sở của CBS News tại Saì-gòn, sau một chuyến tháp tùng TQLC Mỹ hành quân tại Mủi Né, ông đã tường thuật lại những gì đã trông thấy (một chiều, y như vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên khủng bố VC mà trước đó đã giết nguyên gia đình một sĩ quan CSQG). Một số người đã cho rằng chính các bài tường thuật của Morley Safer đã khiến VNCH và Mỹ thua trận. Năm 1990, sau khi được VC lựa chọn và cho ‘tham quan’ VN, khi trở về thì ông đã viết quyển ‘Flashbacks on returning to Vietnam’. (Thoáng so sánh với xưa khi trở lại Việt-nam) do Random House xuát bản. Lẻ dĩ nhiên, sự thật bao giờ cũng là sự thật và ông ta đã chứng kiến biết bao nhiêu là ngang trái, sai lầm, bịp bợm và chắc có lẻ cũng như người phóng viên từng chụp bức hình ‘gây nhiều tranh luận’ của Tướng Loan, ông đã muốn viết quyển này như là một lời tạ lổi, đúng tinh thần của một người trí thức (chớ không phải của một người có bằng cấp), y như Jean-Paul Sartre đã từng vô dinh Élysée yêu cầu Pháp phải giúp đở các thuyền nhân vượt biển VN.
Kinh tởm nhất là mẩu chuyện khi ông hỏi Võ Nguyên Giáp :
“Ever a moment of conscience or pity, ever a regret about sending so many people to what you knew must be certain death?
Never. Not a single moment.”
“Có bao giờ trong một thoáng lương tâm hay trắc ẩn, có bao giờ có một hối hận về việc đưa biết bao nhiêu là người vào chổ mà ông đã biết là cữa tử?
Không bao giờ. Không dù chỉ một khoảnh khắc thôi.”
Morley Safer đã lanh trí hỏi Giáp bằng tiếng Pháp khi cả hai ra dạo vườn trong lúc tên CA thông dịch tên Thạch của Bộ Ngoại giao không kịp chạy theo để kiểm soát Giáp và bắt y phải trả lời mọi câu hỏi bằng tiếng Việt để y thông dịch lại! Ấy, người hùng Điện-biên phủ mà không được quyền trả lời tự do!
Có thể Morley Safer đã bị quyển sách Lost Victory (Chiến thắng đành đánh mất) của William Colby, xuất bản năm1989 bởi Contemporary Books đánh thức! Ông này nguyên là Trưởng Phó Nhiệm Sở CIA rồi Chánh Nhiệm Sở CIA tại Sài-gòn từ 1959 tới 1962. Năm 1968, Tổng Thống Johnson đưa ông qua lại Việt-nam để kế tiếp Robert Komer trong tư cách trưởng nhóm Mỹ trong chương trình phối họp Việt-Mỷ Bình Định Nông Thôn. Ông trở về Mỹ năm 1971 để làm Giám đốc CIA và mất năm 1996. Đặc biệt khác hoàn toàn với thành kiến từ lâu nay trên khắp thế giới, thì với sách này, William Colby đã không hề nói về những gì Mỹ đã làm sai mà lại chứng minh về thành tựu của Mỹ tại Việt-nam cũng như quy lổi rằng tuy đang trên đà thắng lợi nhưng vì bị Mỹ bỏ rơi sau khi ký Hiệp-định Ba Lê 1973, VNCH cuối cùng đã bị kẻ thù tràn ngập. Quan điểm này trước đó đã từng được đại sứ Ellsworth Bunker and Tướng Creighton Abrams, Chỉ Huy Trưởng MACV ủng hộ.
Sự kiện này lại đưa đề tài Cuộc Chiến Việt-nam trở lại thời trang. Nhiều sách sau đó đã, hoặc kể lại và ráng đưa ra một quan điểm như quyển A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam (Một gian dối sáng ngời: John Paul Vann và Hoa kỳ tại Việt-nam) của Neil Sheehan (nhà xuất bản Vintage) vào năm 1989 mà đã được giải Pulitzer, hay quyển Last Man Out (Kẻ cuối cùng ra được) của James E. Parker Jr (nhà xuất bản Ballantine Books) năm 1996 hay nhiều quyển khác có tính cách hồi ký, hoặc nổi vang thế giới như quyểnLe Livre noir du communisme. Crimes, terreur, répression vào năm 1997 ( Hắc Thư về Chủ Thuyêt Cộng Sản. Tội Ác, khủng bố, đàn áp) do nhà xuất bản Éditions Robert Laffont, một công trình tập thể của rất nhiều giáo sư đại-học phân tích cặn kẻ các tội ác tại các quốc gia cộng sản như Sô-viết, Trung-cộng, Nam Hàn, Bắc-việt, v. v. . . . với đầy đủ số liệu và bằng chứng thống kê khoa học.
Đến năm 1998 thì xem như gần hết thế hệ của Cuộc Chiến Việt-nam đã qua đi, và thay vào đó là những khuôn mặt mới cùng suy tư và nhận xét vô tư hơn. Tiếng chuông khai tử cho huyền thoại Việt-công đến với tác-phẫmShadows and Wind (Bóng (và) Gió) của Robert Templer (nhà xuất bản Penguin Books – 1999).
Ngay với tựa đề, tác giả đã cho chúng ta thấy một sự hiểu biết sâu xa về cá tính người Việt là đặc điểm nói bóng gió! Tác giả là một nhà báo Anh sanh năm 1966 nhưng trưởng thành phần lớn tại Á châu và tốt nghiệp đại học Cambridge (Anh quốc) cùng đại học National Normal tại Đài-loan. Năm 1994 ông tới Việt-nam với tư cách phóng viên của AFP và đã sống tại đó trong vòng 3 năm. Sách đã tường thuật lại hình ảnh của một đất nước với một hệ thống tư bản đang bò lết, một chính phủ tham nhũng, một hệ thống tư pháp vắng bóng và nơi mà mọi ý kiến đều bị cấm đoán đàn áp. Sách làm cho các đọc giả trước sinh sống tại miền Nam ngở ngàng tưởng mình đang đọc chuyện một hành tinh khác vì dù đã gần 15 năm qua đi, nhưng những giai-thoại giống với kiểu ‘cái nồi ngồi trên cái cốc’, ‘kem chạy đầy đường Hà-nội’ hay ‘đồng hồ 2 người lái’ vẫn còn tràn lan tại Việt-nam.
Sách đã đánh thức lương tâm loài người về hiểm họa VC và tạp chí Financial Times đã phê bình: “Đầy tính khai phá . . . Bằng cách phối hợp một cách lôi cuốn kiểu tường thuật linh động cộng với khã năng phân tích bén nhạy, Templer đã phá tan tành các huyền thoại mà đã từng dẫn lầm đường lạc lối thế giới về cái đất nước cực kỳ khốn khồ này”.
Sau đó một năm, vào năm 1999 thì một quả bom văn học lại đã nổ tiếp với quyển A Better War ~ The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam (Một Cuộc Chiến Khá Hơn: Các Chiến Thắng Không Được Nghiên Cứu và Thảm Cảnh Chung Kết của Các Năm Cuối Hoa Kỳ Hiện Diện tại Việt Nam) của Tiến sĩ Lewis Sorley do Harcourt xuất bản.
Đây là một công trình đáng kể mà tác già đã bỏ ra nguyên một năm sống thui thủi xa gia đình để vào tham khảo tài liệu tại Viện Quân Sử Hoa kỳ (U.S. Army’s Military History Institute) ở Carlisle Barracks mà viết. Đó cũng là một tác phẫm khoa học với cùng một nội dung chủ yếu như quyển sách Lost Victory (Đánh Mất Chiến Thắng) củaWilliam Colby là VNCH bị thua vì bị đông minh Mỹ bỏ rơi, và dựa trên các tài liệu cùng bằng chứng có thể kiểm soát lại được.
Lẻ dĩ nhiên, sách này đã bị bọn thiên tả tự cho là cấp tiến ở Mỹ phê bình nặng nề và phản đối để rồi phản ứng lại bằng những sách thật ngu si, hoàn toàn không dựa trên một sự thật nào có thể kiểm chứng được như quyểnWhy the North won the VN war (Nhờ đâu Bắc Việt đã thắng cuộc chiến) của một nhóm gọi là ‘trí thức’ thiên tả (mà thật ra chỉ là môt bọn có bằng nhưng bị bịnh ảo tưởng về mình) do Marc Jason Gilbert tổng kết vào năm 2002 (Nhà xuất bản Palgrave), rất tiêu biểu cho loại người này, một loại người Việt ta hay gọi là ‘chính khách sa-lông’, mà điển hình và buồn cười nhất là phần viết tường trình một cách tỉnh bơ về các cuộc họp bí-mật của Hà-nội bởi Robert K. Brigham làm như y là một thành viên trong buổi họp đó! (ngu muội tới múc vô lương tâm chỉ viết THUÊ lại hoàn toàn những gì CSVN đã cung cấp cho y).
Trước sự lũng đoạn ‘coi Trời không bằng cái vung’ của bọn viết lách tả phái ngu xuẩn này, đã bắt đầu ra mắt vào thời điểm này một số sách nghiên cứu có giá trị, đặc biệt là chân thật, ‘viết vì cần phải viết’ chớ không phải ‘viết để được lưu ý tới’, điển hình nhất là các công trình của Tiến sĩ Robert F. Turner như How Political Warfare Caused America to Snatch Defeat From the Jaws of Victory in Vietnam (Làm sao Chiến Tranh Chính Trị đã cướp giật chiến thắng khỏi tay Hoa kỳ trong cuộc chiến Việt-nam) và The Real Lessons of the Vietnam War: Reflections Twenty-five Years After the Fall of Saigon (Các bài học thực tế về cuộc chiến Việt-nam: Hồi tưởng hai mươi năm sau ngày Sài-gòn thất thủ) hoặc Legal Issues in the U.S. Commitment to Vietnam: A Debate” (with others) (Các vấn đề pháp lý vể việc Mỹ can dự vào Việt-nam: Một cuộc tranh luận (với nhiều kẻ khác) (Carolina Academic Press, 2002) và sau đó là To Oppose Any Foe: the Legacy of U.S. Intervention in Vietnam (Chống lại bất kỳ kẻ thù nào: Tính cách hợp pháp khi Hoa-kỳ can thiệp vào Việt-nam) cũng viết chung với John Norton Moore (Carolina Academic Press, 2006.
Ngoài ra, ông còn điểm sách như quyển Postscript: William Colby and the ‘Lost Victory’ in Vietnam (Tái bút: William Colby và Chiến thắng đành đánh mất) cũng viết chung với John Norton Moore (cùng nhà xuất bản, cùng năm 2002).
Và theo luật Trời ‘Phù thịnh chớ không ai phù suy’, nhiều tác phẫm với cái nhìn mới (=thẳng thắn) về cuộc chiến Việt-nam đã tuần tự kế tiếp, như quyển Triumph Forsaken của Mark Moyar (nhà xuất bản Cambridge University Press – 2006), như Fighting the Vietnam War (On the Front Line) viết bởi Brian Fitzgerald (nhà xuất bản Heinemann-Raintree – 2006).
Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ để ‘bật mí’ những bí mật lâu nay, như quyển Perfect Spy (Tên Điệp viên Tuyệt Hảo)của Larry Berman (nhà xuất bản Harper Collins – 2007) kế tiếp bởi quyển The Spy Who Loves Us (Tên Điệp viên mà yêu chúng ta) của Thomas A. Bass (nhà xuất bản PublicAffairs – 2009) viết về tên lưu manh bịnh hoạn ‘bipolar disorder’ Phạm Xuân Ẩn, không biết mình thật sự muốn gì, tự kiêu (mà không căn bản), cả một cuộc đời đầy mâu thuẩn (chống Mỷ nhưng lại gởi vợ con đi Mỹ) để rốt cuộc chết trong vòng kềm kẹp của VC như Võ Nguyên Giáp đang phải sống, hèn hạ quý mạng sống trần tục mà không dám hiên ngang nói lên sự thật trước khi giả từ cỏi trần ô tục như các tướng lãnh oai hùng của miến Nam!
Ôi, tiêu biểu bọn ‘ăn cơm Quốc gia mà thờ ma Cộng sản”: mãi mãi yêu mình hơn yêu Nước! Đau thương thay: Mưu sự tại nhân, Thành sự vẫn tại Thiên!
Và trào lưu về lại với SỰ THẬT trong cuộc chiến Quốc/Cộng ngày càng bộc phát. Như bị đứng trưóc làn sóng vở bờ, VC đã không còn thì giờ để chỉ vuốt mặt. Tiếng nói lương tâm thế giới đã lan rộng khắp nơi. Năm 2006, đài BBC đã gởi qua Việt-nam Bill Hayton vừa là phóng viên vừa là nhà sản xuất. Trong nhiệm kỳ 2 năm, ông cũng viết cho The Times, Financial Times và Bangkok Post. Bị nhức nhối vì những bài nói lên sự thật của ông, sau khi bị thế giới lên án nặng nề về vụ trục xuất 2 nhà báo Pháp Sylvaine Pasquier của tờ L’Express và Arnaud Dubus của tờ Libération vào năm 2000, thì nay VC lại muối mặt ra lệnh chỉ trong vòng 1 tuần phải rời khỏi Việt-nam khi ông xin tái gia hạn visa vào ngày 6 tháng 3 năm 2007!
Vì lương tâm nghề nghiệp, sau khi về nước, Bill Hayton đã ra mắt quyển Vietnam Rising Dragon (Việt-nam Rồng đang bay lên) do Yale University Press xuất bản năm 2010. Bill Hayton đã thú nhận là muốn theo gương quyển Shadows & Wind của Robert Templer. Việc ông bị trục xuất chỉ trong 1 tuần lể đủ cho thấy hình ảnh của Việt-nam dưới chế độ VC đã trưởng thành lộn ngược ra sao từ năm 1999 (quyển sách đầu) tới năm 2007 (quyển sách sau)! Sự tha hóa bi thương dưới quyền VC quá bi đát và ngay học giả rất có thẫm quyền về vấn đề Việt-nam là Carl Thayer, giáo sư Chính trị, Trường Nhân văn và Khoa học Xã hội, Đại học New South Wales tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc, Canberra đã phê bình sách này như sau: Với ánh nhìn bén nhạy về từng chi-tiết trong cuộc sống hàng ngày, phúc trình đầy thẫm quyền của Bill Hayton được viết ra một cách thần sầu và đượm đầy những sự hiểu biết độc đáo vào trong các vấn đề chính yếu mà Việt-nam đang phải đối đầu. Thật là một quyển sách đặc-biệt, tinh vi và sáng suốt.”.
Thế thì thời gian nay đã trở thành rất thuận tiện cho làn nuớc tràn lên xóa tan vĩnh viển lâu đài cát về huyền thoại bách chiến bách thắng của VC. Năm 2010, khoảng một tháng trước ngày đau thương mất Nước, Tiến sĩ Roger Canfield đã công bố tác phẫm Comrades in Arms: How the Americong Won the War in Vietnam – Against the Common Enemy— America (Các đồng chí cùng chiến tuyến – Làm thế nào Mỹ–Cộng thắng cuộc chiến Việt Nam – Trước kẻ Thù Chung – Mỹ) . Tiến sĩ đã phải mất 22 năm nghiên cứu kể từ năm 1988 để hoàn thành tác phẩm này. Nay sách đã được ông tự phổ biến trên Internet tại http://www.americong.com cùng với nhiều bài viết khác rất chi tiết và lôi cuốn về các hoạt động trên thế giới của Cộng sản nhằm chống lại Hoa Kỳ.
Người Việt mình không dành được độc quyền có những tên Việt-gian, những loài cặn bã chỉ biết “mình” mà không hề biết Đất Nước! Ngay Hoa-kỳ cũng có những tên Mỹ-gian mà TS Roger Canfield đã gọi làAmericongs trong tác phẫm của mình. Tác phẫm này điểm danh, theo dõi và phân tích hậu quả việc làm của bọn phản quốc tại Mỹ, ‘ăn cơm USA mà lại thờ ma CS’! Ông chứng minh làm sao mà bọn chúng đã giúp VC chiếm miền Nam Việt-nam và cũng nhân tiện cảnh cáo nhân dân Mỹ trước một sự tái diển lịch-sử đang xẩy ra đối với TC và bọn quá khích Hồi giáo Al Quaida.
Tiến sĩ Roger Canfield đã có nhã ý cho phép công trình gồm 1495 trang của ông được chuyển ngữ ra tiếng Việt và tôi sẽ cố gắng thực hiện từ từ theo khã năng và sẽ chuyển tới quý vị. Chắc chắn sẽ có nhiều khuyết điểm vì các phần chuyển ngữ sẽ cố gắng được chuyển tiếp càng sớm càng tốt nên sẽ không được ‘proofread’ kỹ lưỡng.
Ngoài ra, Tiến sĩ cũng đồng ý cho chúng ta phỏng vấn ông. Tôi đã được ông thỏa thuận sẽ giải đáp các ý kiến hay thắc mắc của chúng ta, nếu có. Bởi vậy, xin quý vị gởi về các tâm tư và tất cả sẽ được gôm lại và gởi tới tác giả tùy theo số lượng trong tương lai.
Tôi thì sẽ hỏi xem Ông có còn tin tức gì của bọn “ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản” từng sát cánh với tụi Mỹ cộng dạo nào mà Ông đã liệt kê đầy đủ tên tuổi tại ghi chú số 68 trong tập Roger Canfield Americong Chapter 1c.pdf (bản chuyển ngữ)?
Tháng 12 năm 2011
Lê Bá Hùng
Tác phẩm:
Comrades in Arms
How the Americong Won the War in Vietnam
Against the Common Enemy— America
Copyright Roger Canfield, Ph.D.
1986-2012
No commercial transaction allowed except that approved by the author, copy right holder.
Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or athttp://americong.com.
Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.
Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protestHawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum,Saigon. Bottom: Praetorian Guard
******
Các đồng chí cùng chiến tuyến
Làm thế nào Mỹ-Cộng thắng cuộc chiến Việt Nam
Chống kẻ Thù Chung – Mỹ
Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ
1986-2012
Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.
Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R với Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại http://americong.com.
Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .
* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012
Lê Bá Hùng chuyển ngữ (với sự chấp thuận của Tác giả)
Tác phẫm Americong (Mỹ cộng) của Tiến Sĩ ROGER CANFIELD, dài 1730 trang do Lê Bá Hùng dịch, gồm 4 Bộ, 12 Phần, 185 Chương và 4 Phụ Đính.
INDEX – MỤC LỤC
- About
- TS Roger Canfield Tiểu Sử
- Sách Roger Canfield’s Americongs (Book)
- Giới Thiệu Sách Roger Canfield’s Americongs
- Roger Canfield’s Americong 1a
- Roger Canfield’s Americong 1b
- Roger Canfield’s Americong 1c
- Roger Canfield’s Americong 1d
- Roger Canfield’s Americong 1e
- Roger Canfield’s Americong 1f
- Roger Canfield’s Americong 1g
- Roger Canfield’s Americong #2
- Roger Canfield’s Americong #3
- Roger Canfield’s Americong #4
- Roger Canfield’s Americong #5
- Roger Canfiels’s Americong #6
- Roger Canfield’s Americong #7
- Roger Canfield’s Americong #8
- Roger Canfield’s Americong #9
- Roger Canfield’s Americong #10
- Roger Canfield’s Americong #11
- Roger Canfield’s Americong #12
- Roger Canfield’s Americong #13
- Roger Canfield’s Americong #14
- Roger Canfield’s Americong #15
- Roger Canfield’s Americong #16
- Roger Canfield’s Americong #17
- Roger Canfield’s Americong #18
- Roger Canfield’s Americong #19
- Roger Canfield’s Americong #20
- Roger Canfield’s Americong #21
- Roger Canfield’s Americong #22
- Roger Canfield’s Americong #23
- Roger Canfield’s Americong #24
- Roger Canfield’s Americong #25
- Roger Canfield’s Americong #26
- Roger Canfield’s Americong #27
- Roger Canfield’s Americong #28
- Roger Canfield’s Americong #29
- Roger Canfield’s Americong #30
- Roger Canfield’s Americong #31
- Roger Canfield’s Americong #32
- Roger Canfield’s Americong #33
- Roger Canfield’s Americong #34
- Roger Canfield’s Americong #35
- Roger Canfield’s Americong #36
- Roger Canfield’s Americong #37
- Roger Canfield’s Americong #38
- Roger Canfield’s Americong #39
- Roger Canfield’s Americong #40
- Roger Canfield’s Americong #41
- Roger Canfield’s Americong #42
- Roger Canfield’s Americong #43
- Roger Canfield’s Americong #44
- Roger Canfield’s Americong #45
- Roger Canfield’s Americong #46
- Roger Canfield’s Americong #47
- Roger Canfield’s Americong #48
- Roger Canfield’s Americong #49
- Roger Canfield’s Americong #50
- Roger Canfield’s Americong #51
- Roger Canfield’s Americong #52
- Roger Canfield’s Americong #53
- Roger Canfield’s Americong #54
- Roger Canfield’s Americong #55
- Roger Canfield’s Americong #56
- Roger Canfield’s Americong #57
- Roger Canfield’s Americong #58
- Roger Canfield’s Americong #59
- Roger Canfield’s Americong #60
- Roger Canfield’s Americong #61
- Roger Canfield’s Americong #62
- Roger Canfield’s Americong #63
- Roger Canfield’s Americong #64
- Roger Canfield’s Americong #65
- Roger Canfield’s Americong #66
- Roger Canfield’s Americong #67
- Roger Canfield’s Americong #68
- Roger Canfield’s Americong #69
- Roger Canfield’s Americong #70
- Roger Canfield’s Americong #71
- Roger Canfield’s Americong #72
- Roger Canfield’s Americong #73
- Roger Canfield’s Americong #74
- Roger Canfield’s Americong #75
- Roger Canfield’s Americong #76
- Roger Canfield’s Americong #77
- Roger Canfield’s Americong #78
- Roger Canfield’s Americong #79
- Roger Canfield’s Americong #80
- Roger Canfield’s Americong #81
- Roger Canfield’s Americong #82
- Roger Canfield’s Americong #83
- Roger Canfield’s Americong #84
- Roger Canfield’s Americong #85
- Roger Canfield’s Americong #86
- Roger Canfield’s Americong #87
- Roger Canfield’s Americong #88
- Roger Canfield’s Americong #89
- Roger Canfield’s Americong #90
- Roger Canfield’s Americong #91
- Roger Canfield’s Americong #92
- Roger Canfield’s Americong #93
- Roger Canfield’s Americong #94
- Roger Canfield’s Americong #95
- Roger Canfield’s Americong #96
- Roger Canfield’s Americong #97
- Roger Canfield’s Americong #98
- Roger Canfield’s Americong #99
- Roger Canfield’s Americong #100
- Roger Canfield’s Americong #101
- Roger Canfield’s Americong #102
- Roger Canfield’s Americong #103
- Roger Canfield’s Americong #104
- Roger Canfield’s Americong #105
- Roger Canfield’s Americong #106
- Roger Canfield’s Americong #107
- Roger Canfield’s Americong #108
- Roger Canfield’s Americong #109
- Roger Canfield’s Americong #110
- Roger Canfield’s Americong #111
- Roger Canfield’s Americong #112
- Roger Canfield’s Americong #113
- Roger Canfield’s Americong #114
- Roger Canfield’s Americong #115
- Roger Canfield’s Americong #116
- Roger Canfield’s Americong #117
- Roger Canfield’s Americong #118
- Roger Canfield’s Americong #119
- Roger Canfield’s Americong #120
- Roger Canfield’s Americong #121
- Roger Canfield’s Americong #122
- Roger Canfield’s Americong #123
- Roger Canfield’s Americong #124
- Roger Canfield’s Americong #125
- Roger Canfield’s Americong #126
- Roger Canfield điểm sách Lewis Sorley viết về Westmoreland