Đối với những người tiêu thụ thì việc giá săng dầu tăng là chuyện một chiều, nhưng đột nhiên giá săng dầu lại hạ và hạ nhanh chóng thì đó là một chuyện bất thường, một chuyện bất thường thú vị. Cho nên trong chuyện trò hàng ngày, ba câu hỏi đầy thắc mắc đã được đặt ra.
Câu hòi thứ nhất là: những lý do nào đã khiến giá săng dầu “tuột dốc” nhanh chóng như vậy? Và câu hỏi thứ hai là : giá săng dầu sẽ hạ thấp tới mức độ nào ? Thêm vào hai câu hỏi này, câu hỏi thứ ba là : tình hình thế giới hiện nay ra sao? Những đoạn viết tiếp theo hy vọng sẽ giải quyết được phần nào thắc mắc của độc giả.
Năm lý do khiến giá săng dầu tuột dốc
Lý do thứ nhất: Lý do thứ nhất là mức “cung” quá dư thừa về săng dầu của Hoa Kỳ. Đứng về mặt “cung” người ta thường lấy khái niệm “mức cung trong một ngày” hay “nhật lượng” để tính, chẳng hạn như khi nói rằng nhật lượng tiêu thụ của thế giới là 92 triệu thùng dầu thô. Ở Mỹ, nhờ kỹ thuật ép “phiến đá sét” ra dầu ( shale oil) nhật lượng của nước này lúc nào cũng là 9 triệu thùng, tính cho đến cuối tháng 10 năm 2014, nghĩa là lúc nào cũng dư thừa so với mức cầu.
Nhờ có kỹ thuật này, số dầu nhập cảng từ OPEC đã có thể cắt giảm đi một nửa từ năm 2008, và số dầu nhập cảng từ Nigeria cũng không còn cần thiết nữa. Thêm vào đó, trong thời gian này, mức “cầu” của các nước Bắc Mỹ cũng giảm dần nhờ sự cải tiến hiệu suất. Rút kinh nghiệm từ vụ khan hiếm dầu mấy năm về trước, các nền kinh tế Bắc Mỹ ngày nay lúc nào cũng có một số lượng dư thừa để dự trữ cho nhu cầu sử dụng.
Lý do thứ hai: Lý do thứ hai là khả năng phục hồi sức sản xuất dầu quá nhanh chóng của Lybia. Các chuyên gia tính rằng giỏi lắm thì, sau cách mạng dân chủ, Lybia sẽ suất cảng được 250.000 thùng dầu thô mỗi ngày là tối đa. Vậy mà mức suất cảng của Lybia vào cuối tháng 9/2014 đã là 810.000 thùng. Ngoài ra báo Wall Street còn hy vọng là cuối năm nay mức sản xuất này sẽ đạt tới con số 1.2 triệu thùng/ngày.
Ngoài việc Lybia phục hồi sức sản xuất dầu quá sớm còn phải kể cả các nước Iran, Iraq và tổ chức ISIS. Các nước này và tổ chức ISIS đều cần tiền và không ngừng ra sức bơm dầu để bán ngõ hầu quân bình ngân sách.
Lý do thứ ba: Lý do thứ ba là sự lủng củng trong nội bộ của OPEC về việc tăng giá dầu. Saudi Arabia và Kuwaitt vì đã trường vốn, nên nhất định giữ giá dầu thật thấp để ảnh hưởng vào ác doanh nghiệp Mỹ đã tốn tiền đầu tư vào kỹ thuật ép “phiến đá sét” ra dầu. Vì vậy chưa thể tiên đoán là giá dầu sẽ còn tiếp tục hạ thấp tới giá nào.
Mấy ngày gần đây, giá dầu thô tiêu chuẩn quốc tế đã sụt xuống dưới 65 đô la /thùng. Bộ trưởng dầu lửa của Iran tuyên bố là giá dầu có thể xuống mức 50 đô la/thùng. Công ty tài chính Merrill Lynch dự đoán là sang năm giá dầu còn có thể xuống thập hơn. Sự tuột dốc sẽ ngừng tại mức nào thi chưa ai biết. Có điều chắc chắn là nó đã tuột dốc một nửa so với giá trước khi bị hạ thấp (117 đôla/thùng).
Lý do thứ tư: Lý do thứ tư là sự phát triến chậm của các nền kinh tế Liên Âu. Chủ tịch Mario Draghi của Ngân Hàng Trung Ương Liên Âu cho biết như sau : lượng suất cảng của Đức đã sụt giảm 5.8% từ tháng 8/2014 và sự sụt giảm này có thể lớn gấp đôi vào ba tháng cuối năm 2014. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cũng trù liệu rằng trong phạm vi của toàn vùng EURO các nền kinh tế sẽ phát triển kém đi 0.8% trong năm 2014 và 1.3% trong năm 2015.
Lý do thứ năm: Lý do thứ năm là sự giảm bớt nhu cầu nhập cảng săng dầu của các nước ASEAN. Sở dĩ có sự giảm bớt này lả vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng các ̉nền kinh tế thê giới, lôi theo sự mất giá đơn vị tiền tệ của họ. Người ta ghi nhận: năm 2013 Nam Dương đã giảm 3%, Thái Lan 2.6%, Việt Nam 2.5%, Mả Lai 2.3% và Ấn Độ 2.3% .
Ấn Độ là nước có mức giảm sút rõ nét nhất. Giữa các năm 2008 và 2012 nhu cầu về dầu Diesel nhập cảng của Ân Độ là 6% GDP và 11% GDP. Tháng giêng 2013 quốc gia này cắt giảm nhiều hơn nữa, và từ đó đến nay mức nhập cảng dầu Disel vẫn giữ nguyên.
Ảnh hưởng của sự tuột dốc giá săng dầu đối với các chế độ độc tài
Việc hạ giá dầu làm những nước chuyên sống về xuất cảng dầu vất vả và lo lắng. Ta thử bắt đầu nhìn vào nước Nga xem ảnh hưởng này đã tác động ra sao.
Giá dầu hạ trùng hợp với thời gian nước Nga của Putin chiếm Crimea và gây rắc rối tại miền Đông Ukraine. Vì lý do này nên nước Nga của Putin bị Mỹ và Liên Âu cấm vận. Putin vẫn nói cứng nhưng thật ra đã bắt đầu lo sợ.
Putin lo sợ vì y vẫn còn nhớ sự kiện hồi tháng 9 năm 1985. Thời gian đó dầu cũng hạ giá là vi Saudi Arabia quyết định tăng sản lượng quá nhanh trong khi chiến tranh Afghanistan cứ tiếp tục ngốn của Liên Xô 20 tỷ Mỹ Kim mỗi năm Trong cơn khát tiền mặt mà không thể vay mượn được của Tây Phương và cũng không thể cải tổ được nền kinh tế Liên Xô một cách nhanh chóng, Gorbachev, lên cầm quyền, bắt buộc phài thương lượng với phe tư bản về những điều kiện của một cuộc đầu hàng. Liên Xô sụp đổ là vì những người lãnh đạo đã chỉ dựa vào một giả định là giá dầu luôn luôn tăng chứ không bao giờ sụt giảm.
Nước Nga sản xuất 11% lượng dầu hỏa thế giới tiêu thụ và số tiền thu được bằng việc suất cảng dầu là 59% GDP của quốc gia này. Hai con số nói trên cho ta hiểt giá dầu lên xuống có ảnh hưởng đến mức nào đối với nền kinh tế của nước Nga.
Giá dầu sụt giảm mới chỉ có mấy tháng trong năm nay đã làm cho nền tài chính của nước Nga thâm thụt 100 tỳ đô la. Bộ tài chính Nga vừa cho biết họ sẽ phải tính lại kế hoạch kinh tế cho 3 năm tới, nghĩa là kế hoạch 2015-2017. Người ta không biết giá dầu sẽ tụt xuống mức nào nhưng hy vọng là nó sẽ dừng ở mức 6o đô la/thùng.
Việc OPEC từ chối không giảm số cung sẽ làm cho đồng Rúp mất giá ở mức thấp nhất so với đồng Đô La và đồng Euro. Sự giảm giá này sẽ ảnh hưởng không ít đến mức sống của người dân Nga. Và cú sốc nhằm thẳng vào nền kinh tế xuất khẩu của Nga chắc chắn sẽ làm cho triều đại Putin lung lay. Tuy rất lo âu nhưng Putin tuyên bố không rút quân ra khỏi Ukraine và sẽ thành lập Liên Đoàn Kinh Tế Á-Âu Tân Soviet để vô hiệu hóa sự trừng phạt của Mỹ và Liên Âu.
Nhà văn Goldstein viết : “Có bốn con đường dẫn đến sự sụp đổ của các chế độ độc tài : tấn công từ bên ngoài; lãnh đạo tồi tệ gây ra sự phản đối của dân chúng; bất mãn lâu ngày trong tầng lớp trung lưu; nhóm lãnh đạo mất tự tin nhưng vẫn cố bám lấy quyền lực”. Ông nhận định rằng cả bốn yếu tố này sẽ tác động vào ngày tàn của Liên Xô. Nhận định đó không sai. Đúng nửa thế kỷ sau lời tuyên bố của ông, Liên Xô sụp đổ.
Nước thứ hai phải đề cập đến là Saudi Arabia. Nước này sẽ mất 117 tỷ đô la/năm. Mặc dầu vậy họ nhất định không giảm mức sản xuất. Vì trường vốn, họ muốn giữ giá dầu thấp thêm vài năm nữa để cạnh tranh với các công ty Mỹ đang lao vào kỹ thuật ép “đá phiến sét” thành dầu và đã giúp Hoa Kỳ gia tăng gấp đôi lượng xuất hàng ngày là khoảng 9 triệu thùng.
Kuwaitt sẽ mất 32 tỷ đô la/năm, bằng 22% GDP. Trong thời gian trước mắt, Kuwaitt sẽ phải đại hạ giá gần 4 đô la/thùng cho các nhà máy lọc dầu. Các nước xuất cảng dầu nhỏ như Algéria, Nigeria, Việt Nam cũng phải chịu thiệt thòi. Venezuela sẽ phải xà vào tay Trung Quốc để dựa dẫm còn Cuba thì sẽ lao đao vì phải sống nhờ trợ cấp của Venezuela. Các nhóm ISIS hiện đang quậy phá ở Syria thường bán dầu lửa tại các chợ đen quốc tế cũng nhận thấy là sức phá hoại của họ đang trên đường sụt giảm vì họ sẽ thiếu tiền để mua vũ khí đạn dược
CSVN xuất khẩu chừng 20 triệu tấn dầu thô, tương đương với 120 triệu thùng. Nếu CSVN mất đi 50$ /thùng như hiện nay thì họ sẽ mất 6 tỷ Mỹ Kim/năm. Còn nếu giá dầu tiếp tục rơi xuống 40$ thì họ sẽ mất 9 tỷ Mỹ Kim/năm.
CSVN dùng số tiền lớn nói trên để nuôi quân đội, công an, các hội đoàn CS và các đội ngũ lưu manh đầu gấu ăn theo. Từ trước đến nay sở dĩ CSVN giữ được một chút uy tín và quyền lực là nhờ vào những nhóm nói trên. Mất nguồn tiền này thì qũy lương và an sinh cho họ sẽ bị khủng hoảng, uy tín và nền kinh tế của VC sẽ lâm nguy.
Nhớ lại đoạn đường lịch sử sau khi Liên Xô sụp đổ, số đảng viên ly khai Đảng tăng lên bất thường. Nhưng từ khi Đảng thực hiện “Đổi Mới”, sang Thành Đô muối mặt đi theo Trung Cộng, rồi nhờ Hoa Kỳ bỏ cấm vận hội nhập thế giới văn minh, hưởng giá dầu thô tăng vọt, Đảng trở nên giàu có. Số người xin vào Đảng lại tăng lên.
Nếu mất khoản tiền thu từ dầu mỏ, thì có thể tiên đoán là số phận của chế độ cũng sẽ không khác gì số phận của người anh cả Liên Xô 25 năm về trước.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 12 năm 2014