Cho dù PTT Biden đã bay đến Baghdad hôm qua để trấn an đồng minh, nhưng mức độ bạo động khá cao ở Iraq vào ngay ngày 31 tháng 8, xem như chính thức việc Hoa Kỳ chấm dứt tham chiến.
PTT Biden đã kêu gọi thứ ba 31/8 các nhà lãnh đạo Iraq nên chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị hiện nay, cho dù cuộc bầu cử Quốc Hội từ tháng 3 đã qua khá lâu rồi. Phiến quân đã lợi dụng lổ hỏng quyền lực này để gia tăng tấn công.
PTT Biden bác bỏ lời tố giác là Hoa Kỳ đang bỏ rơi Iraq trong thời điểm quan trọng như vậy và nói các cố gắng của phiến quân Iraq muốn phá vỡ tình trạng an ninh có được từ 2 năm nay, đã thất bại.
Thủ tướng al-Maliki thì cho là “quân đội Iraq có đủ khả năng kiểm soát tình trạng an ninh và bảo vệ dân chúng khi quân đội Mỹ rút lui”. Ông tố cáo al-Qaida hợp tác với thành phần ủng hộ S. Hussein trưóc kia đang ra sức phá hoại.
Ông al-Maliki cho là “việc quân đội Mỹ chấm dứt hành quân cũng là một cơ hội để quân đội Iraq tiếp nhận việc bảo vệ chủ quyền của đất nước”. Ông cũng nói trong năm tới, quân đội Mỹ sẽ hoàn toàn rút hết ra khỏi Iraq.
Trong lúc đa số dân Mỹ không còn ủng hộ chiến cuộc Iraq thì đa số dân chúng Iraq lại tỏ ra lo lắng khi quân đội Mỹ rút lui.
Johaina Mohammed, một giáo viên 40 tuổi ở Baghdad, nhận xét: “Đây đúng là không phải lúc rồi. Iraq không có chinh phủ, an ninh thì suy đồi và chúng tôi không còn cả niềm tin”.
Từ con số cao nhất là 170,000 người vào năm 2007, hiện nay quân đội Mỹ là chưa đến 50,000 người, chỉ có nhiệm vụ huấn luyện và giúp đỡ quân đội Iraq mà thôi.
Nhiều người dân Iraq lo ngại là một thể chế độc tài lại xuất hiện sau khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, cũng như các bạo loạn về tôn giáo và sắc tộc lại bùng trở lại như trước.
Trần Vũ theo AP