Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã bày tỏ mong muốn hợp tác với Trung Quốc để thay đổi tình trạng này và nguyện vọng khởi động tiến trình công nghiệp hóa châu Phi. Nhưng trong báo cáo phân tích ngắn gọn này, hai học giả đến từ Trung tâm nghiên cứu đầu tư quốc tế bền vững Vale, thuộc trường Đại học Columbia đã trình bày lý do cho rằng, đây là nguyên nhân tại sao có thể là một cuộc chiến gian nan.
Về phương diện châu Phi, họ đã nhấn mạnh về những khó khăn có liên quan đến điều kiện chế độ tồi tệ như “cung ứng thủy điện không tin cậy, giao thông, thông tin, quản lý yếu kém, môi trường giám sát không tốt cũng như đạo đức nghề nghiệp chưa hoàn thiện”.
Tất cả những nhân tố này khiến đại bộ phận khu vực châu phi trừ Nam Phi trở thành sự lựa chọn có chi phí đắt đỏ trong phương diện chế tạo, không chỉ đối với các công ty Trung Quốc, mà nhìn chung đối với các công ty đa quốc gia cũng như vậy.
Nhưng theo báo cáo của trường Đại học Columbia, điều thú vị nhất là việc thảo luận nhân tố Trung Quốc đã kìm hãm sự đầu tư vào ngành chế tạo.
Để tìm hiểu những nhân tố này, hai nhà phân tích đã so sánh tiềm lực lôi kéo châu Phi tăng trưởng của Trung Quốc với việc Nhật Bản đầu tư giúp đỡ Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan phát triển kinh tế sau Đại chiến.
Quá trình nói trên trên mức độ nhất định có liên quan tới nguồn lao động: Tại một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của châu Á, dự trữ nguồn lao động nông thôn giá rẻ có hạn. Do đó, cùng với việc chi phí tăng cao, họ phải nhanh chóng tìm kiếm công nhân từ nước ngoài. Trái lại, Trung Quốc hiện nay – địa điểm sản xuất mới lại có ưu thế nhiều hơn so với các khu vực xa xôi khác. Vì thế, từ hiện tại cho thấy, Trung Quốc chỉ có thể giữ “công xưởng” của mình tại nội địa.
NGUỒN: Stockbiz