ĐỂ MỪNG DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC TÂN TRANG:
www.vietthuc.org
TỦ SÁCH VIỆT THỨC
“SÁCH-TÌM-ĐỘC-GIẢ” — “SÁCH GỬI TẬN NHÀ”
VỚI GIÁ ĐẶC BIỆT
- Mua Một quyển, miễn bưu phí tại USA/Ngoài USA, chỉ trả một nửa bưu phí quốc tế giảm còn USA$6.
- Mua Hai quyển: trả ấn phí cao nhất cho một quyển; quyển thứ 2 biếu không [Tất cả chỉ trả 1 bưu phí — $5 tại USA/Ngoài USA, bưu phí quốc tế USA$12].
GIỚI THIỆU
TỦ SÁCH VIỆT THỨC
“SÁCH-TÌM-ĐỘC-GIẢ” — “SÁCH GỬI TẬN NHÀ”
1. LỜI CỦA CÁT — PAROLES DE SABLE [Việt Thức, 2014]
* Thi phẩm Bìa màu cứng [gloss, color, hard cover]; gáy khâu chỉ.
* 266 trang thơ song ngữ chọn lọc [Việt & Pháp].
* Phụ bản 20 tranh màu, giấy láng.
* Ấn loát mỹ thuật, tân kỳ tại Đài Loan (Taipei/Taiwan).
* Ấn phí USA$25.
Trần Bích San (TS Trần Gia Thái): Theo André Breton, thơ là sự bộc phá những đòi hỏi âm thầm, ước muốn ấp ủ từ lâu trong vô thức. Thơ giải thoát khát vọng để được tự do bày tỏ. Với Paul Valéry, thơ không phải là phương tiện diễn tả ý nghĩa mà thơ chính là cứu cánh sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ. Người đọc thơ không tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ mà bị quyến rũ bởi lời thơ. Thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ.
Thơ Lưu Nguyễn Đạt không những là sự giải thoát tiềm thức như Breton, mà đúng ra là sư bùng nổ những con chữ mới, ý mới, hình ảnh mới. Không chỉ “phải lòng chữ nghĩa”, Lưu Nguyễn Đạt còn “làm tình với chữ nghĩa”. Mỗi câu, mỗi bài trong Lời Của Cát ngôn ngữ Việt đã được phong phú thêm bởi nhà “phù thủy của chữ nghĩa”. Như Valéry quan niệm, thơ Lưu Nguyễn Đạt, đọc xong không phải là hết, thơ không phải chết đi sau khi đã sống (le poème ne meurt pas pour avoir vécu – Paul Valéry), chữ nghĩa cùng âm điệu quyện vào nhau cộng-hưởng-vang-vọng rung lên bất tận trong tâm hồn chúng ta sau khi đọc thơ Lưu Nguyễn Đạt.
Nguyễn Ngọc Khôi, MD: “Bờ Nguyệt Thực” est une vraie perle… la cadence, la musicalité, le choix exquis des mots…Un vrai régal. J’espère que beaucoup d’autres puissent ressentir ce que je ressens en ces vers…“Chưa Phai”, encore un exceptionnel poème. Tu décris bien la beauté et le tragique de la condition humaine: la torture de Sisyphe. Tu as bien raison; Il n’y a jamais de repos pour l’homme qui se respecte.
Phan Văn Song, JD, PhD: La différence entre Anh Đạt l’Artiste, le Poète, …et nous autres profanes, c’est sa sensibilité. Il voit là où nous sommes aveugles; il entend là où nous sommes sourds; il communique là où nous sommes autistes … Et non seulement il chante, il clame, il écrit des vers, il peint, il sculpte, mais en plus il fait exprimer les choses, il fait parler les choses…. «Objets inanimés, avez-vous donc une âme qui s’attache à notre âme et la force d’aimer? se demandait Lamartine dans Harmonies Poétiques et Religieuses. Oui, répond anh Đạt, oui les objets inanimés ont une âme… et Lưu Nguyễn Đạt les fait chanter et Lưu Nguyễn Đạt les fait revivre.
Vĩnh Định Nguyễn văn Dưỡng [Van Nguyen Duong]: Tôi cảm xúc sâu xa về các bài thơ trong tập thơ Lời Của Cát — Paroles De Sable…Tôi đã viết Tản Mạn về Cung Trầm Tưởng. Nếu phải viết về thơ và người thơ thứ hai trong đợt bài Văn Học-Thi Ca Việt Nam, thì tập thơ đó phải là Lời Của Cát — Paroles De Sable và người thơ đó phải là Lưu Nguyễn Đạt. Thơ Anh có hồn, các bài dịch ra Pháp văn tuyệt tác.
Tôi sẽ nói rõ về Trào Lưu Thơ Mới trước và sau Chiến Tranh VN ảnh hưởng bởi thi ca Pháp như thế nào và Lưu Nguyễn Đạt là đối tượng chính của bài viết đó. Tôi sẽ đề cập góc cạnh Thơ Mới sắc bén điêu luyện của Lưu Nguyễn Đạt trong bài viết đó. Tôi đêm nằm nghỉ ngơi, thoáng cũng đã hình dung được dàn bài rồi. Chỉ… cần viết ra thành văn bản mà thôi, tuy tôi chưa nghĩ phải đề tựa như thế nào…Nếu tôi không viết được hết về thơ Lưu Nguyễn Đạt là điều đáng hối tiếc và đáng buồn cho tôi. Tôi vốn dĩ yêu thơ, tôi không thể bỏ qua được những bài thơ đã nhập tâm, nhập thức đó.
Khoa Nguyen, MD: Đọc đi đọc lại bao lần không thấy chán — những nẻo tâm tình như mới gặp đây từ trăm năm trước… Hay quá! Đọc mãi không chán. Votre place dans le Panthéon littéraire vietnamien est bien assurée.
Christine NgocHoa: “Le poète alors isolé dans son voyage terrestre, muet de terreur et d’angoisse, reprend le chemin de retour à la création originelle…” me fait beaucoup penser à “L’Albatros” de Baudelaire. Vos paroles sont en elles-même de la poésie pure, ayant le pouvoir absolu de suspendre au temps, son vol… Poésie limpide et fragile, et fragile, comme le crystal, et fragile, comme l’image féminine évoquée ici, m’a été salutaire. Paroles envoûtantes, elles sont passionnantes et irrésistibles! Oui, j’ose effleurer et errer, “pieds nus” sur la plage vierge, pour le plaisir de savourer, les yeux fermés, visage et cheveux au vent, le son magique des vagues ensorcelantes de vos «paroles de sable».
Lê Hữu: Đọc thơ của anh Lưu Nguyễn Đạt rất thú vị. Bài “Mẹ nín” thật hay, và tôi cũng thích những bài lục bát như “Môi xưa”. Thơ anh Lưu Nguyễn Đạt có nét rất ”riêng”, với thi tứ và cách dùng chữ rất mới: “sơn thủy là em là nước chảy/ngược dòng ta hẹn trọn cơn say”.
Riêng bài đầu «Lên Núi» với căn nhà “nằm ngay trong tâm cảnh hành giả”, ngôn ngữ và tứ thơ thật thanh thoát, cao diệu.
“Đó cũng là căn nhà vô hình của Tín Ngưỡng, Tư Tưởng, Nghệ Thuật… Là căn nhà vô hạn của tình Yêu trong cuộc đời hạn hẹp”, một “căn nhà” như thế thì ai cũng mơ về và cũng muốn tìm gặp. Đọc Lời Của Cát, hơn lúc nào hết thấy rõ “Thơ là Đạo”, là những… hạt “cát” lấp lánh vàng.
Hoàng Văn Hải: Quelle agréable surprise de lire ton beau poème bilingue “Tinh Em Paris” – ”Paris Mon Amour”. Que de souvenirs de ce séjour à Paris 13ème –Tour Helsinki! Mon oncle Tuệ à l’époque avait fait cette remarque: ”Moi qui habite dans cet appartement depuis des dizaines d’années, je n’ai rien trouvé à dire. Voilà que ton ami qui débarque des Etats Unis a trouvé comme par enchantemment l’inspiration pour écrire un si beau poème…” Il y a, à la fois un contraste de couleurs sombres et lumineuses et une harmonie de sentiments complexes et contradictoires. C’est le calme et la sérénité de l’artiste sous un ciel de Paris tourmenté et changeant…
Trần thị Lai Hồng: Thật tuyệt tranh đen trắng! Xin bái phục, về lòng yêu văn học nghệ thuật trong mọi lãnh vực! Lành thay!
Nguyễn Xuân Hoàng: Lời Của Cát hay lắm.
2. Huỳnh Thục Vy, NHẬN ĐỊNH SỰ THẬT, TỰ DO & NHÂN QUYỀN
[Việt Thức, 2015]
* Tác phẩm Bìa màu cứng [gloss, color, hard cover]; gáy khâu chỉ.
* 256 trang biên khảo, thời luận; 35 tiết mục;
* 2 Phụ bản: Việt Thức Phỏng Vấn Cô Huỳnh Thục Vy về Tuyên Cáo Thành Lập “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” [tr. 231] & Lê Hữu: Ô Cửa Nhỏ của Thục Vy [tr. 241].
* Ấn loát mỹ thuật, tân kỳ tại Đài Loan (Taipei/Taiwan).
* Ấn phí USA$25.
Lời Giới Thiệu
Thế giới chìm đắm trong đau khổ không chỉ vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.
Le monde souffre énormément, non pas à cause de la violence des gens malsains, mais à cause du silence des gens braves. (Napoléon Bonaparte)
Le monde est dangereux à vivre! Non pas tant à cause de ceux qui font le mal, mais à cause de ceux qui regardent et laissent faire… “The world is a dangerous place to live, not because of the people who are evil but because of the people who don’t do anything about it” (Einstein)
NHẬN ĐỊNH SỰ THẬT của Hùynh Thục Vy là tiếng nói thành văn chủ trương chấm dứt tình trạng câm nín tập thể của một xã hội bị trị bởi nhà cầm quyền độc tài, tai ác; chấm dứt thế nhịn nhục, bao che, đồng loã của một dân tộc bao lâu nay bị trù dập, đe doạ, tảy não, kìm kẹp bởi chế độ cộng sản Việt Nam bạo tàn, phi nhân, phi nghĩa, coi rẻ mạng sống và phẩm giá con người.
NHẬN ĐỊNH SỰ THẬT của Hùynh Thục Vy phát khởi từ một nội tâm thành khẩn, kín đáo, nhưng quyết liệt của một người trẻ trong nước ý thức được giá trị và nhu cầu của tự do trong đời sống căn bản làm người chân chính. Đồng thời đó cũng là sự cam kết tối khẩn, đòi hỏi mọi hy sinh, mọi tâm huyết hoàn tất lý tưởng nhân bản toàn diện: «Chỉ với Nhân quyền và Nhân phẩm, con người tự do mới được xác định là Người». Sau khi «thoát Trung», sau khi «thoát Cộng».
.
NHẬN ĐỊNH SỰ THẬT của Hùynh Thục Vy còn là một mẫu mực dấn thân minh mẫn, sáng suốt. Chọn tự do, công lý và sự thật mới có chính nghĩa dân chủ chân thực. Và sẵn sàng phủ nhận mọi manh tâm trá dụ, bá đạo, lạm quyền: «không có mục tiêu nào tốt có thể đạt được bằng các phương tiện xấu ác». Do đó không thể xoá bỏ một tai ương bằng một tai ương khác. Và cũng không thể nào thay thế một chế độ độc tài, phản dân, hại nước bằng một chế độ độc tài, phản dân, hại nước khác.
NHẬN ĐỊNH SỰ THẬT của Hùynh Thục Vy cuối cùng còn là niềm hy vọng kết sinh với những tâm hồn bao dung, những khí phách khả kính rải rác khắp nơi, trên thế giới tự do và ngay trong nước, khi những cá nhân, hiệp hội này còn thương sót, quý trọng mạng sống và phẩm giá con người trong không gian và cội nguồn Việt, mà những thành viên đã từng được nhận và định nghĩa từ bẩm sinh là máu mủ «Đồng Bào».
NHẬN ĐỊNH SỰ THẬT của Huỳnh Thục Vy chẳng qua, một nửa là của người nói, và một nửa là của người nghe,[1] khi họ cùng chung một nguyện vọng: cần biết rõ thân phận, quyền thế, nghĩa vụ và đạo sống của Dân Tọc Việt, của từng công dân một, mãi mãi.
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
Chủ Nhiệm, Chủ Bút Diễn Đàn Việt Thức
[1] La parole est moitié à celui qui parle, moitié à celui qui l’écoute. Montaigne
HUỲNH THỤC VY: Lời Mở Đầu Cho Sách
Tôi không được dạy để trở thành một người viết chuyên nghiệp. Ngay từ những ngày đầu cầm bút, tôi chỉ tâm niệm một điều: viết xuống những điều mình thực sự suy nghĩ, để chia sẻ quan điểm đối lập với nhà cầm quyền độc tài của một người trẻ trong bối cảnh hoàn toàn không có tự do ngôn luận ở Việt Nam. Từ những ngày đó, tôi đã luôn chuẩn bị tinh thần và mang tâm thế sẵn sàng để đối mặt với tình huống xấu nhất có thể xảy ra cho mình. Vậy nên, dù bản thân và gia đình bị trù dập nhiều lần, tôi không thấy đó là những chướng ngại trong việc tiếp tục bày tỏ quan điểm khác biệt của mình.
Tôi không xem việc viết lách như là một nghề nghiệp. Một cách chính xác, viết lách đối với tôi chưa bao giờ là một nghề nghiệp. Vì nghề nghiệp là thứ qua đó chúng ta có thể nuôi sống bản thân và chu cấp cho gia đình. Hoàn toàn ngược lại, việc bày tỏ quan điểm qua các bài viết đã lấy đi của tôi khá nhiều thứ. Viết là một đam mê của tôi, một thứ gì đó không phải là phương tiện để nuôi sống thân xác này, mà là nguồn thức ăn vô hình nuôi dưỡng tâm hồn tôi và nâng đỡ tôi mỗi khi tôi yếu lòng, giữ cho tôi thấy mình hữu ích và cho tôi cơ hội nhận thấy đầy đủ phẩm giá của mình như một người tự do. Phẩm giá, điều mà người ta vừa chào đời đã có, nhưng hằng ngày hàng giờ trong từng góc xa xôi của thế giới, nó bị chà đạp một cách đáng xấu hổ.
Tôi được gọi là blogger bất đồng chính kiến, nhưng tôi tự nghĩ rằng mình không blogging. Tôi không thể viết nhiều và thường xuyên. Tôi cũng không có thời gian để chăm sóc blog của mình như cách như blogger khác thường làm. Nhưng tôi thực sự thấy mình may mắn, vì tôi biết rằng qua việc viết lách này, tôi đã có được những bằng hữu thật đặc biệt và đáng kính. Họ vừa là bạn, vừa là thầy. Vậy nên tôi vui vẻ nhận lấy bất cứ cách gọi nào người ta đặt cho tôi, ngoại trừ những lời bôi nhọ của đội quân tuyên truyền nhà nước cộng sản.
Tôi từng chia sẻ với chồng tôi: Không hiểu sao, em có thể làm nhiều thứ khác ngoài chuyện viết lách; nhưng dù có làm việc bận rộn quanh năm suốt tháng, em cũng cảm thấy vô vị và như là mình không làm được gì cả, cho đến khi em mở máy tính ra và gõ từng con chữ xuống. Và sự thật rằng, tôi không thể đưa tâm trí mình tập trung hoàn hoàn để suy nghĩ nghiêm túc về bất cứ vấn đề gì, nếu tôi không ngồi xuống và gõ. Trong lúc gõ từng con chữ trên bàn phím, tôi có thể chạm tới những góc thầm kín và đầy ưu tư của mình; và cũng chính lúc đó những suy luận thấu đáo nhất mới được chạm tới.
Trong cuộc đời này, chưa ở đâu tôi có thể nhận thấy phẩm giá của mình được tôn trọng như khi tôi viết. Bởi lúc đó, tôi có được cái tự do quý giá mà nhiều người khác trên xứ sở độc tài này không thể có hoặc không dám có: Tự do. Dù tự do đó phải đánh đổi bằng bình an thường nhật của tôi và gia đình; nhưng tự do quý giá đến độ chúng ta không thể có được nó mà không phải chiến đấu và khi đã một lần đạt được nó (dù chỉ một phần),chúng ta không thể từ bỏ, chúng ta không thể lùi bước. Không có gì trong cuộc sống này cao quý hơn tự do. Có an toàn, chúng ta có điều kiện để có được những thứ khác như của cải, chức tước…nhưng nếu có được tự do, chúng ta sẽ có mọi thứ một cách xứng đáng nhất. Nhân quyền và Nhân phẩm chỉ có được khi tự do tồn tại. Chỉ với Nhân quyền và Nhân phẩm, con người tự do mới được xác định là Người.
Quả thật, tôi may mắn vì là người viết. Càng có kinh nghiệm trong việc viết lách tôi càng thận trọng hơn với những gì mình viết ra. Những điều tôi viết có thật sự hữu ích, đúng đắn và tử tế? Những gì tôi viết có phải là phương cách để tôi thuyết phục người khác, cố gắng để người khác tin điều mình nói là đúng và ủng hộ mình? Không, những điều tôi viết thực sự là điều tôi tin và tôi phải thuyết phục chính mình trước khi định thuyết phục mọi người. Nghĩa là, từ trong sâu thẳm tâm tư và tư duy của mình, tôi biết hoặc tin một điều thì tôi mới viết ra để chia sẻ với mọi người. Tôi không viết nhằm khuyến dụ mà là để làm sáng tỏ vấn đề mà tôi cho là cần thiết. Tôi không viết nhằm quy tụ nhiều người tung hô và ủng hộ, mà tôi viết để chia sẻ tâm tư, như cách những người bạn tâm giao thường làm với nhau. Tôi không nói điều gì đó để kích động những vết thương thầm kín, để chạm tới những ngóc ngách dễ tổn thương và kích động nhất của con người, đặc biệt là đám đông suy nghĩ và hành động thiên về cảm xúc chứ không duy lý (như về chủ nghĩa dân tộc cực đoan chẳng hạn). Tôi viết và mong nhận được những ý kiến chia sẻ, để từ những thiếu hụt trong lý luận của mình, tôi trưởng thành hơn. Năm năm cầm bút không là một thời gian đủ dài để tôi làm tốt công việc này, những nó không ngắn để tôi nhận ra được tính nước đôi của ngôn ngữ và khoảng cách rất lớn giữa điều người ta viết và những việc họ làm. Bởi vậy tôi cố gắng để chân thành nhất có thể trong từng câu viết của mình, và tôi cũng nỗ lực để xứng đáng với những lời mình viết.
Trong cuộc đấu tranh gian khổ và dai dẳng với chế độ độc tài cộng sản, có thể đối với một vài phe nhóm chính trị, sự giải thể chế độ độc tài này cùng với sự chiến thắng của phòng trào dân chủ, đồng nghĩa với sự kiện rằng họ sẽ lên thay thế đảng cộng sản cầm quyền. Tất nhiên điều đó hữu lý nhưng vấn đề ở đây chính là cách thức hành động của họ. Họ có thể không tiếc lời để hô hào người ủng hộ, khơi động những tình cảm tập thể có lợi cho các mục tiêu của họ. Họ nói rất nhiều về dân chủ nhưng các phương cách họ làm thật phi dân chủ, bất công và dối trá. Tôi luôn tâm niệm rằng: không có mục tiêu nào tốt có thể đạt được bằng các phương tiện xấu ác. Trong khi, đảng và nhà nước cộng sản có nguồn nhân lực và tài nguyên quốc gia, có súng, xe tăng, nhà tù và bộ máy tuyên truyền dối trá… những người đang đấu tranh cho Dân chủ tự do và Nhân quyền tại Việt Nam không có gì ngoài chính nghĩa; và chính nghĩa đó đến từ sự thật, tự do và công lý. Không cố gắng để trau dồi và gìn giữ những giá trị đó, chúng ta sẽ thua chế độ độc tài ngay từ đầu.
Tôi không viết đủ nhiều và đủ tốt để mong các bài viết của mình được xuất hiện trang trọng trong một cuốn sách. Dù những lời lẽ đó xuất phát từ những ưu tư sâu kín nhất của mình, tôi chưa bao giờ nghĩ nó đủ giá trị để được in thành sách. Nhưng sự yêu thương mà quý thân hữu Việt Thức (một sáng hội phi đảng phái và phi lợi nhuận) dành cho tôi và sự quý trọng mà tôi dành cho họ được thể hiện qua tập sách và việc in ấn này. Những hỗ trợ mà quý thân hữu dành cho tôi quá quý giá đến nỗi mọi lời cám ơn đều sáo rỗng. Nhưng xin cho tôi một lần nữa được gởi lời tri ân quý vị vì tất cả.
Cuốn sách này cũng là lời tri ân của tôi đến tất cả quý bằng hữu người Việt khắp nơi trên thế giới và trong quốc nội Việt Nam. Sự cổ vũ của quý vị đã thực sự tiếp thêm sức mạnh để tôi tiếp tục nắm lấy và thực hiện quyền tự do căn bản của mình: Quyền tự do bày tỏ quan điểm. Xin chân thành cám ơn quý vị.
Huỳnh Thục Vy
3. LƯU NGUYỄN ĐẠT
DÒNG THƠ 50 NĂM
[Việt Thức, 2015]
* Thi phẩm Bìa màu cứng [gloss, color, hard cover]; gáy khâu chỉ.
* 622 trang, gồm 669 bài thơ Việt ngữ chọn lọc, còn sót lại qua nửa thế kỷ sáng tác.
*TOÀN BỘ 8 THI PHẨM: VÙNG CAO NƯỚC ẨN; HỒN NƯỚC; CA TỤNG NIỆM; NHƯ HOA; NẮNG ĐÊM; THƠ XANH; ÂN TÌNH; SÓNG GÀO.
* Ấn loát mỹ thuật, tân kỳ tại Đài Loan (Taipei/Taiwan).
* Ấn phí USA$30.
Đăng Nguyên: Tôi có cảm giác thích thú khi đọc thơ anh. Như đang đi trong dòng suối mát, chợt thấy mình choáng ngợp giữa mênh mông sóng vỗ. Không cần hiểu chữ nghĩa mà ngậm nghe từ huyền hoặc của ngôn từ. Không cần nhìn tên tác giã cũng cảm nhận được đây là THƠ LƯU NGUYỄN ĐẠT.
Nguyễn Văn Thêm: Những dòng lục bát gói trọn tâm tư và hoài vọng của một nghệ sĩ đa tài, ngày đêm trăn trở đi tìm tự do, công bằng, bác ái cho quê hương; chân thiện mỹ cho nghệ thuật và cuộc đời: “khát khao tìm chữ nối vào/tịch u suối nhỏ lao đao thả hồn”… Ngưỡng mộ, tri âm tri kỷ là phần thưởng tinh thần cho lời thơ, ý nhạc bắt nguồn từ những rung động của trái tim và những thao thức trí tuệ.
Chu Xuân Viên [Chu Việt]: Tôi vẫn thưởng thức thơ của anh, cũ và mới. Bài nào cũng khiến tôi ngạc nhiên về ngôn từ và thi tứ. Mỗi bài là một khám phá tinh khôi đầy thích thú… Tôi cảm khái những lời nói về thơ mà như thơ. Thế mới là hồn thơ. Hãy nghe: “sáng trăng vời vợi xa bao ngả/xa cách lòng tình xa nguyệt nga?” Người nghe biết bao cảm kích? Hats off. You have the soul of a true poet. Never tired of listening to the sounds of your words. Tuyệt vời. Xin cám ơn nhà thơ.
BS Nguyễn Tấn-Hồng: Mỗi lần tôi vẫn có được những cảm nhận rất thích thú, có thể không giống người khác. Xem tranh, tôi không đặt câu hỏi “họa sĩ vẽ gì”, nhưng cứ để đường nét, mầu sắc tự nó đem cho mình cảm giác “như vậy là hài hòa, là đúng, là đẹp; đọc thơ, tôi không đọc bằng mắt, không phân tách, nhưng đọc thành tiếng, cũng để âm thanh cho mình cảm giác sự kết hợp những từ khiến câu thơ dễ thương quá.”
Huỳnh Thục Vy: Thơ mà không phải chỉ đơn giản là thơ. Thơ ông ảo như mộng, đôi lúc khiến người đọc choáng váng như trong cơn say; nhưng từng lời thơ lấp lánh vẻ diễm tình của thiên nhiên tươi đẹp; ngọt ngào như lời thì thầm yêu thương của đôi lứa; nhưng cũng chứa chan lòng bi mẫn đối với con người và cuộc đời.”
TS Phạm Cao Dương: Cảm ơn Anh đã chia sẻ. Thơ mang nhiều ý lạ biểu lộ qua những hình ảnh, âm thanh,ngôn từ ít thấy hay chưa thấy, dù đó là từ những hạt cát tầm thường… Vô cùng ngạc nhiên và càng đọc càng thú. Không thể tưởng tượng là một người xuất thân trường “Tây” mà sử dụng tiếng Việt độc đáo, đẹp và nhiều sáng tạo như vậy. Tôi muốn nói từ ngữ mới để diễn tả tư tưởng mới, hoàn toàn mới mà không kiểu cách làm dáng, nhất là vẫn giữ được hình thức, nhạc điệu quen thuộc, bình thường.
LinhThyNguy: Đây là những bức tranh thủy mạc, mờ ảo sương khói trên đường đi tìm môt thế giới thần tiên cuả thi nhân. Phảng phất và bàng bạc đâu đây, một bóng hồng, một ánh mắt, một bờ môi, mong manh như gió thoảng, như mây trôi, chợt ẩn chợt hiện, rồi sau cùng, cũng phôi pha theo kỳ hạn cuả thân phận con người… Còn chăng là những sáng tạo cuả tình yêu vĩnh cửu! Rất đẹp!
Nhất Tuấn–Phạm Hậu: Bài thơ “Khuyết Nắng” của anh Lưu Nguyễn Đạt rất tuyệt vời… Những bài lục bát thật tuyệt tác. Tôi thích lắm lắm…Ý thơ với những lời châu ngọc, văn điệu trác tuyệt… trau chuốt từng chữ như gấm trên hoa… Thơ Lưu Nguyễn Đạt vút cao lan khắp muôn phương.
Nguyễn Cường: Anh thường nói đọc thơ anh nên “hưởng” trước, rồi mới “tưởng” sau. Thì ra là vậy. Cõi thơ anh dệt chữ ra gấm ra tranh, soi tỏ lòng người, soi tỏ đất trời, âm dương hòa nhịp cũng từ những con chữ thoát qua tâm hồn của anh mà thành…Trong thời buổi này, không thiếu những người làm thơ, nhưng để có những bài thơ đầy đủ chất thơ, mượt mà, diễm lệ như trong thơ của anh Lưu Nguyễn Đạt thì quả là hiếm hoi. Đọc thơ của anh đã thấy mình vào cõi khác như được vuốt ve, mơn trớn. Những con chữ như xúm xít bên nhau để sản sinh ra biết bao nhiêu câu chữ mới, (lưng đêm, gió biếc, yếm âu … nhiều lắm). Với sự sáng tạo này thì quả đúng đây là dấu ấn của anh để lại cho đời.
Trần Ngọc Thiệu: … ngạc nhiên. Bái phục… “thơ kia lục bát ẩn lâu/vỡ tan từng mảnh biển dâu bàng hoàng”.
SaChiLe:…thơ huyền hoặc toả ngát hương trong lòng kẻ sĩ nặng lòng yêu dân tộc nghiệt ngã…những dòng thơ lướt nhẹ, đôi khi cuồn cuộn chảy, dạt dào, mênh mông như lạc vào mộng mị của một thế giới riêng tư trầm dũng…
TS Đoàn Viết Hoạt: Bài thơ «Sóng Gào» thật tuyệt vời, hay cả lời và cả ý. Tôi thích nhất hai câu kết: «nước vơi nước lại say nhiều/muối rơi mảnh vụn thân kiêu đội trời». Chỉ hai câu mà tả được vừa cảnh đất nước vừa tâm sự của người.
MinhNguyệt & Thái: Tôi rất cảm động khi đọc thơ của Anh. Xin cảm ơn.
Lê Anh: Bác ơi, Bác thuộc tướng Râu hùm, Hàm én, Mày ngài, Quan Võ … Mà lại làm thơ hay quá. Cảm tạ Anh …Thư Hoạ …Tuyệt Tác.
Huỳnh ngọc Tuấn: Tôi đọc khá nhiều thơ của Thi sĩ Lưu nguyễn Đạt. Trong thơ ông nét hiện đại và cổ điển hài hòa, với những khám phá từ ngữ mới, với những câu rất lạ của thơ Pháp được diễn đạt bằng ngôn ngữ của ngàn xưa đất Việt. Cám ơn ông đã góp phần giữ gìn bản sắc Việt qua những tứ thơ hiện đại… Những bài thơ tuyệt vời. Lâu lắm rồi mới đọc được thơ hay như thế. Người ta nói, trong thơ có nhạc có họa, thơ Lưu nguyễn Đạt có tất cả. “hồn thơ dại vụng về bên nắng mới/lời không lời mà sao mọc chơi vơi/ta hỏi lại em từ đâu bỗng tới/mà hồn nhiên đem tia sáng vào đời…” Những câu thơ sao mãi quanh quẩn trong hồn ta!
Cao Minh Nguyệt: Ẩn dụ [Metaphor] anh dùng thật điêu luyện:”Phút giây buộc chỉ thăng trầm/Giờ khuya vuốt nhẹ dương cầm huyền siêu”. Loạt bài thơ này, cũng như những bài anh làm từ trước, rất diễm tuyệt và có hiệu lực thu hút người đọc. Xin tạ ân một khoái cảm lâng lâng anh vừa cho.
LS Lê Đại Toàn: Thơ rất cao, nhưng vẫn dễ hiểu để có thể cảm nhận được tâm tư và rung cảm qua sự kết hợp và phối trí của hình ảnh và âm thanh tuyệt kỳ, vô cùng độc đáo.
XIN LIÊN LẠC: TS LƯU NGUYỄN ĐẠT
Chủ Nhiệm Diễn Đàn Việt Thức
3111 cranleigh Ct.
Fairfax, VA 22031
drluunguyendat2@gmail.com
vietthuc.org@gmail.com