Người viết hiện đang công tác tại một tờ báo trong nước, là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam đã viết thư cho Đàn Chim Việt như sau:
“Trí thức ở Việt Nam, giàu nó ghét, nghèo nó khinh, tài giỏi thông minh nó không sử dụng”.
Người viết nhất định không làm “trí thức trùm chăn” và muốn qua những bài viết cho Đàn Chim Việt :
Để tránh những rắc rối có thể xảy ra bởi nhà đương cuộc Hà Nội, người viết phải dùng bút danh Hoàng Sơn Tiên.
Ban Biên tập Đàn Chim Việt chân thành cám ơn các nhà văn, phóng viên khác trong nước đã dũng cảm viết bài cho chúng tôi để chuyển đến đồng bào ở nước ngoài.
“Lịch sử vốn công bằng, vay gì phải trả nấy, Tố Hữu đã vay quá nhiều vinh hoa phú quý ở đời từ sự bất hạnh khốn khổ ngoi ngóp của đồng nghiệp nên thơ đã kịp chết ngay khi nhà thơ còn lù lù sống”
Vào thập kỷ cuối 1950, khi đám Nhân văn Giai phẩm bị đánh tới tấp không còn một mảnh giáp che thân, thơ Tố Hữu bỗng nổi lên như một hiện tượng lạ trong nền văn hoá nước nhà. Sừng sững, xum xuê, tươi tốt, trường tồn – không tác giả nào bằng … Thập kỷ 80 trôi nhanh. Sau vụ đổi tiền khiến bao gia đình khuynh gia bại sản, dở mếu dở cười, vì đồng tiền mất giá cả trăm lần, là lời tổng bí thư Nguyễn văn Linh hô hào “cởi trói” cho cánh nhân văn giai phẩm. Vì một loạt tác phẩm bị đánh được đăng tải lại, nên hầu như không ai còn đọc Tố Hữu nữa. Các đề thi của các trường đại học, các sách do các nhà xuất bản in cũng vắng dần đề tài Tố Hữu. Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, hễ nói đến Tố Hữu là độc giả nhún vai:
“Tố Hữu ư? Hết thời rồi, hắn vốn chỉ giỏi tụng ca thôi, thời buỏi này ai thèm tụng ca theo hắn nữa”
Không ít người bặm trợn, huỵch toẹt luôn :
“Ôi giời ! Chẳng qua hắn chỉ là kẻ xu thời, nịnh bợ. Sợ cảnh trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng nên cố tình đánh đu với chính trị, triệt hạ anh em, tố cho họ cái tội nhân văn giai phẩm. Nếu không xu thời, nịnh bợ thì thứ thơ lòe loẹt, không hương sắc của hắn có nở rộ giữa đời được không, khi đem so thơ của hắn với những bài: “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, “Lời Mẹ dặn” của Phùng Quán, “Nhất định thắng” của Trần Dần? … Còn tiếng, dẫu không phải mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre cũng không thể là chuông đồng, chuông khánh chuyên đặt trong nhà thờ được, vậy thì đua làm sao với các nhà thơ cùng thời khác? Tâm linh kẻ tiểu nhân đã mách bảo hắn điều đó nên trong cơn sợ hãi, hắn tung đòn đánh trước, đánh rất trúng đích bằng cây gậy chỉ huy của Đảng để vô hiệu hóa một loạt nhà thơ danh tiếng … chỉ còn mình hắn
Tất cả cùng chung nhận định:“Tố Hữu chỉ là một nhà thơ trung bình, suốt đời chỉ nói có một ý, nghĩ có một chiều và chỉ làm một việc duy nhất là tôn vinh Đảng cộng sản Việt Nam để một thằng tầm tầm như hắn còn được hít bã, ăn tàn dài dài”
Giống hệt câu chuyện được lưu truyền khắp thế giới về một kẻ nịnh thần:
“Vẫn biết là rắm rất thối, và rắm của kẻ chuyên ăn sơn hào hải vị còn thối gấp trăm nghìn lần dân thường, chỉ có rau xanh và cám bã thừa, vậy mà hắn vẫn tâu: Thưa bệ hạ! rắm của ngài thơm lắm ạ…”
“Lịch sử vốn công bằng, vay gì phải trả nấy, Tố Hữu đã vay quá nhiều vinh hoa phú quý ở đời từ sự bất hạnh khốn khổ ngoi ngóp của đồng nghiệp nên thơ đã kịp chết ngay khi nhà thơ còn lù lù sống”
Oái oăm thay, chính nhân dân đã dùng những vần thơ nhái, thay cuốc, xẻng gậy gộc để đập chết và đào huyệt chôn thơ Tố Hữu , trả thù việc Tố đã dùng gậy của Đảng để đánh anh em trước đó .
Ví dụ bài Bầm ơi, nhân dân truyền miệng:
Bầm ơi có rét không Bầm
Hon-đa con cưỡi, gà hầm con xơi
Con thương Bầm lắm Bầm ơi
70, Bầm vẫn phải ngồi nhá khoai
Hay bài thơ ca ngợi Đảng :
Từ ấy thơ đui đến tận giờ
Tóc mặn muối tiêu thơ nước ốc,
Thương con tằm bệnh nhện nhường tơ
Mộng lớn thăng quan hết ngóng chờ
Mới nửa đường quan, cầu đã gãy
“Áo quan” muốn mặc, chớ đòi thơ!
Bài Một tiếng đờn:
Phù vân một thoáng gió xua bay
Thủy chung không dễ đâu bè bạn
Êm ấm hồn sao được phút giây
Đời chuyên khi dạy nỗi oán hờn
Còn đây một chút trong cỏ lạnh
Mới thấm nhân văn một tiếng đờn
Trong cuốn “100 chân dung các nhà thơ”,
Xuân Sách cũng dùng bút thần để họa chân dung Tố Hữu
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Và:
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường hoa ở đây
Hai khổ thơ của Xuân Sách đã sớm đi vào lòng người Việt Nam vì vừa là tên các tập thơ của Tố Hữu, vừa ám chỉ chất lượng thơ ca – được ở biệt thự rộng rãi, bề thế 1,500 mét vuông mà nhạt như nước ốc – ngược hoàn toàn với cảnh khốn cùng của các nhà thơ Việt Nam lúc ấy, cũng là chứi khéo hắn vì những vần thơ hiếu chiến, hiếu sát, quá coi rẻ mạng người…
Trong khi ông bà ta dạy: “Máu đổ một giây, di họa một đời”,
thì Tố Hữu vung bút ca ngợi sự đổ máu :
Cứ xốc tới, cứ chảy máu, cứ rơi đầu
Mỗi xác thây sẽ là một nhịp cầu
Cho ta bước tới chân trời khát vọng
Lớp hậu sinh còn ngồi trên ghế nhà trường khi bắt buộc phải phát biểu về thơ Tố Hữu, không dám nói một cách mạnh bạo nhưng dám nhận định là:
“Thơ Tố Hữu không còn phù hợp với thời đại nữa!”
Ví như bài ca mùa xuân 1968, Tố Hữu viết đầy ngô ngọng, máy móc:
Mà nói vậy trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ …
Bị nhại thành :
Tháng lương anh chia ba phần to nhỏ,
Anh giành riêng trả nợ phần nhiều
Phần cho em và phần để anh tiêu
Em xấn sổ thế cũng đòi sòng phẳng
Rồi hai đứa tay bo, hai thằng lỏng chỏng …
Còi xe cấp cứu “ủ” váng đường
Khổ thơ đầu của bài Từ ấy, sau hàng chục lần chứng kiến cảnh lũ lụt của đồng bào, trái ngược hoàn toàn với tâm hồn hoa lá, chim muông của Tố Hữu, khiến cả dân tộc phải ngậm ngùi thốt lên:
Từ ấy nước tôi tràn lũ lụt
Màn trời, chiếu nước, khắp muôn nơi
Làng tôi là một đồi hoang hoá
Hết sạch hương và bặt tiếng chim ca …
Cả bài thơ bốn khổ được các bậc tiên chỉ trong làng thơ, mỗi người góp một ý, sửa một câu, thành một bài toàn bích, nội dung ngược hẳn với bản sáng tác cũ :
Từ ấy trong tôi bừng chính trị
Một trời mưu kế cháy trong tim
Hồn tôi là một hầm giam giữ
Máu người dân và xác các nhà văn
Tôi đã là cha của mọi thằng
Là anh của một lũ háo danh
Là em của bọn người cơ hội
Không lương tâm, lừa dối mị dân
Tôi quyết trèo lên cổ giống nòi
Văn nhân giai phẩm đánh không thôi
Từ :“Đang, Cao ,Thăng, tới Cầm, Tuân, Bão…*
Kìm kẹp tang thương trọn kiếp người!”
[(*) – Nguyễn Hữu Đang : Thứ trưởng bộ thanh niên bị đi cải tạo 25 năm tại Lai Châu, sau khi về quê ở Thái Bình còn tiếp tục bị quản thúc
– Văn Cao tiên chỉ của làng văn Việt Nam, tác giả của bài Quốc ca (Thiên thai từ giã về dương thế, nhắc chi ngày ấy buồn lòng ta)
– Hoàng Cầm nhà thơ
– Phù Thăng tác giả cuốn Phá vây( Phá vây rồi lại chết mòn trong vây)
– Hà minh Tuân: Tác giả cuốn Vào đời( 40 tuổi mới vào đời, ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ)
– Nhà văn Vũ Bão tức Phạm Thế Hệ với tiểu thuyết đầu tay: Sắp cưới (Sắp cưới có thằng phá đám, Nên ông chửi bố chúng mày lên…) v.v ]
Ti buộc người dân sống đoạ đày
Để tiền trượt giá, có như không
Để người dân sống trong cùng khổ
Không áo cơm, cù bất cù bơ …
Ngày các đài truyền hình phát bộ phim Bao công của Trung Quốc, trí tuệ dân gian lại được thể phát lộ và lưu truyền trong quần chúng bài Tố-Hữu-Ca nổi tiếng, dựa theo nhạc phim Bao Công xử án :
Cụ Tố-Hữu bước chân ra đường
Xe đạp kia bỗng dưng lao vào
Óc với tim dính liền cùng thịt da…
Hồn Tố Hữu đã vô quan tài
Bao người theo tiễn đưa lên đài…
Ai cũng khen thơ Cụ : thật là hay…
Thịt với da tim óc dính liền
(Bao đời nay có ai như vầy )
Ôi quái thai thời đại, thật là siêu …
Khi ấy Tố Hữu vẫn sống nhăn, kiên quyết không nghe theo lời khuyên của tướng Trần Độ là xin lỗi anh em văn nhân giai phẩm đã bị hàm oan bao năm trước đó, dù biết hổ chết để da, người ta chết để tiếng. Ngày Tố Hữu chết, so sánh với cái chết của lão tướng Trần Độ , cựu chiến binh Hoàng Giáp viết:
Là tướng công Trần Độ
Người đời lại gọi Hắn
Là tro=cho – thêm “sắc” vào – (CHO sắc CHó)
Lễ tang Ông không mời
Dân vẫn ào ạt tới
Lễ tang Hắn cử người
Mà vắng ngơ vắng ngắt
Dân phát tận mây xanh
Tài liệu Hắn, chúng đọc
Dân sửa lại chức danh…
Cay đắng nhất là bài thơ cuối cùng Tố Hữu gửi lại cho đời, bị cánh nhà thơ, nhà báo sửa lại bằng cách thêm một dấu sắc vào hai chữ “cho” ở câu cuối rồi rỉ tai nhau lan khắp hội , ngoài phường:
Xin gửi bạn đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro,
Thơ gởi cuộc đời, tro bón đất
Sống là TRO=CHO và chết cũng là CHO (CHO sắc Chó!)
Phụ lục:
Ðây là bài Quốc Ca đầu tiên của mặt trận Việt- Minh để quý vị nhận xét tai sao phải chống cộng? Chỉ vì Cộng Sản là loài khát máu thật sự không ai có thể chối cải được.
Đoàn quân Việt Nam đi,
Chung lòng cứu quốc,
Dắt giống nòi đi trên đường gập ghềnh xa,
CỜ PHA MÁU chiến thắng mang hồn nước,
Súng đằng xa chen khúc quân hành ca,
THỀ PHÂN THÂY UỐNG MÁU QUÂN THÙ,
Tiến mau ra sa trường, /// Tiến lên, cùng thét lên, ///Chí trai là đây nơi ước nguyền.
Làm sao cho mọi người cùng tránh được nạn Độc Tài Cộng Sản tàn bạo
đã khiến muôn dân đồ thán.
Khẳng định lời trong bản Tiến Quân Ca này không phải của Văn Cao, mà của Hồ-Chí-Minh, sau ngày 30 tháng 4 năm 75, Văn Cao có vào Sàigòn thăm bạn bè và đã cho biết lý do tại sao không muốn sáng tác:
Hoàng Sơn Tiên