Five Truths about Terrorism
SAO PAULO – American politics has been captured by terrorists. In December 2015, polls showed that one in six Americans, some 16% of the population, now identify terrorism as the most important national problem, up from just 3% in the previous month. This is the highest percentage of Americans to mention terrorism in a decade, although it is still lower than the 46% measured after the terrorist attacks of September 11, 2001.
The effect of this change in public opinion has been particularly strong in the Republican presidential primary. It certainly boosted the candidacy of Donald Trump, whose anti-Muslim rhetoric has been particularly tough (if not incendiary). Some politicians are starting to call the battle against terrorism “World War III.”
Terrorism is a form of theater. Terrorists are more interested in capturing attention and putting their issue at the forefront of the agenda than in the number of deaths they cause per se. The Islamic State (ISIS) pays careful attention to stagecraft. The barbaric beheadings that are broadcast and disseminated through social media are designed to shock and outrage – and thereby capture attention. By exaggerating their effect and making every terrorist act a lead story, we play into their hands.
Terrorism is not the biggest threat facing people in advanced countries. Terrorism kills far fewer people than auto accidents or cigarettes. Indeed, terrorism is not even a big threat – or a small one, for that matter. One is likelier to be struck by lightning than to be killed by a terrorist.
Experts estimate that an American’s annual risk of being killed by a terrorist is one in 3.5 million. Americans are more likely to die in an accident involving a bathtub (one in 950,000), a home appliance (one in 1.5 million), a deer (one in two million), or on a commercial airliner (one in 2.9 million). Six thousand Americans die annually from texting or talking on the phone while driving. That is several hundred times more than die from terrorism. Radical Islamic terrorism kills fewer Americans than attacks by disgruntled workplace and school shooters. Terrorism is not World War III.
Global terrorism is not new. It often takes a generation for a wave of terrorism to burn out. At the beginning of the twentieth century, the anarchist movement killed a number of heads of state for utopian ideals. In the 1960s and 1970s, the “new left” Red Brigades and Red Army Faction hijacked planes across national borders and kidnapped and killed business and political leaders (as well as ordinary citizens).
Today’s jihadist extremists are a venerable political phenomenon wrapped in religious dress. Many of the leaders are not traditional fundamentalists, but people whose identity has been uprooted by globalization and who are searching for meaning in the imagined community of a pure Islamic caliphate. Defeating them will require time and effort, but ISIS’s parochial nature limits the range of its appeal. With its sectarian attacks, it cannot even appeal to all Muslims, much less Hindus, Christians, and others. ISIS will eventually be defeated, just as other transnational terrorists were.
Terrorism is like jiu jitsu. The smaller actor uses the larger actor’s strength to defeat it. No terrorist organization is as powerful as a state, and few terrorist movements have succeeded in overthrowing one. But if they can outrage and frustrate citizens of the state into taking self-defeating actions, they can hope to prevail. Al-Qaeda succeeded in luring the US into Afghanistan in 2001. ISIS was born in the rubble of the subsequent US-led invasion of Iraq.
Smart power is needed to defeat terrorism. Smart power is the ability to combine hard military and police power and the soft power of attraction and persuasion. Hard power is needed to kill or capture die-hard terrorists, few of whom are open to attraction or persuasion. At the same time, soft power is needed to inoculate those on the periphery whom the die-hards are trying to recruit.
That is why attention to narrative and how US actions play on social media is as important and as necessary as precision air strikes. Antagonistic rhetoric that alienates Muslims and weakens their willingness to provide crucial intelligence endangers us all. That is why the anti-Muslim posturing of some of the current presidential candidates is so counterproductive.
Terrorism is a serious issue, and it deserves to be a top priority of our intelligence, police, military, and diplomatic agencies. It is an important component of foreign policy. And it is crucial to keep weapons of mass destruction out of terrorists’ hands.
But we should not fall into the terrorists’ trap. Let the actions of thugs play out in an empty theater. If we let them take over the main stage of our public discourse, we will undermine the quality of our civic life and distort our priorities. Our strength will have been used against us.
Joseph S. Nye, Jr.,
Joseph S. Nye, Jr., a former US assistant secretary of defense and chairman of the US National Intelligence Council, is University Professor at Harvard University. He is the author of Is the American Century Over?
Năm Sự Thật về Khủng Bố
Nền chính trị Mĩ đã bị bọn khủng bố cầm tù. Tháng 12 năm 2015, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy khoảng 16% người dân Mĩ hiện cho rằng chủ nghĩa khủng bố là vấn đề quốc gia quan trọng nhất, trong khi trước đó chỉ một tháng con số này là 3%. Trong suốt thập kỉ qua đây là tháng có nhiều người nhắc đến chủ nghĩa khủng bố nhất, mặc dù còn thấp hơn con số 46% số người được hỏi sau những cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Ảnh hưởng của sự thay đổi trong dư luận xã hội đặc biệt mạnh trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa. Chắc chắn là nó đẩy ứng cử viên Donald Trump – một người có những lời lẽ bài Hồi giáo cứng rắn (nếu không nói là cố ý khiêu khích) – lên vị trí khá cao. Một số chính khách bắt đầu gọi cuộc chiến chống khủng bố là “Thế chiến III”.
Chủ nghĩa khủng bố là vấn đề của nước Mĩ, như cuộc tấn công ở San Bernardino, California, tháng 12 vừa qua đã cho thấy. Nhưng nó đã bị cả các ứng viên tổng thống lẫn các phương tiện truyền thông – chuyên theo đóm ăn tàn – thổi phồng lên. Muốn có quan niệm đúng về chủ nghĩa khủng bố, người Mĩ – cũng như các dân tộc khác – phải nhớ những điều sau đây.
Chủ nghĩa khủng bố là một loại hí trường. Bọn khủng bố quan tâm nhiều hơn đến dư luận và đưa những vấn đề của chúng thành những vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự hơn là số người chết mà chúng thực sự giết hại. Nhà nước Hồi giáo (IS) đặt biệt quan tâm tới kịch nghệ. Những vụ chặt đầu man rợ và được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng là nhằm gây ra những cú sốc và giận dữ – và bằng cách đó mà gây được chú ý của công luận. Khuếch đại ảnh hưởng của chúng và biến mỗi cuộc khủng bố thành tin tức nóng trên trang nhất là chúng ta đang tiếp tay cho chúng.
Trong các nước tiên tiến, chủ nghĩa khủng bố không phải là mối đe dọa lớn nhất mà con người đang phải đối mặt. Tai nạn ô tô và thuốc lá giết nhiều người hơn hẳn chủ nghĩa khủng bố. Thực ra, chủ nghĩa khủng bố thậm chí không phải là đe dọa lớn – hay nhỏ, nếu nói về chết chóc. Người ta dễ bị sét đánh chết hơn là bị khủng bố giết.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong một năm, sác xuất một người Mĩ bị khủng bố giết là 1 trên 3,5 triệu. Người Mĩ có nhiều khả năng bị chết trong những tai nạn, trong đó có bồn nước tắm (1 trên 950.000), thiết bị trong nhà (1 trên 1,5 triệu), bị hươu húc chết (1 trên 2 triệu), hay tai nạn máy bay thương mại (1 trên 2,9 triệu). Mỗi năm có sáu ngàn người Mĩ chết khi đang nhắn tin hay đang gọi điện thoại trong khi lái xe. Gấp mấy trăm lần số người chết vì khủng bố. Những cuộc tấn công của những người bất mãn tại nơi là việc và bắn nhau trong trường học giết chết nhiều người Mĩ hơn là chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan. Chủ nghĩa khủng bố không phải là Thế chiến III.
Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu không phải là hiện tượng mới. Thường thường, phải một thế hệ thì khủng bố mới tự lắng xuống. Đầu thế kỉ XX, vì những lí tưởng không tưởng, phong trào vô chính phủ đã giết khá nhiều nhà lãnh đạo quốc gia. Trong những năm 1960 và 1970, các Lữ đoàn đỏ và Hồng quân của “cánh tả mới” đã từng bắt máy bay, bắt cóc và giết các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nhân (cũng như thường dân).
Bọn thánh chiến cực đoan ngày nay là hiện tượng chính trị đã có từ lâu, được khoác cho cái áo tôn giáo mà thôi. Nhiều người lãnh đạo phong trào này không phải là những người theo trào lưu chính thống, mà là những người bị quá trình toàn cầu hóa đánh bật gốc rễ và đang tìm ý nghĩa cuộc đời mình trong cộng đồng của nhà nước Hồi giáo thuần khiết mà họ tưởng tượng ra. Phải có thời gian và nỗ lực thì mới thắng được chúng, nhưng bản chất địa phương, hạn hẹp làm cho chúng khó có thể lôi kéo được nhiều người. Với những cuộc tấn công mang tính phe phái như thế, chúng không thể lôi kéo được tất cả người Hồi giáo, càng ít hấp dẫn hơn đối với người Ấn giáo, người Thiên chúa giáo và những tôn giáo khác. Cuối cùng, IS chắc chắn sẽ bị đánh bại, như những kẻ khủng bố xuyên quốc gia khác trong quá khứ.
Chủ nghĩa khủng bố cũng như môn jiu jitsu (nhu thuật). Người nhỏ hơn tận dụng sức mạnh của người lớn hơn và thắng người lớn hơn. Không có tổ chức khủng bố nào có sức mạnh bằng một nhà nước, nhưng một vài phong trào đã từng lật đổ được một nhà nước. Nhưng nếu chúng xúc phạm được dân chúng và làm cho họ thất vọng, đẩy họ vào những hành động mà chắc chắn họ sẽ thất bại thì chúng có thể hi vọng thành công. Năm 2001, Al-Qaeda đã thành công trong việc lôi kéo Mĩ vào Afghanistan. IS được sinh ra trong đống đổ nát của cuộc xâm lược sau đó của Mĩ vào Iraq.
Cần phải có lực lượng thông minh thì mới thắng được khủng bố. Lực lượng thông minh là khả năng kết hợp sức mạnh cứng: quân sự và cảnh sát; và sức mạnh mềm để lôi kéo và thuyết phục. Sức mạnh cứng là để giết và bắt những tên khủng bố ngoan cố, ít kẻ trong số đó chịu để cho chúng ta lôi kéo và thuyết phục. Đồng thời, cần sức mạnh mềm để giữ những người còn đang đứng bên lề, tức là những người mà bọn khủng bố ngoan cố có thể chiêu mộ.
Đó là lí do vì sao phải chú ý tới cách trình bày và hành động của Mĩ trên các phương tiện truyền thông xã hội cũng quan trọng và cần thiết chẳng khác gì độ chính xác của những cuộc tấn công từ trên không. Ngôn từ có tính đối kháng, làm cho người Hồi giáo xa lánh và làm cho họ không muốn cung cấp thông tin tình báo quan trọng là mối đe dọa chung cho tất cả chúng ta. Đấy là lí do vì sao thái độ bài Hồi giáo của một số ứng viên tổng thống là rất phản tác dụng.
Chủ nghĩa khủng bố là vấn đề nghiêm trọng, nó xứng đáng là ưu tiên hàng đầu của ngành tình báo, cảnh sát, quân sự và ngoại giao. Nó là thành tố quan trọng của chính sách đối ngoại. Và quan trọng nhất là không để vũ khí giết người hàng loạt rơi vào tay bọn khủng bố.
Nhưng chúng ta không được mắc bẫy khủng bố. Hãy để hành động của chúng diễn ra trong nhà hát không khán giả. Nếu chúng ta để chúng chiếm được diễn đàn chính của cuộc thảo luận công cộng của chúng ta là chúng ta đang làm xói mòn chất lượng đời sống xã hội và làm méo mó những ưu tiên của chúng ta. Lúc đó người ta sẽ dùng sức mạnh của chúng ta để chống lại chính chúng ta.
Joseph Nye
Phạm Nguyên Trường dịch
Joseph S. Nye, Jr., cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, giáo sư Đại học Harvard. Ông cũng là tác giả cuốn Thế kỷ Mỹ đã chấm dứt? (Is American Century Over?)